Chiến lược Marketing của SCB

Phân tích Chiến lược Marketing của SCB, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của SCB liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị) của Ngân hàng TMCP Sài gòn.

Chiến lược Marketing của SCB 1
Chiến lược Marketing của SCB

1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của SCB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (tên giao dịch bằng tiếng Anh Sai Gon Joint Stock Commercial Bank, viết tắt là SCB) là một ngân hàng thương mại tại Việt Nam có trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

SCB được hợp nhất vào năm 2012 từ ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) đều có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là thương vụ hợp nhất đầu tiên trong ngành ngân hàng Việt Nam, đánh dấu sự bắt đầu quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

Bây giờ bạn đã biết về SCB, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của SCB.

Xem chi tiết: Tìm hiểu về Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB)

Logo của SCB
Logo của SCB

2. Chiến lược sản phẩm của SCB

Chiến lược Marketing của SCB – Chiến lược sản phẩm của SCB.

Tiềm lực tài chính vững mạnh, tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghệ hiện đại, danh mục các sản phẩm đa dạng cùng chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao, đây chính là nền tảng để SCB phát triển mạnh mẽ theo định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ – đa năng – hiện đại hàng đầu Việt Nam.

Bên cạnh cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói, đáp ứng mọi nhu cầu của Khách hàng, SCB còn mang lại giá trị và đảm bảo quyền lợi thiết thực cho Đối tác, Cổ đông; cũng như xây dựng chế độ phúc lợi và môi trường làm việc tốt nhất cho đội ngũ CBNV.

Hoạt động Thẻ SCB chứng kiến sự tăng trưởng thần tốc trong nhiều năm qua. Năm 2019, SCB đã phát hành mới hơn 187.800 thẻ quốc tế. Trong đó, số lượng thẻ thanh toán phát hành mới là hơn 137.100 thẻ và số lượng thẻ tín dụng phát hành mới là hơn 50.700 thẻ.

Chiến lược Marketing của SCB phát triển các sản phẩm thẻ đa dạng, phù hợp với nhiều phân khúc Khách hàng như Thẻ thanh toán quốc tế SCB beYOU dành cho phân khúc Khách hàng trẻ và Thẻ tín dụng quốc tế Premier Mastercard World dành cho phân khúc Khách hàng cao cấp.

Đặc biệt, năm 2019 đánh dấu bước chuyển mình của SCB với định hướng chiến lược khác biệt: Chiến lược chuyển đổi và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2030. Cùng với sự chuyển mình ấy là việc ra mắt sản phẩm Thẻ tín dụng quốc tế SCB S-Care đầy tính nhân văn, hướng đến nhóm Khách hàng quan tâm tới sức khỏe.

Năm 2019, SCB đã nhận giải thưởng “Ngân hàng có sản phẩm/dịch vụ sáng tạo tiêu biểu 2019” của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) trong tháng 11/2019 và giải thưởng “Mô hình kinh doanh tốt nhất” của Tạp chí The Asian Banker trong tháng 02/2020 cho sản phẩm Thẻ tín dụng quốc tế SCB S-Care. Ngoài ra, SCB đã được Tổ chức thẻ Quốc tế Visa trao tặng giải thưởng “Ngân hàng có các hoạt động vận hành giao dịch thẻ tại nước ngoài tốt nhất năm 2019”.

Hiện nay, SCB Bank đang có nhiều sản phẩm gửi tiết kiệm như:

  • Chứng chỉ tiền gửi SCB ngắn hạn
  • Tiết kiệm sinh lợi mỗi ngày
  • Tiết kiệm đắc lộc phát
  • Tiết kiệm đắc lộc tài
  • Tiết kiệm gửi trực tuyến
  • Tích lũy linh hoạt
  • Tiết kiệm thông thường
  • Tiết kiệm song hành – Bảo hiểm toàn tâm…

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược sản phẩm của SCB trong các Chiến lược Marketing của SCB.

Các sản phẩm thẻ của SCB
Các sản phẩm thẻ của SCB

3. Chiến lược giá của SCB

Chiến lược Marketing của SCB – Chiến lược giá của SCB.

Tại thời điểm tháng 8/2019, mức lãi suất gửi tiết kiệm tại SCB đối với khách hàng cá nhân đạt 5.5%/năm đối với khoản gửi từ 31 đến dưới 185 ngày và đạt 7.1%/năm đối với khoản gửi từ 185 đến 365 ngày, áp dụng cho VNĐ. Tương tự là 0.6%/năm và 0.8%/năm đối với đồng EUR và 1.5% đối với đồng AUD.

