Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines là mô hình 5 áp lực cạnh tranh (Porter’s Five Forces) do Michael Porter tạo ra. Bài viết sẽ phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành, đe dọa từ sản phẩm thay thế, quyền lực nhà cung cấp, quyền lực của khách hàng, đe dọa từ đối thủ gia nhập mới của Vietnam Airlines.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines

1. Giới thiệu về Vietnam Airlines

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) là hãng hàng không quốc gia của Việt Nam và là thành phần nòng cốt của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, tại thời điểm ngày 01/07/2016, tỷ lệ vốn nhà nước tại Vietnam Airlines là 86,19%, All Nippon Airways nắm giữ 8,77%.

Hãng nằm dưới sự quản lý của một Hội đồng Quản trị có từ 5 đến 9 người với nhiệm kỳ 5 năm, có các đường bay đến khu vực Đông Nam Á, Đông Á, châu u, châu Đại Dương và châu Mỹ hiện đang khai thác hơn 50 đường bay thường lệ với tổng cộng hơn 360 chuyến bay mỗi ngày. Trụ sở chính của hãng được đặt tại Sân bay quốc tế Nội Bài.

 

Vietnam Airlines là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ cổ phần 98% trong Pacific Airlines. Hãng nắm 49% trong Cambodia Angkor Air, hãng hàng không quốc gia Campuchia, và 100% trong VASCO, một hãng bay nhỏ chuyên bay ở khu vực Nam Bộ. Hãng được đánh giá 4 sao, theo tiêu chuẩn của Skytrax. Ngày 10 tháng 6 năm 2010, hãng chính thức gia nhập liên minh SkyTeam, trở thành hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh này.

Năm 2015, Vietnam Airlines đã chiếm 80% thị phần khách quốc tế đi và đến Việt Nam, chiếm 70% thị phần khách nội địa (bao gồm thị phần 15% hành khách nội địa và 5% hành khách quốc tế đi và đến Việt Nam của Pacific Airlines).

Như vậy bạn đã biết tổng quan về Vietnam Airlines, sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Vietnam Airlines

Vietnam Airlines chính thức gia nhập liên minh SkyTeam, trở thành hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh này
Vietnam Airlines chính thức gia nhập liên minh SkyTeam, trở thành hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh này

2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh được tạo ra bởi Michael Porter – giáo sư Đại học Harvard và là một trong những người quản trị chiến lược cạnh tranh xuất sắc nhất thế giới. Kể từ khi được ra đời vào năm 1979, mô hình này đã trở thành một công cụ chiến lược phổ biến và được đánh giá rất cao.

Porter nhấn mạnh rằng, nhà quản trị không nên nhầm lẫn 5 áp lực cạnh tranh này với các yếu tố ngắn hạn hơn như tốc độ tăng trưởng ngành, can thiệp của chính phủ hay đổi mới công nghệ. Theo ông, đó chỉ là những yếu tố mang tính chất tạm thời, trong khi 5 áp lực cạnh tranh lại là một phần “vĩnh cửu” trong tất cả các ngành.

Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về mô hình 5 áp lực cạnh tranh Porter

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Porter

2.1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Yếu tố đầu tiên trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines là Đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Trong một ngành cạnh tranh khốc liệt, các công ty thường thu hút khách hàng bằng việc tung ra các chương trình khuyến mại giảm giá hoặc các chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Tuy nhiên, việc này vẫn có thể khiến các khách hàng, nhà cung cấp, người tiêu dùng “chuyển hướng” tới các công ty đối thủ nếu họ cảm thấy không nhận được nhiều lợi ích từ công ty.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Các đối thủ cạnh tranh trong ngành của Vietnam Airlines bao gồm Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways, Vietravel Airlines.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (tiếng Anh: Vietjet Aviation Joint Stock Company) là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ vận chuyển hàng không, Vietjet còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử. Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận An toàn Khai thác (IOSA).

