Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple là mô hình 5 áp lực cạnh tranh (Porter’s Five Forces) do Michael Porter tạo ra. Bài viết sẽ phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành, đe dọa từ sản phẩm thay thế, quyền lực nhà cung cấp, quyền lực của khách hàng, đe dọa từ đối thủ gia nhập mới của Apple.
Mục lục
1. Giới thiệu về Apple
- Công ty: Apple Inc.
- Thành lập: 1976
- Trụ sở: Cupertino, California, Hoa Kỳ
- Ngành công nghiệp: Computer hardware, Computer software, Consumer electronics, Cloud computing, Digital distribution, Fabless silicon design, Semiconductors, Media, Retail, Financial technology, Artificial intelligence
- Sản phẩm chủ chốt: Macintosh, iPod, iPhone, iPad
- Dịch vụ: App Store, Apple Music, Apple Pay, iCloud, iTunes Store
- Website: https://www.apple.com/
- Tìm hiểu thêm các công ty và thương hiệu khác tại đây: Network | Brade Mar
Apple Inc. là một công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ, chuyên về điện tử tiêu dùng, phần mềm và các dịch vụ trực tuyến. Apple là công ty công nghệ thông tin lớn nhất thế giới tính theo doanh thu (274 tỷ USD năm 2020); và kể từ tháng 01/2021 trở thành công ty có giá trị nhất thế giới.
Tính đến năm 2021, Apple là nhà cung cấp máy tính cá nhân lớn thứ 4 thế giới tính theo đơn vị hàng bán ra, cùng với đó là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 4 thế giới. Đây là một trong 5 công ty ngành công nghệ thông tin nằm trong nhóm Big Five, bên cạnh Google (Alphabet), Amazon, Meta (Facebook) và Microsoft.
Apple được thành lập năm 1976 bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne với mục đích phát triển máy tính cá nhân Apple I của Wozniak. Công ty được Jobs và Wozniak hợp nhất thành Apple Computer, Inc. vào năm 1977. Cũng trong thời gian này, doanh số bán máy tính của hãng, bao gồm sản phẩm Apple II, đã tăng nhanh chóng.
Apple trở thành công ty đại chúng vào năm 1980, mang lại thành công về mặt tài chính nhanh chóng. Trong vài năm tiếp theo, Apple đã cho ra đời những chiếc máy tính mới với giao diện người dùng sáng tạo hơn, ví dụ như những phiên bản Macintosh đời đầu. Tuy nhiên, giá thành sản phẩm cao cùng với thư viện ứng dụng hạn chế đã gây ra nhiều vấn đề cũng như tranh giành quyền lực giữa các giám đốc điều hành. Năm 1985, Wozniak rời khỏi Apple trong khi Jobs từ chức để thành lập NeXT, dẫn theo một số nhân viên của công ty.
Khi thị trường máy tính cá nhân mở rộng và phát triển trong suốt những năm 1990, Apple đã đánh mất thị phần đáng kể vào tay Microsoft Windows. Hội đồng quản trị công ty đã tuyển Gil Amelio làm CEO. Năm 1997, Amelio mua lại NeXT với mục đích lôi kéo Steve Jobs trở lại Apple, sau đó Steve đã thay thế Amelio lên làm CEO.
Apple đã có lãi trở lại nhờ một số chiến thuật. Đầu tiên, một chiến dịch có tên “Think different” đã được triển khai, kèm với đó là tung ra sản phẩm iMac và iPod. Vào năm 2001, công ty đã mở một chuỗi bán lẻ (Apple Stores) và đã mua lại nhiều công ty khác để mở rộng danh mục của mình.
Năm 2007, công ty đã tung ra iPhone và nhận được nhiều thành công. Jobs từ chức năm 2011 vì lý do sức khỏe và qua đời sau đó 2 tháng. Tim Cook sau đó được kế nhiệm chức vụ CEO.
Tháng 08/2018, Apple trở thành công ty giao dịch công khai đầu tiên của Hoa Kỳ được định giá trên 1,000 tỷ USD. Hai năm sau, công ty được định giá hơn 2,000 tỷ USD. Apple có mức độ trung thành thương hiệu cao và được xếp hạng là thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Tính đến tháng 01/2021, đã có 1.65 tỷ sản phẩm của Apple được sử dụng trên toàn thế giới.
