Phân tích Chiến lược Marketing của Unilever (4PS)

Unilever, một “ông lớn” trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), đã và đang áp dụng chiến lược Marketing Mix 4Ps một cách hiệu quả để duy trì vị thế dẫn đầu thị trường.

  • Product (Sản phẩm): Unilever sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng từ thực phẩm, đồ uống đến chăm sóc cá nhân và gia đình. Chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo, đồng thời không ngừng cải tiến và đổi mới để phù hợp với thị hiếu người dùng.
  • Price (Giá): Unilever áp dụng chính sách giá cả cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm ở nhiều phân khúc giá khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
  • Place (Phân phối): Hệ thống phân phối rộng khắp, từ kênh bán lẻ truyền thống đến hiện đại, thương mại điện tử, giúp sản phẩm Unilever tiếp cận người tiêu dùng một cách dễ dàng.
  • Promotion (Xúc tiến): Unilever triển khai các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, ấn tượng trên đa dạng nền tảng, từ truyền hình, báo chí đến digital marketing, mạng xã hội, kết hợp với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, nhằm thu hút và duy trì khách hàng.

Chiến lược Marketing Mix 4Ps của Unilever được triển khai bài bản, toàn diện, góp phần tạo nên thành công của thương hiệu trên thị trường.

Chiến lược Marketing của Unilever 1
Chiến lược Marketing của Unilever

1. Tổng quan Unilever

Unilever PLC là một tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia được Anh và Hà Lan thành lập. Hiện tại công ty chỉ có 1 có trụ sở chính tại London (Anh), sau khi sát nhập với Unilever N.V (trụ sở tại Hà Lan).

Các sản phẩm của tập đoàn bao gồm 3 ngành hàng chính và cũng là 3 bộ phận kinh doanh chính của công ty:

  • Chăm sóc cá nhân và làm đẹp (Beauty & Personal Care): Chiếm khoảng 42% doanh thu (số liệu năm 2020)
  • Thực phẩm và giải khát (Foods & Refreshment): Chiếm khoảng 38% doanh thu (số liệu năm 2020)
  • Chăm sóc nhà cửa (Home Care): Chiếm khoảng 20% doanh thu (số liệu năm 2020)

Unilever sở hữu hơn 400 nhãn hiệu với doanh thu năm 2020 là 51 tỷ Euro với 13 thương hiệu có doanh số hơn 1 tỷ EuroAxe/LynxDove, Omo/ Persil, Heartbrand/ Wall’s, Hellmann’s, Knorr, Lipton, Lux, Magnum, Rexona/ DegreeLifebuoySunsilk và Sunlight.

Unilever được thành lập ngày 02/09/1929 bởi sự sáp nhập của 2 doanh nghiệp là Lever Brothers (một công ty sản xuất xà bông tại Anh) và Magarine Unie (một công ty sản xuất bơ thực vật tại Hà Lan). Trong nửa sau của thế kỷ 20, công ty ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm của mình và mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn thế giới.

Unilever đã thực hiện nhiều vụ mua lại công ty, bao gồm: Lipton (1971), Brooke Bond (1984), Chesebrough-Ponds (1987), Best Foods (2000), Ben & Jerry’s (2000), Alberto-Culver (2010), Dollar Shave Club (2016) và Pukka Herbs (2017). Trong những năm 2010, dưới sự lãnh đạo của Paul Polman (CEO của Unilever thời điểm này), công ty chuyển dần trọng tâm của mình sang các thương hiệu thuộc ngành hàng chăm sóc cá nhân và làm đẹp (Beauty & Personal Care).

3 bộ phận kinh doanh chính của Unilever PLC
3 bộ phận kinh doanh chính của Unilever PLC

Trước đây, Unilever bao gồm gồm 2 công ty cổ phần là Unilever N.V (Rotterdam, Hà Lan) và Unilever PLC (London, Anh). Hai công ty này hoạt động gần như là một thực thể kinh tế duy nhất với cùng một ban giám đốc. Tuy nhiên hai công ty vẫn là hai thực thể pháp lý riêng biệt với các cổ đông riêng biệt và danh sách trao đổi chứng khoán khác nhau.

