Phân tích mô hình SWOT của Pharmacity, một trong những chuỗi bán lẻ dược phẩm đầu tiên tại Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Pharmacity.
Mục lục
1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Pharmacity
Được thành lập vào năm 2011, Pharmacity là một trong những chuỗi bán lẻ dược phẩm đầu tiên tại Việt Nam. Đến nay, Pharmacity sở hữu mạng lưới hơn 1.100 nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên toàn quốc cùng đội ngũ hơn 3.500 dược sĩ đáng tin cậy, cung cấp các sản phẩm thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe hàng đầu với giá thành cạnh tranh nhất.
Nhà thuốc Pharmacity luôn hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho từng khách hàng. Điều này, trước đây vốn chỉ nằm trong ý tưởng của ông Chris Blank – nhà sáng lập công ty, một dược sỹ người Mỹ làm việc nhiều năm tại Việt Nam. Với niềm đam mê và sự sáng tạo của mình, ông Chris Blank đã thành lập nên Pharmacity và mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Hiện nay Pharmacity đã có hệ thống nhà thuốc rải khắp các quận huyện tại TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang, v.v.
Tới năm 2025, Pharmacity sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống lên đến 5.000 nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên khắp cả nước với hơn 35.000 dược sĩ đáng tin cậy, hướng đến mục tiêu trở thành nhà thuốc bán lẻ hiện đại và mang đến trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.
Bạn đã biết tổng quan về Pharmacity. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Pharmacity.
2. Strengths (Điểm mạnh) của Pharmacity
Phân tích mô hình SWOT của Pharmacity bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Pharmacity.
Cam kết mang lại mức giá rẻ nhất:
- Với thông điệp “Tiết kiệm hơn- Sống khỏe hơn”, Pharmacity luôn cam kết đem đến những sản phẩm chất lượng cao với mức giá rẻ nhất. Những chương trình như giảm giá, tặng coupon hay các phần quà hấp dẫn diễn ra liên tục giúp kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
- Đặc biệt, gần đây chuỗi nhà thuốc này còn cho ra mắt chương trình Hoàn tiền chênh lệch nếu như khách hàng tìm được những sản phẩm đã mua tại Pharmacity có giá thấp hơn trên thị trường.
Tinh giản hệ thống phân phối:
- Pharmacity có lợi thế trong việc phân phối thuốc bởi họ cung cấp cho các nhà sản xuất một đầu mối duy nhất để bán sản phẩm tại hàng trăm điểm bán lẻ. Trên thực tế, theo Forbes, hệ thống phân phối dược tại Việt Nam rất đặc thù và phức tạp với nhiều tầng phân phối khác nhau.
- Việc trải qua tất cả những bước này trước khi đến tay người tiêu dùng sẽ khiến giá bán của thuốc cao hơn. Do vậy, việc Pharmacity giảm thiểu sự phức tạp trong chuỗi phân phối sẽ giúp tiết kiệm chi phí và do đó giá thành sẽ được hạ xuống.
Chiến lược bành trướng số lượng cửa hàng:
- Pharmacity có kế hoạch mở rộng chuỗi lên tới 1000 cửa hàng nhằm tạo điều kiện cho 90% người Việt có thể tiếp cận nhà thuốc trong vòng 10 phút bằng phương tiện xe máy. Đó là lý do mà những nhà thuốc Pharmacity đều luôn nằm ở những vị trí đắc địa như mặt đường hoặc góc ngã tư lớn, khu vực đông dân cư.
- Việc sở hữu số lượng cửa hàng lớn là cách giúp Pharmacity nâng cao sự hiện diện của thương hiệu trong mắt khách hàng, và từ đó đánh bại các đối thủ có quy mô nhỏ hơn như Long Châu với 200 cửa hàng hay Medicare với 84 cửa hàng, về cả mức độ nhận diện và thị phần.
