Phân tích mô hình SWOT của Điện Máy Xanh

Phân tích mô hình SWOT của Điện Máy Xanh, một trong những chuỗi điện máy lớn nhất Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Điện Máy Xanh.

1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Điện Máy Xanh

Điện máy XANH, tiền thân là chuỗi Dienmay.com ra đời cuối 2010, là chuỗi bán lẻ các sản phẩm điện tử tiêu dùng (điện tử, điện lạnh và gia dụng), hiện đang có thị phần số 1 tại Việt Nam (tính đến tháng 12/2019) với cửa hàng khai trương đầu tiên tại 561 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM tháng 12/2010.

Với sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, Điện máy XANH – một tân binh điện máy trẻ dưới sự lãnh đạo và đào tạo của Thế Giới Di Động được coi là làn gió mới của thị trường. Đặc biệt từ năm 2015 đến nay, Điện máy XANH được đánh giá là “phát triển thần tốc”. Trong năm 2015, Điện Máy XANH đã khai trương 66 siêu thị, nâng số lượng siêu thị 20 ở đầu năm 2015 lên con số 86.

Tính đến hết tháng 6/2016, Điện máy XANH đã khai trương thêm 33 siêu thị, nâng tổng số siêu thị hiện tại lên tới 119 siêu thị toàn quốc, hoàn tất việc phủ sóng tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Bên cạnh đó, mô hình Điện máy XANH mini với diện tích từ 350 – 500 m2 với cách bố trí linh hoạt giúp không gian siêu thị tăng gấp 2 -3 lần, từ đó trưng bày được nhiều mặt hàng hơn để khách hàng thoải mái lựa chọn.

Kết quả là mô hình này đã giúp tăng khả năng mua hàng, từ đó doanh thu tăng, trong khi các chi phí thuê mặt bằng hay vận chuyển vẫn không thay đổi. Các siêu thị mini đạt doanh thu “khủng” tương đương một shop Điện máy XANH lớn có diện tích cả 1.000 m2.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Thegioididong

Điện máy XANH hiện đang có thị phần số 1 tại Việt Nam
Điện máy XANH hiện đang có thị phần số 1 tại Việt Nam

2. Strengths (Điểm mạnh) của Điện Máy Xanh

Phân tích mô hình SWOT của Điện Máy Xanh bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Điện Máy Xanh.

Nguồn lực tài chính lớn từ tập đoàn mẹ Thế giới di động:

  • Sau gần 8 năm lên sàn, vốn hóa của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam – CTCP Đầu tư Thế giới Di động -MWG đã vượt mốc 05 tỷ USD tương ứng gần 114.200 tỷ đồng. Khi lên sàn vào tháng 07/2014, định giá ban đầu của công ty chỉ ở mức hơn 5.100 tỷ đồng.
  • Hiện Thế giới di động đang có mạng lưới hơn 4.500 cửa hàng trên toàn quốc. MWG vận hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hoá Xanh. Với vốn hóa đạt mức cao nhất lịch sử, năm 2022, MWG tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng cao với doanh thu thuần hợp nhất dự kiến 140.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6.350 tỷ đồng, tương ứng tăng 14% và 30% so với năm 2021.

Hệ thống điểm bán rộng khắp:

