Phân tích mô hình SWOT của Lotteria

Phân tích mô hình SWOT của Lotteria, một trong những chuỗi đồ ăn nhanh lớn nhất tại Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Lotteria.

1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Lotteria

Lotteria là một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh với cửa hàng đầu tiên ở Tokyo, Nhật Bản vào tháng 9 năm 1972. Lấy tên gọi bắt nguồn từ tên của công ty mẹ – tập đoàn Lotte, thương hiệu hiện có các chi nhánh ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Đông Nam Á. Thực đơn gồm các món ăn nhanh đặc trưng như Hamburger, khoai tây chiên, gà rán, cánh gà, gà miếng.

Vào năm 2019, Lotteria đã phát hành trước thực đơn mới mang tên gọi 지파이 (gee-pie) tại Hàn Quốc, sau đó trở thành món ăn đường phố phổ biến tại Đài Loan. Công ty được thành lập vào tháng 2 năm 1972 tại Tokyo, Nhật Bản bởi Shin Kyuk-ho, một doanh nhân người Hàn Quốc. Các chi nhánh đầu tiên được mở tại Nihonbashi, Ueno, và Yokohama vào tháng 9 năm đó. Năm 1979 thương hiệu được thành lập tại Seoul, Hàn Quốc. Sau này, Lotteria mở rộng ra ngoài khu vực Đông Á và có mặt tại Myanmar, Đài Loan và Việt Nam.

Nhà hàng nhập vào thị trường Việt Nam vào năm 2004. Thực đơn bao gồm bánh mì kẹp thịt (burger) thường xuyên và gà rán, khoai tây chiên. Món tráng miệng có Patbingsu và kem chảy với 5 hương vị. Ngoài ra, Lotteria Việt Nam còn bán món hamburger tôm và các loại cơm, chẳng hạn như cơm gà.

Bạn đã biết tổng quan về Lotteria. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Lotteria.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của McDonald’s

Lotteria là một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh với cửa hàng đầu tiên ở Tokyo, Nhật Bản vào tháng 9 năm 1972
Lotteria là một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh với cửa hàng đầu tiên ở Tokyo, Nhật Bản vào tháng 9 năm 1972

2. Strengths (Điểm mạnh) của Lotteria

Phân tích mô hình SWOT của Lotteria bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Lotteria.

Nguồn lực tài chính lớn từ tập đoàn mẹ Lotte:

  • Lotte Group bắt đầu kinh doanh tại thị trường Việt Nam từ 1996, nhưng mới chỉ thực sự đẩy mạnh phát triển mảng bất động sản từ 2006. Bài viết dưới đây của đội ngũ SaleReal sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về đẳng cấp, uy tín, các dự án nổi bật và các siêu phẩm dự án sắp được công bố của tập đoàn Lotte tại Việt Nam.
  • Lotte Group là tập đoàn đa quốc gia, đa ngành nghề có trụ sở tại Songpa-gu, Seoul. Là 1 trong 5 Chaebol lớn nhất Hàn Quốc và là tập đoàn Top 10 Châu Á. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, khởi điểm của LOTTE là công ty sản xuất, kinh doanh bánh kẹo ở ToKyo, Nhật Bản, người sáng lập là ông Shin Kyuk-ho. Chủ tịch tập đoàn Lotte hiện tại là ông Shin Dong-bin.
  • Các ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn Lotte: thực phẩm, bán lẻ, hóa chất/xây dựng/sản xuất, du lịch/dịch vụ, tài chính. Với hàng loạt thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới: Lotte Mart, Lotte Foods, Lotteria, Lotte Cinema, Lotte E&C, Lotte Hotel World, v.v.

Giá trị thương hiệu mạnh:

