Chiến lược Marketing của TPBank

Phân tích Chiến lược Marketing của TPBank, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của TPBank liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).

Chiến lược Marketing của TPBank 1
Chiến lược Marketing của TPBank

1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của TPBank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) là một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được thành lập ngày 05/05/2008 bởi các cổ đông chủ chốt gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJICông ty cổ phần FPT, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore.

TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, với mục tiêu đi đầu về Ngân hàng số, ngân hàng đã tập trung đầu tư để có hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ tiên tiến với những sản phẩm đột phá như LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7, Savy – ứng dụng tiết kiệm vạn năng, QuickPay – thanh toán bằng mã QR code, ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank

TPBank đã ứng dụng thành công trợ lý ảo T’aio với trí thông minh nhân tạo AI và công nghệ máy học Machine Learning, hệ thống nhận diện khách hàng bằng giọng nói và vân tay… Tất cả những sản phẩm vượt trội đó đã giúp TPBank trở thành nhà băng đầu tiên có hệ sinh thái ngân hàng số đa dạng và vượt trội tại Việt Nam.

TPBank cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài như Tổ chức Tài chính quốc tế IFC và Quỹ đầu tư Phần Lan PYN Elite Fund. Năm 2018, ngân hàng đã niêm yết thành công 555 triệu cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình hoạt động ổn định và bền vững của nhà băng.

Nhiều tổ chức uy tín trong nước và quốc tế cũng liên tục đánh giá cao TPBank với nhiều giải thưởng danh giá: Ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam, Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam… Năm 2018, Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s liên tục nâng mức xếp hạng tín nhiệm của TPBank lên mức B1 với triển vọng ổn định.

TPBank cũng được Tạp chí The Asian Banker bình chọn nằm trong Top 10 Ngân hàng mạnh nhất Việt Nam, Top 500 Ngân hàng mạnh nhất Châu Á. Đặc biệt, tháng 11/2018, TPBank đã vinh dự nhận được Huân chương lao động Hạng Ba do Đảng và Nhà Nước trao tặng.

Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank lấy nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu.

Xem chi tiết: Tìm hiểu về ngân hàng TPBank

Tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn” của TPBank
Tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn” của TPBank

2. Chiến lược sản phẩm của TPBank

Chiến lược Marketing của TPBank – Chiến lược sản phẩm của TPBank.

TPBank hoạt động tốt đồng đều cả về vốn tự có lẫn chất lượng tín dụng mang lại hiệu quả cao. Về mặt quản trị điều hành, TPBank hiện đang vận hành tốt theo mô hình hiện đại, chất lượng dịch vụ dẫn đầu… và được đánh giá cao theo mô hình chấm điểm CAMELS theo chuẩn quốc tế.

TPBank đã theo đuổi chiến lược số hóa từ rất sớm, với sự đầu tư công nghệ bài bản. Hiện tại, nhiều ứng dụng công nghệ, sản phẩm dịch vụ của TPBank sử dụng AI và các công nghệ hiện đại khác như máy học (Machine Learning), học sâu (Deep Learning) hay Big Data. Điều này giúp ngân hàng thay đổi toàn diện sản phẩm và trải nghiệm khách hàng, trở thành ngân hàng số hàng đầu tại Việt Nam.

TPBank cũng là thương hiệu tiên phong triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số nổi bật, tạo dựng thói quen giao dịch ngân hàng số tới hàng triệu khách hàng tại Việt Nam: tạo tài khoản nickname mang đậm chất riêng, mở tài khoản trên app tại bất cứ đâu, giao dịch ngân hàng bằng sinh trắc học 24/7 mà không cần giấy tờ hay thẻ ngân hàng… Nhờ vậy, lượng khách hàng của TPBank đã tăng vọt từ 1,7 triệu khách hàng năm 2017 lên 5 triệu khách hàng năm 2021, trong đó có tới 2,4 triệu khách hàng thường xuyên giao dịch trên các kênh điện tử.

