Mô hình 7P trong Marketing là mô hình phát triển từ mô hình truyền thống 4P. Mô hình 7P trong Marketing dành riêng cho ngành dịch vụ với 7 yếu tố bao gồm Product (Sản phẩm); Price (Giá cả); Place (Địa điểm); Promotion (Chiêu thị); People (Con người); Process (Quy trình) và Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình).
Mục lục
1. Mô hình 7P trong Marketing là gì?
Marketing Mix ra đời vào năm 1953 trong buổi phát biểu của giáo sư Harvard và chuyên gia Marketing Neil Borden tại Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ. Thuật ngữ này mô tả chiến lược sử dụng tích hợp các công cụ Marketing nhằm mục đích theo đuổi các mục tiêu Marketing của doanh nghiệp. Việc xác định các công cụ này giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định và kế hoạch có hệ thống, đảm bảo:
- Phát triển điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của sản phẩm/dịch vụ và doanh nghiệp;
- Trở nên cạnh tranh hơn và thích ứng hơn trên thị trường;
- Cải thiện sự hợp tác giữa các phòng ban và đối tác bên ngoài.
Trong một quy trình làm Marketing đầy đủ, Marketing Mix nằm trong bước lập kế hoạch cho các hoạt động thực thi.
Theo đó, Marketing Mix truyền thống bao gồm 4 yếu tố, còn được gọi là 4Ps:
- Product (Sản phẩm)
- Price (Giá cả)
- Place (Phân phối)
- Promotion (Chiêu thị)
Theo thời gian, tùy vào từng ngành hàng, người ta lại mở rộng Marketing Mix thêm các yếu tố mới. Với dịch vụ, Mô hình 7P được áp dụng rộng rãi. Mô hình 7P trong Marketing thêm 3 yếu tố mới vào Marketing 4Ps truyền thống:
- People (Con người)
- Process (Quy trình)
- Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)
Xem thêm: Mô hình 6P trong Marketing là gì? Ví dụ về 6P trong Marketing
1.1 Product
Theo AMA (American Marketing Association), Product (Mô hình 7P trong Marketing) hay “Sản phẩm” được định nghĩa là tập hợp các thuộc tính (tính năng, chức năng, lợi ích và công dụng) có khả năng trao đổi hoặc sử dụng.
Product (Mô hình 7P trong Marketing) có mục đích nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của cá nhân và tổ chức; hoặc khiến người tiêu dùng tin rằng họ cần phải có nó và tạo ra một nhu cầu mới. Một sản phẩm có thể là một ý tưởng, một hàng hóa, một dịch vụ, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của cả ba.
Product (Mô hình 7P trong Marketing) bao gồm 3 cấp độ:
- Cấp độ cơ bản nhất là – sản phẩm cốt lõi/ ý tưởng: chứa đựng những công dụng, lợi ích có khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng;
- Sản phẩm hiện thực: sản phẩm ‘thành hình’ với một số đặc tính cơ bản: chất lượng, kiểu dáng, bao bì, thương hiệu,…, nhằm giúp đáp ứng các mong muốn cụ thể hơn của khách hàng;
- Sản phẩm bổ sung: là các giá trị tạo ra sự khác biệt bổ sung cho sản phẩm như các dịch vụ hậu mãi, bảo hành, freeship,…
Xem thêm: 2 vòng tròn cấp độ sản phẩm và phân cấp sản phẩm Marketing
Để chứng minh tầm quan trọng của Product (Mô hình 7P trong Marketing), có thể lấy ví dụ điển hình của Apple với iPhone – dòng sản phẩm smartphone có màn hình cảm ứng có thể nghe nhạc, lướt Internet. Sự thành công vang dội của sản phẩm này cũng là tiền đề để thương hiệu mở rộng thêm các dòng sản phẩm mới trong Product Portfolio (danh mục sản phẩm) như iPod, iPad, v.v.
Tính đến ngày 1 tháng 11 năm 2018, tổng doanh số của iPhone đạt 2,2 tỷ USD. Từ năm 2014 – 2018, một tỷ sản phẩm iOS này đã được bán ra ngoài thị trường, đem lại doanh thu lớn và trở thành một trong những sản phẩm chủ lực nhất của Apple.
Để thành công, các Marketers cần phải hiểu vòng đời của một sản phẩm (Product Life Cycle) và có kế hoạch chiến lược giúp Launching (tung hàng), duy trì và nghiên cứu, phát triển, đổi mới ở mọi giai đoạn trong vòng đời.