  • Một ngày đầu tháng 2/1998, góc đường Lê Lợi (quận 1, TP.HCM) thu hút sự chú ý của nhiều người bởi sự xuất hiện của cửa hàng thức ăn nhanh màu đỏ, phía trên treo tấm biển với dòng chữ “Lotteria”. Thương hiệu Hàn Quốc đến Việt Nam mang theo kỳ vọng nhanh chóng mở rộng thị phần mảng thức ăn nhanh. Bởi lúc bấy giờ, chưa nhiều doanh nghiệp kinh doanh mô hình này tại Việt Nam.
  • Theo báo cáo của Decision Lab về hành vi người tiêu dùng trong ngành hàng ăn nhanh năm 2021, 88% người được phỏng vấn chọn Lotteria là nhãn hàng yêu thích, 59% thường xuyên chọn thương hiệu này để dùng bữa.
  • Với thành tích 7 năm liền đứng vị trí số 1 về “Brand Power” cấp bởi “Korea Management Association”, số 1 về năng lực cạnh tranh thương hiệu từ cơ quan đánh giá giá trị thương hiệu và chứng nhận an toàn thực phẩm (RVA HACCP), vệ sinh môi trường (ISO 14001), chất lượng sản phẩm (ISO 9001), Lotteria có nhiều lợi thế trong xu hướng tiêu dùng mới.
  • 23 năm gắn bó với dải đất hình chữ S, thương hiệu đến từ Hàn Quốc “bỏ túi” lòng tin của khách hàng, sự thấu hiểu thị hiếu cũng như khẩu vị người dùng. Tận dụng lợi thế ấy làm hành trang bước sang thập kỷ mới tại Việt Nam, Lotteria hứa hẹn tạo thêm nhiều dấu ấn với kế hoạch “trẻ hóa” thương hiệu, rót tiền xây nhà máy nhằm chủ động nguyên liệu và tăng chất lượng sản phẩm.

 

Hoạt động Marketing và thâm nhập thị trường khôn ngoan:

  • Con đường “khai phá” vùng đất mới để chinh phục người dùng của Lotteria hay bất cứ doanh nghiệp nào cũng chưa bao giờ dễ dàng. Với Lotteria, đó là câu chuyện “bản địa hoá” thực đơn và hương vị món ăn.
  • Trong khi thế mạnh của công ty mẹ Hàn Quốc nằm ở hamburger và yếu hơn về gà, thị hiếu của người dùng Việt đi theo chiều ngược lại. Thách thức đầu tiên buộc doanh nghiệp này nhanh chóng thay đổi chiến lược, tập trung vào sản phẩm gà và tiến hành thử nghiệm.
  • Với sự “hậu thuẫn” từ tập đoàn mẹ và 26 năm kinh nghiệm thành lập tại thị trường nổi tiếng khó tính là Nhật Bản trước khi vào Việt Nam, thương hiệu đến từ Hàn Quốc sớm tìm thấy lời giải cho bài toán khó. Món gà sau đó không chỉ có một mà phát triển thành các hương vị và cách chế biến khác nhau, bên cạnh lựa chọn khác như hamburger, heo, mực, tôm, salad, khoai tây chiên, kem…
  • Thực đơn đa dạng mức giá kèm các combo và chương trình ưu đãi lần lượt ra đời. Kết hợp vị trí cửa hàng thường nằm ở cung đường chính, ngã tư lớn, thương hiệu Hàn Quốc dần tạo được chỗ đứng nhất định trong lòng người dùng.
  • Từ đó, cửa hàng Lotteria chứng kiến ngày càng nhiều nhóm sinh viên gặp gỡ, nhân viên văn phòng ăn trưa và các gia đình tổ chức sinh nhật hay thưởng cho con mỗi dịp cuối tuần. Tuổi thơ của không ít thế hệ 9X cũng vì vậy mà gắn liền nơi đây.
  • Mở đầu cho hành trình tiếp nối hơn 2 thập kỷ, Lotteria lập kế hoạch làm mới hình ảnh các cửa hàng. Lotteria có rất nhiều cửa hàng nhưng không ít trong số đó đã cũ. Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng của Lotteria là làm mới các cửa hàng cũ thay vì xây mới. Vì vậy, Lotteria bắt tay sửa sang từ năm ngoái và duy trì trong năm nay.
  • Người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận thấy sự tươi mới qua hình ảnh được đầu tư, chăm chút cùng thông điệp tích cực trong mỗi không gian của Lotteria. Các mảng màu, thiết kế nội thất trẻ trung và bắt mắt hơn. Cách sắp xếp nội thất đảm bảo thoải mái cho người dùng.
  • Thương hiệu này cũng lần đầu công bố đại sứ thương hiệu là gương mặt trẻ được yêu thích – ca sĩ AMEE. Phong cách hiện đại, hợp xu hướng, ngoại hình tươi sáng và quá trình hoạt động nghệ thuật văn minh của nữ ca sĩ được cho là những điểm chung làm nên “mối duyên” với thương hiệu Hàn. Sản phẩm đầu tiên đánh dấu sự hợp tác này là MV Thay mọi cô gái yêu anh.
  • Cách hình ảnh thương hiệu được lồng ghép tinh tế vào MV góp phần truyền tải tốt thông điệp “Lotteria will always be by your side” (Lotteria luôn bên bạn). Sau 8.000 ngày từ khi đặt chân đến Việt Nam, trải qua những cột mốc thay đổi nhận diện và chiến lược kinh doanh để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, Lotteria vẫn trung thành với mục tiêu trở thành điểm dừng chân ấm cúng của ngày sinh nhật, bữa ăn quây quần bên gia đình, bạn bè để cùng khách hàng lưu giữ kỷ niệm đẹp.

