Phân tích mô hình SWOT của Viettel Post, doanh nghiệp hàng đầu cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh hàng hóa, bưu kiện trong nước, quốc tế tại Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Viettel Post.
Mục lục
1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Viettel Post
Viettel Post là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel chuyên kinh doanh các dịch vụ Chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế; Dịch vụ Logistics; Dịch vụ Fulfillment; Dịch vụ Thương mại; v.v. Sau hơn 24 năm xây dựng và phát triển, vị thế của Viettel Post ngày càng được khẳng định trên thị trường với nhiều danh hiệu, giải thưởng uy tín cùng tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành chuyển phát.
Với mong muốn đem đến cho khách hàng sự yên tâm và những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi sử dụng dịch vụ chuyển phát, Viettel Post luôn không ngừng thay đổi để ngày càng đáp ứng sự mong đợi của Khách hàng.
Lý giải cho sự phát triển bền vững của Viettel Post, ông Trần Trung Hưng – Tổng Giám đốc Viettel Post nhấn mạnh: “Chúng tôi luôn coi khách hàng là tài sản quý giá nhất, lấy khách hàng là đích đến cuối cùng, mọi hành động của Viettel Post đều hướng tới làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như khách hàng quốc tế. Phương châm này sẽ mãi là kim chỉ nam hành động của Viettel Post trong thời gian tới”
Viettel Post luôn coi nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi. Với khẩu hiệu: “Viettel Post – Đi sâu hơn, đi xa hơn để con người gần nhau hơn”, Tổng Công ty đã xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đức tính trung thực, chăm chỉ để đáp ứng mong muốn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Viettel Post đang được đánh giá là doanh nghiệp phát triển bền vững và là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực chuyển phát đầu tư ra thị trường nước ngoài hội nhập thế giới.
Bạn đã biết tổng quan về Viettel Post. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Viettel Post.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Abbott
2. Strengths (Điểm mạnh) của Viettel Post
Phân tích mô hình SWOT của Viettel Post bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Viettel Post.
Nguồn lực lớn từ tập đoàn mẹ Viettel:
- Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, đến nay Viettel đã trở thành tập đoàn kinh tế Nhà nước hàng đầu tại Việt Nam. Các ngành nghề kinh doanh chính của Viettel hiện nay gồm: Viễn thông; Giải pháp CNTT và dịch vụ số; Nghiên cứu sản xuất công nghệ cao; Thương mại điện tử và Logistics.
- Viettel là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tiên phong trong thực thi chiến lược quốc gia về lĩnh vực viễn thông – CNTT và công nghiệp quốc phòng công nghệ cao. Luôn là doanh nghiệp hiệu quả nhất, lợi nhuận trước thuế các năm gần đây của Viettel luôn duy trì trên 40 nghìn tỷ/năm, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu luôn duy trì trên 25%.
- Trong hai năm 2020 và 2021, Viettel là doanh nghiệp Việt Nam có sức ảnh hưởng nhất về đổi mới sáng tạo (ĐMST) khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Viettel đồng thời là thương hiệu viễn thông giá trị nhất Việt Nam, đứng số 1 tại Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và thứ 18 trong số các nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới năm 2022. Viettel trở thành hình mẫu của một DNNN kinh doanh sáng tạo và có hiệu quả.
- Là doanh nghiệp dẫn đầu về viễn thông và CNTT tại Việt Nam, Viettel đồng thời cũng là doanh nghiệp tiên phong và hiệu quả trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài với 10 thị trường có tổng dân số 260 triệu dân, tại 3 châu lục. Đến nay 7/10 thị trường kinh doanh đã có lợi nhuận, dòng tiền về nước những năm gần đây ở mức 250-350 triệu USD/ năm. Đến nay, Viettel đã thu về 900,3 triệu USD, tương đương 62% tổng đầu tư.
- Viettel là nhà cung cấp dịch vụ an toàn thông tin số 1 tại Việt Nam – luôn đón đầu xu thế và làm chủ công nghệ lõi với các sản phẩm dịch vụ Make in Vietnam, phủ rộng hoàn toàn 4/4 nhóm giải pháp, hỗ trợ giám sát và xử lý sự cố hiệu quả, kịp thời 24/7 cho các hạ tầng trọng yếu quốc gia và các doanh nghiệp, tổ chức.
