Phân tích mô hình SWOT của Abbott, một trong những công ty cung cấp sản phẩm chăm sóc sức khỏe lớn nhất thế giới . Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Abbott.
Mục lục
1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Abbott
Abbott Laboratories là một công ty cung cấp các dịch vụ y tế và các thiết bị chăm sóc sức khỏe đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Abbott Park, Illinois, Hoa Kỳ. Công ty được thành lập bởi bác sĩ Chicago Wallace Calvin Abbott vào năm 1888 để bào chế các loại thuốc đã biết; ngày nay, nó bán thiết bị y tế, chẩn đoán, thuốc gốc có thương hiệu và các sản phẩm dinh dưỡng. Nó tách mảng kinh doanh dược phẩm dựa trên nghiên cứu thành AbbVie vào năm 2013.
Trong số các sản phẩm nổi tiếng của mình trên các bộ phận thiết bị y tế, chẩn đoán và sản phẩm dinh dưỡng là Pedialyte, Similac, Ensure, Glucerna, ZonePerfect, FreeStyle Libre, i-STAT và MitraClip. Abbott được xếp hạng thứ 134 trong danh sách Fortune 500 các tập đoàn lớn nhất có trụ sở tại Hoa Kỳ năm 2015. Fortune cũng đặt tên Abbott trong số các công ty Blue Ribbon của mình vào năm 2018, danh sách Change the World năm 2018 và trong số các công ty lớn tốt nhất để làm việc vào năm 2020.
Công ty đã được liệt kê trong danh sách “100 công ty tốt nhất” của tạp chí Working Mother và được Hiệp hội Quốc gia về Nữ giám đốc điều hành công nhận là công ty hàng đầu. Công ty cũng đã được DiversityInc công nhận là công ty hàng đầu về sự đa dạng trong công ty. Abbott là một trong những công ty được ngưỡng mộ nhất của Fortune và đã được đưa vào Chỉ số Bền vững Dow Jones trong bảy năm liên tiếp.
- Các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em do Abbott Laboratories sản xuất bao gồm: Similac; Pedialyte; PediaSure.
- Các sản phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn do Abbott Laboratories sản xuất bao gồm: Ensure; Glucerna; Juven; ZonePerfect.
Bạn đã biết tổng quan về Abbott. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Abbott.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Lavie
2. Strengths (Điểm mạnh) của Abbott
Phân tích mô hình SWOT của Abbott bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Abbott.
Abbott là một trong các hãng sữa nổi tiếng nhất nhì trên thế giới được người tiêu dùng Việt đón nhận từ những ngày đầu có mặt tại thị trường sữa Việt Nam:
- Vào năm 1888, Abbott Hoa Kỳ bắt đầu thành lập. Sau đó, công ty đã cho phát triển thị trường ở 130 quốc gia, với hơn 100 nhà máy trên thế giới.
- Đến năm 1995, Abbott lập văn phòng đầu tiên tại Việt Nam, chăm sóc sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người Việt.
- Từ năm 1984 đến nay, Abbott luôn là công ty có tên trong bảng xếp hạng “Những công ty nổi bật nhất Hoa Kỳ” do Fortune, một tạp chí uy tín bình chọn.
- Vào năm 2009, Abbott được tạp chí Barron’s bình chọn vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các công ty chuyên chăm sóc sức khỏe con người tốt nhất.
- Ngoài ra, Abbott còn thường xuyên góp mặt trong các bảng xếp hạng uy tín khác, của những tạp chí như: BusinessWeek, Working Mother, DiversityInc, v.v.
Đa dạng tập khách hàng mục tiêu:
- Trẻ nhỏ: Dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ ở những năm tháng đầu đời, đóng vai trò rất quan trọng. Thiếu hụt về dinh dưỡng, sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sự tăng trưởng về thể chất, cũng như trí não của trẻ. Hiểu được điều này, Abbott luôn không ngừng nghiên cứu và cho ra những sản phẩm vượt trội, giúp trẻ hấp thu dưỡng chất một cách tốt nhất.