Hệ thống phân phối rộng lớn:

  • Từ một vài cửa hàng tại TP.HCM, hơn 260 “ngôi nhà đỏ” cứ thế mọc lên, nổi bật giữa các tuyến đường lớn của hơn 30 tỉnh/thành, trải dài từ Lào Cai đến đất mũi Cà Mau.
  • Thương hiệu Lotteria dần đứng vững trong top đầu chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh phát triển tốt, phủ sóng nhanh nhất tại Việt Nam.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của KFC

Phân tích mô hình SWOT của Lotteria - Hệ thống phân phối rộng lớn
Phân tích mô hình SWOT của Lotteria – Hệ thống phân phối rộng lớn

3. Weaknesses (Điểm yếu) của Lotteria

Phân tích mô hình SWOT của Lotteria tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Lotteria.

Đồ ăn được đánh giá là chưa hấp dẫn, đặc biệt tại các nước chuộng đồ ăn nhanh đường phố như Việt Nam:

  • Lotteria hầu như đều thành công tại các thị trường châu Á, ngay cả tại các quốc gia tự hào có nền ẩm thực nổi tiếng thế giới. Có thể kể đến các quốc gia phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay như những quốc gia đang phát triển như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines.
  • Tuy nhiên, có một quốc gia ngoại lệ nằm ngoài định liệu của “ông lớn” này, tại Việt Nam, hầu hết các hãng đồ ăn nhanh đều thua lỗ, không thể phổ biến “văn hóa ăn đồ ăn nhanh kiểu phong cách phương Tây” và bó tay trước thói quen ăn uống của người bản địa.
  • Trong khi đó, đồ ăn đường phố Việt Nam rất đa dạng sự lựa chọn, nhanh chóng, được đánh giá là ngon và hấp dẫn hơn rất nhiều so với các chuỗi đồ ăn nhanh “vừa đắt vừa đơn điệu”.

Giá cả còn khá cao tại các thị trường đang phát triển như Việt Nam:

  • Chuyên gia Philip Kotler cho rằng: “Việt Nam là bếp ăn của thế giới” vì đồ ăn Việt Nam rất ngon và lành và đi kèm với đó là một mức giá rất dễ chịu với cả người bản địa và du khách.
  • Theo khảo sát của Bloomberg, mức giá trung bình một phần ăn tại một số hãng đồ ăn nhanh tại Việt Nam như sau: KFC là 4 USD/1 người, Lotteria là 4 USD/1 người, McDonald’s là 6 USD/1 người, Pizza Hut là 7 USD/1 người. Mức giá đó quy ra tiền Việt vẫn là một con số tương đối cao với thu nhập hàng ngày của người Việt.
  • Lotteria không thể giảm chi phí thấp hơn nữa vì phải gánh chi phí mặt bằng quá cao, chi phí bán hàng lớn, chi phí marketing và khuyến mại. Trong khi đối với những cửa hàng nhỏ lẻ ở đường phố, thì họ không phải mất những chi phí ấy, kéo theo giá thành rẻ hơn.
  • Vấn đề duy nhất mà Lotteria “vin” vào lấy làm lợi thế đó là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay, người Việt đã ưu tiên hơn về mặt này, họ có thể trả mức tiền cao hơn, để ăn những món đồ ăn truyền thống ngon hơn của những cửa hàng/hệ thống uy tín, nhưng tính ra, vẫn rẻ hơn so với các hãng nước ngoài.
  • Một phần ăn bánh mì tại cửa hàng bánh mì nổi tiếng tại Sài Gòn chỉ có khoảng 1,5 USD, trong khi đó, một phần ăn rẻ nhất của Lotteria là 4 USD/1 người. Với mức giá đó, người Việt có thể chọn phở hoặc bún – những món ăn đầy đủ hơn, lớn hơn, cầu kỳ hơn.
  • Đài CNBC cho rằng: “Các hàng quán truyền thống phục vụ suất ăn to gấp đôi mà giá tiền chỉ bằng phân nửa”.