Các yếu tố thuộc tính của sản phẩm như Product Concept, Product Benefits, v.v. cũng là yếu tố tiên quyết đầu tiên cần có trước khi doanh nghiệp định giá (Price), lên kế hoạch phân phối tới người tiêu dùng (Place) hay quảng bá, truyền thông trên thị trường (Promotion). Nếu sản phẩm không tốt hay không giải quyết được vấn đề của khách hàng thì mọi nỗ lực sau đó của doanh nghiệp đều sẽ thất bại.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của iPhone
1.2 Price
Price (Mô hình 7P trong Marketing) hay Giá cả là chi phí mà người tiêu dùng phải trả cho một sản phẩm. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định doanh thu và lợi nhuận tài chính (thường là mục tiêu cuối cùng của một doanh nghiệp).
Vì vậy, chiến lược định giá và các chiến thuật giá cần phải được các Marketer lên kế hoạch kỹ lưỡng, bằng cách nghiên cứu các yếu tố như giá trị cảm nhận của người tiêu dùng, các yếu tố bên trong (chi phí sản xuất, điều hành, v.v.) và các yếu tố bên ngoài (chi phí cung ứng, chiết khấu theo mùa, giá bán của đối thủ cạnh tranh, v.v.).
Trong một số trường hợp, các Marketer có thể tăng giá để chống lại sự lạm phát của thị trường theo từng năm, hoặc giảm giá để thâm nhập các thị trường mới, khiến người tiêu dùng dùng thử sản phẩm nhiều hơn,…
Có ba chiến lược định giá Price (Mô hình 7P trong Marketing):
- Định giá thâm nhập (Penetration Pricing): Đây là chiến lược khi doanh nghiệp định giá sản phẩm ở mức thấp nhằm mục tiêu xâm nhập thị trường và nhanh chóng giành thị phần và tận dụng lợi thế theo quy mô.
- Định giá hớt váng (Skimming Pricing): Đây là chiến lược khi doanh nghiệp đặt giá cao nhất có thể cho các phân khúc sẵn sàng chi trả và giảm giá dần để thu hút người tiêu dùng ở phân khúc thấp hơn.
- Định giá trung lập (Neutral Pricing): Đây là chiến lược khi doanh nghiệp định giá sản phẩm duy trì với mức giá trung bình của thị trường và sát với mức giá của các đối thủ nhằm loại bỏ sự tập trung vào yếu tố giá cả, đặc biệt thường được sử dụng trong giai đoạn bão hòa và với các thị trường đã bão hòa.
Price (Mô hình 7P trong Marketing) – UNIQLO, là thương hiệu thời trang hàng ngày đến từ Nhật Bản và ‘đối đầu’ với các đối thủ cạnh tranh như Gap và Zara. Để tăng lợi nhuận trên mỗi sản phẩm, UNIQLO đã đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu chất lượng với chi phí tối ưu và đặt hàng với số lượng lớn.
Công ty cũng trực tiếp đàm phán với các nhà sản xuất của mình và đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các nhà sản xuất chất lượng cao và sáng tạo của Nhật Bản. Bên cạnh đó, công ty sử dụng một đội ngũ các nghệ nhân dệt lành nghề mà công ty gửi đến các nhà máy đối tác trên toàn thế giới để kiểm tra chất lượng. Nhờ vậy, với chất lượng sản phẩm cao, UNIQLO vẫn có thể giữ được giá bán ở mức cạnh tranh với các đối thủ khác.
Xem thêm: 4 phương pháp định giá và 8 chiến lược định giá trong Marketing
1.3 Place
Place (Mô hình 7P trong Marketing) hay Phân phối đề cập tới chiến lược đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng bằng cách xác định mô hình kênh phân phối và quản lý độ bao phủ thị trường. Chiến lược phân phối còn bao gồm làm việc với các nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý/ môi giới; lên kế hoạch lựa chọn bày trí sản phẩm trong cửa hàng; đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, chương trình truyền hình,…
Bộ phim GoldenEye năm 1995 là phần thứ mười bảy trong loạt phim về James Bond. Đây là bộ phim Bond đầu tiên không có sự xuất hiện của xe hơi Aston Martin. Thay vào đó, nam diễn viên người Anh Pierce Brosnan đã lên một chiếc Z3 của BMW. Mặc dù Z3 không được ra mắt cho đến nhiều tháng sau khi bộ phim rời rạp, BMW đã nhận được 9.000 đơn đặt hàng cho chiếc xe này trong tháng sau khi bộ phim ra rạp.
