Phân tích mô hình SWOT của Dove, một trong những thương hiệu chăm sóc cá nhân lớn nhất tại Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Dove.
Mục lục
1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Dove
Dove là một thương hiệu chăm sóc cá nhân của Mỹ thuộc Unilever. Nếu bạn chưa biết, Unilever là một công ty đa quốc gia được thành lập vào năm 1930 và chuyên về ngành hàng FMCG. Tập đoàn sở hữu hơn 40 thương hiệu, và 14 thương hiệu trong số đó tạo ra doanh thu hơn 1 tỷ euro mỗi năm. Nhiều thương hiệu Unilever mà bạn chắc hẳn đã nghe nói đến là Omo, Rexona, Lifebuoy, Vaseline, Clear, Cif, Lipton, Axe, v.v.
Đối với Dove, thương hiệu đã có một khởi đầu khá muộn bằng việc sản xuất bánh xà phòng. Ban đầu chỉ có Dove Bar và Dove Beauty Bar. Tuy nhiên, vào những năm 1970, Dove đã trở nên nổi tiếng, nổi bật là loại xà phòng êm dịu nhất cho làn da. Ngay sau đó, các sản phẩm của thương hiệu đã được giới chuyên môn đánh giá cao.
Đến những năm 1990, Dove đã đạt giá trị 200 triệu USD và hiện tại được định giá khoảng 4.5 tỷ USD. Sản phẩm của Dove được bán tại gần 150 quốc gia và có danh mục sản phẩm dành cho phụ nữ, nam giới và trẻ sơ sinh. Thành công này phần lớn là do xây dựng danh tiếng tốt đối với tập khách hàng mục tiêu là phụ nữ với Chiến lược quảng cáo của Dove hết sức thông minh.
Bạn đã biết tổng quan về Dove. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Dove.
Xem thêm: Tìm hiểu về thương hiệu Dove
2. Strengths (Điểm mạnh) của Dove
Phân tích mô hình SWOT của Dove bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Dove.
Nguồn lực lớn từ tập đoàn mẹ Unilever:
- Unilever PLC là một tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia được Anh và Hà Lan thành lập. Hiện tại công ty chỉ có 1 có trụ sở chính tại London (Anh), sau khi sáp nhập với Unilever N.V (trụ sở tại Hà Lan).
- Chiến lược Marketing của Unilever sở hữu hơn 400 nhãn hiệu với doanh thu năm 2020 là 51 tỷ Euro với 13 thương hiệu có doanh số hơn 1 tỷ Euro: Axe/Lynx, Dove, Omo/ Persil, Heartbrand/ Wall’s, Hellmann’s, Knorr, Lipton, Lux, Magnum, Rexona/ Degree, Lifebuoy, Sunsilk và Sunlight.
- Unilever được thành lập ngày 02/09/1929 bởi sự sáp nhập của 2 doanh nghiệp là Lever Brothers (một công ty sản xuất xà bông tại Anh) và Margarine Unie (một công ty sản xuất bơ thực vật tại Hà Lan). Trong nửa sau của thế kỷ 20, công ty ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm của mình và mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn thế giới.
- Chiến lược Marketing của Unilever đã thực hiện nhiều vụ mua lại công ty, bao gồm: Lipton (1971), Brooke Bond (1984), Chesebrough-Ponds (1987), Best Foods (2000), Ben & Jerry’s (2000), Alberto-Culver (2010), Dollar Shave Club (2016) và Pukka Herbs (2017).
- Trong những năm 2010, dưới sự lãnh đạo của Paul Polman (CEO của Unilever thời điểm này), công ty chuyển dần trọng tâm của mình sang các thương hiệu thuộc ngành hàng chăm sóc cá nhân và làm đẹp (Beauty & Personal Care).
Phân phối chặng cuối hiệu quả:
- Dove tận dụng hệ thống phân phối mạnh mẽ của tập đoàn mẹ Unilever. Có một sự thật rằng phân phối chặng cuối là một bài toán không hề đơn giản. Đặc biệt là với những thương hiệu đa ngành, đa quốc gia như trường hợp của Unilever.