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Vietjet được xếp hạng an toàn hàng không ở mức cao nhất thế giới với mức 7 sao bởi AirlineRatings.com, tổ chức uy tín chuyên đánh giá về an toàn và sản phẩm của các hãng hàng không toàn cầu. Trước đó, AirlineRating cũng trao cho Vietjet với giải thưởng “Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất 2018 – 2019”. Theo tạp chí Airfinance Journal Vietjet nằm trong top 50 hãng hàng không toàn cầu về hoạt động và sức khỏe tài chính năm 2018.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Vietjet đang khai thác 76 tàu bay A320, A321 và A330, thực hiện hơn 400 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển hơn 100 triệu lượt hành khách, với 139 đường bay gồm 48 đường nội địa phủ khắp tại Việt Nam và 95 đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia,…

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Vietjet có kế hoạch phát triển mạng bay rộng khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đang nghiên cứu tiếp tục mở rộng các đường bay trong khu vực và đã ký kết hợp đồng mua sắm tàu bay thế hệ mới, hiện đại với các nhà sản xuất máy bay lớn trên thế giới.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của VietJet Air

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO VietJet Air
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO VietJet Air

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (tiếng Anh: Bamboo Airways Joint Stock Company), hoạt động dưới các tên thương mại Bamboo Airways hay Hãng Hàng không Tre Việt, là một hãng hàng không Việt Nam thuộc Tập đoàn FLC, có trụ sở chính tại Hà Nội và được đăng ký kinh doanh tại Bình Định.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Công ty có vốn điều lệ ban đầu 700 tỷ đồng, sau đó được tập đoàn mẹ FLC tăng vốn điều lệ lên thành 7000 tỷ đồng vào tháng 5 năm 2020 và 10.500 tỷ đồng vào tháng 2/2021. Bamboo Airways phục vụ các tuyến bay nội địa kết nối với các địa phương có các khu nghỉ mát của FLC cũng như các tuyến bay quốc tế.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Bamboo Airways

Bamboo Airways hiện nằm trong TOP 4 hãng hàng không lớn nhất Việt Nam
Bamboo Airways hiện nằm trong TOP 4 hãng hàng không lớn nhất Việt Nam

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Công ty Cổ phần Hàng không Lữ hành Việt Nam, thường được biết đến và hoạt động dưới tên thương mại Vietravel Airlines, là một hãng hàng không Việt Nam thuộc Vietravel. Đây là hãng hàng không đầu tiên có trụ sở tại sân bay Phú Bài, Huế. Thủ tướng Việt Nam đã phê duyệt chủ trương đầu tư hãng hàng không Vietravel Airlines vào ngày 3 tháng 4 năm 2020 và bắt đầu khai thác các chuyến bay thương mại từ ngày 25 tháng 1 năm 2021.

Trong thời gian đầu, Vietravel Airlines dự kiến khai thác hơn 40 chuyến bay mỗi tuần, tập trung vào tuyến bay Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội và các điểm đến du lịch như Nha Trang, Phú Quốc.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Mục tiêu của hãng này hướng tới nhanh chóng hoàn thiện hệ thống mạng bay nội địa Việt Nam. Kế đến sẽ là các đường bay quốc tế khu vực Đông Bắc Á, cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng không và các gói du lịch trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao năng lực vận tải hàng không và phát triển ngành du lịch lữ hành, tăng cường kết nối du lịch liên ngành, liên vùng.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Thị trường quốc tế đầu tiên mà Vietravel Airlines hướng đến là các nước ASEAN, cụ thể Bangkok – Thái Lan, sau đó là các thị trường Vietravel vốn có sẵn lợi thế như Trung Đông, Đông Bắc Á, v.v. Hãng cũng bay charter phục vụ du khách.

Sau khi phân tích Đối thủ cạnh tranh trong ngành trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines, ta sẽ phân tích Đe dọa từ sản phẩm thay thế.