Như vậy bạn đã biết tổng quan về Apple, sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Apple
2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh được tạo ra bởi Michael Porter – giáo sư Đại học Harvard và là một trong những người quản trị chiến lược cạnh tranh xuất sắc nhất thế giới. Kể từ khi được ra đời vào năm 1979, mô hình này đã trở thành một công cụ chiến lược phổ biến và được đánh giá rất cao.
Porter nhấn mạnh rằng, nhà quản trị không nên nhầm lẫn 5 áp lực cạnh tranh này với các yếu tố ngắn hạn hơn như tốc độ tăng trưởng ngành, can thiệp của chính phủ hay đổi mới công nghệ. Theo ông, đó chỉ là những yếu tố mang tính chất tạm thời, trong khi 5 áp lực cạnh tranh lại là một phần “vĩnh cửu” trong tất cả các ngành.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về mô hình 5 áp lực cạnh tranh Porter
2.1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Yếu tố đầu tiên trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple là Đối thủ cạnh tranh trong ngành. Trong một ngành cạnh tranh khốc liệt, các công ty thường thu hút khách hàng bằng việc tung ra các chương trình khuyến mại giảm giá hoặc các chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Tuy nhiên, việc này vẫn có thể khiến các khách hàng, nhà cung cấp, người tiêu dùng “chuyển hướng” tới các công ty đối thủ nếu họ cảm thấy không nhận được nhiều lợi ích từ công ty.
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành của Apple bao gồm Samsung, Xiaomi, Vivo, Oppo, Huawei, Asus, Dell, HP, Lenovo, Acer, Microsoft, Logitech, Spotify, Amazon Prime Video, Netflix, Disney+. Trong đó, các đối thủ lớn nhất có thể kể đến Samsung, Xiaomi và Huawei (đối với danh mục điện thoại thông minh) và Asus, Dell, HP (đối với danh mục máy tính xách tay).
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Tập đoàn Samsung là một tập đoàn toàn cầu của Hàn Quốc có trụ sở tại Samsung Town ở Seoul. Đây là một tập đoàn đa quốc gia bao gồm nhiều doanh nghiệp con được kết nối, phần lớn trong số đó được thống nhất dưới tên Samsung.
Lee Byung-Chul thành lập Samsung vào năm 1938. Samsung bước vào lĩnh vực điện tử vào cuối những năm 1960 và đã phát triển đều đặn kể từ đó.
Sau cái chết của Lee, tập đoàn đã được tách thành năm nhóm công ty: Tập đoàn Samsung, Tập đoàn Shinsegae, Tập đoàn CJ, Tập đoàn Hansol và Tập đoàn Joongang.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Samsung
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Xiaomi là một công ty thiết kế và sản xuất điện tử của Trung Quốc. Được thành lập vào năm 2010 bởi Lei Jun, doanh nghiệp có trụ sở tại Bắc Kinh và đứng thứ tư trong số các nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới.
Các thiết bị tiêu dùng và thiết bị máy tính của Xiaomi là một trong những thiết bị phổ biến nhất tại Trung Quốc. Sự tăng trưởng nhanh chóng của Xiaomi liên quan đến Samsung và Apple vì doanh nghiệp này đang sắp vượt qua Samsung và Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu tại Trung Quốc.
Xem chi tiết: Chiến lược Marketing của Xiaomi
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Dell Technologies Inc. là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Round Rock, Texas. Công ty được hình thành do sự hợp nhất vào tháng 9 năm 2016 của Dell và EMC Corporation (sau này trở thành Dell EMC).
Các sản phẩm của Dell bao gồm máy tính cá nhân, máy chủ, điện thoại thông minh, TV, phần mềm máy tính, bảo mật máy tính và bảo mật mạng, cũng như các dịch vụ bảo mật thông tin. Dell xếp thứ 35 trên bảng xếp hạng Fortune 500 năm 2018 về các tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ tính theo tổng doanh thu.
