Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki là mô hình 5 áp lực cạnh tranh (Porter’s Five Forces) do Michael Porter tạo ra. Bài viết sẽ phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành, đe dọa từ sản phẩm thay thế, quyền lực nhà cung cấp, quyền lực của khách hàng, đe dọa từ đối thủ gia nhập mới của Tiki.
Mục lục
1. Giới thiệu về Tiki
Tiki là viết tắt của “Tìm kiếm & Tiết kiệm”, là tên của website thương mại điện tử Việt Nam. Thành lập từ tháng 3 năm 2010, Tiki hiện đang là trang thương mại điện tử lọt top 3 tại Việt Nam và top 6 tại khu vực Đông Nam Á. Khởi đầu của Tiki chỉ là một website bán sách trực tuyến. Tháng 3 năm 2012, Quỹ đầu tư CyberAgent Ventures Inc đã quyết định đầu tư vào Tiki. Với việc đầu tư này, Tiki dần mở rộng thành một sàn thương mại điện tử.
Vào tháng 6 năm 2020, Tiki đã huy động được khoảng 130 triệu USD từ một vòng tài trợ do công ty cổ phần tư nhân Northstar Group có trụ sở tại Singapore dẫn đầu. Ban đầu dự kiến chỉ huy động được 75 triệu USD nhưng sau đó vòng gọi vốn được tăng quy mô nhờ sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư Thương mại điện tử khởi nghiệp Hàn Quốc.
Mô hình ban đầu của Tiki trang web bán sách online. Tháng 4 năm 2017, Tiki đánh dấu bước chuyển mình khi chuyển sang hình thức Marketplace cung cấp hơn 10 triệu sản phẩm từ 16 ngành hàng lớn, phục vụ hàng triệu khách hàng trên toàn quốc, đồng thời ra mắt dịch vụ TikiNow, giao hàng nhanh trong 2h. Đây là cơ hội không thể tốt hơn để các Nhà Bán mở rộng kênh bán hàng và gia tăng thu nhập trên sàn Tiki.
Tiki là một hệ sinh thái thương mại tất cả trong một, gồm các công ty thành viên như:
- Công ty cổ phần Ti Ki (“TiKi”) là đơn vị thiết lập, tổ chức sàn thương mại điện tử www.tiki.vn để các Nhà bán hàng thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn thương mại điện tử.
- Công ty TNHH Tikinow Smart Logistics (“TNSL”) là đơn vị cung cấp các dịch vụ logistics đầu-cuối, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bưu chính cho Sàn thương mại điện tử www.tiki.vn.
- Công ty TNHH MTV Thương mại Ti Ki (“Tiki Trading”) là đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn thương mại điện tử.
Như vậy bạn đã biết tổng quan về Tiki, sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Tiki
2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh được tạo ra bởi Michael Porter – giáo sư Đại học Harvard và là một trong những người quản trị chiến lược cạnh tranh xuất sắc nhất thế giới. Kể từ khi được ra đời vào năm 1979, mô hình này đã trở thành một công cụ chiến lược phổ biến và được đánh giá rất cao.