- Là doanh nghiệp tiên phong, chủ lực góp phần kiến tạo xã hội số tại Việt Nam, những năm qua Viettel đã tập trung nhiều nguồn lực tư vấn chuyển đổi số (CĐS), xây dựng và triển khai hạ tầng số, các nền tảng số, dịch vụ số để đồng hành cùng Chính phủ thực hiện chương trình CĐS trên cả 03 trụ cột Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số.
- Với vai trò hạt nhân xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao của Việt Nam, Viettel đã và đang nghiên cứu, sản xuất hơn 50 chủng loại sản phẩm thuộc 10 ngành trang bị kỹ thuật công nghệ cao để cung cấp cho quân đội. Hệ sinh thái sản phẩm của Viettel được xây dựng theo mô hình tác chiến C5ISR hiện đại nhất trên thế giới.
Tốc độ tăng trưởng cao:
- Trong 5 năm gần đây (2015-2019), Viettel Post có tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 43,3%/năm. Doanh thu tăng gấp gần 4 lần trong vòng 5 năm qua và là doanh nghiệp luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.
- Động lực chính cho sự tăng trưởng vượt trội này đến từ ba cột trụ chính gồm: bưu chính, chuyển phát; kho vận và thương mại dịch vụ. Lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt hơn 380 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 36,2% so với năm 2018. Khi so sánh với ngành, Viettel Post có mức tăng trưởng LNST cao hơn so với ngành chuyển phát nhanh (33,4%) và vượt xa con số của ngành vận tải, kho bãi (7,6%). Giai đoạn từ 2015-2019, tốc độ tăng trưởng LNST trung bình đạt mức 59% một năm.
- Khả năng sinh lời cũng là một điểm mạnh đáng chú ý của Viettel Post. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2019 đạt 46,1% và được duy trì cao trong vòng nhiều năm trở lại đây. Con số này cao hơn ROE trung bình ngành vận tải, kho bãi (ở mức 18,6%) và nhỉnh hơn ROE trung bình ngành chuyển phát nhanh (ở mức 45,5%).
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) đạt mức 12,2%, cao hơn nhiều khi so sánh với ROA trung bình của ngành vận tải – kho bãi (7.7%), và trội hơn so với ROA trung bình của ngành chuyển phát nhanh (11,4%). Trong năm 2019, thu nhập trên cổ phiếu (EPS) đạt mức 6.342 đồng.
- Nền tảng tài chính lành mạnh là một yếu tố tạo nên thành công cho Viettel Post. Hệ số Nợ phải trả/Tổng tài sản ở mức 0.7 lần năm 2019, ở mức an toàn. Trong năm 2019, Hệ số thanh toán ngắn hạn và Hệ số thanh toán nhanh đạt lần lượt 1,18 và 1,16 lần. Các chỉ số đều cao hơn 1, cho thấy Viettel Post luôn đảm bảo tốt các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.
- Trong 6 tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Viettel Post vẫn ghi nhận những kết quả rất khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nửa đầu năm 2020 tiếp tục ghi nhận kết quả hoạt động vượt trội của Viettel Post với doanh thu thuần 6.797 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 200 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 25,3% và 21,2% so với cùng kỳ năm trước.
Mạng lưới phủ sóng rộng khắp cả nước tương đương với bưu điện:
- Thành lập năm 1997, Tổng CTCP Bưu chính Viettel – Viettel Post (VTP) là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát thuộc tập đoàn Viettel. Sau hơn 20 năm thành lập, từ một trung tâm phát hành báo chí, đến nay Viettel Post đã vươn lên trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực chuyển phát.
- Viettel Post có mạng lưới phủ kín 63 tỉnh thành trên cả nước, từ thành thị cho tới vùng nông thôn, hải đảo với 2.200 bưu cục, 6.000 điểm giao dịch, 22.000 CBNV, đảm bảo hàng hóa có thể được vận chuyển thông suốt đến mọi miền cả nước.