Chiến lược sản phẩm của TPBank 1
Chiến lược sản phẩm của TPBank

Mặc dù là ngân hàng trẻ, “sinh sau đẻ muộn” và từng trải qua giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ. Nhưng TPBank không chỉ cải thiện mạnh về kinh doanh mà còn liên tục ra mắt các sản phẩm dịch vụ mới mang đậm dấu ấn ngân hàng số, mang đến sự tiện lợi tối ưu cho khách hàng

Sản phẩm tiết kiệm ngân hàng TPbank

  • Tiết kiệm thường lĩnh lãi định kỳ
  • Tiết kiệm Tài Lộc
  • Tiết kiệm thường lĩnh lãi cuối kỳ
  • Tiết kiệm thường lĩnh lãi đầu kỳ
  • Tiết kiệm kỳ hạn ngày
  • Tiết kiệm điện tử
  • Tài khoản gửi góp Future savings
  • Tài khoản gửi góp An Gia Phát Lộc
  • Tài khoản gửi góp Future Savings Kids
  • Tài khoản tích lũy tự động
  • Tiết kiệm Trường An Lộc
  • Tiết kiệm gửi góp Savy
  • Tiết kiệm gửi 6 tháng, lãi suất 12
  • Tiền gửi Bảo An Lộc
  • Tiền gửi Bảo An Lộc lĩnh lãi định kỳ

Sản phẩm cho vay ngân hàng TPBank

  • Vay mua nhà, xây sửa nhà
  • Vay mua ô tô
  • Vay tiêu dùng thế chấp
  • Vay kinh doanh
  • Vay khởi nghiệp
  • Vay thấu chi tín chấp
  • Vay thấu chi thế chấp
  • Vay tiêu dùng trả góp tín chấp
  • Vay cầm cố giấy tờ có giá
  • Ứng sổ tiết kiệm
  • Cho vay tiền mặt đa tiện ích
  • Vay Topup với các KH đang vay thế chấp tại TPBank
  • Vay sinh viên

Sản phẩm thẻ ngân hàng TPbank

  • Thẻ tín dụng TPbank
  • Thẻ ghi nợ TPBank

Dịch vụ ngân hàng số TPbank

  • LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7
  • Savy – ứng dụng tiết kiệm vạn năng
  • QuickPay – thanh toán bằng mã QR code
  • Ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank…
  • TPBank đã ứng dụng thành công trợ lý ảo T’aio với trí thông minh nhân tạo AI và công nghệ máy học Machine Learning, hệ thống nhận diện khách hàng bằng giọng nói và vân tay…
  • Tất cả những sản phẩm vượt trội đó đã giúp TPBank trở thành nhà băng đầu tiên có hệ sinh thái ngân hàng số đa dạng và vượt trội tại Việt Nam.
Chiến lược sản phẩm của TPBank 2
Chiến lược sản phẩm của TPBank

3. Chiến lược giá của TPBank

Chiến lược Marketing của TPBank – Chiến lược giá của TPBank.

TPBank là một trong những ngân hàng có mức phí sử dụng các dịch vụ liên quan tới hoạt động từ thẻ ATM thấp nhất hiện nay. Thẻ ATM của ngân hàng TPBank cung cấp khá nhiều tiện ích và các ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng, trong đó có những tính năng cao cấp sẽ chỉ dành cho một số hạng thẻ cao như VISA Platinum. Tuy nhiên về cơ bản khách hàng sẽ được phục vụ với những ưu đãi tốt nhất:

  • Ưu đãi tới 50% chương trình TPBank Zone
  • Ứng tiền mặt linh hoạt với mức phí thấp nhất thị trường chỉ 3,59%
  • Phí giao dịch quốc tế thấp nhất thị trường chỉ 1,8 %
  • Nhận điểm thưởng cho mỗi 5000 VND chi tiêu bằng thẻ
  • Thanh toán trực tuyến an toàn với tính năng bảo mật 2 lớp 3D Secure
  • Chấp nhận tại hơn 62.000 điểm giao dịch tại Việt Nam và hơn 30 triệu điểm giao dịch trên thế giới

Tùy theo loại thẻ mà TPBank sẽ quy định mức phí phát hành khác nhau.

Chiến lược giá của TPBank 1
Chiến lược giá của TPBank

4. Chiến lược phân phối của TPBank

Chiến lược Marketing của TPBank – Chiến lược phân phối của TPBank.

Đầu năm 2012, khi bắt đầu tiến hành tái cơ cấu, bên cạnh khoản lỗ luỹ kế khiến TPBank rơi vào trạng thái nguy hiểm, nhà băng này chỉ có 10 chi nhánh và 15 phòng giao dịch. Tổng số tài khoản hoạt động của ngân hàng thời điểm đó chỉ khoảng gần 30.000 và phần lớn đến từ nhân viên FPT (cổ đông sáng lập). Thế nhưng TPBank đã tìm được giải pháp.