Xem thêm: Các đối thủ cạnh tranh của Vietnam Airlines

Đối thủ cạnh tranh của Vietnam Airlines
Đối thủ cạnh tranh trong ngành của Vietnam Airlines

2.2 Đe dọa từ sản phẩm thay thế

Yếu tố thứ hai trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines là Đe dọa từ sản phẩm thay thế. Một mối đe dọa từ sản phẩm thay thế tồn tại nếu có những sản phẩm thay thế có giá thấp hơn hay các thông số hoạt động tốt hơn cho cùng 1 mục đích.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Với những quãng đường dài, máy bay vẫn là phương tiện hiệu quả nhất. Vì vậy, đe dọa từ sản phẩm thay thế của Vietnam Airlines là không đáng kể. Trong 5 năm trở lại đây số vụ tai nạn trong ngành hàng không gia tăng đáng kể, khiến hành khách thường xuyên đi máy bay hết sức hoang mang.

Tuy nhiên, nếu so sánh với số chuyến bay thành công mà các hãng hàng không khắp thế giới thực hiện mỗi ngày thì chỉ là một vài vết sướt nhỏ, không đủ để lấy đi sự tin tưởng của hành khách dành cho loại phương tiện vận chuyển này.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Với vận tốc di chuyển đến 800 km/h, cách mặt đất hàng nghìn mét, máy bay chính là phương tiện vận chuyển nhanh nhất. Nó có thể giúp chúng ta tiết kiệm một khoảng thời gian khá lớn, đưa bạn đến mọi vùng miền và lãnh thổ trên thế giới.

Và điều đặc biệt đây là phương tiện được đánh giá là an toàn nhất mọi thời đại. Bởi từ ghế ngồi, không khí trong cabin, đến tuyến đường và độ cao của máy bay, đến đội ngũ phi hành đoàn,… đều được tính toán dựa trên sự cân nhắc cẩn thận về mặt an toàn.

Sau khi phân tích Đe dọa từ sản phẩm thay thế trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines, ta sẽ phân tích Quyền lực nhà cung cấp.

Xem thêm: [PDF] Báo cáo thường niên Vietnam Airlines 2021

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines - Đe dọa từ sản phẩm thay thế
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Đe dọa từ sản phẩm thay thế

2.3 Quyền lực nhà cung cấp

Yếu tố thứ ba trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines là Quyền lực nhà cung cấp.

Nhà cung cấp ở đây được hiểu là những người cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất công ty hay những công ty trong ngành cung cấp dịch vụ bổ trợ.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Áp lực cạnh tranh về quyền lực nhà cung cấp được xác định bởi việc nhà cung cấp có quyền ép công ty phải mua nguyên vật liệu, dịch vụ với giá cao hay không. Người làm Marketing cũng cần xác định có bao nhiêu nhà cung cấp tiềm năng, những sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp có xứng đáng hay không.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Nhà quản trị cũng cần nhìn xa về việc chi phí tốn kém khi phải chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Công ty càng có nhiều lựa chọn nhà cung cấp thì càng dễ dàng chuyển sang một nhà cung cấp rẻ hơn. Ngược lại, nếu càng có ít nhà cung cấp và quyền lực họ lớn, công ty lại phải dựa vào họ, dẫn tới việc chi phí gia tăng.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Nhà cung cấp nếu có lợi thế về quyền lực trong đàm phán có thể có những tác động quan trọng vào ngành sản xuất, như việc ép giá nguyên vật liệu. Người quản trị cần biết trong ngành, các nhà cung cấp có quyền lực hay ít quyền lực.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Quyền lực nhà cung cấp đối với Vietnam Airlines ở mức dưới trung bình bởi Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia, có tiềm lực và được ưu tiên mạnh mẽ. Một số nhà cung cấp là đơn vị thành viên của Vietnam Airlines nổi bật như:

  • Công ty TNHH giao nhận hàng hóa (VINAKO)
  • Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCTS)
  • Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Tân Sơn Nhất (TCS)
  • Công ty TNHH MTV Suất ăn hàng không Việt Nam (VACS)
  • Công ty cổ phần Sabre Việt Nam
  • Công ty cổ phần suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS)
  • v.v.

