Chiến lược Marketing của SHB

Phân tích Chiến lược Marketing của SHB, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của SHB liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị) của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.

Chiến lược Marketing của SHB 1
Chiến lược Marketing của SHB

1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Saigon-Hanoi Commercial Joint Stock Bank) tên gọi tắt là SHB, là một ngân hàng thương mại của Việt Nam với tổng tài sản 464.000 tỷ đồng.

Trải qua 28 năm hình thành và phát triển, SHB hiện đứng trong Top 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, Top 10 Ngân hàng Thương mại cổ phần uy tín nhất Việt Nam, Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam, Top 100 Ngân hàng khu vực ASEAN, Top 500 ngân hàng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Top 1.000 Ngân hàng toàn cầu và là 1 trong 10 tổ chức tín dụng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Tính đến 30/06/2021, SHB có tổng tài sản đạt hơn 458 nghìn tỷ đồng. Vốn điều lệ hiện nay đạt hơn 19.260 tỷ đồng. Vốn tự có đạt 40.425 tỷ đồng. SHB đã phát triển mạnh mẽ với gần 8.500 cán bộ nhân viên đang làm việc tại 537 điểm giao dịch trong và ngoài nước, phục vụ hơn 5 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và kết nối tới 400 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục.

Bây giờ bạn đã biết về SHB, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của SHB.

Xem chi tiết: Tìm hiểu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Tính đến 30.06.2021, SHB có tổng tài sản đạt hơn 458 nghìn tỷ đồng
Tính đến 30.06.2021, SHB có tổng tài sản đạt hơn 458 nghìn tỷ đồng

2. Chiến lược sản phẩm của SHB

Chiến lược Marketing của SHB – Chiến lược sản phẩm của SHB.

Xác định chuyển đổi số là một trong các trụ cột chiến lược, Chiến lược Marketing của SHB đã và đang chú trọng triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp số, đầu tư hệ thống CNTT, nghiên cứu ứng dụng đồng bộ công nghệ số. Vừa qua, SHB đã lần lượt triển khai thành công nhiều sản phẩm số, đặc biệt là đã đưa Robot thông minh vào cung cấp dịch vụ và tiếp tục mở rộng số lượng điểm giao dịch sử dụng Robot hỗ trợ khách hàng, triển khai không gian giao dịch số trên toàn hệ thống.

Mới đây, SHB và công ty Temenos đã tiến hành ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược xây dựng nền tảng hợp kênh (OMNI Channel Platform) của SHB. Sự kiện đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của SHB trong hành trình chuyển đổi số.

Một số sản phẩm, dịch vụ của HSB:

  • Tài khoản thanh toán.
  • Tiền gửi tiết kiệm.
  • Tín dụng.
  • Thẻ
  • Ngân hàng điện tử
  • Dịch vụ chuyển tiền.
  • Dịch vụ khác.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược sản phẩm của SHB trong các Chiến lược Marketing của SHB.

Chiến lược sản phẩm của SHB 1
Chiến lược sản phẩm của SHB

3. Chiến lược giá của SHB

Chiến lược Marketing của SHB – Chiến lược giá của SHB.

Tính đến ngày 31.12.2021, tổng tài sản của SHB đạt 506,6 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2020. Vốn tự có theo chuẩn Basel II đạt 53.114 tỷ đồng. Vốn điều lệ đạt 26.674 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch tăng vốn đã đề ra. Huy động vốn thị trường 1 đạt 379 nghìn tỷ đồng, tăng 12%; dư nợ cấp tín dụng đạt 369 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2020. SHB đã kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động, đưa tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập thuần (CIR) xuống 24,27%, là một trong các ngân hàng TMCP kiểm soát chi phí tốt nhất.

Tùy vào từng khách hàng cá nhân hay là doanh nghiệp mà mức phí duy trì tài khoản ngân hàng SHB sẽ khác nhau:

Với cá nhân:

  • Phí áp dụng với tài khoản thanh toán có số dư dưới mức tối thiểu là: 7.000 đồng/tháng.
  • Phí áp dụng với tài khoản có khả năng thấu chi, chi trả cổ tức/lĩnh lãi tiền gửi có kỳ hạn …: Miễn phí.

Với doanh nghiệp:

  • Phí áp dụng với tài khoản thanh toán có số dư dưới mức tối thiểu trong tháng là 20.000 đồng/tháng.
  • Phí duy trì và quản ly tài khoản thấu chi: Miễn phí.