- Người cao tuổi: Ở những người cao tuổi, sự kém ăn và ăn không ngon miệng luôn là vấn đề nan giải. Lượng thức ăn nạp vào bị kém đi, dẫn đến việc không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Tình trạng này kéo dài, cơ thể sẽ trở nên suy nhược. Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho người cao tuổi như sữa bột của Abbott, có thể thay thế cho 1 bữa ăn hàng ngày. Điều này giúp giải quyết việc kém ăn một cách triệt để nhất.
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng cần được quan tâm. Vì trong thời gian mang thai, việc bổ sung cân đối các chất dinh dưỡng, rất cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, cũng như duy trì sức khỏe của người mẹ. Abbott luôn trú trọng đầu tư vào các nghiên cứu, để tìm ra chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất, cho cơ thể của người mẹ và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.
Hãng ra mắt sản phẩm sữa PediaSure – một thức uống dinh dưỡng giúp cân bằng chế độ ăn uống không đều của những người kén ăn được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng, góp phần nâng cao doanh số, tăng khả năng nhận diện thương hiệu Abbott:
- PediaSure là dòng sữa công thức nổi tiếng của Abbott Hoa Kỳ. Sản phẩm này được các bà mẹ Việt tin tưởng sử dụng cho con nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào, giúp trẻ phát triển toàn diện về trí não và thể chất, đặc biệt giúp trẻ tăng cân tối đa.
- Pediasure là dòng sữa cho trẻ biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng từ 1 – 10 tuổi. Sữa Pediasure có thành phần đạm cao cùng các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho trẻ phát triển toàn diện. Đặc biệt, Pediasure giúp cải thiện tình trạng biếng ăn để bé tăng cân tốt, phát triển khỏe mạnh.
Đầu tư mạnh mẽ vào R&D:
- Viện Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm dinh dưỡng của Abbott khu vực châu Á – Thái Bình Dương (gọi tắt là ANRD) tại Singapore là trung tâm nghiên cứu có cơ sở vật chất lớn nhất châu Á. Đây cũng là trung tâm lớn thứ hai của Abbott trên toàn cầu, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.
- Từ năm 2010, Abbott đã đầu tư xây dựng ANRD như là “cái nôi” cho ra đời nhiều công thức cải tiến công thức dinh dưỡng khoa học, đặc biệt nghiên cứu và phát triển những sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.
- Khi chọn một sản phẩm dinh dưỡng, các bác sỹ và chuyên gia y tế thường khuyến nghị người tiêu dùng cẩn trọng và ưu tiên những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có quá trình nghiên cứu bài bản. Bởi lẽ, các yếu tố này là nền tảng để đảm bảo sản phẩm dinh dưỡng được chọn lựa mang đến lợi ích và hiệu quả thật sự cho người sử dụng.
- Tại Abbott, đằng sau một sản phẩm dinh dưỡng là cả một quy trình chặt chẽ, từ nghiên cứu khoa học, xây dựng công thức, thử nghiệm lâm sàng, đến sản xuất hàng loạt và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
- Sau khi có được những công thức dinh dưỡng hiệu quả, an toàn, đã qua chứng minh lâm sàng, Abbott sẽ bắt đầu quy trình sản xuất nghiêm ngặt tại nhà máy thí điểm, sau đó sản xuất thương mại tại các Nhà máy Sản xuất của Abbott.
- Riêng khu vực châu Á, bên cạnh Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm dinh dưỡng của Abbott khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Abbott cũng đã đầu tư một hệ thống nhà máy sản xuất quy mô tại Singapore đáp ứng cho thị trường này, trong đó có Việt Nam.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Aquafina
3. Weaknesses (Điểm yếu) của Abbott
Phân tích mô hình SWOT của Abbott tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Abbott.
Chi phí nghiên cứu cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, thị phần đang có xu hướng giảm do đối thủ cạnh tranh tung ra thị trường những sản phẩm sữa chất lượng với giá thành phải chăng.
Nhiều sản phẩm chỉ giới hạn phân phối ở một số quốc gia ảnh hưởng đến việc mở rộng thị phần và phát triển sản phẩm mới.
Doanh nghiệp quá phụ thuộc vào các sản phẩm mũi nhọn và những bằng sáng chế có thể hết hạn trong tương lai gần.