  • Thành lập tháng 3/2004, hai năm đầu Thế Giới Di Động chỉ có 4 cửa hàng tại TP Hồ Chí Minh chuyên về mặt hàng điện thoại di động. Năm 2007, MWG đã thuyết phục Mekong Capital đầu tư để nâng số chuỗi cửa hàng lên con số 40 vào năm 2019, tạo đà cho việc lấn sang lĩnh vực kinh doanh sang ngành hàng điện tử tiêu dùng với thương hiệu Dienmay.com (nay đổi thành Dienmayxanh.com) một năm sau đó.
  • Đến cuối năm 2012, Thế Giới Di Động có tổng cộng 220 cửa hàng chuyên về bán điện thoại di động tại Việt Nam. Điều này giúp cho Robert A. Willett-cựu CEO BestBuyInternational và Công ty CDH Electric Bee Limited quyết định đầu tư vào MWG (tháng 5/2013). Với tham vọng trở thành đại gia thương mại điện tử năm 2017, MWG đã tiến hành đàm phán sáp nhập và mua lại hệ thống bán lẻ điện máy Trần Anh khi đó với 34 siêu thị máy tính, điện thoại di động, hàng điện máy.
  • Tháng 6/2017, MWG mang chuông đi đánh nước người khi khai trương cửa hàng BigPhone đầu tiên tại Campuchia, diện tích mỗi cửa hàng chỉ vào khoảng 150 – 200m2. Tháng 6/2020, BigPhone đã được chuyển đổi thành Bluetronics – hoạt động theo mô hình Điện Máy Xanh tại Việt Nam.
  • Đến nay chuỗi điện máy Bluetronics của Thế Giới Di Động tại Campuchia đã có 50 cửa hàng, bao phủ 13/25 tỉnh thành, doanh thu mỗi tháng ở Campuchia vào khoảng 165 tỷ đồng. MWG đang đặt mục tiêu mở thêm 30 cửa hàng vào cuối năm nay để phủ 25/25 tỉnh, thành tại nước láng giềng này, và sẽ dừng lại tại con số này.
  • Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2017, Công ty Thế giới di động đã mở thêm 668 siêu thị mới, với 117 siêu thị thegioididong.com, 351 siêu thị Điện Máy Xanh và 200 siêu thị Bách hóa Xanh. Kết quả này đưa tổng số siêu thị đang hoạt động của công ty lên 1.923 siêu thị, tăng hơn 50% so với thời điểm đầu năm. Cũng trong 11 tháng của năm 2017, doanh thu của hệ thống đạt gần 59.000 tỷ đồng.
  • Sang đến năm 2018, con số tổng cửa hàng đã lên đến 2.160 cửa hàng, có mặt trên tất cả 63 tỉnh thành.
  • Theo báo cáo hoạt động kinh doanh của Thế Giới Di Động, tính đến hết tháng 1/2021, hệ thống này sở hữu 4.157 cửa hàng, trong đó chuỗi Thegioididong.com là 908 cửa hàng, Điện máy xanh là 1.500 cửa hàng và chuỗi Bách hóa xanh là 1.749 cửa hàng.

 

Hoạt động Marketing mạnh mẽ:

  • Một trong những chiến lược quảng cáo của Điện máy xanh được nhiều người biết tới nhất là chiến lược quảng bá hình ảnh thương hiệu sử dụng nhóm múa hát mặc áo xanh để nâng cao nhận thức thương hiệu.
  • Tháng 11 năm 2016, thương hiệu thực hiện một TVC mang tên “Điện Máy Xanh” với dàn đồng ca dễ hiểu và có sức lan tỏa đáng kinh ngạc: “Nếu bạn cần mua TV, máy lạnh hay máy giặt, hãy đến Điện Máy Xanh …” và có sự góp mặt của nhiều cá nhân mặc bộ bodysuit màu xanh quyến rũ và đội mũ lưỡi trai hình TV để diễn xuất trong video.
  • Hàng ngàn vũ công mặc trang phục màu xanh đặc trưng đã được thuê để nhảy flashmob theo ca khúc “Điện Máy Xanh” vào ngày 24 và 25 tháng 12 năm 2016. Các hoạt động này được diễn ra tại các địa điểm tham quan nổi tiếng nhất, đó là: Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Tòa nhà Bitexco Financial Tower, Hồ Gươm, …
  • TVC được cho là quảng cáo mang lại hiệu quả nhất năm đó và ai cũng biết về dịch vụ của thương hiệu. Điện Máy Xanh bắt đầu quảng bá TVC này trên các kênh truyền hình truyền thống trên các kênh chính thống như VTV1, VTV3 hay Let’s Viet VTC9 vào các khung giờ vàng (12h hoặc 19h).
  • Ngoài ra, Điện Máy Xanh quảng bá TVC và các hình ảnh liên quan trên các trang mạng xã hội Facebook, Youtube, Instagram, báo chí, diễn đàn.. và các chiến dịch đã thu được những kết quả rất đáng kinh ngạc như 204.740 lượt thảo luận, 232.369 lượt bình luận, 2.891.601 lượt thích và 148.222 lượt chia sẻ.
  • Trong quá khứ, Điện máy xanh cũng rất sáng tạo trong việc tạo ra các hoạt động quảng cáo. Ví dụ như trò chơi trực tuyến tặng quà năm 2016 với nhiều chủ đề như “Dẫn ông già Noel đến Điện Máy Xanh”, “Tìm khẩu hiệu Điện Máy Xanh”, “Chia sẻ video iPhone”. Hoặc thương hiệu đã hợp tác với nhiều thương hiệu nổi tiếng khác để tạo ra các chương trình giảm giá như “Đại tiệc TV 100% Tặng 100% khi mua hàng”, “Mua 1 tặng 3 – Samsung” hay “Chương trình đổi 1 tặng 1”.