Chú trọng việc chăm sóc khách hàng:
- Pharmacity luôn hướng tới việc đem lại những trải nghiệm tốt nhất dành cho khách hàng. Với phương châm “Giá rẻ nhưng phải sạch sẽ”, nhà thuốc này đã mang đến một không gian vô cùng rộng rãi, thoáng mát và ngăn nắp, giúp người mua cảm thấy thoải mái khi mua sắm.
- Đặc biệt, Pharmacity tập trung xây dựng hệ thống khách hàng thân thiết Extra Care có cơ sở dữ liệu lên tới 3,5 triệu người. Hệ thống dữ liệu lớn như vậy giúp Pharmacity có nhiều ưu thế trong việc nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao doanh số bán hàng.
- Bên cạnh đó, việc hợp tác với công ty bảo hiểm Bảo Long cho ra mắt chương trình Pharmacity Care cũng đem lại những lợi ích hấp dẫn như các gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe với mức giá phải chăng cho những khách hàng vốn là thành viên của Extracare. Để việc mua sắm, thanh toán và đổi trả thuận tiện hơn, khách hàng có thể sử dụng ứng dụng Extracare trên điện thoại di động.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Durex
3. Weaknesses (Điểm yếu) của Pharmacity
Phân tích mô hình SWOT của Pharmacity tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Pharmacity.
Tăng mạnh số lượng cửa hàng trong khi kho dự trữ nhỏ và quá tải:
- Việc thị trường dược phẩm bán lẻ tại Việt Nam được dự báo tiếp tục phát triển với chi tiêu dành cho thuốc theo bình quân đầu người lên đến 163 USD vào năm 2025, sẽ đem đến những thuận lợi nhất định cho Pharmacity trong việc phát triển chuỗi cửa hàng của mình.
- Tuy nhiên, gần đây, do sự tăng mạnh số lượng cửa hàng trong khi kho dự trữ nhỏ và quá tải đã dẫn đến việc Pharmacity phải chịu những khoản lỗ nặng lên đến hơn 194 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2020. Hệ số nợ cũng sẽ tăng mạnh lên tới 1,360 tỷ đồng tương ứng với mức tăng vốn chủ.
Pharmacity App hoạt động chưa tối ưu:
- Theo kế hoạch 5 năm của Pharmacity, công ty sẽ đầu tư khoảng 100 triệu USD trong vài năm tới để kết nối 7 triệu khách hàng thân thiết của chúng tôi với các bác sĩ, phòng khám, bệnh viện, các công ty bảo hiểm… mang đến cho khách hàng phương pháp kết nối dễ dàng với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe số thông qua Ứng dụng Pharmacity (Pharmacity App).
- Pharmacity cũng dự kiến sẽ đầu tư khoảng 200 triệu USD để mở rộng hệ thống nhà thuốc, với 5000 nhà thuốc trên toàn quốc (tính đến cuối năm 2025), cho phép 50% người dân Việt Nam có thể tiếp cận với một hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ đầy đủ trong vòng 10 phút lái xe.
- Tuy nhiên, thời điểm này, ứng dụng chưa thực sự được sử dụng rộng rãi.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Viettel Post
4. Opportunities (Cơ hội) của Pharmacity
Phân tích mô hình SWOT của Pharmacity tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Pharmacity.
Kinh tế Việt Nam phát triển, thu nhập và trình độ văn hóa tăng nên người dân ngày càng quan tâm đến việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp, từ đó tạo cơ hội cho doanh nghiệp dược phát triển, trong đó có Pharmacity:
- Trong Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) cập nhật 2022, công bố ngày 21/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên triển vọng kinh tế Việt Nam tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2022 và 6,7% năm 2023.
- Chính sách tiền tệ thận trọng của Việt Nam và thực hiện hiệu quả các biện pháp kiểm soát giá xăng dầu, điện, thực phẩm, y tế và giáo dục sẽ góp phần kiềm chế lạm phát ở mức 3,8% trong năm 2022 và 4,0% trong năm 2023. Đầu tư tăng, lạm phát được kiểm soát và các điều kiện tài khóa và tiền tệ mở rộng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh phục hồi kinh tế đang diễn ra trong năm 2022.
