Các đối thủ cạnh tranh của SCB bao gồm American Express, HSBC, Citibank, MSB, HDBank, SeABank, SHB, TPBank, VIB, OCB.
Mục lục
1. Tìm hiểu về SCB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (tên giao dịch bằng tiếng Anh Sai Gon Joint Stock Commercial Bank, viết tắt là SCB) là một ngân hàng thương mại tại Việt Nam có trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
SCB được hợp nhất vào năm 2012 từ ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) đều có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là thương vụ hợp nhất đầu tiên trong ngành ngân hàng Việt Nam, đánh dấu sự bắt đầu quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Xem chi tiết: Chiến lược Marketing của SCB
2. Các đối thủ cạnh tranh của SCB
Các đối thủ cạnh tranh của SCB bao gồm American Express, HSBC, Citibank, MSB, HDBank, SeABank, SHB, TPBank, VIB, OCB.
2.1 American Express
Đối thủ cạnh tranh của SCB bao gồm American Express.
American Express Company (Amex) là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ chuyên về dịch vụ thẻ thanh toán có trụ sở chính tại Thành phố New York. Công ty được thành lập vào năm 1850 và là một trong 30 thành phần của Chỉ số Công nghiệp Dow Jones.
Trong suốt những năm 1980, Amex đầu tư vào ngành công nghiệp môi giới, mua lại Shearson Lehman Hutton và sau đó đầu tư vào Smith Barney Shearson (thuộc sở hữu của Primerica) và Lehman Brothers. Đến năm 2008, cả 2 cái tên Shearson và Lehman đều không còn tồn tại.
Năm 2016, thẻ tín dụng thuộc mạng lưới American Express chiếm 22.9% tổng khối lượng giao dịch thẻ tín dụng bằng đồng USD tại Hoa Kỳ. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, công ty có 114.4 triệu thẻ còn hiệu lực, bao gồm 54.7 triệu thẻ có hiệu lực tại Hoa Kỳ, mỗi thẻ có mức chi tiêu trung bình hàng năm là 19.972 đô la.
Năm 2017, Forbes vinh danh American Express là thương hiệu có giá trị thứ 23 trên thế giới (và cao nhất trong lĩnh vực dịch vụ tài chính), ước tính thương hiệu này trị giá 24.5 tỷ đô la Mỹ. Vào năm 2020, tạp chí Fortune đã xếp hạng American Express ở vị trí thứ 9 trong Danh sách 100 công ty hàng đầu để làm việc dựa trên khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên.
Tính đến năm 2017, cổ phiếu của American Express chủ yếu được nắm giữ bởi các nhà đầu tư tổ chức (Berkshire Hathaway, Vanguard group, BlackRock, State Street Corporation và những tập đoàn khác).
Xem chi tiết: Chiến lược Marketing của American Express
2.2 HSBC
Đối thủ cạnh tranh của SCB bao gồm HSBC.
HSBC Holdings plc là một ngân hàng đầu tư đa quốc gia của Anh và là một công ty cổ phần dịch vụ tài chính. Đây là ngân hàng lớn thứ hai ở Châu Âu sau BNP Paribas, với tổng vốn chủ sở hữu là 204.995 tỷ đô la Mỹ và tài sản là 2.984 nghìn tỷ đô la Mỹ tính đến tháng 12 năm 2020.
HSBC bắt nguồn từ Hong Kong (thuộc Anh), và hình thức hiện tại của nó được thành lập tại London bởi Hongkong and Shanghai Banking Corporation (HSBC) để hoạt động như một công ty cổ phần mới vào năm 1991. Hongkong and Shanghai Banking Corporation đã mở chi nhánh tại Thượng Hải vào năm 1865 và lần đầu tiên được chính thức thành lập vào năm 1866.
Chiến lược Marketing của HSBC với văn phòng tại 64 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp Châu Phi, Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ, phục vụ khoảng 40 triệu khách hàng. Tính đến năm 2020, nó là ngân hàng lớn thứ sáu thế giới tính theo tổng tài sản và vốn hóa thị trường. Đây là công ty đại chúng lớn thứ 40 trên thế giới, theo nghiên cứu tổng hợp của tạp chí Forbes.
Tập đoàn được tổ chức thành ba khối kinh doanh: Ngân hàng thương mại (Commercial Banking); Thị trường và ngân hàng toàn cầu (Global Banking and Markets); Tài sản và ngân hàng cá nhân (Wealth and Personal Banking). Vào năm 2020, ngân hàng thông báo rằng họ sẽ hợp nhất chi nhánh Ngân hàng Bán lẻ & Quản lý Tài sản (Retail Banking & Wealth Management) với Ngân hàng Tư nhân Toàn cầu (Global Private Banking) để hình thành bộ phận Tài sản và ngân hàng cá nhân (Wealth and Personal Banking).