1.4 Promotion
Mục tiêu của Promotion (Mô hình 7P trong Marketing) là cung cấp cho người tiêu dùng về sản phẩm/ thương hiệu, tạo sự nhận biết, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hành vi mua của họ. Nói tóm lại, Promotion (Mô hình 7P trong Marketing) trả lời cho người tiêu dùng lý do tại sao họ cần sản phẩm đó và tại sao họ nên trả một mức giá nhất định cho nó.
Promotion (Mô hình 7P trong Marketing) bao gồm các công cụ:
- Quảng cáo (Advertising)
- Quan hệ công chúng (Public Relations)
- Bán hàng cá nhân (Personal Selling)
- Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
- Khuyến mãi (Sales Promotion)
Trong thời đại Digital, các Marketers có xu hướng kết hợp các yếu tố Promotion và Place để tiếp cận các nhóm đối tượng tiềm năng mạnh mẽ hơn: ví dụ như đưa các phẩm lên sàn thương mại điện tử và kết hợp Display Advertising (quảng cáo hiển thị) trên các Website.
Một ví dụ ngắn về thương hiệu rượu vodka Absolut sẽ chứng minh sức ảnh hưởng của Promotion (Mô hình 7P trong Marketing) đối với Marketing nói riêng và kinh doanh nói chung.
Vào năm 1980, thương hiệu rượu Thụy Điển này chỉ bán được 10.000 thùng rượu vodka. Nhờ sức ảnh hưởng của chiến dịch quảng cáo, đến năm 2000, công ty đã bán được 4,5 triệu thùng – một con số gấp 450 lần. Quảng cáo mà thương hiệu sử dụng chỉ đơn giản với các hình ảnh đặc tả làm nổi bật hình ảnh các chai rượu cao cấp, cho đến nay vẫn là một trong những chiến dịch đem lại hiệu quả trong khoảng thời gian lâu nhất (từ năm 1981 đến năm 2005).
Xem thêm: 3 bước lên kế hoạch và chiến lược khuyến mãi người tiêu dùng
1.5 People
Có nhiều lý do khiến con người – People (Mô hình 7P trong Marketing) là yếu tố quan trọng nhất trong dịch vụ. Lý do hiển nhiên nhất vì dịch vụ là hoạt động kinh tế giữa con người với con người. Khác xa với các sản phẩm được bày bán trên tủ kệ, dịch vụ thường vô hình, không đồng nhất về chất lượng và không thể dự trữ khiến các hệ thống, máy móc khó lòng có thể thay thế vai trò của con người. Yếu tố con người bao gồm cả nhân viên lẫn khách hàng.
Mối quan hệ giữa khách hàng và nhân viên vừa có tính đối lập vừa có tính tương hỗ. Cả 2 yếu tố cần phải dung hoà để có được kết quả tốt nhất. Yêu cầu của khách hàng và số tiền họ chi trả phải tỉ lệ thuận với khả năng của doanh nghiệp và nhân viên.
Quá trình chuyển giao giá trị dịch vụ từ công ty đến khách hàng thường nhọc nhằn và có nhiều khoảng cách (gap). Có càng nhiều gap và gap càng lớn thì khách hàng càng không hài lòng với dịch vụ. Chị Ngọc đưa ra 6 loại gap mà doanh nghiệp cần xác định để thu hẹp: kiến thức, chính sách, quy trình, giao tiếp, nhận thức và kỳ vọng. Đầu tư vào dịch vụ hiệu quả sẽ thu hẹp được khoảng cách giữa khách hàng và nhân viên.
Xem thêm: Mô hình 5P trong Marketing là gì? Ví dụ về 5P trong Marketing
1.6 Process
Process (Mô hình 7P trong Marketing) đề cập đến các quy trình mà doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, cũng như bất kỳ dịch vụ khách hàng nào được bổ sung vào hệ thống sau khi khách hoàn tất quá trình mua hàng của mình. Trong quá trình bán hàng, doanh nghiệp cần có các quy trình cho nhiều công việc khác nhau.
- Giao hàng tận nơi cho khách hàng: Quy trình giúp khách hàng có được sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Cho dù nó được đặt hàng trực tuyến và giao qua chuyển phát nhanh, mua tại cửa hàng, tải xuống từ trang web của bạn hoặc truy cập thông qua quy trình đăng ký trực tuyến.
- Phân phối từ đầu đến cuối doanh nghiệp: Các quy trình của bạn phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối đến tận tay khách hàng và các biện pháp bảo vệ để giải quyết mọi vấn đề tiềm ẩn trong quá trình phân phối.