Dịch vụ khách hàng tốt:

  • Khách hàng là nhân tố chính mang về lợi nhuận và đưa đến sự thành công cho các công ty. Chính vì vậy , với nền tảng văn hóa đặt khách hàng lên trên hết làm trọng tâm, Điện Máy Xanh cam kết luôn đem đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị và hài lòng nhất. Trong suốt 15 năm hình thành và phát triển, doanh nghiệp đã có những thành công vượt bậc và trở thành thương hiệu nhận được rất nhiều sự tín nhiệm từ phía khách hàng cũng như đối tác.
  • Một trong những yếu tố cốt lõi làm nên sự khác biệt của dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả của Thế giới di động là giao tiếp lịch sử và cởi mở với khách hàng. Nhân viên luôn đặt khách hàng lên cao nhất và phải tôn trọng các khách hàng của mình. Tại các cửa hàng của doanh nghiệp của Điện Máy Xanh, khách hàng luôn vào trong phấn khởi và ra về trong vui vẻ. Dù khách có mua hàng hay không thì vẫn nhận được sự chăm sóc và tư vấn nhiệt tình.
  • Sự thân thiện và lịch sự của nhân viên là một trong những lý do khách hàng chốt mua sản phẩm và có có muốn quay lại của hàng hay không. Về vấn đề này, Điện Máy Xanh đã làm rất tốt, rất hiệu quả.
  • Doanh nghiệp đã và đang xây dựng một dịch vụ khách hàng đặc biệt vượt trội với văn hóa là đặt khách hàng làm trung tâm trong mọi hành động và cả suy nghĩ của mình. Qua đó, Điện Máy Xanh không ngừng xây dựng đội ngũ nhân viên có phong cách phục vụ tận tâm, chu đáo và chuyên nghiệp. Những người nhân viên của doanh nghiệp còn được đào tạo rằng, có thể bỏ qua một số quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Bách Hóa Xanh

Phân tích mô hình SWOT của Điện Máy Xanh - Dịch vụ khách hàng tốt
Phân tích mô hình SWOT của Điện Máy Xanh – Dịch vụ khách hàng tốt

3. Weaknesses (Điểm yếu) của Điện Máy Xanh

Phân tích mô hình SWOT của Điện Máy Xanh tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Điện Máy Xanh.

Vòng quay hàng tồn kho giảm: Với hơn 80% lượng hàng tồn kho tồn trữ dưới dạng các sản phẩm điện tử vào cuối quý I/2020, việc kiểm soát và luân chuyển hàng tồn kho nhanh chóng là bài toán mà Điện Máy Xanh phải giải quyết trước khi lượng hàng tồn kho này sụt giảm giá trị do các mẫu mới đời sau được tung ra thị trường.

Nhiều cửa hàng ở các khu vực ngoại thành không thể cung cấp đa số sản phẩm và thương hiệu. Do nhu cầu sử dụng ở các khu vực này khác nhau nên công ty chỉ ước tính đưa ra một số mặt hàng cơ bản của từng loại.

Các cửa hàng nằm trong khu vực quảng bá thường nhỏ nên không thể mang lại trải nghiệm đáng nhớ. Các cửa hàng này thường nằm ở vùng nông thôn là nơi đất trung tâm nhỏ hoặc đất ngoại ô rộng nhưng chưa đạt được mục tiêu của công ty.

Đầu tư nhiều vào quảng cáo có thể dẫn đến thua lỗ nếu công ty không có được những người đầu tư đúng đắn.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Toyota

Phân tích mô hình SWOT của Điện Máy Xanh - Vòng quay hàng tồn kho giảm
Phân tích mô hình SWOT của Điện Máy Xanh – Vòng quay hàng tồn kho giảm

4. Opportunities (Cơ hội) của Điện Máy Xanh

Phân tích mô hình SWOT của Điện Máy Xanh tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Điện Máy Xanh.