- Bởi đặc tính và đặc điểm cư dân của từng địa phương hay quốc gia không hề giống nhau. Phần lớn công ty đa quốc gia cũng sẽ “uốn nắn” kênh phân phối của mình ở từng địa điểm, địa phương và thị trường cụ thể. Trong khi đó, chiến lược phân phối của Unilever sẵn sàng tận dụng nguồn lực sẵn có ở từng địa phương. Bởi họ luôn tâm niệm rằng: “con đường tạo ra doanh số và lợi nhuận bền vững nhất, đó là tạo ra cuộc sống thịnh vượng cho tất cả mọi người trên khắp thế giới.”
- Nhiều khách hàng tiềm năng của Unilever tại các quốc gia chưa phát triển, hoặc đang phát triển vẫn đối mặt nhiều hạn chế trong việc tiếp cận sản phẩm thiết yếu chất lượng cao. Khi một thương hiệu đa quốc gia muốn xây dựng kênh phân phối chặng cuối, mang sản phẩm đến tay người dùng cuối một cách trực tiếp. Họ sẽ đối mặt với thử thách đồng cảm, thấu hiểu và có đủ kiến thức về tập quán hay hành vi tiêu dùng ở từng địa phương.
- Và đó chính xác là những gì mà chiến lược phân phối của Unilever đang thực hiện. Hơn cả sự đồng cảm hay thấu hiểu, chiến lược phân phối của Unilever đã cho thấy năng lực thích ứng mạnh mẽ của thương hiệu này ở từng thị trường khác biệt.
- Năm 1995, Unilever vào Việt Nam và quyết định tạo ra một hệ thống tiếp thị và phân phối trên toàn quốc, bao quát hơn là 100.000 địa điểm. Unilever đã đưa khái niệm tiêu thụ bán lẻ trực tuyến, sử dụng nhân viên bán hàng đến từng cửa hàng bán lẻ theo tuyến, những nhân viên này có nhiệm vụ chào các đơn đặt hàng mới, giao hàng và cấp tín dụng cho các đơn hàng tiếp theo.
- Các điểm bán lẻ được cấp tủ trưng bày hàng năm sử dụng tối đa không gian cho cửa hàng của họ và tính bắt mắt của sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn giúp đỡ các hãng phân phối dàn xếp các khoản cho vay phương tiện đi lại, đào tạo quản lý và tổ chức bán hàng.
Tổ chức hệ thống phân phối hiệu quả:
- Dove thuộc sở hữu của Unilever Vietnam nên chiến lược phân phối của Unilever cũng được áp dụng cho thương hiệu Dove. Công ty đã thực hiện chính sách phân phối của mình bằng cách chọn chiến lược phân phối tập trung hay chiến lược phân phối mạnh.
- Do đặc điểm sản phẩm là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người tiêu dùng, chiến lược này giúp Unilever đưa hàng hóa vào thị trường với khối lượng lớn, sử dụng tối đa các thành phần trung gian để tham gia phân phối hàng hóa, đem lại sự tiện lợi về vị trí và địa điểm mua hàng cho người tiêu dùng.
- Với hệ thống các nhà phân phối rộng khắp, lực lượng bán hàng đông đảo, Unilever ngày nay đã có hơn 150 nhà phân phối lớn, gần 300.000 cửa hàng bán buôn và bán lẻ, khoảng 300 siêu thị, tạo điều kiện cho người tiêu dùng ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam có thể mua được các sản phẩm của Dove với cùng một mức giá thống nhất.
- Các nhà máy của Unilever Việt Nam tiến hành sản xuất ra các sản phẩm kịp thời đáp ứng nhu cầu từng vùng thị trường, và tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa. Một số nhà máy sản xuất lớn của Unilever tại Việt Nam có thể kể đến là Nhà máy sản xuất tại Củ Chi và Thủ Đức (TP.HCM), 2 Nhà máy sản xuất tại Biên Hòa (Đồng Nai) và Nhà máy sản xuất tại Hà Nội.