- Dịch vụ khách hàng: Các quy trình, hệ thống và kênh của bạn để cung cấp dịch vụ khách hàng ngoài doanh số bán hàng ban đầu.
- Giải pháp: Quy trình giúp doanh nghiệp xử lý các vấn đề trong quá trình phân phối và các trường hợp khách hàng không hài lòng với quy trình/dịch vụ nhận được.
- Khuyến khích: Các biện pháp được thiết kế để giữ chân những khách hàng không hài lòng với thương hiệu của bạn để bạn có thể giữ chân họ và thu phục họ.
- Trả hàng & hoàn tiền: Hệ thống của bạn xử lý việc trả hàng, hủy chuyến, hoàn tiền và bất kỳ quy trình nào khác cho những khách hàng từ chối mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Phản hồi: Quy trình thu thập phản hồi của khách hàng và áp dụng những thông tin chi tiết này để cải tiến sản phẩm/dịch vụ.
- Điều khoản dịch vụ (T&Cs): Các điều khoản và điều kiện áp dụng đối với khách hàng khi thực hiện mua hàng. Cách làm này sẽ hạn chế rủi ro khi có sự cố xảy ra.
1.7 Physical Evidence
Physical Evidence (Mô hình 7P trong Marketing) được sử dụng để chỉ các mặt hàng thực tế và các hình thức tương tác: sản phẩm, cửa hàng, biên nhận, bao bì, túi xách và các mặt hàng có nhãn hiệu khác có thể nhìn thấy và chạm vào.
Physical Evidence (Mô hình 7P trong Marketing) có thể đặc biệt hữu ích khi khách hàng chưa mua hàng của doanh nghiệp trước đây và cần thông tin để tìm hiểu trước khi trả tiền để sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Đối với một nhà hàng, bằng chứng hữu hình có thể ở dạng môi trường xung quanh, đồng phục của nhân viên, thực đơn và đánh giá trực tuyến để chỉ ra trải nghiệm có thể mong đợi.
- Đối với một đại lý, bản thân trang web lưu giữ bằng chứng vật chất có giá trị – từ lời chứng thực đến các nghiên cứu điển hình, cũng như các hợp đồng mà các doanh nghiệp được cung cấp để đại diện cho các dịch vụ mà họ có thể mong đợi được cung cấp.
2. Ví dụ về 7P trong Marketing
Ví dụ về mô hình 7P trong Marketing đối với Vietjet – hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam.
Product (Mô hình 7P trong Marketing):
- Theo kế hoạch ban đầu, VietJet Air dự tính chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2008 nhưng do biến động làm giá xăng, dầu tăng cao nên VietJetAir quyết định hoãn lại đến tháng 11 năm 2009. Cuối tháng 4 năm 2009, Sovico Holdings đã mua lại toàn bộ số cổ phần của Tập đoàn T&C và trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu 70% cổ phần của VietJetAir.
- Tháng 2 năm 2010, hãng Air Asia mua lại 30% cổ phần của VietJetAir. Air Asia là một hãng hàng không giá rẻ khác có trụ sở ở Kuala Lumpur, Malaysia, chuyên cung cấp những chuyến bay nội địa và quốc tế và là hãng có giá vé thấp hàng đầu châu Á.
- Tháng 5 năm 2011, ông Trần Minh Trung, cháu bà Nguyễn Thị Phương Thảo, mua lại 90% cổ phần của VietJetAir đồng thời chuyển giao quyền điều hành cho bà Thảo. Bà Thảo do đó tiếp tục giữ vị trí CEO VietJet Air cho đến hiện tại. Ông Trần Minh Trung là một doanh nhân trẻ nổi tiếng miền Nam, là trưởng phòng Truyền thông và Sự kiện của Topica Group khu vực phía Nam.
- Vietjet đang khai thác 76 tàu bay A320, A321 và A330, thực hiện hơn 400 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển hơn 100 triệu lượt hành khách, với 139 đường bay gồm 48 đường nội địa phủ khắp tại Việt Nam và 95 đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia,…
Price (Mô hình 7P trong Marketing):
- Khách hàng mà Vietjet tập trung hướng đến là phân khúc giá rẻ, bình dân. Họ là những người thành thạo về công nghệ cũng như các hình thức thanh toán trực tuyến. Thương hiệu cũng hướng đến những vị khách có xu hướng khám phá, du lịch và muốn chọn thương hiệu di chuyển với chi phí thấp.