- Về phương tiện vận tải, Viettel Post hiện có gần 600 xe vận tải các loại phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra, công ty còn sở hữu 12/22 toa của đoàn tàu container nhanh Yên Viên – Sóng Thần, giúp thời gian vận chuyển Bắc – Nam bằng đường sắt sẽ được rút ngắn khoảng 30% và chi phí vận chuyển sẽ tiết kiệm khoảng 20% so với vận chuyển bằng đường bộ.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Lavie
3. Weaknesses (Điểm yếu) của Viettel Post
Phân tích mô hình SWOT của Viettel Post tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Viettel Post.
Phí thu hộ cao, tối thiểu là 15.000vnđ.
Tổng đài chăm sóc khách hàng có tính phí và thường xuyên ở trong tình trạng các điện thoại viên bận không thể liên lạc. .
Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng trên website chưa tốt. Không thường xuyên có người quản lý, phản hồi khiếu nại khách hàng.
Thanh toán tiền thu hộ bị giới hạn thời gian.
Cước phí vận chuyển của Viettel Post cao hơn các đơn vị vận chuyển khác.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Aquafina
4. Opportunities (Cơ hội) của Viettel Post
Phân tích mô hình SWOT của Viettel Post tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Viettel Post.
Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho sự phát triển của ngành dịch vụ Logistics:
- Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics. Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2018, ngành logistics Việt Nam tăng trưởng khoảng 12-14% so với năm 2017. Số lượng các doanh nghiệp vận tải và logistics hiện là 3.000 doanh nghiệp, bao gồm tất cả các doanh nghiệp logistics hoạt động theo các tuyến đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, v.v.
- Tiềm năng và cơ hội để ngành vận tải và logistics Việt Nam phát triển hơn nữa trong thời gian tới là rất lớn. Sự phát triển của ngành vận tải và logistics sẽ tạo điều kiện để Việt Nam nhanh chóng trở thành một trung tâm sản xuất mới trong khu vực, có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc.
- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, phần lớn các doanh nghiệp logistics Việt Nam đều có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Cụ thể, trong số 34.249 doanh nghiệp đang hoạt động có 41,4% số doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ với số lao động dưới 5 người; 53,74% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ dưới 50 lao động; 4,12% số doanh nghiệp có quy mô vừa, dưới 300 lao động. Số doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ chiếm 0,7%.
- Còn theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Với tốc độ phát triển hàng năm đạt từ 14 – 16%, đây là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam trong thời gian qua.
- Hiện nay, Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics. Cụ thể, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi, hạ tầng thương mại, trung tâm logistics không ngừng được mở rộng với quy mô lớn, rộng khắp. Cùng với đó, các dịch vụ đi kèm đã, đang đáp ứng kịp thời những yêu cầu hết sức đa dạng của thị trường. Các thủ tục, thời gian thông quan đối với hàng xuất khẩu cũng đã được cải thiện đáng kể.
- Công tác hoàn thiện quy định pháp luật thời gian qua đã được Chính phủ quan tâm. Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, nhất là việc thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đòi hỏi phải có những quy định phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho ngành dịch vụ logistics phát triển, đẩy mạnh đầu tư trong nước và hợp tác quốc tế.
- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, trong đó, đề ra 06 mục tiêu, 60 nhiệm vụ cụ thể với nhiều giải pháp toàn diện, nhằm đưa ngành này vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
- Việc ban hành Nghị định này đã bao quát toàn diện các dịch vụ logistics, nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics như đề ra trong Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025. Đây là bước tiến mới trong cải cách thể chế liên quan đến ngành Dịch vụ logistics cũng như có các quy định cụ thể về đầu tư phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam.
Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ:
- Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng cao và liên tục từ năm 2015 đến nay.
- Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, logistics giữ vai trò quan trọng trong dây chuyền thương mại từ người bán đến người mua với quy trình hoàn tất đơn hàng, bao gồm các khâu đóng gói, vận chuyển, thu tiền và thậm chí chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Điều này cho thấy giữa thương mại điện tử và logistics có mối liên kết chặt chẽ và tương trợ đắc lực cho nhau.
- Báo cáo Thương mại điện tử các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Brain&Company dự đoán, tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29%. Dự báo đến năm 2025, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN.