Porter nhấn mạnh rằng, nhà quản trị không nên nhầm lẫn 5 áp lực cạnh tranh này với các yếu tố ngắn hạn hơn như tốc độ tăng trưởng ngành, can thiệp của chính phủ hay đổi mới công nghệ. Theo ông, đó chỉ là những yếu tố mang tính chất tạm thời, trong khi 5 áp lực cạnh tranh lại là một phần “vĩnh cửu” trong tất cả các ngành.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về mô hình 5 áp lực cạnh tranh Porter
2.1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Yếu tố đầu tiên trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki là Đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Trong một ngành cạnh tranh khốc liệt, các công ty thường thu hút khách hàng bằng việc tung ra các chương trình khuyến mại giảm giá hoặc các chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Tuy nhiên, việc này vẫn có thể khiến các khách hàng, nhà cung cấp, người tiêu dùng “chuyển hướng” tới các công ty đối thủ nếu họ cảm thấy không nhận được nhiều lợi ích từ công ty.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Các đối thủ cạnh tranh trong ngành của Tiki bao gồm Shopee, Lazada, Sendo, Amazon, Alibaba, eBay.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Shopee là một công ty công nghệ đa quốc gia của Singapore chuyên về thương mại điện tử. Là một công ty con của Sea Ltd, Shopee được ra mắt lần đầu tiên tại Singapore vào năm 2015, và sau đó mở rộng phạm vi ra nước ngoài.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Tính đến năm 2021, Shopee được nhiều người coi là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất ở Đông Nam Á với 343 triệu khách truy cập hàng tháng và công ty cũng phục vụ người tiêu dùng và người bán tại một số quốc gia trên khắp Đông Á (Đài Loan), Mỹ Latinh và Châu Âu (Ba Lan).
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Vào tháng 02/2015, Shopee ra mắt tại Singapore. Nền tảng này đã ra mắt một trang Web để cạnh tranh với các công ty thương mại điện tử khác như Coupang, Lazada, Tokopedia và AliExpress. Để tạo sự khác biệt, Shopee cung cấp bảo mật mua sắm trực tuyến thông qua dịch vụ ký quỹ của riêng mình có tên là Shopee Guarantee, có thể được sử dụng để giữ lại các khoản thanh toán từ người bán cho đến khi người mua nhận được đơn đặt hàng của họ.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Ngày 3/9/2019, Shopee chính thức khai trương trụ sở khu vực sáu tầng tại Công viên Khoa học Singapore. Tòa nhà mới trải dài 244,000 feet vuông (22,700 m2), có thể chứa 3,000 nhân viên và lớn hơn sáu lần so với trụ sở trước đây của Shopee tại Tòa nhà Ascent. Tòa nhà đã được WeWork cho thuê trước khi nó được chuyển giao cho Shopee.
Sau khi phân tích Đối thủ cạnh tranh trong ngành trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki, ta sẽ phân tích Đe dọa từ sản phẩm thay thế.
Xem thêm: Các đối thủ cạnh tranh của Shopee
2.2 Đe dọa từ sản phẩm thay thế
Yếu tố thứ hai trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki là Đe dọa từ sản phẩm thay thế. Một mối đe dọa từ sản phẩm thay thế tồn tại nếu có những sản phẩm thay thế có giá thấp hơn hay các thông số hoạt động tốt hơn cho cùng 1 mục đích.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Báo cáo Facebook cuối tháng 6/2021 cho thấy mua sắm qua thương mại điện tử sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng mới thay vì chỉ là hình thức đối phó trong thời dịch. Facebook cũng nhận định, chính Covid-19 là nguyên nhân dẫn đến việc người dùng trên toàn thế giới thay đổi cách thức, địa điểm và thời gian mua sắm.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Tuy nhiên, không chỉ phải cạnh tranh với các sàn thương mại điện tử đối thủ, Tiki cũng cần chú ý đến xu hướng social commerce (thương mại xã hội/ mua sắm trực tiếp trên các mạng xã hội). Đây được dự đoán là một trong năm xu hướng phát triển của social media trong năm 2022 tới đây.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Xu hướng này thu hút người dùng bởi việc ứng dụng các công nghệ hiện đại như hình ảnh 3D, video 360 độ, trí thông minh nhân tạo AI, hay livestream… nhằm cải thiện giao diện thân thiện và cá nhân hoá, giúp người dùng có hành trình mua sắm thú vị, thoải mái hơn so với trang web “đơn thuần” chỉ là kênh phân phối online.
Do đó, đây cũng có thể coi là một điểm mà các sàn thương mại điện tử như Tiki cần chú ý để có thể cải thiện hơn các tính năng nhằm bắt kịp với nhu cầu ngày càng đa dạng của các khách hàng.