Vào ngày 15/03/2018, Unilever tuyên bố đang có ý định đơn giản hóa cấu trúc công ty bằng việc loại bỏ trụ sở chính tại London (Unilever PLC) và chỉ giữ lại một trụ sở tại Rotterdam (Unilever N.V). Các nhóm ngành kinh doanh và nhân viên sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc này. Tuy nhiên, đến ngày 05/10/2018, tập đoàn tuyên bố hủy bỏ việc tái cấu trúc này do lo ngại các cổ đông tại Anh sẽ mất giá trị nếu công ty rời khỏi sàn chứng khoán ở London.

Đến tháng 09/2020, các cổ đông của Unilever N.V (trụ sở Hà Lan) đã bỏ phiếu một cách áp đảo, đồng ý cho Unilever N.V sáp nhập vào Unilever PLC. Đến 30/11/2020, việc sáp nhập này đã được hoàn thành và công ty chính thức chỉ có 1 trụ sở tại London, Anh với tên gọi Unilever PLC, giao dịch thống nhất với 1 loại cổ phiếu.

Xem chi tiết: Tìm hiểu về tập đoàn Unilever

Bên trong trụ sở của Unilever PLC tại London
Bên trong trụ sở của Unilever PLC tại London

2. Chiến lược sản phẩm của Unilever

Chiến lược Marketing của Unilever với mô hình kinh doanh của Unilever được gọi là “The Unilever Compass” với tầm nhìn, mục đích và các lựa chọn chiến lược rõ ràng.

Tầm nhìn (Vision) của Unilever là trở thành công ty dẫn đầu toàn cầu trong việc kinh doanh bền vững, mang lại kết quả tài chính nằm trong TOP 3 các công ty trong ngành.

Mục đích (Purpose) của Unilever là “To make sustainable living commonplace” (Mang cuộc sống bền vững trở nên phổ biến), bao gồm 3 mục tiêu cụ thể:

  • Companies with Purpose Last (Công ty kinh doanh có mục đích)
  • People with Purpose Thrive (Con người phát triển có mục đích)
  • Brands with Purpose Grow (Thương hiệu tăng trưởng có mục đích)

Với tham vọng trở thành công ty toàn cầu hàng đầu trong phát triển bền vững với mô hình kinh doanh có mục đích, Unilever với 5 lựa chọn chiến lược (Strategic Choices) cùng các hành động cụ thể bao gồm:

  • Phát triển danh mục những ngành hàng tăng trưởng tốt (Develop our portfolio into high growth spaces): 5 ngành hàng mà công ty tập trung phát triển tập danh mục bao gồm Vệ sinh (Hygiene), Chăm sóc da (Skin care), Làm đẹp cao cấp (Premium Beauty), Thực phẩm gốc thực vật (Plant-based Foods) và Dinh dưỡng (Functional Nutrition).
  • Chiến thắng với các nhãn hàng có mục đích (Win with our brands as a force for good): 3 nhóm mục đích chính mà các thương hiệu của công ty nhắm đến đó là Cải thiện hành tinh (Improve the health of the planet); Cải thiện sức khỏe và niềm hạnh phúc (Im prove people’s health, confidence and wellbeing) và Cải thiện đời sống xã hội (Contribute to a fairer, more socially inclusive world).
  • Phát triển thị trường tại Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc và các thị trường mới nổi (Accelerate in USA, India, China and key growth markets): Phát triển thị trường Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc; Tận dụng sức mạnh của các thị trường mới nổi.
  • Dẫn đầu các kênh bán hàng (Lead in the channels of the future): Mở rộng các kênh hiện tại và phát triển kênh thương mại điện tử đa kênh; Phát triển các nền tảng bán hàng B2B trực tuyến; Dẫn đầu ngành hàng bằng Shopper Insight.
  • Xây dựng một tổ chức có mục đích, phù hợp với xu thế và văn hóa phát triển (Build a purpose-led, future-fit organisation and growth culture): Thúc đẩy chuyển đổi số; Lãnh đạo dựa trên giá trị; Xây dựng năng lực bằng việc liên tục học hỏi.