Xem chi tiết: Chiến lược Marketing của Dell
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – AsusTek Computer Inc là một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Đài Loan, chuyên sản xuất các mặt hàng điện tử và phần cứng máy tính như máy tính để bàn, máy tính xách tay, netbook, điện thoại di động, thiết bị mạng, màn hình, bộ định tuyến WIFI, máy chiếu, bo mạch chủ, card đồ họa, thiết bị lưu trữ quang học, sản phẩm đa phương tiện, thiết bị ngoại vi, thiết bị đeo, máy chủ, máy trạm và máy tính bảng.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – ASUS là nhà sản xuất máy tính lớn thứ 5 thế giới tính theo doanh số năm 2017. Asus xuất hiện trong bảng xếp hạng “InfoTech 100” của BusinessWeek, “Top 10 công ty công nghệ thông tin hàng đầu châu Á” và xếp thứ nhất trong hạng mục Phần cứng CNTT của “Top 10 thương hiệu Đài Loan nổi tiếng toàn cầu năm 2008”. ASUS có tổng giá trị thương hiệu là 1,3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2008.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Sau khi phân tích Đối thủ cạnh tranh trong ngành trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple, ta sẽ phân tích Đe dọa từ sản phẩm thay thế.
Xem chi tiết: Các đối thủ cạnh tranh của Apple
2.2 Đe dọa từ sản phẩm thay thế
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Yếu tố thứ hai trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple là Đe dọa từ sản phẩm thay thế. Một mối đe dọa từ sản phẩm thay thế tồn tại nếu có những sản phẩm thay thế có giá thấp hơn hay các thông số hoạt động tốt hơn cho cùng 1 mục đích.
Đe dọa từ sản phẩm thay thế nói đến các sản phẩm không phải của đối thủ cạnh tranh trực tiếp (đối thủ cạnh tranh trong ngành) của Apple nhưng những sản phẩm này là mối đe dọa, có thể thay thế Apple. Tuy nhiên, Đe dọa từ sản phẩm thay thế trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple rất yếu bởi Apple có một ưu điểm vượt trội về công nghệ và chất lượng, có thể coi là “độc nhất”.
Một ví dụ về đe dọa từ sản phẩm thay thế trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple là khách hàng khi muốn lựa chọn Camera có thể lựa chọn máy ảnh DSLR (loại máy ảnh thường dùng để chụp ảnh chuyên nghiệp) thay vì lựa chọn iPhone 12 của Apple. Tuy nhiên, iPhone 12 còn có nhiều chức năng hơn là chỉ chụp ảnh rõ nét, mang lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với các loại máy ảnh DSLR. Có thể nói, hiện tại không có công nghệ nào khác có thể hoàn toàn thay thế việc sử dụng điện thoại thông minh.
Ngoài ra, hệ điều hành (OS) của Apple giúp công ty có một lợi thế vững chắc trên thị trường, do thực tế là không có sản phẩm nào khác có thể thay thế được. Vì vậy, Đe dọa từ sản phẩm thay thế trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple không quá quan trọng với công ty.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Sau khi phân tích Đe dọa từ sản phẩm thay thế trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple, ta sẽ phân tích Quyền lực nhà cung cấp.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Apple
2.3 Quyền lực nhà cung cấp
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Yếu tố thứ ba trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple là Quyền lực nhà cung cấp. Nhà cung cấp ở đây được hiểu là những người cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất công ty hay những công ty trong ngành cung cấp dịch vụ bổ trợ.
Áp lực cạnh tranh về quyền lực nhà cung cấp trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple được xác định bởi việc nhà cung cấp có quyền ép công ty phải mua nguyên vật liệu, dịch vụ với giá cao hay không. Người làm Marketing cũng cần xác định có bao nhiêu nhà cung cấp tiềm năng, những sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp có xứng đáng hay không.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Nhà quản trị cũng cần nhìn xa về việc chi phí tốn kém khi phải chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Công ty càng có nhiều lựa chọn nhà cung cấp thì càng dễ dàng chuyển sang một nhà cung cấp rẻ hơn. Ngược lại, nếu càng có ít nhà cung cấp và quyền lực họ lớn, công ty lại phải dựa vào họ, dẫn tới việc chi phí gia tăng.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Nhà cung cấp nếu có lợi thế về quyền lực trong đàm phán có thể có những tác động quan trọng vào ngành sản xuất, như việc ép giá nguyên vật liệu. Người quản trị cần biết trong ngành, các nhà cung cấp có quyền lực hay ít quyền lực.