- Hiện nay, trên toàn quốc Unilever có hơn 150 nhà phân phối. Thông thường các nhà phân phối của Công ty có tiềm lực tài chính mạnh, có uy tín, có kinh nghiệm trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, có quan hệ kinh doanh tốt, có mạng lưới phân phối rộng và chuyên nghiệp, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kho bãi, phương tiện giao hàng, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin…
- Vì vậy các nhà phân phối đem lại rất nhiều lợi ích cho Công ty. Công ty cho họ hưởng mức chiết khấu 5.05% doanh thu chưa thuế, và chiết khấu 0.9% trên hóa đơn nếu nhà phân phối thanh toán đúng hạn (trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận hàng).
- Ngoài ra, nhà phân phối còn được Công ty hỗ trợ kinh nghiệm và kỹ năng quản lý, đào tạo các nhân viên. Nhằm giúp cho nhà phân phối thúc đẩy việc kinh doanh, Công ty thường xuyên có các chương trình hỗ trợ cho thị trường bằng ngân sách của Công ty thông qua nhà phân phối.
- Hiện nay các sản phẩm Dove của Unilever Việt Nam đến với tay người tiêu dùng qua hệ thống hơn 300.000 đại lý bán buôn và bán lẻ. Chính nhờ lực lượng này mà hệ thống phân phối của Unilever Việt Nam có độ bao phủ sâu rộng trên toàn thị trường, hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng ở khắp mọi nơi trên toàn quốc. Công ty cho nhà bán lẻ hưởng chiết khấu 1% doanh thu chưa thuế.
- Công ty đã cho các siêu thị hưởng mức chiết khấu 3% doanh thu chưa thuế, và thực hiện thêm việc chiết khấu 0.75% khi siêu thị thanh toán đúng hạn (trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận hàng).
Thị phần và độ nhận biết thương hiệu lớn:
- Ở thị trường dầu gội cho nữ, Unilever vẫn ở vị trí thống trị với hơn 45% thị phần với các nhãn hiệu phổ biến Clear, Sunsilk và Dove. Trong đó, Dove được coi là thương hiệu chủ lực.
- Tại Việt Nam, độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) của Dove gần như tuyệt đối, đặc biệt là tại thị trường thành thị.
Hoạt động Marketing vượt trội:
- Đi theo chiến lược phát triển của tập đoàn mẹ Unilever, Dove là một thương hiệu có sứ mệnh (Brand Purpose). Ý nghĩa thương hiệu (Brand Purpose) của Dove là “to make a positive experience of beauty accessible to every woman”.
- Trên Website của mình, Dove viết về sứ mệnh của họ như sau: Dove tin rằng vẻ đẹp của phụ nữ nên là một điều đáng tự hào thay vì nỗi lo lắng. Đó là lý do vì sao chúng tôi giúp phụ nữ trên toàn thế giới phát triển những mối quan hệ tích cực bằng việc thay đổi cách nhìn cuộc sống, giúp họ cảm thấy yêu bản thân hơn và nhận ra tiềm lực của chính mình.
- Vào năm 2004, để liên sâu sắc hơn mối liên hệ giữa sản phẩm và người tiêu dùng, Dove đã ra mắt một chiến dịch truyền thông tập trung vào những vẻ đẹp thực sự đời thường. Trong khi Chiến lược Marketing của Dove xóa bỏ hình ảnh thường thấy trong quảng cáo về vẻ đẹp từ các nữ diễn viên và người mẫu, chiến dịch cũng giúp Dove tạo sự kết nối sâu sắc hơn với người tiêu dùng mục tiêu.