Xem thêm: Brand Purpose là gì? Phân biệt Brand Purpose và Brand Essence

Mô hình kinh doanh The Unilever Compass của Unilever
Mô hình kinh doanh The Unilever Compass của Unilever

 

3. Chiến lược giá của Unilever

Chiến lược Marketing của Unilever phát triển với việc sở hữu hơn 400 thương hiệu trên toàn cầu, trong số đó gồm hơn 20 thương hiệu bán chạy có mặt tại Việt Nam với từng phân khúc giá khác nhau như:

  • Axe: Mùi hương nam
  • Cif: Giải pháp làm sạch nhà cửa
  • Clear: Chăm sóc tóc
  • Close Up: Chăm sóc răng miệng
  • Comfort: Vải vóc và giặt tẩy
  • Cornetto: Kem
  • Dove: Chăm sóc cơ thể
  • Hazeline: Chăm sóc da
  • Knorr: Thực phẩm
  • Lifebuoy: Vệ sinh diệt khuẩn
  • Lipton: Trà
  • Lux: Chăm sóc cơ thể hương nước hoa
  • Pond’s: Chăm sóc da
  • OMO: Giặt tẩy
  • P/S: Chăm sóc răng miệng
  • Rexona: Ngăn khử mùi
  • Sunlight: Nước rửa chén và làm sạch nhà cửa
  • Sunsilk: Chăm sóc tóc
  • Surf: Giặt tẩy
  • TRESemmé: Chăm sóc tóc
  • Vaseline: Chăm sóc da
  • Vim: Vệ sinh bồn cầu và nhà tắm
  • Wall’s: Kem
Một số thương hiệu nổi tiếng của Unilever tại Việt Nam
Một số thương hiệu nổi tiếng của Unilever tại Việt Nam

Unilever với đối thủ cạnh tranh lớn nhất trên tầm quốc tế là Nestle và Procter & Gamble (P&G). Công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh trong thị trường nội địa từ rất nhiều các công ty khác như Beiersdorf, ConAgra, Danone, HenkelMarsPepsiCoReckitt Benckiser và S.C. Johnson & Son, v.v

Tại Việt Nam, Unilever có phần chiếm ưu thế khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ rất sớm (năm 1995). Các đối thủ cạnh tranh chính của Unilever tại Việt Nam có thể kể đến NestleProcter & Gamble (P&G)Masan Consumer; v.v

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Unilever là Nestle và Procter & Gamble (P&G)
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Unilever là Nestle và Procter & Gamble (P&G)

4. Chiến lược phân phối của Unilever

Một trong 5 lựa chọn chiến lược của Unilever chính là phát triển các thương hiệu có mục đích (Brand Purpose). Cụm từ Brand Purpose được nhắc rất nhiều vài năm trở lại đây, nó thể hiện những gì thương hiệu cam kết với hành tinh, xã hội ngoài việc kinh doanh, mua bán. Ba nhóm mục đích chính mà Unilever lựa chọn bao gồm:

  • Cải thiện hành tinh (Improve the health of the planet): Hành động vì khí hậu (Climate Action); Bảo vệ và tái tạo thiên nhiên (Protect and regenerate nature); Không rác thải (Waste-free world)
  • Cải thiện sức khỏe và niềm hạnh phúc (Im prove people’s health, confidence and wellbeing): Dinh dưỡng lành mạnh (Positive Nutrition); Sức khỏe và sự hạnh phúc (Health and Wellbeing)
  • Cải thiện đời sống xã hội (Contribute to a fairer, more socially inclusive world): Công bằng, đa dạng và hòa nhập (Equity, diversity and inclusion); Nâng cao mức sống (Raise living standards); Nâng cao chất lượng việc làm (Future of work)