Sau khi phân tích Quyền lực nhà cung cấp trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines, ta sẽ phân tích Quyền lực của khách hàng.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines - Quyền lực nhà cung cấp
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Quyền lực nhà cung cấp

2.4 Quyền lực của khách hàng

Yếu tố thứ tư trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines là Quyền lực của khách hàng.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Nếu số lượng khách hàng ít hơn số lượng người bán trong một ngành thì họ là những khách hàng có quyền lực. Điều này có nghĩa là họ có thể dễ dàng chuyển sang các đối thủ cạnh tranh để mua hàng với giá rẻ hơn, lợi thế ưu việt hơn. Cần phải cân nhắc về quyền lực của khách hàng, xem họ có các yếu tố của một nhóm khách hàng quyền lực hay không

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Quyền lực của khách hàng có thể coi là yếu tố quan trọng nhất đối với Vietnam Airlines, đặc biệt trong bối cảnh các hãng hàng không giá rẻ, tư nhân đang ngày được ưa chuộng, gây áp lực cạnh tranh lớn. Trong năm 2021, Vietjet là hãng hàng không duy nhất báo lãi, trong khi hai “đối thủ” Vietnam Airlines và Bamboo Airways đều ghi nhận khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, tính chung 12 tháng 2021, các hãng hàng không thuộc Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và VASCO) đứng đầu với tổng số chuyến bay với 59.431 chuyến bay, trong đó, VASCO sụt giảm mạnh nhất 64% so với cùng kỳ. Vietjet Air thực hiện 40.676 chuyến bay trong kỳ, giảm 47,5%; Bamboo Airways với 24.823 chuyến bay, giảm nhẹ 12,7%.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Tính theo số lượng chuyến bay, thị phần hàng không đang được chia lại khi Vienam Airlines có thị phần giảm dần qua từng năm, từ 64,1% năm 2017 xuống 47%, trong khi Vietjet Air giữ vững thị phần khoảng 30% trong nhiều năm và và Bamboo Airways đang dần lấn sân với tỷ trọng chiếm 19,7%.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Nhìn vào bức tranh thị phần hàng không Việt Nam, có thể thấy rõ Bamboo Airways đang ngày càng tiến gần hơn với các lớp “đàn anh” dù còn khá non trẻ. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của hãng trong những năm gần đây cũng đi kèm với kết quả kinh doanh thuận lợi. Năm 2019 và 2020, Bamboo Airways báo lãi lần lượt 300 tỷ đồng và 400 tỷ đồng.

Sau khi phân tích Quyền lực của khách hàng trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines, ta sẽ phân tích Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới.

Xem thêm: Khách hàng mục tiêu của Vietnam Airlines

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines - Quyền lực của khách hàng
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Quyền lực của khách hàng

2.5 Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới

Yếu tố thứ năm trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines là Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới. Vị thế của công ty có thể bị ảnh hưởng bởi khả năng thâm nhập thị trường của các đối thủ mới.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Nếu ngành dễ dàng thâm nhập với nguồn lực không cần nhiều mà lại mang lại nguồn lợi lớn, các đối thủ mới có thể nhanh chóng gia nhập ngành. Tuy nhiên, nếu rào cản gia nhập ngành lớn, đối thủ khó có thể tham gia vào ngành thì công ty đa hưởng một vị thế thuận lợi, cần tận dụng lợi thế này.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Có thể nói, sức ép cạnh tranh đến từ các đối thủ tiềm năng ngoài ngành phụ thuộc chủ yếu vào rào cản gia nhập ngành. Người làm Marketing cần biết ngành có mức độ gia nhập dễ dàng hay không; nói cách khác là rào cản gia nhập ngành cao hay thấp.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới đối với Vietnam Airlines là không cao do đặc thù ngành hàng không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư vô cùng lớn. Chỉ một số tập đoàn lớn có khả năng trở thành đối thủ gia nhập ngành đối với Vietnam Airlines như Vingroup, Trường Hải THACO, SaiGonTourist, v.v.

Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới là yếu tố cuối cùng khi phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines - Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vietnam Airlines – Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới

Brade Mar

5/5 - (10 bình chọn)

Cong-viec-Marketing