- Theo lẽ thường, định nghĩa về sự quyến rũ liên quan đến các nữ diễn viên và người mẫu với vẻ đẹp phi thực tế. Tuy nhiên, Chiến lược Marketing của Dove đã đi ngược lại thực tế này. Định nghĩa về vẻ đẹp và sự quyến rũ rộng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, đôi mắt của mọi người đã quá quen với những vẻ đẹp phi thực tế đến nỗi họ quên đi vẻ đẹp thực sự trong thế giới thường nhật. Nhiệm vụ của Dove là phá vỡ những khuôn mẫu này.
- Chiến lược Marketing của Dove không chỉ giới hạn ở quảng cáo. Thay vào đó, Dove bắt đầu một số dự án thực sự, tập trung vào những con người đời thường thực sự và tăng sự hiện diện của phụ nữ đời thường trên các phương tiện truyền thông.
- #ShowUs là một trong những dự án do Dove khởi xướng. 70% phụ nữ vẫn không cảm thấy được đại diện trên các phương tiện truyền thông và quảng cáo, họ không cảm thấy được kết nối với những diễn viên và người mẫu phi thực tế kia. Đó là lý do tại sao Dove hợp tác với Girlgaze, Getty Images và phụ nữ ở khắp mọi nơi để tạo ra Project #ShowUs.
- Đây là thư viện ảnh lớn nhất thế giới được tạo ra bởi phụ nữ để phá vỡ định kiến về cái đẹp. Với hơn 5000 hình ảnh, Dove đã tạo ra một cái nhìn toàn diện hơn về vẻ đẹp . Cam kết của Dove phá vỡ khuôn mẫu vẻ đẹp thông thường và để chứng minh điều này như là một phần của lễ kỷ niệm 60 năm thành lập của mình, Dove đã đưa ra 3 cam kết:
- We will always feature women, never models (Chúng tôi sẽ luôn xuất hiện bên cạnh những phụ nữ đời thường chứ không phải là những người mẫu)
- We will portray women as they are in real life. We won’t digitally distort our images (Chúng tôi sẽ tái hiện hình ảnh người phụ nữ y nguyên trong đời sống thực. Chúng tôi sẽ không chỉnh sửa bất cứ điều gì về mặt hình ảnh)
- We will be helping young people build self-esteem and positive body confidence (Chúng tôi sẽ giúp những phụ nữ trẻ xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin tích cực của cơ thể)
- Vì vậy, theo Chiến lược Marketing của Dove, vẻ đẹp thực sự là vẻ đẹp không cần đến “hàng tấn” lớp trang điểm. Đó là vẻ đẹp ngoài đời thực, người thật và cảm thấy vẻ đẹp bản thân mà không cần trang điểm hoặc một hình dạng hoàn hảo. Có nhiều dự án tương tự cũng là một phần trong Chiến lược Marketing của Dove và tập trung nền tảng này.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Dove
3. Weaknesses (Điểm yếu) của Dove
Phân tích mô hình SWOT của Dove tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Dove.
Quá lún sâu vào “Brand Purpose”:
- Ý nghĩa thương hiệu (Brand Purpose) trả lời cho “tại sao” (Why) của một thương hiệu/ công ty, lý do tồn tại của thương hiệu và những thứ thương hiệu đại diện. Câu hỏi “Why” này thường liên quan đến khách hàng mà thương hiệu phục vụ.
- Unilever đang bị ám ảnh với việc thể hiện những thông tin bền vững với cộng đồng. Điều này đã làm dấy lên cuộc tranh luận trong ngành liệu việc quá tập trung vào giải quyết những vấn đề xã hội có gây bất lợi cho quá trình tăng trưởng không.
- Cộng đồng Marketing đã tăng cường sự tập trung cho vấn đề bình đẳng, hòa nhập, và bây giờ là tính bền vững. Nhưng nhiều doanh nghiệp nhìn chung đang ‘lún sâu’ vào những vấn đề xã hội mà không dành đủ sự chú tâm vào việc tăng trưởng doanh số.
- Dove trong những năm qua, đi theo chiến lược phát triển thương hiệu của tập đoàn mẹ Unilever đã thực hiện rất mạnh mẽ các hoạt động Brand Purpose, điều này phần nào ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh số của thương hiệu.