Xem chi tiết: Mô hình kinh doanh “The Unilever Compass” của Unilever PLC

Từ mô hình kinh doanh và chiến lược trên, công ty đã đưa ra các hướng tiếp cận cụ thể trong như sau:

  • Thấu hiểu người tiêu dùng (Consumer Insights): Sử dụng dữ liệu trong Trung tâm dữ liệu trên toàn cầu, kết hợp cùng các nghiên cứu người tiêu dùng truyền thống để phục vụ phát triển sản phẩm và Marketing.
  • Đổi mới (Innovation): Sử dụng Consumer Insights và các chuyên gia đầu ngành để phát triển thương hiệu và sản phẩm. Năm 2020, Unilever đã chi 800 triệu Euro cho R&D.
  • Nguồn cung ứng (Sourcing): Công ty chi 19 tỷ Euro mỗi năm cho nguyên liệu thô và các nguyên liệu sản xuất bảo bì; 13 tỷ Euro cho các dịch vụ hỗ trợ, bao gồm chi phí cho phương tiện truyền thông.
  • Sản xuất (Manufacturing): Tất cả hơn 290 nhà máy của công ty đều sử dụng 100% năng lượng điện tái tạo và làm việc với hơn 700 nhà máy bên thứ ba.
  • Hậu cần (Logistics): Mạng lưới hơn 400 nhà kho giúp cung cấp sản phẩm tới hàng triệu điểm bán tại hơn 190 quốc gia.
  • Một trong những công ty chi tiền quảng cáo lớn nhất thế giới, Unilever muốn xây dựng những thương hiệu mạnh như Knorr hay Dove những sứ mệnh tuyệt vời.
  • Bán hàng (Sales):Song song với việc kênh thương mại điện tử phát triển, các thương hiệu của công ty có mặt ở trên 25 triệu điểm bán lẻ toàn cầu. Đến năm 2025, công ty sẽ giúp 5 triệu nhà bán lẻ vừa và nhỏ phát triển bằng cách tiếp cận công nghệ kỹ thuật, tài chính.
  • Tiêu dùng (Consumer Use): Mỗi ngày, có 2.5 tỷ người sử dụng các sản phẩm của công ty; đó cũng là 2.5 tỷ cách tiếp cận giúp cuộc sống bền vững một cách phổ biến.
Mỗi ngày có 2.5 tỷ người sử dụng các sản phẩm của công ty
Mỗi ngày có 2.5 tỷ người sử dụng các sản phẩm của Unilever

5. Chiến lược chiêu thị của Unilever

Logo trong của Unilever là viết tắt của chữ U với tập hợp của 24 biểu tượng nhỏ hơn. Mỗi biểu tượng đều có ý nghĩa riêng của nó, thể hiện các cam kết của Unilever PLC trong mỗi sản phẩm/ thương hiệu.