Sau khi phân tích Đe dọa từ sản phẩm thay thế trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki, ta sẽ phân tích Quyền lực nhà cung cấp.
Xem thêm: Các đối thủ cạnh tranh của Lazada
2.3 Quyền lực nhà cung cấp
Yếu tố thứ ba trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki là Quyền lực nhà cung cấp.
Nhà cung cấp ở đây được hiểu là những người cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất công ty hay những công ty trong ngành cung cấp dịch vụ bổ trợ.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Áp lực cạnh tranh về quyền lực nhà cung cấp được xác định bởi việc nhà cung cấp có quyền ép công ty phải mua nguyên vật liệu, dịch vụ với giá cao hay không. Người làm Marketing cũng cần xác định có bao nhiêu nhà cung cấp tiềm năng, những sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp có xứng đáng hay không.
Nhà quản trị cũng cần nhìn xa về việc chi phí tốn kém khi phải chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Công ty càng có nhiều lựa chọn nhà cung cấp thì càng dễ dàng chuyển sang một nhà cung cấp rẻ hơn. Ngược lại, nếu càng có ít nhà cung cấp và quyền lực họ lớn, công ty lại phải dựa vào họ, dẫn tới việc chi phí gia tăng.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Nhà cung cấp nếu có lợi thế về quyền lực trong đàm phán có thể có những tác động quan trọng vào ngành sản xuất, như việc ép giá nguyên vật liệu. Người quản trị cần biết trong ngành, các nhà cung cấp có quyền lực hay ít quyền lực.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Mô hình kinh doanh của Tiki cho thấy có hai loại sản phẩm chính thường được bán trên sàn thương mại này:
- Các sản phẩm phân phối trực tiếp bởi Tiki: Những sản phẩm này sẽ được gắn mã Tiki Trading giúp cho người mua dễ dàng nhận diện. Đây là những sản phẩm được chính Tiki nhập vào kho, kiểm soát chất lượng và chịu trách nhiệm phân phối với các khách hàng. Đây cũng là nhóm sản phẩm mà khách hàng có thể yên tâm mua sắm bởi được sự bảo đảm từ chính Tiki.
- Các sản phẩm được bán bởi các nhà phân phối khác: Khi đó, tên của các nhà phân phối sẽ được hiển thị rõ ràng, cũng như nếu có cùng một loại sản phẩm được bán bởi nhiều nhà phân phối khác nhau thì hệ thống sẽ hiển thị so sánh giá giữa các bên để người tiêu dùng có được lựa chọn hợp lý nhất.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Ngoài các sản phẩm được chính Tiki phân phối thì để mở được gian hàng bán trên Tiki cũng phải trải qua nhiều bước đăng ký, kiểm duyệt. Đây có thể coi là sự đối lập của Tiki so với các trang thương mại điện tử khác như Shopee.
Những quy định nghiêm ngặt của Tiki có thể khiến cho nhiều người ngần ngại khi mở gian hàng tại đây, nhưng lại chính là một việc giúp người dùng Tiki cảm thấy an tâm mua sắm hơn.
Sau khi phân tích Quyền lực nhà cung cấp trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki, ta sẽ phân tích Quyền lực của khách hàng.
Xem thêm: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Lazada
2.4 Quyền lực của khách hàng
Yếu tố thứ tư trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki là Quyền lực của khách hàng.
