Phân tích mô hình SWOT của Bách Hóa Xanh, một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Bách Hóa Xanh.
Mục lục
1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Bách Hóa Xanh
Cuối năm 2015, Bách hóa XANH được đưa vào thử nghiệm với hình thức chuỗi cửa hàng chuyên bán lẻ thực phẩm tươi sống (thịt cá, rau củ, trái cây,…) và nhu yếu phẩm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.
Trải qua gần 6 năm phát triển, Bách hóa XANH đã có gần 2.000 siêu thị trên khắp các tỉnh thành ở Miền Nam, Miền Đông và Nam Trung Bộ và hơn 20 kho hàng phục vụ cho website BachhoaXANH.com chuyên cung cấp các sản phẩm đa dạng về chủng loại; giá cả hợp lý, nhân viên thân thiện, địa điểm dễ tiếp cận đối với người nội trợ.
Bạn đã biết tổng quan về Bách Hóa Xanh. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Bách Hóa Xanh.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của 7 Eleven
2. Strengths (Điểm mạnh) của Bách Hóa Xanh
Phân tích mô hình SWOT của Bách Hóa Xanh bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Bách Hóa Xanh.
Nguồn lực tài chính lớn từ tập đoàn mẹ Thế giới di động:
- Sau gần 8 năm lên sàn, vốn hóa của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam – CTCP Đầu tư Thế giới Di động -MWG đã vượt mốc 05 tỷ USD tương ứng gần 114.200 tỷ đồng. Khi lên sàn vào tháng 07/2014, định giá ban đầu của công ty chỉ ở mức hơn 5.100 tỷ đồng.
- Hiện Thế giới di động đang có mạng lưới hơn 4.500 cửa hàng trên toàn quốc. MWG vận hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hoá Xanh. Với vốn hóa đạt mức cao nhất lịch sử, năm 2022, MWG tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng cao với doanh thu thuần hợp nhất dự kiến 140.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6.350 tỷ đồng, tương ứng tăng 14% và 30% so với năm 2021.
Thương hiệu mạnh:
- Mới đây, Brand Finance – Công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, kết hợp với đơn vị tư vấn thương hiệu – Công ty cổ phần Mibrand Việt Nam chính thức công bố bảng danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022.
- Theo Brand Finance, 50 thương hiệu hàng đầu của Việt Nam có giá trị 36,4 tỷ USD đã đạt được mức tăng tổng cộng về giá trị thương hiệu là 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 10 thương hiệu Việt Nam hàng đầu có giá trị 24,4 tỷ USD, chiếm 67% trong tổng số của 50 thương hiệu.
- Đặc biệt, theo xếp hạng của Brand Finance, trong những thương hiệu có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu lớn nhất trong năm qua, đứng đầu là Bách Hóa Xanh (tăng 177%), sau đó là Novaland (132%), Kokomi (121%), Bảo Việt (116%), MBBank (113%), Omachi (109%), Vinhomes (99%).
Hệ thống kênh đa dạng:
- BachhoaXANH.com: Kênh mua sắm trực tuyến với hơn 12.000 sản phẩm đa dạng, xuất xứ rõ ràng, giá cả minh bạch.
- Kinh nghiệm hay: Chuyên trang tổng hợp tin tức, mẹo vặt gia đình, công thức nấu ăn, thông tin về sức khỏe bổ ích,… cho các bà nội trợ và giới trẻ
- Tik Tok Bách hóa XANH: Chia sẻ những video hướng dẫn nấu ăn, mẹo vặt bổ ích trong gia đình, làm đẹp và những nội dung trending khác
- Youtube Bách hóa XANH: Chia sẻ những video hướng dẫn nấu ăn, mẹo vặt trong gia đình, giới thiệu sản phẩm ngắn gọn, dễ hiểu
- Fanpage Bách hóa XANH: Kênh cập nhật nhanh chóng những thông tin về chương trình, khuyến mãi hoặc những thông báo đến khách hàng
- Tuyển dụng: Hơn 1000 vị trí cần tuyển ở khắp mọi tỉnh thành, lương thưởng và chế độ phúc lợi hấp dẫn
- Hệ thống siêu thị: Kênh cập nhật thông tin của tất cả siêu thị Bách hóa XANH (thời gian mở, đóng cửa, khai trương,…) và nhóm Zalo của siêu thị.
- Tổng đài bán hàng và hỗ trợ khiếu nại: 1900.1908 – 028.3622.9900. Hoạt động từ: (7h – 21h30)
Hoạt động Digital Marketing mạnh mẽ:
- BHX không thực sự ủng hộ các phương thức Marketing trực tiếp truyền thống như thư hoặc email mà thay vào đó họ thực sự tăng cường và tận dụng triệt để các phương tiện truyền thông tiếp thị trực tuyến như trang web, blog và các phương tiện truyền thông xã hội.