Việc quản lý giá của các sản phẩm sữa bởi cơ quan quản lý còn lỏng lẻo khiến giá sữa luôn tăng lên một cách bất thường, làm giảm sức cầu các sản phẩm Abbott.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Sabeco
4. Opportunities (Cơ hội) của Abbott
Phân tích mô hình SWOT của Abbott tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Abbott.
Tiềm năng thị trường sữa tại Việt Nam:
- Kinh tế của Việt Nam hiện nay ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó nhu cầu về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe và phát triển giống nòi cũng theo đó được người ta chú ý nhiều hơn.
- Có rất nhiều phương pháp nhằm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, sử dụng sữa bột là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả được người sử dụng tin dùng. Thông qua đó giúp cho thị trường sữa bột tại Việt Nam trở nên sôi động, đồng thời thúc đẩy sự xuất hiện nhiều hơn của các mẫu mã sữa bột khác nhau, giúp cho người dùng có thêm những sự lựa chọn đa dạng.
- Sản xuất sữa trong nước tại Việt Nam không thể bắt kịp với nhu cầu gia tăng trong nước. Từ năm 2001 – 2014, sản xuất sữa trong nước tăng trưởng 26,6%/năm, đạt 456.400 tấn năm 2013, chỉ đủ đáp ứng 28% nhu cầu trong nước và đạt 549.500 tấn vào năm 2014. Hai mảng chính dẫn dắt sự tăng trưởng của toàn ngành sữa trong nước và cũng là 2 mặt hàng quan trọng nhất là sữa nước và sữa bột.
- Riêng tổng giá trị trường của 2 mảng này đã chiếm gần 3/4 giá trị thị trường, trong đó, giá trị sữa bột chiếm 45% và sữa nước 30%. Năm 2015 vừa qua cũng ghi nhận mức sản lượng sản xuất sữa các loại này cao nhất từ trước đến nay.
- Tính chung giai đoạn 2010-2015, sản lượng sản xuất sữa tươi tăng trung bình 16%/năm, từ mức 520,6 triệu lít năm 2010 lên 1.093 triệu lít năm 2015; Sữa bột có lượng sản xuất đã trở lại đà tăng sau năm 2014 bị giảm, đạt 97,3 nghìn tấn, tăng 19,5% so với năm 2013, sản lượng sản xuất sữa bột tăng trung bình 10,5%/năm, từ mức 58,9 ngàn tấn năm 2010 lên mức 97,1 ngàn tấn năm 2015.
- Theo Tổng Cục Thống kê, năm 2015 ngành sữa Việt Nam đã ghi nhận mức sản lượng sản xuất sữa các loại cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, chủ yếu tập trung vào những tên tuổi như: Vinamilk, Công ty CP Thực phẩm Sữa TH, Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm 3A (Nutifood), Công ty CP Sữa quốc tế IDP, Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A, Công ty CP Sữa Hà Nội… Năm 2016, sản lượng và mức tiêu thụ các sản phẩm sữa tiếp tục khởi sắc.
- Tháng 6/2016, sản lượng sữa tươi ước đạt 99,1 triệu lít; tăng 1,3% so với tháng 5 trước đó. Tính chung 6 tháng đầu năm 2016, sản lượng sữa tươi ước đạt 553,1 triệu lít; tăng 4% so với cùng kỳ năm 2015. 6 tháng đầu năm nay, lượng sản xuất 2 mặt hàng sữa này cũng đều cao hơn cùng kỳ năm ngoái, báo hiệu một năm tiếp tục tăng trưởng về sản lượng.
- Tốc độ tăng trưởng của thị trường sữa những năm gần đây tuy có chững lại do một số yếu tố khách quan, nhưng sẽ phát triển bền vững trở lại. Thị trường sữa Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng khi tiêu thụ bình quân đầu người vẫn còn khoảng cách khá xa với các nước lân cận (23,2 kg mỗi người hằng năm so với 31,7 kg ở Thái Lan và 43,7 kg ở Hàn Quốc).
- Mỗi năm vẫn có xấp xỉ một triệu trẻ em chào đời. Thêm vào đó, nhận thức về việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngày càng cao, đặc biệt ở lứa tuổi từ trung niên trở lên – đối tượng ổn định hơn về kinh tế cũng là một động lực tăng trưởng lớn cho ngành sữa.