Tốc độ phục vụ tuy nhanh nhưng còn chậm hơn những quán ăn đường phố:

  • Dễ thấy, mặt bằng của các tiệm đồ ăn nhanh Lotteria đều nằm ở các khu vực “vàng” hay ở trong các trung tâm thương mại Lotte vốn có một sự “sang” nhất định và chính điều đó khiến hãng này không “nhanh” được. Tuy sở hữu nguồn tài chính lớn để được nằm ở những nơi đó, nhưng Lotteria lại bị các cửa hàng nhỏ lẻ của người Việt “vây ráp”, cạnh tranh.
  • Đầu bếp nổi tiếng thế giới Gordon Ramsay từng nói rằng hệ thống ẩm thực đường phố Việt Nam là “ma trận”. Thực khách có thể tìm thấy các cửa hàng đồ ăn ở bất cứ con phố nào, bất cứ con đường nào, ở bất cứ nơi đâu, từ thành phố đến những vùng quê. Chính vì sự cạnh tranh lớn như vậy, các cửa hàng bắt buộc phải nhanh, nếu không, họ sẽ bị mất khách vào tay các cửa hàng khác.
  • Lotteria ở nước ngoài được ưa chuộng bởi sự tiện dụng. Nhưng ở Việt Nam, sự tiện dụng này được “lãnh đạo” bởi bánh mì, xôi, bánh rán, bánh giò, phở… Những hàng đồ ăn Việt phục vụ nhanh chóng hơn nhiều, không cần phải chờ đợi quá lâu mà vẫn nóng hổi, tươi mới, thậm chí một số người nước ngoài còn một thuật ngữ riêng cho các cửa hàng Việt Nam phục vụ quá nhanh là “flash food”.
  • Cũng chính vì việc mặt bằng tập trung ở những khu vực vàng, trung tâm thương mại, những hãng món ăn nhanh này dần được người Việt coi là “món ăn chơi”, nơi mà những gia đình, người trẻ có thể dành thời gian để ăn uống, trò chuyện. Và khi bước chân vào lãnh vực này, những hãng ăn nhanh coi như “đầu hàng” vì còn gặp phải sự cạnh tranh lớn hơn rất nhiều, từ các chuỗi nhà hàng nướng, lẩu, buffet, truyền thống, Âu – Á đủ cả.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Xiaomi

Phân tích mô hình SWOT của Lotteria - Tốc độ phục vụ
Phân tích mô hình SWOT của Lotteria – Tốc độ phục vụ

4. Opportunities (Cơ hội) của Lotteria

Phân tích mô hình SWOT của Lotteria tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Lotteria.

Thu nhập người dân tăng lên:

  • Trong 6 tháng đầu năm 2022, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 6,5 triệu đồng, tăng 5,3% (tương ứng tăng 326.000 đồng) so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 11% (tương ứng tăng 646.000 đồng) so với cùng kỳ năm 2020. Đây là dấu hiệu chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tích cực và mạnh mẽ.
  • Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương trong 6 tháng đầu năm 2022 là 7,4 triệu đồng, tăng khoảng 417.000 so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 699.000 đồng so với cùng kỳ năm 2020.
  • Lao động nam có mức thu nhập bình quân cao hơn mức thu nhập bình quân của lao động nữ là 1,13 lần (7,8 triệu đồng so với 6,9 triệu đồng). Lao động làm việc trong khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân là 8,3 triệu đồng, cao hơn 1,24 lần mức thu nhập bình quân của lao động ở khu vực nông thôn (6,7 triệu đồng).

Xu hướng ăn uống lành mạnh:

  • Ăn healthy hay còn gọi là healthy eating, clean eating. Đây là chế độ ăn hướng tới sản phẩm tươi sạch, ăn uống lành mạnh, cân bằng. Các thực phẩm healthy thường được chế biến một cách đơn giản nhất, giữ được sự tươi ngon và dưỡng chất gốc.
  • Chế độ ăn này đảm bảo 4 nguyên tắc là: hoàn chỉnh, cân bằng, đủ và đa dạng. Khi đó bạn sẽ tăng lượng rau củ, trái cây, ngũ cốc, lúa mạch hoặc các sản phẩm từ sữa hạt. Cùng với đó sẽ bổ sung protein có trong thịt, cá, đậu, trứng,…Khi ăn theo chế độ này bạn sẽ hạn chế tối đa việc hấp thu các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa.
  • Với sức hút ngày càng nóng của từ khóa này, loạt thực phẩm healthy đã ra đời. 4 xu hướng hiện được săn đón nhất là: thực phẩm lên men, đạm thực vật, rau gia vị kháng viêm, hạt và sữa hạt.
  • Đồ lên men: Không khó để thấy các món đồ lên men như sữa chua, kim chi, dưa chuột muối ngày càng xuất hiện nhiều trong các bữa ăn. Nó chứa các loại men vi sinh tốt cho sức khỏe được ruột. Đồng thời giúp trao đổi chất và tăng sức đề khác hiệu quả. Đặc biệt các món lên men tự làm tại nhà đang cực kì “hot” và được nhiều bạn trẻ ưa thích. Tuy nhiên bạn chỉ nên bổ sung nó như món ăn phụ, không nên ăn quá nhiều.
  • Đạm làm từ thực vật: Đạm thực vật là một thứ đang dần được thay thế cho đạm động vật. Từ thời điểm đại dịch, theo thống kê của The Whole Food thì đạm thực vật có lượng tiêu thụ nhiều hơn. Nó vừa có lượng calo và chất béo an toàn, thấp lại vừa hỗ trợ quá trình giảm cân. Đồng thời nó cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Bí ngô, bơ, đậu xanh là các loại quả nằm trong nhóm này.
  • Adaptogen – rau gia vị: “Adaptogen” là từ khóa dành cho các loại rau gia vị. Đặc biệt là những loại rau gia vị có tính kháng viêm. Dễ thấy gừng, bột nghệ xuất hiện rất nhiều trong tủ đồ gia vị của các gen Y, gen Z. Thậm chí một vào cây húng quế, bạc hà, cam thảo, nấm cũng đã đủ để mang lại lợi ích cho sức khỏe. Nó vừa kháng viêm, vừa giúp cân bằng hormone, tăng cường hệ miễn dịch lại giảm stress hiệu quả.
  • Sữa hạt và các loại hạt: Một xu hướng cuối cùng được nhắc tới đó là hạt và sữa hạt. Sữa hạt, sữa mix trái cây hoặc sinh tố đều tốt cho sức khỏe. Hạnh nhân là một loại hạt được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng hạt óc chó, macca. Chúng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.
  • Với những lí do trên, ăn healthy càng ngày càng được yêu thích. Không chỉ các thế hệ trước mà với gen Z – các bạn trẻ hiện đại thì xây dựng thói quen ăn sạch – sống xanh cũng vô cùng quan trọng. Hi vọng làn sóng mới này sẽ đem lại những thay đổi tích cực cho cuộc sống.

 

Thị trường đồ ăn nhanh nhiều tiềm năng:

  • Thị trường kinh doanh thức ăn nhanh có nhiều hình thức khác nhau, bao gồm bánh pizza, bánh mì hamburger, dịch vụ ẩm thực, tiệm bánh và kem. Các chuyên gia cho rằng, trong số này, chuỗi nhà hàng chuyên các món gà là một trong những mảng chiếm lớn nhất về mặt doanh thu.
  • KFC là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh được nhiều người ghé đến thường xuyên nhất tại Việt Nam. Theo khảo sát do Q&ME được thực hiện tại Tp. HCM năm 2020, 45% tổng số người được hỏi cho hay họ thường xuyên ghé đến nhà hàng KFC. Tiếp theo là Lotteria của Hàn Quốc với 17% trong số 600 người được hỏi, sau đó là chuỗi cửa hàng Pizza Hut và McDonald’s của Hoa Kỳ, với con số tương ứng 6% cho mỗi chuỗi.
  • Những lý do hàng đầu để khách hàng đến ăn tại KFC là đồ ăn ngon (66%), vị trí thuận tiện (63%), phù hợp với gia đình và giới trẻ (60%), và thực đơn đa dạng (56%). Xét về số lượng cửa hàng, Lotteria dẫn đầu với 151, tiếp theo là Jollibee với 115, theo một nghiên cứu của Phòng Nghiên cứu Statista công bố vào cuối năm 2020.
  • Khi mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2014, McDonald’s đã thu hút 20.000 khách hàng và thu về 1,5 tỷ đồng ($70.000) doanh thu trong hai ngày đầu tiên. Vào thời điểm đó, McDonald‘s có kế hoạch đầy tham vọng là mở 100 cửa hàng trong vòng một thập kỷ. Tuy nhiên, sáu năm trôi qua, hiện chỉ mới có 23 cửa hàng.
  • Thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian gần đây nhờ sự gia tăng của các ứng dụng gọi và giao món. Một cuộc khảo sát của Q & Me ghi nhận rằng, vào năm 2020, “Now” là ứng dụng phổ biến nhất để đặt thức ăn nhanh trực tuyến, với 24% người được hỏi chọn lựa, tiếp theo là Grab Food (20%). 87% người được hỏi đặt hàng trực tuyến từ các chuỗi thức ăn nhanh, trong đó KFC là nơi phổ biến nhất, với 52%, tiếp theo là Lotteria (30%) và Pizza Hut (21%).
  • Đại dịch cũng không có tác động đáng kể đến các đơn đặt hàng trực tuyến từ các chuỗi thức ăn nhanh. Thế nhưng không phải tất cả cơ sở kinh doanh ẩm thực và thức uống cũng chịu chung số phận. Các chuỗi thức ăn nhanh, đặc biệt là loại thức ăn nhanh có thể đặt hàng trực tuyến và giao đến nơi làm việc hoặc nhà riêng, đã ít bị ảnh hưởng ở một số quốc gia, và doanh số bán hàng thực sự tăng lên vì chúng được coi là ngành kinh doanh ‘thiết yếu’”.
  • Nhìn chung, thức ăn nhanh vẫn là một phân khúc tiềm năng tại Việt Nam. Theo VF Franchise Consulting, lĩnh vực thức ăn nhanh ở Việt Nam chỉ mới thực sự bắt đầu phát triển và lớn mạnh trong vài năm trở lại đây. Ở các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Philippines và Indonesia, số lượng thương hiệu thức ăn nhanh nhiều gấp 3-4 lần so với Việt Nam, vì vậy triển vọng dài hạn là khá tốt.
  • Nhiều nhà nhượng quyền quốc tế đã lưu ý và ấn tượng với cách Việt Nam quản lý các cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe do Covid-19 tạo ra, và muốn tham gia vào thị trường này. Các thương hiệu từ Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Thái Lan và Nhật Bản tiếp tục bày tỏ sự quan tâm, bao gồm Little Caesars Pizza, chuỗi cửa hàng pizza của Mỹ lớn thứ ba trên thế giới, Döner Shack từ Anh, Mango Tree và COCA Hotpot từ Thái Lan, và nhiều người khác.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của OPPO

Phân tích mô hình SWOT của Lotteria - Thị trường đồ ăn nhanh nhiều tiềm năng
Phân tích mô hình SWOT của Lotteria – Thị trường đồ ăn nhanh nhiều tiềm năng

5. Threats (Thách thức) của Lotteria

Phân tích mô hình SWOT của Lotteria cuối cùng là Threats (Thách thức) của Lotteria.

Cạnh tranh gay gắt:

  • Thứ nhất là cạnh tranh từ chính đồ ăn nội địa, những đồ ăn đường phố của Việt Nam. Mặc dù người Việt có xu hướng “sính ngoại”, nhưng khác với Philippines – quốc gia đã bị “đồng hóa ẩm thực”, người Việt có một nền tảng ẩm thực đồ sộ và sẵn sàng “đồng hóa ngược lại” bất cứ xu hướng ẩm thực nào.
  • Một phần lý do sức sống của đồ ăn Việt bền bỉ vì người Việt nằm ở vị trí trung tâm giao thoa ẩm thực, phía Bắc là Trung Quốc, phía Tây là Thái Lan – Campuchia, phía Nam và Đông lại giáp biển và nguồn hải sản dồi dào. Mặt khác, ẩm thực Việt Nam từng tồn tại bền bỉ trong cả thời kỳ chiến tranh, ngay trong những năm tháng ấy, đồ ăn phương Tây như bánh mì cũng bị “Việt hóa” thành một món ăn tuyệt vời, và một ví dụ khác là cà phê nữa.
  • Lấy một ví dụ về sự lựa chọn, thì người Việt sẽ gần như lựa chọn gà ta, gà chạy đồng so với gà rán trong các tiệm ăn nhanh, sẽ chọn phở, bún, miến, mì thay cho spaghetti, sẽ chọn bánh xèo, bánh giò, bánh bột lọc, nem lụi thay cho pizza.
  • Người Việt chỉ tìm đến “fast food” vì tò mò, còn đồ ăn đường phố Việt Nam lại cung cấp tất cả những gì người Việt cần, đó là “ngon, bổ, rẻ”.
  • Thứ hai là cạnh tranh “nội bộ ngành”, giữa các chuỗi đồ ăn nhanh với nhau. Cách đây khoảng 10 năm, đi dọc các con phố tại Hà Nội hay TP.HCM, người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy một quán gà rán. Sang trọng, cửa kính điều hoà mát lạnh, những cửa hàng này thu hút đông đảo giới trẻ. Có thể kể tới các thương hiệu: KFC và Jollibee vào Việt Nam năm 1997, Lotteria năm 1998, với số lượng lên tới hàng chục cửa hàng, ở nhiều địa điểm khác nhau.
  • Mật độ bao phủ của các cửa hàng kinh doanh ăn nhanh ngày càng nhiều, không chỉ ở ở trung tâm thương mại, thành phố lớn mà còn chuyển sang nhiều tỉnh lẻ. Cạnh tranh trở nên vô cùng khốc liệt khi thị trường hội tụ gần như đầy đủ các đại gia tranh hùng xưng bá.
  • Vào Việt Nam năm 2012, Burger King từng tham vọng đầu tư 40 triệu USD để phát triển chuỗi cửa hàng mang thương hiệu này ở các vị trí đắc địa và trải rộng khắp các tỉnh, thành, qua đó muốn người tiêu dùng dễ nhận diện và tiếp cận.
  • Theo đánh giá của Euromonitor, KFC và Lotteria tại thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu nhưng tốc độ tăng sẽ chậm lại, do sức nóng của thị trường không còn “nóng” như cách đây 10 – 20 năm nữa. Đặc biệt, chuỗi cửa hàng tiện lợi như Ministop, Circle K, 7-Eleven và loạt nhà hàng Nhật, Hàn… đang đẩy nhanh bán sản phẩm đồ ăn nhanh khá tiện lợi khiến thị phần của các chuỗi thức ăn nhanh bị cạnh tranh dữ dội.
  • Một số ý kiến cho rằng sự phong phú của thức ăn đường phố, món Việt đã và đang “ngáng chân” các thương hiệu thức ăn nhanh nước ngoài trong tương lai. Thực tế, sau khi chuỗi cửa hàng Món Huế bị giải tán từ năm 2019, sự xuất hiện rầm rộ và bề thế về hình ảnh của chuỗi cơm tấm Phúc Lộc Thọ gây sự chú ý.
  • Mở cửa hàng đầu tiên từ năm 2012, đến 2019, Phúc Lộc Thọ mở được 10 cửa hàng. Song từ 2020 đến nay, thương hiệu này đã mở liên tục lên 33 cửa hàng tại TP.HCM, đây là thương hiệu thức ăn nhanh Việt có độ phủ về nhận diện thương hiệu “đáng nể” trong Covid-19.

Người Việt khó tính trong ăn uống:

  • Người Việt có những quan điểm khá khó tính về món ăn. Mặc dù người Việt hay nói vui là “ăn gì cũng được”, nhưng trong tiêu chí “ăn gì cũng được” ấy phải bao gồm: giá rẻ, đồ ăn ngon, thuận tiện, phục vụ tốt, đầy đủ dinh dưỡng… chứ không phải là hời hợt cho qua.
  • “Ngon bổ rẻ” – Tiêu chí mà gần như mọi người Việt đều đặt làm hàng đầu, thậm chí với cả tầng lớp trung lưu.
  • Tỷ lệ béo phì của người Việt chỉ là 3,6%, nếu tính con số này đem so với các bạn trong khu vực thì tỷ lệ béo phì của người Việt là tương đối thấp. Điều này đến từ chế độ dinh dưỡng chuộng ăn rau của người Việt. Trong hầu như toàn bộ các món đồ ăn nhanh, rau là thành phần chủ yếu, vừa đóng vai trò kích thích vị giác, khứu giác, thị giác, vừa cung cấp chất “xanh” cho món ăn.
  • Ngay cả khi người Việt ăn đồ ăn chiên như bánh xèo, nem, ram bắp thì luôn có sự xuất hiện của một lượng rau rất lớn. Kể cả trong những bữa ăn chính hay phụ, người Việt đều ưu tiên phải có món rau, canh. Trong khi ẩm thực ăn nhanh thì không như vậy, chỉ có một phần ít xanh, người Việt dùng cà chua để ăn sống, dưa chuột để ăn chơi và hai loại rau này khá “nhạt” nếu so sánh với các rau gia vị của Việt Nam.
  • Theo CNBC, người Việt chi nhiều tiền vào việc ăn uống. Nhưng 78% mức tiền mà họ tiêu cho nhu cầu ăn uống đi thẳng vào các hàng quán ven đường của người Việt và chỉ có 1% chảy vào các tiệm thức ăn nhanh nước ngoài.
  • Báo Doanhnghiep biết lượng khách đến các chuỗi đồ ăn nhanh đã giảm 31% trong giai đoạn từ năm 2016 – 2018 trong khi đó, lượng khách tới các cửa hàng ven đường đã tăng tới 70% trong cùng giai đoạn.
  • Theo khảo sát của Nielsen, tỷ lệ người tiêu dùng chọn yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn uống hằng ngày là quan trọng nhất cho thấy, người Việt sẵn sàng trả tiền cao hơn một chút để ăn sạch, có lợi cho sức khỏe.