- Một trong những Chiến lược Marketing của VietJet Air đáng chú ý chính là chi phí thấp. Thương hiệu này thường xuyên triển khai các chuyến bay 0 đồng hay bay với giá rẻ dưới 300 ngàn đồng/vé. Chính mức giá hấp dẫn này đã thu hút sự chú ý và khuyến khích số lượng lớn khách hàng lựa chọn đặt vé.
- Để có thể áp dụng mức giá tốt như vậy là nhờ Vietjet sử dụng các loại máy bay thân hẹp với giờ bay ngắn từ 5 – 6 giờ. Vì thế, hãng hàng không này có thể thực hiện các chuyến bay đi về trong ngày với chi phí tiết kiệm nhất. Không những thế, VietJet Air cũng tiến hành cắt giảm các chi phí như: hành lý đi kèm không quá 7kg và suất ăn kèm.
Place (Mô hình 7P trong Marketing):
- Đến tháng 9/2017, Vietjet đã có 12 chuyến bay quốc tế. Đến nay, con số đó đã tăng lên 38 đường bay. Như vậy, trong tổng số đường bay và giờ bay của hãng hàng không này thì bay quốc tế chiếm đến 50%. Để thực hiện được thành quả như hiện nay, Vietjet đã đưa vào sử dụng những dòng máy bay có khả năng hoạt động chặng dài trong khu vực Đông Nam Á.
- Vietjet thực hiện kế hoạch mở chuyến bay quốc tế sang Mỹ, Hàn Quốc để có được sự phân phối dịch vụ rộng khắp hơn. Tất nhiên, để thực hiện được mục tiêu này thì ngoài vấn đề về đại dịch, hãng hàng không còn phải giải được “bài toán” chi phí đắt đỏ cho các chuyến bay dài ngày như vậy.
- VietJet Air có kế hoạch phát triển mạng bay rộng khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đang nghiên cứu tiếp tục mở rộng các đường bay trong khu vực và đã ký kết hợp đồng mua sắm tàu bay thế hệ mới, hiện đại với các nhà sản xuất máy bay lớn trên thế giới.
Promotion (Mô hình 7P trong Marketing):
- VietJet Air đã có rất nhiều chiêu thức PR ấn tượng. Còn nhớ năm 2013, khi Vietjet Air mời Ngọc Trinh cùng dàn người mẫu chân dài nóng bỏng, mặc bikini tạo dáng bên máy bay, thương hiệu Vietjet bỗng chốc đình đám.
- Theo tính toán của CAPA, mức độ nhận diện của thương hiệu Vietjet Air tại Việt Nam đã lên tới 98%. Đây là yếu tố rất quan trọng vì hầu hết người Việt vẫn mua vé qua đại lý thay vì đặt trực tiếp trên Internet. “Giấc mơ bay cho mọi người dân Việt Nam” mà Vietjet khơi gợi là một giấc mơ đẹp trong một thị trường có tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng mạnh như Việt Nam.
- Với sức mạnh về thương hiệu, từ năm 2015, Chiến lược Marketing của VietJet Air đã thực hiện một động thái mới, đó là chấm dứt việc trích tiền hoa hồng cho các đại lý. Thay vào đó, Vietjet Air chỉ trả một khoản phí tương đương 0,03% giá vé, thực ra là phí thanh toán thẻ hoặc Internet Banking. Cách thức này đã giúp chi phí phân phối của Vietjet giảm xuống, thúc đẩy giá vé của Vietjet Air về mức thấp nhất có thể.
- Với bộ lịch mới 2018, Chiến lược Marketing của VietJet Air vẫn theo đuổi hình ảnh các người mẫu bikini. Đặc biệt, trong đó có siêu mẫu Celine Farach, 20 tuổi, đang “làm mưa làm gió” với danh xưng “Cô nàng nóng bỏng nhất mạng xã hội”. Chiến lược Marketing của VietJet Air đã gây sốc cho cộng đồng trong việc đưa người mẫu lên chuyến bay đón U23 Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng đây là hình thức PR rẻ tiền, không phù hợp với sự kiện long trọng.
- Dù đã nhận được không ít lời khen cho việc VietJet Air tận dụng tốt thời cơ, PR đúng thời điểm, hãng hàng không sexy vẫn không tránh khỏi sự lên án mạnh mẽ của cư dân mạng.