HSBC có niêm yết chính trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông và Sở Giao dịch Chứng khoán London và là một bộ phận cấu thành của Chỉ số Hang Seng và Chỉ số FTSE 100. Công ty năm trong danh sách thứ cấp trên Sở giao dịch chứng khoán New York và Sở giao dịch chứng khoán Bermuda.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của HSBC
2.3 Citibank
Đối thủ cạnh tranh của SCB bao gồm Citibank.
Citigroup Inc. hay Citi (viết tắt là Citi) là một ngân hàng đầu tư đa quốc gia của Mỹ và tập đoàn dịch vụ tài chính có trụ sở chính tại Thành phố New York. Công ty được thành lập bởi sự hợp nhất của gã khổng lồ ngân hàng Citicorp và tập đoàn tài chính Travelers Group vào năm 1998; Travelers Group sau đó đã bị tách khỏi công ty vào năm 2002. Citigroup sở hữu Citicorp, công ty mẹ của Citibank, cũng như một số công ty con quốc tế. Citigroup được thành lập tại Delaware.
Citigroup là tổ chức ngân hàng lớn thứ ba tại Hoa Kỳ; cùng với JPMorgan Chase, Bank of America, và Wells Fargo, nó là một trong Bốn tổ chức ngân hàng lớn nhất của Hoa Kỳ (Big Four ngành ngân hàng). Đây là một trong chín ngân hàng đầu tư toàn cầu trong nhóm Bulge Bracket (nhóm các ngân hàng lớn), bao gồm: Bank of America, Barclays, Citigroup, Credit Suisse, Deutsche Bank, Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Morgan Stanley và UBS.
Citigroup được xếp hạng thứ 33 trong Fortune 500 tính đến năm 2021. Citigroup có hơn 200 triệu tài khoản khách hàng và hoạt động kinh doanh tại hơn 160 quốc gia. Công ty có khoảng 204,000 nhân viên.
Vào năm 2020, nó là một trong những nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán lớn nhất, có hơn 23.6 nghìn tỷ USD tài sản đang được lưu ký (AUC).
Vào tháng 2 năm 2021, Giám đốc điều hành Michael Corbat được thay thế bởi Jane Fraser, người đã trở thành nữ giám đốc điều hành đầu tiên của một ngân hàng trong nhóm Big Four.
Xem chi tiết: Chiến lược Marketing của Citibank
2.4 MSB
Đối thủ cạnh tranh của SCB bao gồm MSB.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (viết tắt MSB hay còn được biết với thương hiệu cũ là Maritime Bank) là ngân hàng thương mại cổ phần được cấp giấy phép thành lập đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập năm 1991 tại thành phố Hải Phòng.
Maritime Bank được thành lập vào ngày 12 tháng 7 năm 1991 tại Hải Phòng. Đến năm 2005, Ngân hàng chính thức chuyển Hội sở về Hà Nội.
Ngày 12 tháng 8 năm 2015, Maritime Bank chính thức nhận sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông, với giá trị tổng tài sản 123.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 11.750 tỷ, mạng lưới gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch và gần 500 máy ATM trên toàn quốc.
Xem chi tiết: Chiến lược Marketing của MSB
2.5 HDBank
Đối thủ cạnh tranh của SCB bao gồm HDBank.
Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Development Joint Stock Commercial Bank, tên viết tắt HDBank) là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập năm 1989. HDBank hiện nằm trong Top các ngân hàng dẫn đầu với chiến lược phát triển tập trung vào các mảng bán lẻ và SME, đang có tốc độ tăng trưởng cao.
Sau gần 30 năm hoạt động, ngân hàng đã chứng tỏ khả năng phát triển mạnh mẽ, bền vững với chất lượng tài sản vượt trội, giá trị vốn hóa trong nhóm dẫn đầu ngành ngân hàng và thị trường chứng khoán. Cổ phiếu HDBank được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM với mã chứng khoán HDB.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của HDBank
2.6 SeABank
Đối thủ cạnh tranh của SCB bao gồm SeABank.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank) còn được gọi là SeABank thuộc Top 15 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. SeABank được thành lập vào năm 1994, có giấy phép kinh doanh năm 2005, trụ sở chính đặt tại 25 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hiện nay, vốn điều lệ của SeABank là 14.785 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 210 nghìn tỷ đồng và một mạng lưới hoạt động trên khắp 3 miền đất nước với gần 180 chi nhánh và điểm giao dịch.
Xem chi tiết: Chiến lược Marketing của SeABank
2.7 SHB
Đối thủ cạnh tranh của SCB bao gồm SHB.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Saigon-Hanoi Commercial Joint Stock Bank) tên gọi tắt là SHB, là một ngân hàng thương mại của Việt Nam với tổng tài sản 464.000 tỷ đồng.