Tính nội địa về đồ ăn nhanh đường phố tại Việt Nam:

  • Theo Nielsen, Việt Nam là quốc gia có số món đồ ăn nhanh/đồ ăn đường phố vào loại cao nhất châu Á với khoảng trên 80 món, dĩ nhiên, đây vẫn là một con số được kê chưa đầy đủ.
  • Đã từng có thời điểm, vì số lượng món ăn nhanh tại Việt Nam quá nhiều và cách chế biến quá phức tạp, người ta băn khoăn liệu có đưa các loại bún, phở, miến, mì… vào trong danh mục đồ ăn nhanh hay không. Nhưng xét theo tiêu chí “nhanh đến tay thực khách”, thì các đơn vị, thống kê, báo chí đều dần ngầm mặc định đưa các loại đồ ăn đó vào danh mục đồ ăn nhanh.
  • Tại mỗi tỉnh thành phố, thậm chí là các xã, huyện đều có những món đồ ăn đặc trưng địa phương với cách chế biến riêng biệt, phức tạp. Người Việt chỉ cần thay đổi một chút về nguyên liệu, ví dụ như rau thơm ăn kèm thôi, cũng khiến một món ăn có một vị khác hẳn. Điều này, thì các hãng đồ nhanh quốc tế không làm được. Ví dụ như phở Hải Phòng ăn khác vị phở Nam Định, bánh mì Long Khánh khác với bánh mì Sài Gòn, hay như món nem miền Nam khác hẳn nem miền Bắc.
  • Tại Việt Nam hiện nay, có hiện trạng di dân lớn từ các vùng quê lên thành phố, từ tỉnh thành này sang tỉnh thành khác. Kéo theo những luồng di dân ấy là những nền tảng ẩm thực giữa các vùng, miền, địa phương được giao thoa và phát triển. Hiện nay, ở Hà Nội, người ta có thể dễ dàng tìm ăn nem lụi, bún hến, bún bò Huế hay như ở Sài Gòn, tìm những quán chuyên phở Hà Nội cũng dễ dàng hơn nhiều.
  • Nhiều người nhận định, thực chất những cửa hàng như vậy không mang cái “gốc” từ địa phương, nhưng những chủ cửa hàng này đã làm một việc mà các hãng thức ăn nhanh quốc tế không làm được, đó là việc điều chỉnh hương vị món ăn phù hợp với địa phương kinh doanh.
  • Ngoài ra, Việt Nam có nước mắm làm từ cá biển, các loại nước nêm khác nhau và hệ thống gia vị, rau thơm cực đồ sộ. Đáp ứng được nhu cầu cả về phần chất lượng, mùi, màu sắc.
  • Tại mùa 4 của Masterchef Mỹ, Gordon Ramsay đã chọn hủ tiếu Việt Nam làm đề bài. Và chính tập này đã trở thành một trong 5 tập ăn khách nhất lịch sử Masterchef. Một món ăn hết sức bình dân ở Việt Nam đã nổi tiếng bởi tính phức tạp, sự kì công trong khâu chuẩn bị. Trong chuyến đi tới Việt Nam, ông đã nói rằng ông chỉ là “một kẻ tầm sư học đạo” khi đứng trước những đầu bếp bình dân Việt Nam.
  • Có một điều khiến người Việt “khá khó chịu”, cứ mỗi buổi sáng, người Việt sẽ phải đặt một câu hỏi là: hôm nay ăn gì? Và thực sự câu hỏi này tương đối khó trả lời, vì lướt qua ngay trong đầu họ là rất nhiều những món ăn mà món ăn nào cũng có đặc trưng riêng, có mức độ hấp dẫn riêng và giá cả rất hợp lý và bao vây những con đường người Việt di chuyển hàng ngày. Rồi đến buổi trưa, câu hỏi trên tiếp tục được lặp lại.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của iPhone

Phân tích mô hình SWOT của Lotteria - Người Việt khó tính trong ăn uống
Phân tích mô hình SWOT của Lotteria – Người Việt khó tính trong ăn uống

Brade Mar


Cong-viec-Marketing