Được đánh giá là “không đáng đồng tiền bát gạo” (Not Value For Money):
- Cụ thể, chất Gel trong Dove sánh lỏng, khác với các loại dầu gội thông thường tạo cảm giác không sạch. Bọt ra không nhiều và không thoải mái cũng là điểm trừ lớn của Dove.
- Giá thành của Dove cũng khá chênh lệch với các nhãn hàng đối thủ mặc dù công dụng không quá nổi bật.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Unilever
4. Opportunities (Cơ hội) của Dove
Phân tích mô hình SWOT của Dove tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Dove.
Xu hướng tiêu dùng xanh, bảo vệ môi trường:
- Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi tháng, mỗi gia đình sử dụng đến 1kg túi nilon. Ở những thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, số lượng rác thải nhựa mỗi ngày thải ra môi trường lên tới 80 tấn.
- Theo ước tính của Bộ TN&MT, có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa tại Việt Nam được thải ra mỗi năm, tuy nhiên chỉ có 27% trong chúng được tái chế lại. Lượng tiêu thụ nhựa tăng 37,5kg/người tính từ thời điểm năm 1990 đến 2018 tại Việt Nam.
- Ngoài ra, lĩnh vực tái chế rác thải nhựa ở Việt Nam còn hạn chế. Đơn cử ở thành phố Hồ Chí Minh, trong 250.000 tấn rác thải nhựa thì có 48.000 tấn được đem đi chôn lấp, hơn 200.000 tấn được tái chế hoặc thải thẳng ra môi trường.
- Hiện nay, tại nhiều nhà hàng, quán cafe sử dụng các sản phẩm ống hút bằng giấy, mía hoặc ống hút gạo thay vì sử dụng ống hút nhựa như trước. Theo đó, tại nhiều các siêu thị sử dụng lá chuối bọc sản phẩm tươi sống thay vì những túi nilon như trước đây.
- Cũng tại nhiều quán cafe trên địa bàn thành phố Hà Nội còn trưng bán các sản phẩm thân thiện với môi trường như ống hút inox, túi vải, …Việc xuất hiện nhiều sản phẩm tiện ích thân thiện với môi trường là một bước tiến tốt, thể hiện sự quan tâm và thay đổi thói quen trong sản xuất lẫn tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
- Có thể khẳng định những sản phẩm thân thiện với môi trường đang được người tiêu dùng hưởng ứng tích cực và có xu hướng tăng cao trong thời gian tới. Hiện nay có nhiều cửa hàng, siêu thị… người dân đã lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường sử dụng thường xuyên, trở thành xu hướng mới trong tiêu dùng của người dân.
Thương mại điện tử phát triển:
- Khi mua sắm online qua tin nhắn mạng xã hội trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng trong và sau đại dịch, tin nhắn trao đổi khi mua hàng (kinh doanh hội thoại) đang trở thành phương thức chính để người dùng tiếp cận, tìm hiểu thông tin, trải nghiệm các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thương hiệu. Thay vì gọi điện hoặc gửi email, khách hàng có xu hướng nhắn tin và mong nhận được phản hồi nhanh chóng.
- Đây là nhu cầu mới của người tiêu dùng; đồng thời là xu hướng mang tới nhiều cơ hội cho doanh nghiệp mọi quy mô để kết nối phát triển kinh doanh online. Thống kê mỗi tuần có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu kết nối với doanh nghiệp qua các dịch vụ nhắn tin của Meta. Việc sử dụng tin nhắn hậu đại dịch tăng 40%.
- Một khảo sát 6.500 người tiêu dùng tại Việt Nam, Australia, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines và Đài Loan (Trung Quốc) về kinh doanh hội thoại vừa được Meta kết hợp với Boston Consulting Group thực hiện đã cho thấy rõ những xu hướng này của người dùng và doanh nghiệp khu vực châu Á- Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Với nhận định, kinh doanh hội thoại tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau đại dịch, báo cáo cho biết, Việt Nam có tỷ lệ sử dụng tin nhắn kinh doanh hội thoại cao nhất trong số các thị trường được khảo sát.