Xu hướng mua hàng trực tuyến tăng mạnh:

  • Kể từ năm 2018, giao dịch mua sắm trực tuyến đã có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, đến năm 2020, hình thức mua sắm này lại tăng trưởng nhanh chóng hơn bao giờ hết. Các kênh mua sắm trực tuyến chủ yếu là các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), kế đến là mạng xã hội. Chính những tiện ích vốn có của TMĐT đã nhanh chóng tạo ra những cơ hội cho các hoạt động mua sắm trực tuyến phát triển thuận lợi.
  • Cụ thể, việc tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ thông qua internet sẽ nhanh chóng và chi phí thấp hơn khá nhiều. Việc sử dụng internet cũng sẽ giúp người tiêu dùng có thể khám phá ra nhiều loại hàng hoá hơn đồng thời tìm kiếm được những loại sản phẩm, dịch vụ phù hợp với bản thân hơn. Trong khi đó, mua sắm truyền thống lại gặp nhiều khó khăn ở chi phí và tốn khá nhiều thời gian.
  • Bên cạnh đó, khả năng tương tác với khách hàng thông qua việc mua sắm trực tuyến cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với hình thức mua sắm truyền thống.

Tiềm năng của ngành bán lẻ tích hợp “offline to online”:

  • Kênh bán lẻ truyền thống hiện đang chiếm 90% thị phần mảng bán lẻ tiêu dùng ở Việt Nam. Bán lẻ hiện đại chỉ chiếm thị phần khiêm tốn khoảng 8%. Tuy nhiên, tỷ trọng này được dự báo sẽ thay đổi nhanh chóng trong tương lai khi bán lẻ hiện đại đang “nở rộ” mạnh mẽ.
  • Các nhà bán lẻ nội địa đã tạo được bước tiến dài khi kết quả kinh doanh liên tục được cải thiện. Chiến lược phát triển song song kênh bán hàng hiện hữu và trực tuyến kỳ vọng sẽ tạo ra sự “bứt phá”, thay đổi bộ mặt của bán lẻ Việt Nam.
  • Sự tham gia của kênh bán lẻ hiện đại đã thu hẹp đáng kể khoảng cách về lợi nhuận gộp giữa các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ. Thực tế này đã diễn ra tại nhiều quốc gia như Mỹ và Thái Lan. Trong thập kỷ tới, lợi nhuận gộp cũng như khả năng chi phối người tiêu dùng sẽ dịch chuyển mạnh mẽ từ các nhà sản xuất sang các nhà bán lẻ.
  • Hiện nay, kênh bán lẻ truyền thống vẫn đang chiếm 90% thị phần của mảng tiêu dùng bán lẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, con số này sẽ sụt giảm nhanh chóng thương lai. Nguyên nhân, đặc trưng của kênh bán lẻ truyền thống là quy mô nhỏ, phân tán và tiêu chuẩn dịch vụ còn nhiều hạn chế. Đồng nghĩa với việc người tiêu dùng hiện đang chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm thiết yếu hàng ngày trong phân khúc nhu yếu phẩm.

Thị trường điện máy phát triển mạnh:

  • Theo Hãng nghiên cứu thị trường GfK Việt Nam, thị trường điện thoại di động tại Việt Nam chỉ tăng trưởng 1% trong năm 2018 so với mức 9% của năm 2017.
  • Trong khi đó, lĩnh vực điện máy tăng trưởng cao hơn, như hàng điện tử (tăng 23,5%), điện lạnh (12,5%), điện gia dụng (3,7%).

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của 7 Eleven

Phân tích mô hình SWOT của Điện Máy Xanh - Xu hướng mua hàng trực tuyến tăng mạnh
Phân tích mô hình SWOT của Điện Máy Xanh – Xu hướng mua hàng trực tuyến tăng mạnh

5. Threats (Thách thức) của Điện Máy Xanh

Phân tích mô hình SWOT của Điện Máy Xanh cuối cùng là Threats (Thách thức) của Điện Máy Xanh.

Cạnh tranh gay gắt:

  • Trong 5 năm trở lại đây, thị trường bán lẻ điện máy Việt Nam đã chứng kiến hàng loạt tên tuổi lớn biến mất khỏi thị trường. Cụ thể, thị trường đã chứng kiến cảnh ngã ngựa của Trần Anh, Viễn Thông A, Topcare, Việt Long… và mới đây nhất, sau gần 5 năm ra mắt thị trường và tròn 1 năm mua lại Viễn Thông A, hệ thống siêu thị điện máy VinPro chính thức giải thể vào tháng 12/2019.
  • Ngoài ra, một số đơn vị khác như Pico, HC, MediaMart… cũng đang cố gắng bám trụ thị trường nhưng với quy mô nhỏ, chật vật trong cuộc đua thị phần.
  • Hiện nay, thị phần bán lẻ điện máy chủ yếu tập trung ở ba ông lớn là Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim và Điện máy Chợ lớn. Trong đó, theo hãng nghiên cứu thị trường GfK, hệ thống Điện Máy Xanh của Thế Giới Di Động đã bỏ xa các đối thủ còn lại với hơn 40% thị phần. Tuy nhiên, ở một thị trường cạnh tranh, mọi thứ không có gì là tuyệt đối.
  • Nguyễn Kim là một trong những nhà bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam được thành lập vào năm 1992. Nguyễn Kim đã mở rộng 70 cửa hàng trên khắp Việt Nam. Là một thương hiệu có độ uy tín cao và được Khách hàng tin tưởng, Nguyễn Kim luôn là thương hiệu đầu tiên Khách hàng nghĩ tới khi có nhu cầu mua sắm đồ điện tử.
  • Nguyễn Kim chuyên buôn bán đồ điện tử, điện lạnh, di động, máy tính,gia dụng, viễn thông, nội thất…. Các cửa hàng của Nguyễn Kim đều diện tích mặt bằng rộng rãi, bày biện khoa học, dễ tìm, thường xuyên cập nhật những sản phẩm mới với công nghệ mới.
  • Năm 2014-2016, doanh thu của Nguyễn Kim đạt khoảng 9.000 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu của Thế Giới Di Động tăng từ 15.800 tỷ đồng năm 2014 lên 45.600 tỷ đồng năm 2016, và đạt 67.700 tỷ đồng năm 2017.
  • Điện máy chợ lớn là công ty tiên phong trong lĩnh vực bán lẻ đồ gia dụng tại Việt Nam và được xuất hiện vào năm 2001. Điện máy chợ lớn có 65 cửa hàng trong đó 21 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương lân cận, 15 cửa hàng ở khu vực miền Nam và 29 cửa hàng ở miền Trung Việt Nam.
  • Cũng giống với Nguyễn Kim, Điện máy chợ lớn chuyên đồ điện tử, điện lạnh, di động, máy tính, đồ gia dụng, viễn thông và nội thất.
  • Doanh thu của chuỗi cửa hàng Điện máy chợ lớn khá ổn định và có xu hướng tăng đều khi doanh thu năm 2016 tăng 54%, từ 8.100 tỷ lên 12.500 tỷ và tiếp tục tăng 26% trong năm 2017 lên 15.800 tỷ VND.
  • Ngoài các đối thủ trong nước, đầu tư của các tập đoàn nước ngoài vào các doanh nghiệp trong nước đang ngay lập tức mở rộng, cụ thể là Nguyễn Kim (Central Group) và Trần Anh (Nojima Corp.). Tuy nhiên, về chiến lược định vị cửa hàng, khác với Điện Máy Xanh, các đối thủ cạnh tranh chưa có nhiều cửa hàng ở các tỉnh, thành phố nhỏ khác nhau tại Việt Nam.

Lạm phát ảnh hưởng sức mua:

  • Mặc dù kết quả kinh doanh của Thế giới di động không thể nói lên được xu hướng chung của toàn ngành. Tuy nhiên, trước đó, giới phân tích đã nhận định về triển vọng của doanh nghiệp ngành bán lẻ trong 6 tháng cuối năm 2022 sẽ gặp nhiều trở ngại, nhất là khi lạm phát tại nhiều nơi trên thế giới đang có xu hướng gia tăng mạnh.
  • Nhu cầu về tăng trưởng của mảng thiết bị điện tử đã rất mạnh khi người dân phải ở nhà nhiều vì dịch Covid-19. Năm ngoái người tiêu dùng đã mua thì năm nay khó có thể mua tiếp. Vì vậy, từ nay đến cuối năm có thể sẽ không tăng trưởng mạnh hơn nữa, dù ngành này vẫn có kết quả tương đối khả quan.
  • Tình hình thị trường điện tử, điện máy các tháng cuối năm không mấy khả quan. Ngay cả trong mùa bán điều hòa, điều kiện thời tiết có vẻ như không ủng hộ. Sau 2 năm dịch bệnh, dự trữ tiền của người dân có thể đã tiêu dùng gần hết cùng với nhiều yếu tố bất lợi khác của diễn biến nền kinh tế thế giới.
  • Yếu tố vĩ mô đang không thuận lợi cho cả các doanh nghiệp bán lẻ lẫn sản xuất. Bởi qua 2 năm đại dịch, sản xuất không bình ổn, tình hình công ăn việc làm của người lao động bất ổn, tiền để dành đã chi tiêu nhiều khiến sức mua giảm. Khi mọi thứ chưa kịp phục hồi thì xung đột Nga – Ukraine diễn ra khiến chi phí đầu vào của ngành nông nghiệp, chăn nuôi tăng quá mạnh, giá đầu ra tăng cao, giá xăng tăng kéo theo lạm phát. Nếu xung đột này vẫn kéo dài thì ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, cả sức mua lẫn lợi nhuận của doanh nghiệp.