Bước đầu tiên là việc có được nhiều tài khoản, TPBank tổ chức rất nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn, đồng thời quảng bá mạnh mẽ để thu hút người đến mở. Người dân đến mở tài khoản của TPBank, ngoài việc được quà khuyến mại, mở thẻ ATM miễn phí, còn được miễn gần như toàn bộ phí giao dịch khi chuyển tiền, rút tiền….

Khi số lượng khách hàng tăng mạnh, để đáp ứng nhu cầu phục vụ mà không bị quá tải do điểm giao dịch ít, việc phát triển mạnh dịch vụ Internet Banking sau đó là Live Bank (hay VTM – Video Teller Machine) và TPBank Mobile, App TPBank chính là giải pháp.

Sau gần 2 năm, từ vài chục nghìn tài khoản, TPBank thu được 1 triệu tài khoản đầu tiên và đến nay là 4 triệu tài khoản. Tổng số điểm giao dịch truyền thống của TPBank là gần 100. Nếu không có ngân hàng số với hệ thống Mobile Banking, app TPBank tiện lợi và Live Bank, TPBank không có cách nào phục vụ nổi với mật độ hơn 40.000 khách hàng/điểm giao dịch.

Thực tế, lượng khách hàng mà nhà băng này phục vụ tương đương với những ngân hàng khác có điểm giao dịch truyền thống cao gấp 3-4 lần. Lý do là ngoài hệ thống ngân hàng số, LiveBank với hơn 400 điểm trên khắp cả nước, có khả năng cung cấp gần như toàn bộ dịch vụ như một điểm giao dịch truyền thống ở bất cứ thời gian nào trong ngày. Chưa hết, nhà băng này còn có hệ thống eBank cho phép khách hàng mở tài khoản qua eKYC ở bất cứ nơi nào trên cả nước chỉ trong vòng vài phút..

Chiến lược phân phối của TPBank 1
Chiến lược phân phối của TPBank

5. Chiến lược chiêu thị của TPBank

Chiến lược Marketing của TPBank – Chiến lược chiêu thị của TPBank.

Sau 3 năm tái cơ cấu với TPBank đã xoá hết lỗ luỹ kế và bù được cả phần thặng dư âm vốn điều lệ khi các cổ đông mới gia nhập. Nhà băng này đã “có số má” ở thị trường bán lẻ với vị trí số 1 ở mảng cho vay mua ô tô, cùng nhận diện rõ nét về thương hiệu với logo cùng slogan mới “Vì tôi hiểu bạn”.

Bên cạnh giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam, năm 2021, nhiều tổ chức quốc tế uy tín cũng trao tặng cho TPBank giải thưởng danh giá như Ngân hàng số xuất sắc nhất Việt Nam, Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất, Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á, Top 10 ngân hàng uy tín Việt Nam… Những giải thưởng này là thành công, kết quả đáng ghi nhận của TPBank sau một hành trình nỗ lực không ngừng chuyển đổi số.

Chiến lược Marketing của TPBank ấn tượng nhất có lẽ mô hình ngân hàng giao dịch 24/7 LiveBank TPBank. Với thông điệp “Định danh 5 giây, có tài khoản dùng ngay”.

Mô hình này được triển khai lần đầu tiên vào năm 2017 và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của khách hàng. Năm 2020, Chiến lược Marketing của TPBank khai thác thông điệp “Định danh 5 giây, có tài khoản dùng ngay” TPBank LiveBank hợp tác với nghệ sĩ trẻ đa tài Sơn Tùng M-TP để triển khai chiến dịch mới nhằm hướng đến nhóm đối tượng khách hàng trẻ tuổi, năng động và yêu thích công nghệ, những người sẽ trở thành động lực lan truyền và tạo ra xu thế mới.

Một số chiến dịch khác mà TPBank nhắm vào thế hệ trẻ như tài khoản nickname mang đậm chất riêng, mở tài khoản trên app tại bất cứ đâu, giao dịch ngân hàng bằng sinh trắc học 24/7 mà không cần giấy tờ hay thẻ ngân hàng, v.v

Chiến lược chiêu thị của TPBank 1
Chiến lược chiêu thị của TPBank

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Vietcombank

Brade Mar (Tổng hợp)

5/5 - (4 bình chọn)

Cong-viec-Marketing