Dịch vụ Ngân hàng điện tử của ngân hàng SHB gồm có Internet Banking, SMS Banking và kênh Phonebanking. Mức phí cụ thể của các dịch vụ này của ngân hàng SHB được ghi chú rõ ràng trên Website của ngân hàng.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của SHB trong các Chiến lược Marketing của SHB.

Chiến lược giá của SHB 1
Chiến lược giá của SHB

4. Chiến lược phân phối của SHB

Chiến lược Marketing của SHB – Chiến lược phân phối của SHB.

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội SHB có tổng 26 Chi nhánh và phòng giao dịch được đặt trên 15 Quận/Huyện của TP HCM. Và Chủ yếu tập trung tại các quận/huyện lớn như Tân Bình (5 địa điểm), Bình Thạnh (3 địa điểm), Quận 5 (3 địa điểm), Quận 7 (2 địa điểm), Quận 3 (2 địa điểm), Gò Vấp (2 địa điểm), Tân Phú (1 địa điểm), …

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược phân phối của SHB trong các Chiến lược Marketing của SHB.

Chiến lược phân phối của SHB 1
Chiến lược phân phối của SHB

5. Chiến lược chiêu thị của SHB

Chiến lược Marketing của SHB – Chiến lược chiêu thị của SHB.

Trong năm 2022 và các năm tiếp theo, SHB sẽ tập trung quyết liệt thực hiện 4 trụ cột chiến lược để phát triển. Bốn trụ cột đó bao gồm: Cải cách thể chế, cơ chế; Kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự; Lấy khách hàng làm trọng tâm; Nền tảng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

Chiến lược Marketing của SHB cũng triển khai một số chương trình khuyến mãi như “Ưu đãi ngút trời – Miễn phí trọn đời” với nhiều ưu đãi vượt trội cho khách hàng cá nhân mở tài khoản SHB. Chương trình được áp dụng tại tất cả các điểm giao dịch và qua kênh Ngân hàng điện tử SHB Mobile/SHB Online của SHB.

Cụ thể, khách hàng mới mở gói tài khoản trực tuyến eKYC sẽ được miễn phí tài khoản số đẹp trùng số điện thoại/ngày sinh/phong thủy trị giá 880.000 đồng và miễn phí chuyển khoản 247 trọn đời. Khách hàng hiện hữu mở tài khoản số đẹp trên SHB Mobile/SHB Online sẽ được giảm phí lên tới 70%. Ngoài ra, khách hàng hiện hữu sẽ được tặng ngay 30.000 đồng khi giới thiệu khách hàng mới mở gói tài khoản eKYC thành công. Sở hữu tài khoản SHB, khách hàng tiết kiệm chi phí tối đa khi giao dịch online.

Chiến lược Marketing của SHB đồng hành cùng cả nước trong công cuộc chống đại dịch Covid-19 với các hỗ trợ về y tế kịp thời: Tập đoàn T&T, Ngân hàng SHB và các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Doanh nhân Đỗ Quang Hiển đóng góp lên tới hơn 1.500 tỷ đồng thông qua Ủng hộ quỹ Vắc xin của Chính phủ, hỗ trợ vật tư y tế cho các bệnh viện và địa phương, ủng hộ chương trình “Sóng và máy tính cho em”, hỗ trợ trẻ em mồ côi do dịch Covid-19, đồng hành cùng “Mùa xuân cho em”, xây trường, xây nhà tình nghĩa tại các địa phương…

Nhằm đồng hành cùng Chính phủ, cộng đồng và các doanh nghiệp trong cuông cuộc phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường, SHB hiện đã và sẽ phấn đấu duy trì vị trí top đầu trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân về tín dụng xanh. Ngân hàng luôn tích cực, chủ động tiếp cận các nguồn vốn xanh của các định chế tài chính quốc tế (WB, ADB, KfW, JICA…), xem xét phát hành trái phiếu xanh,… nhằm tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam, đặc biệt là các dự án năng lượng xanh.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của SHB trong các Chiến lược Marketing của SHB.

Chiến lược chiêu thị của SHB 1
Chiến lược chiêu thị của SHB

Brade Mar hy vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về phân tích Chiến lược Marketing của SHB, cụ thể là Chiến lược Marketing Mix của SHB.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của HDBank

Brade Mar (Tổng hợp)

5/5 - (3 bình chọn)

Cong-viec-Marketing