- Một xu hướng đang thịnh hành hiện nay là sự tiện lợi. Ngoài sự phát triển của các kênh mua sắm tiện lợi như siêu thị, trang bán hàng trực tuyến, định dạng sản phẩm cũng phải tiện lợi hơn cho người dùng. Ví dụ như việc tăng trưởng đột phá của sữa công thức pha sẵn dành cho trẻ nhỏ ngày càng lấn dần sữa bột công thức là một ví dụ điển hình cho xu hướng tiện lợi trong ngành sữa.
Sức khỏe trở thành ưu tiên hàng đầu của người Việt:
- Theo Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam của Deloitte năm 2021, dưới tác động của đại dịch Covid-19, hành vi người tiêu dùng đã có sự thay đổi lớn – đó là gia tăng chi tiêu hàng tháng vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
- Mặc dù Covid-19 rõ ràng là một trong những “cú huých” thúc đẩy việc người dân quan tâm hơn đến sức khỏe, nhưng ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, ý thức nâng cao sức khỏe của người dân cũng đã là một xu hướng. Điều này đồng nghĩa với việc người Việt sẽ chuẩn bị tốt hơn và chủ động tìm kiếm sự bảo vệ cho bản thân và gia đình.
- Với dân số gần 100 triệu người, trong đó độ tuổi trên 65 tuổi khoảng hơn 8 triệu người, nhu cầu về các sản phẩm bổ sung chăm sóc sức khỏe của Việt Nam những năm gần đây gia tăng nhanh chóng. Người dân ngày càng có ý thức cao hơn về dự phòng rủi ro sức khỏe thông qua việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Nutifood
5. Threats (Thách thức) của Abbott
Phân tích mô hình SWOT của Abbott cuối cùng là Threats (Thách thức) của Abbott.
Cạnh tranh gay gắt:
- Thị phần sữa bột phần lớn do các doanh nghiệp nước ngoài như Abbott, Frieslandcampina Vietnam và Mead Johnson nắm giữ do người tiêu dùng Việt Nam vẫn sẵn sàng trả giá cao cho thương hiệu sữa ngoại. Trong khi đó, đối với mặt hàng sữa nước, ngoài Vinamilk chiếm trên 50% thị phần, còn có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp khác như TH Milk, Nutifood, IDP, Hanoi Milk, v.v.
- Ở phân khúc sản phẩm giá trị cao là sữa bột, các doanh nghiệp sữa của Việt Nam lép vế so với các Công ty ngoại. Thống kê năm 2013 của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor International, các hãng ngoại chiếm khoảng 75% thị phần sữa bột, dẫn đầu là Abbott, tiếp theo là Mead Johnson, Dutch Lady, Dumex, Nestlé. Chỉ duy nhất niềm tự hào của Việt Nam, Công ty Vinamilk, có đủ khả năng cạnh tranh với thị phần xấp xỉ 25%.
- Trong phân khúc quan trọng khác là sữa nước (sản phẩm chủ lực của ngành sữa), các Công ty Việt Nam đang tạm thời chiếm ưu thế với gần 50% thị phần trong tay Vinamilk. Bên cạnh đó, ưu thế về chi phí và thời gian bảo quản cũng đang giúp các Công ty Việt Nam làm chủ thị trường trong nhiều nhóm sản phẩm liên quan đến sữa khác như sữa thanh trùng, sữa chua, sữa đặc có đường, với hàng loạt các thương hiệu nội địa như Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu, Ba Vì, Dalatmilk, Lothamilk, Vixumilk, Nutifood.
Vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý người tiêu dùng:
- Do thiếu tiêu chí đánh giá cộng với quy trình kiểm định chất lượng sữa lỏng lẻo, nhiều loại sữa không rõ bao bì nhãn mác vẫn được bày bán một cách công khai.
- Vụ việc như sữa có Melamine, sữa có chất lượng thấp hơn so với công bố…, khiến cho các hoạt động tiêu thụ sữa gặp khó khăn, ảnh hưởng đáng kể tới các doanh nghiệp sản xuất sữa.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Innisfree
Brade Mar