Trải qua 28 năm hình thành và phát triển, SHB hiện đứng trong Top 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, Top 10 Ngân hàng Thương mại cổ phần uy tín nhất Việt Nam, Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam, Top 100 Ngân hàng khu vực ASEAN, Top 500 ngân hàng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Top 1.000 Ngân hàng toàn cầu và là 1 trong 10 tổ chức tín dụng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Tính đến 30/06/2021, SHB có tổng tài sản đạt hơn 458 nghìn tỷ đồng. Vốn điều lệ hiện nay đạt hơn 19.260 tỷ đồng. Vốn tự có đạt 40.425 tỷ đồng. SHB đã phát triển mạnh mẽ với gần 8.500 cán bộ nhân viên đang làm việc tại 537 điểm giao dịch trong và ngoài nước, phục vụ hơn 5 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và kết nối tới 400 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục.
Xem chi tiết: Chiến lược Marketing của SHB
2.8 TPBank
Đối thủ cạnh tranh của SCB bao gồm TPBank.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) là một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được thành lập ngày 05/05/2008 bởi các cổ đông chủ chốt gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Công ty cổ phần FPT, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore.
TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, với mục tiêu đi đầu về Ngân hàng số, ngân hàng đã tập trung đầu tư để có hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ tiên tiến với những sản phẩm đột phá như LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7, Savy – ứng dụng tiết kiệm vạn năng, QuickPay – thanh toán bằng mã QR code, ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank…
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) là một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được thành lập ngày 05/05/2008 bởi các cổ đông chủ chốt gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Công ty cổ phần FPT, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore.
TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, với mục tiêu đi đầu về Ngân hàng số, ngân hàng đã tập trung đầu tư để có hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ tiên tiến với những sản phẩm đột phá như LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7, Savy – ứng dụng tiết kiệm vạn năng, QuickPay – thanh toán bằng mã QR code, ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank…
Nhiều tổ chức uy tín trong nước và quốc tế cũng liên tục đánh giá cao TPBank với nhiều giải thưởng danh giá: Ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam, Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam… Năm 2018, Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s liên tục nâng mức xếp hạng tín nhiệm của TPBank lên mức B1 với triển vọng ổn định.
TPBank cũng được Tạp chí The Asian Banker bình chọn nằm trong Top 10 Ngân hàng mạnh nhất Việt Nam, Top 500 Ngân hàng mạnh nhất Châu Á. Đặc biệt, tháng 11/2018, TPBank đã vinh dự nhận được Huân chương lao động Hạng Ba do Đảng và Nhà Nước trao tặng.
Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, Chiến lược Marketing của TPBank lấy nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu.
Xem chi tiết: Chiến lược Marketing của TPBank
2.9 VIB
Đối thủ cạnh tranh của SCB bao gồm VIB.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc tế (VIB) thành lập ngày 18/9/1996, bắt đầu đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng và 23 cán bộ nhân viên.
Đến ngày 30/06/2021, vốn điều lệ của VIB đạt hơn 15.500 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 21.048 tỷ đồng và tổng tài sản đạt hơn 277 nghìn tỷ đồng. VIB hiện có hơn 10.000 cán bộ nhân viên phục vụ gần 3 triệu khách hàng tại 165 chi nhánh và phòng giao dịch ở 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước.
Xem chi tiết: Chiến lược Marketing của VIB
2.10 OCB
Đối thủ cạnh tranh của SCB bao gồm OCB.
Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (Orient Commercial Joint Stock Bank), còn được gọi Oricombank hay OCB, là một Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Phương Đông – Orient Commercial Joint Stock Bank (OCB) được thành lập từ ngày 10/06/1996, trải qua hơn 25 năm hoạt động và phát triển, OCB hiện có hơn 200 đơn vị kinh doanh trải dài tại khắp các tỉnh thành, trung tâm kinh tế trọng điểm trên cả nước. Và được đánh giá là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tốt và ổn định trong nhiều năm liền
OCB được Ngân hàng Nhà nước công nhận là một trong ba ngân hàng đầu tiên hoàn thành các hạng mục quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II vào cuối năm 2018. Moody’s Investors Service, một trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới, tăng bậc xếp hạng đánh giá rủi ro đối tác (CRA) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) lên mức Ba3 vào tháng 7/2019. Đây là mức xếp hạng thuộc Top cao nhất tại Việt Nam hiện nay.
Được đánh giá là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về hiệu quả hoạt động với tiềm năng tăng trưởng bền vững, OCB đã tạo được niềm tin để Aozora Bank – một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tại Nhật Bản, đầu tư 15% vốn cổ phần OCB và trở thành đối tác chiến lược lâu dài.
OCB đã từng bước vươn lên nhóm ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt Nam theo 3 tiêu chí: tốc độ tăng trưởng, an toàn và hiệu quả. Không chỉ hiệu quả hoạt động và lợi nhuận, OCB luôn chủ động kiểm soát chi phí, thực hiện đồng bộ các giải pháp tối ưu chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là định hướng xuyên suốt của Ngân hàng.
Vốn chủ sở hữu của OCB hiện đã tăng gần 8 lần, lợi nhuận tăng hơn 16 lần và tổng tài sản tăng 12 lần. Qua đó, OCB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần giữ vị trí số 1 về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, số 3 về hiệu quả lợi nhuận trên vốn.
Xem chi tiết: Chiến lược Marketing của OCB
Brade Mar