- Việt Nam không phải ngoại lệ khi chịu những tác động của đại dịch Covid-19 và những hệ quả khó khăn kèm theo. Trong đó, người dân không chỉ chịu những mất mát trực tiếp về sức khỏe, tinh thần, mà còn khó khăn về kinh tế. Chính sự thay đổi của thời cuộc đã khiến những mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam có sự thay đổi, mà đáng chú ý bậc nhất là câu chuyện sức khỏe.
- Theo Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam của Deloitte năm 2021, dưới tác động của đại dịch Covid-19, hành vi người tiêu dùng đã có sự thay đổi lớn – đó là gia tăng chi tiêu hàng tháng vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Mặc dù Covid-19 rõ ràng là một trong những “cú huých” thúc đẩy việc người dân quan tâm hơn đến sức khỏe, nhưng ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, ý thức nâng cao sức khỏe của người dân cũng đã là một xu hướng. Điều này đồng nghĩa với việc người Việt sẽ chuẩn bị tốt hơn và chủ động tìm kiếm sự bảo vệ cho bản thân và gia đình.
Nhà nước quản lý chặt chẽ, khoa học, chuyên nghiệp hơn tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, sản phẩm chất lượng cao,… phát huy lợi thế. Chính sách Nhà nước, Luật Dược mới mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội tự chủ trong sản xuất kinh doanh:
- Xây dựng ngành dược phát triển bền vững, hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, bảo đảm người dân được tiếp cận kịp thời với thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả, chi phí hợp lý trên cơ sở nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý Nhà nước về dược.
- Đó là mục tiêu chung Bộ Y tế đặt ra trong dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
- Dự thảo nêu rõ, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 phấn đấu 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh và yêu cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác về thuốc; đồng thời cung cấp các dịch vụ chăm sóc dược có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
- Thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 80% số lượng sử dụng trong bảo hiểm y tế. Phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực với giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 1 tỷ USD. Chuyển giao công nghệ sản xuất ít nhất 100 thuốc phát minh còn bản quyền, vaccine, sinh phẩm và thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được. Vaccine sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ.
- Xây dựng được 8 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên và 2-5 vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn. 100% nguyên liệu dược liệu được tiêu chuẩn hóa (cao chiết, tinh dầu, bột dược liệu) phục vụ cho các nhà máy sản xuất thuốc trong nước.
- Đồng thời, dự thảo cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt chứng nhận của WHO về năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước đối với thuốc hóa dược, tiếp tục duy trì chứng nhận của WHO về năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước đối với vaccine; 100% cơ sở kiểm nghiệm thuốc, kiểm định vaccine và sinh phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GLP).
- Hoàn thành chuyển đổi số ngành dược; số hóa 100% thông tin, dữ liệu thuốc được cấp phép lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam, cập nhật vào Ngân hàng dữ liệu ngành dược; 100% cơ sở sản xuất, bán buôn, xuất nhập khẩu và bán lẻ thuốc trên toàn quốc được kết nối liên thông; bảo đảm duy trì hoạt động 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực dược được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Bên cạnh đó, dự thảo đặt mục tiêu định hướng đến năm 2045 thuốc sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và nâng cao giá trị xuất khẩu, hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu; chủ động sản xuất được các thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc phát minh, vaccine, sinh phẩm và nguyên liệu làm thuốc; có thuốc phát minh từ nguồn dược liệu đặc hữu được nghiên cứu, sản xuất và đăng ký bản quyền.
Dân số đông với tốc độ già hóa nhanh, môi trường ô nhiễm, tỷ lệ bệnh tật tăng cùng với chi tiêu cho thuốc và thực phẩm chức năng tăng mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp dược phẩm:
- Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”.