Người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu đối với hầu hết mặt hàng không thiết yếu:

  • Trong bối cảnh thu nhập trung bình chưa tăng kịp so với lạm phát như hiện nay, khảo sát của Vietnam Report cho thấy người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu đối với hầu hết mặt hàng không thiết yếu. Nếu tình trạng lạm phát tiếp tục gia tăng, họ cũng sẽ cắt giảm chi tiêu đối với nhóm hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng nhanh…
  • Theo nghiên cứu của EY, người tiêu dùng rất lo lắng về tương lai với 63% không kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi trong vòng 12 tháng tới, vì vậy, ưu tiên hàng đầu của họ hiện nay là “khả năng chi trả”. Chi phí sinh hoạt đang là nỗi lo của tất cả người tiêu dùng khi có tới 79% cho biết tài chính là một vấn đề đáng lo ngại và 35% lo lắng về việc không đủ tiền để chi tiêu cho những khoản ngoài chi phí sinh hoạt hằng ngày.
  • 33% người tiêu dùng đang thay thế việc mua hàng thông thường bằng các nhãn hiệu mới hoặc chuyển sang sử dụng nhãn hiệu riêng. Theo nhiều cách, người tiêu dùng đang quay trở lại với những gì đã phát huy hiệu quả với họ trong thời gian giãn cách do đại dịch, chẳng hạn như mua các sản phẩm thay thế rẻ hơn (48%), chủ động làm việc tại nhà, ăn ở nhà và không cần phải mua quần áo mới…
  • Thông thường, khi tài chính eo hẹp, mọi người cắt giảm chi tiêu của mình trong một phạm vi nhất định và vẫn có thể tự thưởng cho mình một vài món đặc biệt. Nhưng bây giờ, người tiêu dùng áp dụng chiến thuật tiết kiệm tiền trên tất cả các danh mục.

Các thế hệ mua hàng đầy phức tạp:

  • Các chuyên gia thị trường cho rằng trụ cột của thị trường tiêu dùng FMCG hiện tại là Gen Y (1981 – 1995) và Gen Z (1996 – 2014). Đây cũng là đối tượng khách hàng chính của ngành hàng mang tính đặc thù này.
  • Nếu như gen Y phần nào đã trải qua những khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008 – 2010, thì gen Z, thế hệ sinh ra và lớn lên cùng công nghệ sẽ lần đầu đối mặt với cuộc khủng hoảng sắp tới.
  • Theo Forbes, khía cạnh trải nghiệm của thế hệ trẻ đang thay đổi. Khảo sát Gen Z và Millennial (Gen Y) năm 2022 của Deloitte cho thấy mối lo lớn nhất là nền tảng tài chính bấp bênh của họ trong thế giới ngày càng đắt đỏ.
  • Còn mối quan tâm cấp bách nhất của thế hệ này không còn là nhu cầu trải nghiệm, hưởng thụ cuộc sống nữa. Sự chuyển dịch mối quan tâm trong khảo sát cho thấy thực tế thị trường.
  • Khi chi phí sinh hoạt, bao gồm tiền thuê nhà, phương tiện đi lại và các hóa đơn điện, nước mới là mối quan tâm hàng đầu của 29% những người lao động ở độ tuổi Gen Z. Trong khi đó, 46% chia sẻ rằng toàn bộ thu nhập của họ chỉ đủ chi trả sinh hoạt phí, không dành dụm được đồng nào. Chỉ 25% số này có thể thoải mái chi tiêu hàng tháng.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Vingroup

Phân tích mô hình SWOT của Điện Máy Xanh - Người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu đối với hầu hết mặt hàng không thiết yếu
Phân tích mô hình SWOT của Điện Máy Xanh – Người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu đối với hầu hết mặt hàng không thiết yếu

Brade Mar

5/5 - (4 bình chọn)

Cong-viec-Marketing