- Trong năm 2020, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) dự báo, tốc độ tăng trưởng sẽ ở mức trên 30% và quy mô thương mại điện tử Việt Nam sẽ vượt con số 15 tỷ USD. Đặc biệt, trong những tháng cao điểm chống dịch Covid-19 của năm 2020, hành vi mua sắm của người tiêu dùng có sự thay đổi mạnh mẽ khi nhanh chóng chuyển từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến.
- Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập và mở cửa, khối lượng hàng hóa luân chuyển không ngừng tăng lên, nhu cầu của người tiêu dùng cũng ngày càng tăng đã kéo theo sự tăng trưởng của logistics. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2019, dịch vụ vận tải hàng hóa đạt 1.684,1 triệu tấn, tăng 9,7% so với năm trước, trong đó vận tải trong nước đạt 1.650 triệu tấn, tăng 9,8%, vận tải nước ngoài đạt 34,1 triệu tấn, tăng 4,3%.
- Năm 2020, dù hoạt động vận tải là một trong những lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng từ các biện pháp kiểm soát đại dịch Covid-19 nhưng mức giảm của vận tải hàng hóa không quá nhiều so với nhiều lĩnh vực khác, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó vận tải trong nước chiếm trên 98% khối lượng hàng hóa cũng chỉ giảm 7,2%, vận tải nước ngoài dù giảm tới 14,9% nhưng chỉ chiếm khoảng 2% khối lượng hàng hóa.
- Trong khoảng thời gian chống dịch cao điểm từ tháng 2 đến tháng 4, thói quen tiêu dùng và mua sắm của người tiêu dùng từ mua hàng trực tiếp sang mua hàng trực tuyến đã có sự chuyển biến mạnh mẽ chưa từng có trước đây.
- Các trang thương mại điện tử như Tiki, Sendo, Lazada, Shopee… hoạt động nhộn nhịp và sôi nổi. Việc giao dịch mua bán trên mạng với các mặt hàng thiết bị y tế, khẩu trang, nước rửa tay, thực phẩm… được ghi nhận mức tăng rất mạnh. Điều đó đã góp phần tác động giúp một bộ phận logistics đang bị ảnh hưởng bởi dịch không bị thiệt hại quá sâu.
- Bên cạnh sự bùng nổ của thương mại điện tử trong năm 2018-2019, các chuyên gia cho rằng vận tải và logistics trong thương mại điện tử Việt Nam cũng có bước chuyển mình mạnh mẽ. Sự gia tăng lưu lượng hàng hóa giao dịch qua các kênh trực tuyến khiến nhu cầu vận tải, logistics và giao hàng tăng cao.
- Theo Bộ Công thương, chỉ riêng số lượng đơn hàng qua Công ty Giao hàng nhanh đã tăng trưởng trung bình 45% trong giai đoạn 2015-2020 và có thể đạt 530 triệu đơn hàng trong năm 2020. Nhiều doanh nghiệp ngành bán lẻ như Vincommerce, Thế giới di động, FPT, Lottte, Aeon… đang định hướng phát triển E-commerce.
- Với tiềm năng đầy triển vọng, thương mại điện tử Việt Nam cũng thu hút các đại gia đầu ngành của thế giới như Alibaba, Amazon… gia nhập vào thị trường làm cho lĩnh vực logistics trở nên sôi động hơn. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhận định trong năm 2020, nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) sẽ đổ dòng tiền vào lĩnh vực vận tải và logistics bởi lĩnh vực này còn rất nhiều tiềm năng.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Sabeco
5. Threats (Thách thức) của Viettel Post
Phân tích mô hình SWOT của Viettel Post cuối cùng là Threats (Thách thức) của Viettel Post.
Cạnh tranh mạnh mẽ:
- Việc tham gia vào Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam như DHL từ Đức, TNT từ Hà Lan hay FedEx và UPS từ Mỹ, khiến cho thị trường chuyển phát nhanh tại Việt Nam càng cạnh tranh hơn. Sự tăng trưởng của các nền tảng mua sắm Thương mại điện tử cũng tạo cơ hội cho các nhân tố mới như Lazada, Giao hàng nhanh tham gia ngành.