Nếu số lượng khách hàng ít hơn số lượng người bán trong một ngành thì họ là những khách hàng có quyền lực. Điều này có nghĩa là họ có thể dễ dàng chuyển sang các đối thủ cạnh tranh để mua hàng với giá rẻ hơn, lợi thế ưu việt hơn. Cần phải cân nhắc về quyền lực của khách hàng, xem họ có các yếu tố của một nhóm khách hàng quyền lực hay không.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Để giữ chân khách hàng, bên cạnh những chính sách kinh doanh hiệu quả và ổn định, các chiến lược về giá, ưu đãi, khuyến mãi và hậu mãi, Tiki vẫn tiếp tục nâng cao dịch vụ khách hàng sẽ đem lại mối quan tâm và sự ủng hộ xứng đáng từ người tiêu dùng.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Tiki tập trung đầu tư kho bãi nhằm đa dạng hàng hóa, mở rộng các mối quan hệ hợp tác với những thương hiệu uy tín trong và ngoài nước, cũng như đầu tư nguồn nhân lực mạnh mẽ cả về chất và lượng. Theo khảo sát vào năm 2018, có 85% khách hàng hài lòng với chất lượng và dịch vụ của Tiki. Với 400.000 lượt khách mua hàng tại Tiki hàng tháng, tỷ lệ đổi trả hàng chỉ là 0,95%.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Để đạt được tỉ lệ này, Tiki đảm bảo sản phẩm được bán tại Tiki là sản phẩm mới và 100% chính hãng. Trong trường hợp hiếm hoi sản phẩm quý khách nhận được có khiếm khuyết, hư hỏng hoặc không như mô tả, Tiki cam kết bảo vệ khách hàng bằng chính sách đổi trả và bảo hành.
Điều mà nhiều người tiêu dùng tin dùng Tiki chính là chính sách tôn trọng quyền riêng tư của khách hàng và cam kết bảo mật thông tin cá nhân khi mua sắm tại Tiki. Không phải chỉ có giá cạnh tranh, khách hàng của Tiki được hỗ trợ dịch vụ lắp đặt, hậu mãi, khuyến mãi.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Tiki luôn phân tích và hướng tới nhu cầu khách hàng, để liên tục thay đổi mình nhằm tương tác tốt với khách hàng. Các chiến lược khuyến mãi, truyền thông của Tiki đủ mạnh để khách hàng nhận biết về thương hiệu và sản phẩm.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Đặc biệt dự án “Tiki đi cùng sao Việt” đồng hành cùng những sản phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ Việt ở nhiều lĩnh vực, nổi bật là âm nhạc đã tạo ra hiệu quả truyền thông lớn đối với khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ.
Sau khi phân tích Quyền lực của khách hàng trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki, ta sẽ phân tích Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới.
2.5 Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới
Yếu tố thứ năm trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki là Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới. Vị thế của công ty có thể bị ảnh hưởng bởi khả năng thâm nhập thị trường của các đối thủ mới.
Nếu ngành dễ dàng thâm nhập với nguồn lực không cần nhiều mà lại mang lại nguồn lợi lớn, các đối thủ mới có thể nhanh chóng gia nhập ngành. Tuy nhiên, nếu rào cản gia nhập ngành lớn, đối thủ khó có thể tham gia vào ngành thì công ty đa hưởng một vị thế thuận lợi, cần tận dụng lợi thế này.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Có thể nói, sức ép cạnh tranh đến từ các đối thủ tiềm năng ngoài ngành phụ thuộc chủ yếu vào rào cản gia nhập ngành. Người làm Marketing cần biết ngành có mức độ gia nhập dễ dàng hay không; nói cách khác là rào cản gia nhập ngành cao hay thấp.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki – Đối với hàng mua bán online, hiện tại chưa có một tên tuổi nào có thể vượt qua được Tiki, Shopee, Lazada trên thị trường Việt Nam. Với chi phí gia nhập ngành cao cùng với những thành quả mà 3 ông lớn đã đạt được, áp lực từ doanh nghiệp mới đối với Tiki gần như rất nhỏ. Để có thể có tầm ảnh hưởng trên thị trường, những cái tên này cần phải có một chi phí đầu tư cực lớn cho việc làm truyền thông để có thể khách hàng có thể biết đến tên tuổi của mình.
Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới là yếu tố cuối cùng khi phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiki.
Brade Mar