- Trên toàn quốc, cứ 100 trường hợp tử vong thì có tới 77 người tử vong do các bệnh không lây nhiễm, trong đó nguyên nhân do bệnh tim mạch chiếm 31%, ung thư chiếm 19%, COPD chiếm 6%, đái tháo đường chiếm 4% và các bệnh không lây nhiễm khác chiếm 18%.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Abbott
5. Threats (Thách thức) của Pharmacity
Phân tích mô hình SWOT của Pharmacity cuối cùng là Threats (Thách thức) của Pharmacity.
Cạnh tranh gay gắt:
- Thị trường dược phẩm Việt Nam được đánh giá là ngày càng trở nên hấp dẫn, với doanh thu ước tính đạt 6,5 tỷ USD trong năm 2019, tăng 10,17% so với năm trước (5,9 tỷ USD). Trong khi đó, mức chi tiêu dành cho việc chăm sóc sức khỏe dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi từ 170 USD vào năm 2017 lên 400 USD vào năm 2027.
- Bên cạnh đó, dữ liệu từ Fitch Solutions cũng cho thấy Việt Nam là nền kinh tế có mức chi tiêu dành cho việc chăm sóc sức khỏe vượt trội so với khu vực Đông Nam Á, và được dự báo sẽ tăng trung bình 10,9% một năm. Tiềm năng phát triển thị trường này dựa trên sự gia tăng dân số, xã hội già hóa và sự cải thiện trong thu nhập khả dụng.
- Đặc biệt, tại Việt Nam, dù kênh phân phối thuốc theo bệnh viện (ETC) chiếm đến 70%, xu hướng chuyển dịch sang kênh bán lẻ (OTC) của các doanh nghiệp đang trở nên phổ biến hơn do chính sách ngày càng chặt chẽ của nhà nước trong việc ưu tiên thuốc nội.
- Nhận thấy sự hấp dẫn của thị trường này, hàng loạt những nhà thuốc bán lẻ cả trong và ngoài nước đã quyết định tham gia vào cuộc chơi. Tháng 10 vừa qua, thương hiệu thuốc đến từ Nhật Bản Matsumoto Kiyoshi đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các thương hiệu đến từ Hong Kong như Watsons và Guardian của Singapore cũng đã sớm gia nhập thị trường.
- Các tập đoàn lớn trong nước như Thế giới di động và FPT Retail đã mạo hiểm vượt ra ngoài lĩnh vực kinh doanh truyền thống để gia nhập vào thị trường dược phẩm bán lẻ. Cụ thể, Thế giới di động đã mua lại 40% cổ phần của An Khang còn FPT tiến hành tiếp quản chuỗi Long Châu.
- Đây là hai chuỗi nhà thuốc đạt lưu lượng khách khá ổn định và do đó họ cũng đang đẩy mạnh cạnh tranh trong thị trường bán lẻ dược phẩm. Trong khi Long Châu tiếp tục mở rộng số lượng cửa hàng (dự định đạt mốc 500 vào cuối năm 2021), chuỗi nhà thuốc An Khang cũng đã tăng tốc bằng việc đặt nhà thuốc tại các cửa hàng Bách hóa Xanh.
- Ngoài ra, các chuỗi nhà thuốc như Trung Sơn Pharma và Medicare cũng đang âm thầm chuẩn bị cho chiến lược cạnh tranh của mình bằng các gói sản phẩm, dịch vụ ngày càng hấp dẫn.
Thách thức cũng đến từ thói quen của người Việt:
- Trong việc mua sắm các loại thuốc, họ thường đến các cửa hàng quen thuộc và chịu ảnh hưởng đáng kể của phương thức truyền miệng. Trong các cuộc thảo luận được tổng hợp bởi YouNet Media, người tiêu dùng vẫn có những phàn nàn về dịch vụ tại Pharmacity.
- Bởi vậy, không chỉ cần dừng lại ở việc tạo nhận thức (thông qua việc mở rộng chuỗi), Pharmacity cũng cần giữ chân khách hàng bằng việc xây dựng những chương trình giải quyết những phản hồi tiêu cực này.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Lavie
Brade Mar