- Khi dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu mua sắm qua sàn thương mại điện tử đã tăng mạnh. Đến nay đã có hơn 70% dân số Việt Nam tiếp cận internet, trong đó có gần 50% số người dùng Việt Nam đã mua sắm online, dùng sử dụng ví điện tử, và thanh toán mua hàng qua mạng. Điều này khiến dịch vụ giao hàng ngày càng phát triển.
- Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) là DN cung cấp dịch vụ chuyển phát được 61% các đơn vị bán hàng trực tuyến thuê; tiếp đến là công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) với tỷ lệ 25%… Tỷ lệ tương ứng cho EMS (bưu gửi theo thời gian), giao hàng nhanh và giao hàng tiết kiệm là 5%, 1% và 1%. Các đơn vị chuyển phát khác chỉ chiếm 13%. Như vậy, có thể khẳng định Vietnam Post đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bán lẻ trực tuyến trên phạm vi cả nước.
- Tình hình thay đổi đối với việc thuê ngoài dịch vụ chuyển phát ở hai trung tâm TMĐT là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Vietnam Post và Viettel Post vẫn là các DN chuyển phát được thuê nhiều nhất nhưng tỷ lệ đã giảm đáng kể.
- Ngoài ra, mức độ cạnh tranh giữa các DN chuyển phát rất cao, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, tại Hà Nội, số đơn vị thuê Vietnam Post là 20%, Viettel Post là 52%. Giao EMS là 4%, giao hàng nhanh: 10%, giao hàng tiết kiệm: 9%, các DN chuyển phát khác là 10%. Tỷ lệ tương ứng ở TP. Hồ Chí Minh là 15%, 28%, 10%, 5%, 7% và 43%.
- Mặc dù thị phần đang do khối nội chi phối nhưng trong thời gian qua, nhiều DN nước ngoài đã không ngừng tăng tốc đầu tư vào Việt Nam. Trong đó phải kể tới Lalamove (Hong Kong), sau khi có mặt ở 112 thành phố châu Á đã “đổ bộ” vào TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đặc biệt, DN này khẳng định 100% đơn hàng đến nay được giao dưới 55 phút.
- Trước sức hấp dẫn trên, sàn TMĐT Lazada cũng tách bộ phận giao nhận hàng hóa để thành lập công ty riêng là Lazada Express, sau đó tiếp tục phát triển hệ sinh thái giao nhận cho TMĐT bằng những cột mốc đầu tư mạnh dạn cho công ty Lazada E-logistics (LEL) nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường TMĐT.
- Đặc biệt, nhắc đến DN ngoại không thể quên “ông lớn” trong lĩnh vực logistics của thế giới là DHL. Ra mắt thị trường Việt Nam vào giữa năm 2017, công ty DHL eCommerce Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư để giành thị phần tại thị trường có gần 100 triệu dân.
- Không bỏ qua thời cơ, Grab cũng liên kết với Happy Fresh – một công ty chuyên giao nhận hàng tạp hóa khu vực Đông Nam Á để triển khai dịch vụ GrabFresh.
Thách thức về E-Logistics:
- Một báo cáo về Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility công bố hồi cuối năm ngoái cho thấy, chi phí logistics của Việt Nam còn cao, chiếm khoảng hơn 20% GDP. Trong khi đó, mức chi phí logistics trung bình trên thế giới, chỉ khoảng 11% GDP.
- So với các mô hình logistic truyền thống, e-logistics hiện đang phát triển mạnh mẽ. Và theo những người trong cuộc, sẽ có những yếu tố chính đóng đóng vai trò quyết định trong việc giảm thiểu chi phí logistics trong thương mại điện tử.
- Ngoài ra, một thách thức khác phải kể đến là sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn buộc các nhà cung cấp dịch vụ e-logistics phải có những tính toán cũng như chiến lược đầu tư dài hơi để có thể phát triển.
- Bên cạnh các dịch vụ logistics trong nội địa, dịch vụ e-logistics xuyên biên giới được cho là sẽ góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tạo cơ hội cho Việt Nam trở thành một trong quốc gia top đầu về e-logistics trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, việc kết nối giữa người mua và người bán xuyên biên giới cũng cần được hỗ trợ đặc biệt.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Nutifood
Brade Mar