Quyền lực nhà cung cấp trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple có thể coi là yếu, nghĩa là nhà cung cấp không có nhiều quyền lựa đối với Apple bởi sức mạnh của Apple có thể coi là vượt trội. Lý do bởi số lượng nhà cung cấp linh kiện cho Apple trên toàn cầu nhiều vô kể, do đó các nhà cung cấp sẽ có ít vị thế trong mắt Apple; họ sẽ bất lợi trong việc áp đặt các điều khoản với Apple.
Apple cũng có thể dễ dàng chuyển nhà cung cấp với mức chi phí rẻ hơn mà không gặp bất cứ trở ngại gì. Theo danh sách các nhà thầu Apple được hãng này công khai trong năm 2021, số lượng nhà thầu của Apple tại Việt Nam đã tăng nhanh từ con số 14 trong năm 2018 lên con số 22 trong năm tài chính 2020. Đến cuối tháng 5 vừa rồi, Apple có 31 nhà máy đối tác tại Việt Nam với khoảng 160.000 lao động.
Các chuỗi cung ứng của Trung Quốc và Đài Loan đã giúp Apple tăng nhanh số lượng các vệ tinh bên ngoài Trung Quốc. Các nhà thầu chính của Apple gồm Foxconn, Pegatron, Luxshare và Goertek đã đầu tư lớn vào Việt Nam trong thời gian qua, tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Các nhà cung cấp linh kiện cũng không muốn để mất một khách hàng lớn như Apple vào tay các nhà cung cấp khác, do đó, vị thế của Apple càng được nâng cao khi đặt trong mối quan hệ với các nhà cung cấp.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Sau khi phân tích Quyền lực nhà cung cấp trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple, ta sẽ phân tích Quyền lực của khách hàng.
Xem thêm: Chiến dịch quảng cáo của Apple
2.4 Quyền lực của khách hàng
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Yếu tố thứ tư trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple là Quyền lực của khách hàng. Nếu số lượng khách hàng ít hơn số lượng người bán trong một ngành thì họ là những khách hàng có quyền lực. Điều này có nghĩa là họ có thể dễ dàng chuyển sang các đối thủ cạnh tranh để mua hàng với giá rẻ hơn, lợi thế ưu việt hơn. Cần phải cân nhắc về quyền lực của khách hàng, xem họ có các yếu tố của một nhóm khách hàng quyền lực hay không
Trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple, quyền lực của khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt khi xem xét về mặt chi phí chuyển đổi khách hàng. Một hoặc một vài khách hàng thì không phải vấn đề nhưng một “lực lượng khách hàng trung thành” lại là một vấn đề mà Apple rất quan tâm.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Apple chỉ bị mất một phần ít doanh thu từ một vài khách hàng cá nhân chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ, nhưng việc hàng loạt khách hàng trung thành chuyển sang phía đối thủ không chỉ khiến Apple bị mất thị phần mà còn giúp đối thủ gia tăng thị phần.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Ngày nay, khách hàng có thể dễ dàng truy cập, tìm kiếm, nghiên cứu thông tin về tính năng của sản phẩm, đọc các bài đánh giá, v.v. khiến cho quyền lực của khách hàng ngày một lớn. Vì vậy, Apple đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt vào R&D khi cho ra mắt hàng loạt những sản phẩm gắn mác “nhà Táo” như Airpods hay Apple Watch; giúp củng cố lòng trung thành của tập khách hàng hiện tại cũng như thu hút nhóm khách hàng mới.