- Theo đó, có tới 73% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng tin nhắn hội thoại để tiếp cận doanh nghiệp. Hậu đại dịch, gần hai phần năm người tiêu dùng Việt Nam trò chuyện với doanh nghiệp thường xuyên hơn. Có tới 39% người được khảo sát đã tăng tần suất sử dụng tin nhắn hội thoại sau đại dịch Covid- 19.
- Việc nhắn tin mua hàng hiện đang trở thành một phần của hành vi tiêu dùng thông thường. Khảo sát cho biết, ít nhất có 1 trong 3 người tiêu dùng Việt Nam trò chuyện với doanh nghiệp mỗi tuần một lần. Hành vi nhắn tin, kinh doanh hội thoại phổ biến ở tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt là Millennials và GenZ.
Chăm sóc da dẫn đầu danh sách chi tiêu chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam:
- Đây cũng là lĩnh vực không bị ảnh hưởng bởi đại dịch hay thăng trầm của thị trường. Theo Mintel, công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang có giá trị khoảng 2,3 tỷ USD. Trong đó, các sản phẩm chăm sóc da được ưa chuộng nhất, với hơn 60% người tiêu dùng sử dụng mỗi ngày.
- Nghiên cứu của Statista cho biết, tốc độ gia tăng số lượng cửa hàng mỹ phẩm toàn quốc tăng 40%, từ 87 trong năm 2021 lên đến 124 trong năm nay. Phần lớn cửa hàng tập trung tại hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và TP.HCM.
- Theo chia sẻ của GĐ bộ phận Cho thuê thương mại của một Tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam: “Năm 2019, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của Việt Nam đạt 6,6% GDP. Chỉ số này dự kiến sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép là 10,7% vào năm 2022. Trong đó, dẫn đầu về doanh thu là các sản phẩm chăm sóc da. Điều này là do người Việt Nam đang có xu hướng chăm sóc da nhiều hơn, đặc biệt từ đối tượng nam giới.”
- Đây là cơ hội cho Dove khi có thể phát triển, mở rộng sang các ngành hàng lân cận về chăm sóc da như sữa dưỡng thể, sữa tắm dưỡng da, v.v.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Unilever
5. Threats (Thách thức) của Dove
Phân tích mô hình SWOT của Dove cuối cùng là Threats (Thách thức) của Dove.
Cạnh tranh mạnh mẽ:
- Chăm sóc tóc là một trong những sản phẩm phổ biến trong ngành hàng tiêu dùng, dầu gội đầu có quy mô thị trường khá lớn ở Việt Nam, trải dài từ Bắc tới Nam, đa dạng ở các nhóm tuổi, giới tính và thu nhập. Dầu gội đầu là mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt thường ngày của người dân. Vì vậy, lượng người mua và sử dụng mặt hàng này khá cao.
- Các nhãn hàng dầu gội đầu hiện nay tại Việt Nam khá đa dạng, chủ yếu là cả hai doanh nghiệp lớn: P&G và Unilever. Ngoài ra, các sản phẩm X-men của Marico, Palmolive của Colgate-Palmolive hay Enchanteur cũng góp phần thị phần đáng kể trên thị trường.
- Ngoài ra, thị trường chăm sóc tóc thời gian qua còn có sự góp mặt mạnh mẽ của các thương hiệu ngoại nhập đến từ các nước như Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu: Thời gian qua, giá xăng dầu, gas liên tục tăng cao khiến nhiều loại hàng hóa, dịch vụ tăng theo. Cuộc sống của người dân đang ít nhiều bị ảnh hưởng, đặc biệt là những người có thu nhập bấp bênh. Người tiêu dùng lo ngại giá nhiều mặt hàng sẽ còn có thể tiếp tục cao hơn, làm ảnh hưởng đến đời sống, chi tiêu hằng ngày.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của P/S
Brade Mar