Thương hiệu Knorr là một thương hiệu thực phẩm của Đức, thuộc sở hữu của tập đoàn Unilever từ năm 2000, khi Unilever mua lại Best Foods, ngoại trừ Nhật Bản, nơi nó được sản xuất theo giấy phép của Ajinomoto.
Mục lục
1. Thông tin tổng quan về thương hiệu Knorr
- Thị trường: Tiêu dùng nhanh (FMCG – Fast-moving consumer goods)
- Phân loại: Thực phẩm và giải khát (Foods & Refreshment)
- Sở hữu: Tập đoàn Unilever
- Xuất xứ: Đức (Năm 1838)
- Tên gọi khác: Royco (Indonesia, Kenya và Hà Lan), Continental (Úc và New Zealand)
- Website: http://www.knorr.com/
- Tìm hiểu thêm các Agency và Brands khác tại đây: Network | Brade Mar
Knorr là một thương hiệu thực phẩm của Đức, thuộc sở hữu của tập đoàn Unilever từ năm 2000, khi Unilever mua lại Best Foods, ngoại trừ Nhật Bản, nơi nó được sản xuất theo giấy phép của Ajinomoto.
Thương hiệu này còn được gọi là Royco ở Indonesia, Kenya và Hà Lan, và được gọi là Continental ở Úc và New Zealand.
Knorr là một thương hiệu thực phẩm toàn cầu, với nhiều dòng sản phẩm đa dạng bao gồm các loại súp, viên súp, chiết xuất nước hầm cùng nhiều loại gia vị và nước xốt. Lịch sử của thương hiệu Knorr bắt nguồn từ năm 1838 khi ngài Carl Heinrich Knorr mở một nhà máy và bắt đầu thử nghiệm các kỹ thuật sấy khô có khả năng bảo quản chất lượng, hương vị và độ tươi của thực phẩm. Knorr là một trong những thương hiệu thực phẩm lớn nhất Thế giới và có mặt tại hơn 87 quốc gia khắp các châu lục.
Knorr cũng là một trong những thương hiệu lớn nhất và được yêu mến nhất tại Unilever. Knorr thực sự có khả năng tạo ra những chuyển biến tích cực đối với cộng đồng và hành tinh của chúng ta! Hiện diện tại hơn 87 quốc gia trên thế giới, Knorr mang tới những sản phẩm tác động trực tiếp tới chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của con người. Chúng tôi tiếp cận hơn 320 triệu người mỗi ngày thông qua những bữa ăn, và con số này lớn hơn BẤT KỲ thương hiệu thực phẩm nào khác trên Thế giới.
Trước đây, danh mục gia vị của phụ nữ Việt Nam bao gồm các sản phẩm cơ bản và đơn vị như muối, đường, hạt tiêu, bột canh và bột ngọt. Đây chính là cơ hội cho một sản phẩm thay thế ngon hơn và có lợi hơn cho sức khỏe.
2. Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture) của Knorr
Kiến trúc thương hiệu Knorr là kiến trúc độc lập (free-standing), đi theo kiến trúc House of Brand của tập đoàn mẹ Unilever. Giống như hàng loạt các thương hiệu khác do Unilever sở hữu, thương hiệu Knorr là một Individual Brand góp mặt trong “Ngôi nhà Thương hiệu” này.
- Corporate Brand: Unilever (House of Brand)
- Individual Brand: Knorr
3. Ý nghĩa thương hiệu (Brand Purpose) của Knorr
Đi theo chiến lược phát triển của tập đoàn mẹ Unilever, Knorr là một thương hiệu có sứ mệnh (Brand Purpose). Ý nghĩa thương hiệu (Brand Purpose) của Knorr là “tạo ra nguồn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng với mức giá phải chăng cho tất cả mọi người”
Tại Việt Nam, Knorr khuyến khích người phụ nữ chủ động tạo ra những ảnh hưởng tích cực xung quanh mình thông qua việc đem đến cho gia đình vị ngon tròn yêu thương và tình cảm chân thành nhất trong từng bữa cơm.
4. Các chiến dịch Marketing của Knorr
Một số chiến dịch Marketing nổi bật của Knorr:
- Photocopy (2009): Phối hợp cùng Agency là Youth Republic (Thổ Nhĩ Kỳ)
- Salty (2009): Phối hợp cùng Agency là DDB (Canada)
- Salty Brace (2010): Phối hợp cùng Agency là DDB (Canada)
- Implant (2010): Phối hợp cùng Agency là Lowe (Brazil)
- Book (2010): Phối hợp cùng Agency là Lowe (Brazil)
- Knorr Guerilla Gardening (2010): Phối hợp cùng Agency là Division 4 (Áo)
- Flavour of Home (2015): Phối hợp cùng Agency là Lowe (Anh)
- Flavour of home (2015): Phối hợp cùng Agency là Choojai (Thái Lan)
- Love at first taste (2016): Phối hợp cùng Agency là Lowe (Anh)
- Mzansi Pasta (2017): Phối hợp cùng Agency là DDB (Nam Phi)
- The Stories We Keep Inside (2020): Phối hợp cùng Agency là MullenLowe Group (Philippines)
5. Nhận diện thương hiệu của Knorr
Logo của Knorr qua các thời kỳ:
Brade Mar (Cập nhật 04/2022)
(*) Lưu ý: Bài viết mang tính chất nghiên cứu cá nhân, không đại diện cho bất cứ tổ chức nào.