Bất chấp những bất ổn trên thị trường toàn cầu, Apple công bố doanh thu quý II/2022 (quý III/2022 theo năm tài chính của Apple), kết thúc vào tháng 6, với con số kỷ lục 83 tỷ USD, tăng 2% so với quý cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu iPhone vẫn đóng góp phần lớn nhất trong thành công của Apple, khi doanh số Mac, iPad và các sản phẩm khác của hãng đều giảm so với cùng kỳ 2021. Lượng người dùng Android ồ ạt chuyển sang iPhone là yếu tố quan trọng giúp công ty đạt được thành công này.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Sau khi phân tích Quyền lực của khách hàng trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple, ta sẽ phân tích Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới.
Xem thêm: Danh mục sản phẩm của Apple
2.5 Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Yếu tố thứ năm trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple là Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới. Vị thế của công ty có thể bị ảnh hưởng bởi khả năng thâm nhập thị trường của các đối thủ mới. Nếu ngành dễ dàng thâm nhập với nguồn lực không cần nhiều mà lại mang lại nguồn lợi lớn, các đối thủ mới có thể nhanh chóng gia nhập ngành. Tuy nhiên, nếu rào cản gia nhập ngành lớn, đối thủ khó có thể tham gia vào ngành thì công ty đa hưởng một vị thế thuận lợi, cần tận dụng lợi thế này.
Có thể nói, sức ép cạnh tranh đến từ các đối thủ tiềm năng ngoài ngành (Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple) phụ thuộc chủ yếu vào rào cản gia nhập ngành. Người làm Marketing cần biết ngành có mức độ gia nhập dễ dàng hay không; nói cách khác là rào cản gia nhập ngành cao hay thấp.
Do Apple là một công ty với thị phần khổng lồ, doanh thu vượt trội cũng như giá thị thương hiệu hàng đầu thế giới, những đối thủ mới gia nhập ngành sẽ phải gặp rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, những công ty lớn không kém như Google (thuộc Alphabet), Facebook (thuộc Meta) hay Amazon, với sức mạnh tài chính lớn, họ có thể gia nhập ngành và cạnh tranh trực tiếp với Apple.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Mặc dù R&D là một việc rất quan trọng và buộc phải có đối với Apple để cải thiện và phát triển các sản phẩm mới, tạo được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, yếu tố đe dọa từ đối thủ gia nhập mới ở mức vừa phải. Bởi mặc dù có các tập đoàn công nghệ khác có khả năng gia nhập ngành nhưng Apple vẫn giữ được lợi thế mạnh mẽ của mình suốt nhiều năm qua.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Công ty định giá thương hiệu Brand Finance công bố 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2022 (Brand Finance Global 500). Theo đó, giá trị thương hiệu Apple chạm mốc 355 tỷ USD – cao hơn 5 tỷ USD so với Amazon ở vị trí thứ 2. Việc Apple giữ vững ngôi đầu trong danh sách những công ty có giá trị thương hiệu lớn nhất toàn cầu được đánh giá là nhờ sự thành công của loạt flagship iPhone 13 ra mắt cuối năm 2021.
Mức định giá của Apple cũng tăng 35% so với năm ngoái. Các nghiên cứu về mức độ trung thành của khách hàng và cảm tình dành cho thương hiệu cũng tăng cao. Theo trang PhoneArena, giá trị thương hiệu trong năm 2022 của Apple ghi nhận mốc kỷ lục trong lịch sử thị trường thế giới.
“Thành công của Apple một phần đến từ vị thế đã thiết lập từ lâu của thương hiệu, một phần khác là nhờ cung cấp các dịch vụ đa dạng đến người dùng”, Brand Finance nhận định trong báo cáo. Theo công ty này, việc các dòng sản phẩm khác của Apple ngoài iPhone ngày càng được ưa chuộng, như AirPods, iPad, Mac là lý do thương hiệu Táo khuyết được đánh giá cao.
“Apple hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ chân khách hàng trong định giá thương hiệu. Do đó, hãng công nghệ đang sở hữu một lượng người dùng trung thành lớn”, David Haigh, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Brand Finance nhận định.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple – Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới là yếu tố cuối cùng khi phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple.
Xem thêm: Khách hàng mục tiêu của Apple
Brade Mar