Với thẻ tín dụng SCB MastercardVisa có mức phí thường niên thấp nhất là 200.000 đồng/thẻ, đây là các thẻ tín dụng hạng chuẩn với hạn mức tín dụng từ 5 – 30 triệu đồng.

Bên cạnh đó khách hàng còn được hưởng ưu đãi khi đăng kí mở thẻ tín dụng SCB, được miễn phí thường niên năm đầu tiên – áp dụng đối với khách hàng Premier khi phát hành thẻ Premier Mastercard World.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của SCB trong các Chiến lược Marketing của SCB.

Chiến lược giá của SCB 1
Chiến lược giá của SCB

4. Chiến lược phân phối của SCB

Chiến lược Marketing của SCB – Chiến lược phân phối của SCB.

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 283/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.

Đây được xem như một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi toàn diện về quy mô tổng tài sản, mạng lưới, công nghệ và nhân sự… Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên vị thế Top 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đạt 671.694 tỷ đồng, vốn điều lệ hơn 20.020 tỷ đồng tính đến 30/06/2021.

Chiến lược Marketing của SCB có mạng lưới Chi nhánh/Phòng giao dịch rộng khắp trên cả nước. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn có tổng cộng hơn 240 Chi nhánh/PGD đặt tại 28 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó nhiều nhất phải kể đến TP HCM – 114 Chi nhánh/PGD, Hà Nội – 40 Chi nhánh/PGD, TP Đà Nẵng – 11 Chi nhánh/PGD, … và nhiều tỉnh, thành phố khác.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược phân phối của SCB trong các Chiến lược Marketing của SCB.

SCB được hợp nhất vào năm 2012 từ ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB)
SCB được hợp nhất vào năm 2012 từ ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB)

5. Chiến lược chiêu thị của SCB

Chiến lược Marketing của SCB – Chiến lược chiêu thị của SCB.

Ngày 27/07/2020, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đã chính thức ký kết hợp tác “Chiến lược chuyển đổi và phát triển bền vững giai đoạn 2020 – 2030” với Công ty McKinsey & Company Vietnam. Ngày 5/2/2021 tại TP Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã ký kết hợp tác chiến lược với Ngân hàng Kiraboshi (Nhật Bản) thông qua đại diện tại Việt Nam Kiraboshi Business Consulting Vietnam.

Trong bối cảnh ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Chiến lược Marketing của SCB đã đồng hành chia sẻ với Khách hàng qua việc triển khai nhiều chương trình ưu đãi lãi vay, miễn giảm lãi, phí nhằm hỗ trợ các khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh như: các gói cho vay mới được triển khai dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,5%/năm đến 6,99%/năm; giảm 0,5% lãi suất cho vay trong 6 tháng đầu; giảm 50% phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống trên Internet Banking và giảm 10% phí thanh toán quốc tế…

Với tinh thần tương thân tương ái, sẻ chia trách nhiệm với cộng đồng, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn và kém may mắn, nhiều năm qua, Chiến lược Marketing của SCB đã có nhiều hoạt động từ thiện, tham gia các chương trình an sinh xã hội như: hiến máu nhân đạo, hỗ trợ gia đình chính sách, người nghèo, ủng hộ các quỹ khuyến học… tại những địa phương nơi SCB lưu trú.

Chiến lược Marketing của SCB đã đóng góp gần 53 tỷ đồng cho hoạt động phòng chống dịch Covid-19 của các tổ chức, đơn vị cũng như các hoạt động thiện nguyện ý nghĩa nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Trong đó, SCB cũng đã ủng hộ số tiền 50 tỷ đồng vào Quỹ ủng hộ mua vắc-xin thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức; trao tặng Bộ Y tế 20 xe xét nghiệm Covid-19 lưu động; trao tặng Thành phố Hải Phòng 05 xe tiêm chủng cơ động; và ủng hộ lương thực, thực phẩm, dụng cụ y tế cho nhiều địa phương trên cả nước.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của SCB trong các Chiến lược Marketing của SCB.

Chiến lược chiêu thị của SCB 1
Chiến lược chiêu thị của SCB

Brade Mar hy vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về phân tích Chiến lược Marketing của SCB, cụ thể là Chiến lược Marketing Mix của SCB.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của VietJet Air

Brade Mar (Tổng hợp)

5/5 - (3 bình chọn)

Cong-viec-Marketing