  • Mặt trời (Sun): Nguồn ánh sáng vô hạn và là nguồn năng lượng có thể tái tạo. Nó đại diện cho những sáng tạo nhằm giảm thiểu tác động nhà kính trong các sản phẩm của công ty.
  • Chim bồ câu (Dove): Biểu tượng của tự do, trao quyền và lòng tự trọng.
  • Thực vật (Plant): Biểu tượng của thế giới tự nhiên. Nó đại diện cho cam kết giảm thiểu tác động tới môi trường trong chuỗi giá trị của công ty – từ việc chọn nguồn nguyên liệu đến sản xuất, tiêu dùng.
  • Tia lửa (Spark): Đại diện cho vai trò của Unilever, giúp nâng cao sinh kế của những đối tác và người lao động trên toàn thế giới – nhà cung cấp, nhà phân phối và nông dân.
  • Trái ớt (Chilli Pepper): Một trong những thành phần tươi ngon trong sản phẩm của công ty. Nó thể hiện cam kết tìm nguồn nguyên liệu nông nghiệp một cách bền vững.
  • Cái muỗng (Spoon): Một biểu tượng của dinh dưỡng, nêm nếm và nấu nướng. Nó đại diện cho cam kết liên tục cải thiện hương vị và chất lượng dinh dưỡng của tất cả các sản phẩm, giúp hàng triệu người được thưởng thức thực phẩm ngon với chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
  • Cái bát (Bowl): Một chiếc bát với khói nghi ngút là biểu tượng tuyệt vời cho cam kết về các thành phần của một bữa ăn lành mạnh.
  • Bông hoa (Flower): Biểu tượng của sự tinh tế, chăm sóc và yêu thương đối với vẻ đẹp – vẻ đẹp của người tiêu dùng và vẻ đẹp của thiên nhiên.
  • Que kem (Ice Cream): Một sự chiêu đãi, tận hưởng và niêm vui.
  • Bàn tay (Hand): Biểu tượng của sự ân cần và chăm sóc. Nó đại diện cho cam kết giúp mọi người cải thiện thói quen vệ sinh và sức khỏe hàng ngày thông qua việc sử dụng các sản phẩm cũng như các chương trình cải thiện sức khỏe cộng đồng của công ty.
  • Mái tóc (Hair): Biểu tượng của vẻ đẹp và sự tự tin.
  • Đôi môi (Lips): Biểu tượng của giao tiếp, cởi mở và sự minh bạch.
  • Lốc xoáy (Swirl): Đại diện cho niềm đam mê của công ty khi cung cấp những hương vị tuyệt vời.
  • Con cá (Fish): Đại diện cho thực phẩm tươi sống, biển cả và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Quần áo (Clothes): Biểu tượng của việc giặt ủi, cái đẹp và sự tự tin.
  • Con ong (Bee): Đại diện cho tinh thần cộng đồng của người dân và cam kết tìm ra những việc làm sáng tạo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  • Các phần tử (Particles): Thể hiện tính khoa học và cam kết nghiên cứu những sáng tạo mới để cải thiện cuộc sống người tiêu dùng.
  • Bao bì (Packaging): Tượng trưng cho sự cống hiến của công ty đối với trải nghiệm của người tiêu dùng, cũng như cảm kết tạo ra bao bì tốt hơn cho cả người tiêu dùng và môi trường.
  • Biến đổi (Transformation): Một biểu tượng cho sự thay đổi tích cực. Cam kết của công ty trong việc tìm cách kinh doanh bền vững.
  • Con sóng (Waves): Biểu tượng của sự sạch sẽ, tươi mới và sức sống.
  • DNA: Đại diện cho những di sản thay đổi ngày một tốt hơn của Unilever.
  • Cây cọ (Palm Tree): Một nguồn tài nguyên được nuôi dưỡng từ bên trong, tượng trưng cho sự tôn trọng của công ty đối với cây cối, rừng rậm, môi trường và tự nhiên.
  • Trái tim (Heart): Biểu tượng cho tình yêu, sự chăm sóc và sức khỏe. Nó đại diện cho cam kết giúp mọi người thực hiện các hành động nhỏ hàng ngày để cải thiện sức khỏe và điều kiện sống.
  • Vòng tròn đạo đức (Virtuous Cycle): Đại diện cho sự tái sinh, đạo đức, thể hiện cam kết giảm thiểu chất thải cũng như xử lý các sản phẩm cuối vòng đời.
24 biểu tượng trong Logo của Unilever
4 biểu tượng trong Logo của Unilever

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Toyota

Brade Mar (Tổng hợp)

5/5 - (4 bình chọn)

Cong-viec-Marketing