People (Mô hình 7P trong Marketing):
- Nhân viên, đại diện thương hiệu của công ty, người trực tiếp tiếp xúc và trao đổi với khách hàng. VietJet luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực, coi đó là nền tảng cốt lõi để phát triển bền vững và lâu dài.
- Process (Mô hình 7P trong Marketing) – Quy trình ứng tuyển nhân viên gồm 6 bước: đăng kí ứng tuyển, lọc hồ sơ ứng viên, làm bài test, phỏng vấn, đào tạo chuyên môn, thử việc.
- Process (Mô hình 7P trong Marketing) – Quy trình tuyển dụng tiếp viên hàng không, phi công tại VietJet gồm 6 bước: Kiểm tra hồ sơ; Catwalk ứng xử phản xạ; Teamwork; Final Interiew.
- Ngoài tiêu chuẩn cơ bản về chiều cao, cân nặng, sức khỏe, bằng ngoại ngữ thì học viên đầu vào đều phải trải qua 3 vòng thi tuyển: Tiếng Anh, kỹ năng và bài thi ADAPT (năng khiếu về độ thích ứng nghề). Vòng thi ADAPT được phân tích và gửi về từ Anh. Trong đó, các ứng viên phi công cả nam và nữ cần phải có độ tuổi từ 18-32, đã tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ TOEIC tiếng Anh đạt từ 700 điểm trở lên.
- Với hai vị trí được xem là “gương mặt thương hiệu của hãng hàng không” như phi công và tiếp viên hàng không, ngoài lương cơ bản được chi trả như nhiều vị trí việc làm khác, hai vị trí này tại VietJet air còn được hãng bay này hỗ trợ thêm một các khoản phụ thu khác bao gồm: Tiền thưởng, tiền phụ cấp về sức khỏe, độc hại, lương theo giờ bay và tiền tip từ khách hàng. Do vậy, dù làm trong cùng một hãng bay, hiện tại vẫn chưa có con số cụ thể nào để thống kê mức lương của nhân viên VietJet cho từng vị trí cụ thể nhất.
Process (Mô hình 7P trong Marketing):
- Sự phối hợp, liên kết cùng hoạt động của các bộ phận của hãng trong quá trình vận hành, hoạt động sẽ tác động tới tiến độ hoàn thành công việc chung. Khi một bộ phận của hãng không thực hiện đúng tiến độ, chậm trễ thì công việc của toàn hãng sẽ bị ảnh hưởng và không thể hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra. Thế nên để đảm bảo công việc hoạt động theo quy trình, đảm bảo chất lượng dịch vụ đã đề ra thì hãng đã chia quy trình phối hợp thành hai mảng.
- Process (Mô hình 7P trong Marketing) – Quy trình phối hợp nội bộ: Trong những năm trở lại đây, quy trình làm việc nội bộ đã được hãng đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian trao đổi thông tin bằng các biện pháp như các phòng ban liên kết với nhau, hoạt động liên quan đến nhau sẽ được đặt cạnh nhau để có thể phối hợp với nhau trơn tru hơn.
- Process (Mô hình 7P trong Marketing) – Quy trình phối hợp để vận hành bay: Đây là quy trình liên quan đến một loạt các bộ phận làm thủ tục cho khách trước khi bay, bộ phận kiểm tra hành lý, bộ phận điều hành bay mặt đất, bộ phận tiếp xăng dầu, bảo dưỡng, và tổ lái máy bay.
Physical Evidence (Mô hình 7P trong Marketing):
- Physical Evidence (Mô hình 7P trong Marketing) – Đồng phục: Đồng phục tiếp viên VietJet là sự kết hợp phá cách, dung hòa nét đẹp truyền thống pha lẫn hiện đại, thoát ra khỏi khuôn khổ, giới hạn về mặt trang phục.
- Physical Evidence (Mô hình 7P trong Marketing) – Tàu bay: Đa phần là tàu bay mới 100% và có tuổi trung bình < 3 tuổi. VietJet là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam và một số ít trong khu vực sở hữu dòng máy bay Sharklet A320 hiện đại, mới nhất của Airbus.
- Physical Evidence (Mô hình 7P trong Marketing) – Phòng vé của hãng: Các phòng vé của VietJet chủ yếu được đặt tại nhà ga các sân bay. Các cơ sở vật chất như bàn ghế, quầy giao dịch, kệ sách báo, v.v. được bố trí, trưng bày đồng bộ theo tông đỏ chủ đạo của hãng, tạo nên không gian sáng sủa, dễ chiếm được thiện cảm và cảm giác tin tưởng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của VietJet Air
Brade Mar