- Trang web BHX (bachhoaxanh.com) và ứng dụng của nó có lẽ là kênh phổ biến nhất cũng như là công cụ truyền thông được sử dụng rộng rãi nhất. Theo số liệu thống kê của SimilarWeb, trong quý I / 2020, BHX đã đạt hơn 8 triệu lượt truy cập từ khách hàng, lớn hơn nhiều so với các nhà bán lẻ phổ biến khác như BigC, Vinmart, Coopmart và SpeedL của Lotte.
- Với lượng truy cập website tăng trưởng cao như vậy, Bách Hóa Xanh đã chứng tỏ mình là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều khách hàng. Nhìn chung, tiềm năng của hình thức truyền thông này là cao, khách hàng thường xuyên sử dụng internet và ứng dụng BHX sẽ thấy hình thức truyền thông này quen thuộc.
- Bách Hoá Xanh chỉ sử dụng 1 loại phương tiện truyền thông xã hội, chủ yếu giao tiếp với khách hàng của họ thông qua Facebook. Chức năng chính mà trang Facebook của BHX thực hiện là quảng cáo một phần trang web BHX. Trang liên tục chia sẻ liên kết các bài viết mới từ các website BHX để nhận được nhiều tương tác từ những người theo dõi trang Facebook của BHX, một số bài viết khác được xây dựng dưới dạng hình ảnh hiển thị các sản phẩm đang giảm giá.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Vingroup
3. Weaknesses (Điểm yếu) của Bách Hóa Xanh
Phân tích mô hình SWOT của Bách Hóa Xanh tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Bách Hóa Xanh.
Chính sách phúc lợi nhân viên hạn chế:
- Ở thời điểm hiện tại, nhân sự ngành bán lẻ, từ nhân viên bán hàng cho đến quản lý cấp trung, cấp cao… vẫn tiếp tục được săn đón khi các thương hiệu bán lẻ mới liên tục gia nhập thị trường và các nhà bán lẻ hiện hữu thì đua nhau mở điểm bán mới, phát triển chuỗi.
- Nhân sự làm việc trong ngành bán lẻ tiêu dùng nhanh rất vất vả và chịu nhiều áp lực. Thế nên, các nhà bán lẻ rất vất vả trong việc tuyển dụng và đặc biệt là giữ người. Bách Hóa Xanh chưa thực sự có một chính sách hiệu quả trong việc giữ chân nhân viên.
Website chưa thực sự tối ưu:
- Ứng dụng và trang web của Bách Hóa Xanh chưa được áp dụng các công cụ tiên tiến như so sánh giá giữa các sản phẩm cùng loại nhưng do các thương hiệu khác nhau cung cấp theo thứ tự để hỗ trợ khách hàng trong quá trình trải nghiệm mua sắm trực tuyến.
Chất lượng các sản phẩm tươi sống chưa cao:
- Sức mua, nhất là với các mặt hàng thực phẩm tươi sống, tại nhiều hệ thống siêu thị ngày một cao. Các mặt hàng tươi sống hàng hóa dồi dào nhưng nhân viên siêu thị liên tục phải bổ sung hàng trên quầy kệ.
- Trong giỏ hàng nội trợ của người Việt, thịt heo và gà là nguồn thực phẩm không thể thiếu. Trên thị trường, nhiều nguồn cung cấp các sản phẩm này, nhưng những sản phẩm có thương hiệu và được bày bán tại các kênh mua sắm hiện đại, đủ các điều kiện về bảo quản đang ngày càng được ưa chuộng.
- Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều người tiêu dùng, các sản phẩm tươi sống tại Bách Hóa Xanh chưa thực sự “tươi”, chưa tương xứng với mức giá.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Toyota
4. Opportunities (Cơ hội) của Bách Hóa Xanh
Phân tích mô hình SWOT của Bách Hóa Xanh tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Bách Hóa Xanh.
Chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam lớn:
- Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn. Theo nghiên cứu của Euromonitor International, F&B của Việt Nam được xếp vào một trong các thị trường hấp dẫn nhất trên toàn cầu và đứng thứ 10 châu Á. Chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống của người Việt chiếm tỷ trọng thu nhập cao (khoảng 35%) và những người tiêu dùng này thì ngày càng giàu lên.
- Nhu cầu của người tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm và đồ uống ngày càng đòi hỏi sự gia tăng về chất lượng, dịch vụ phục vụ, sự đa dạng trong nhu cầu nhất là những sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài. Việc tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm và đồ uống cao cấp khá lớn nhưng đang giao dịch kín đáo. Giới trẻ có xu hướng chuyển từ sản phẩm truyền thống sang các sản phẩm du nhập từ nước ngoài.
Kinh doanh bán lẻ phát triển:
- Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.170,2 nghìn tỉ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, đang dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch bệnh, trong đó, nhóm bán lẻ hàng hóa đã đạt mức tăng trưởng khá tốt.
- Khảo sát doanh nghiệp bán lẻ của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8-2022, cho thấy 53,8% số doanh nghiệp bán lẻ hiện đã đạt hiệu quả kinh doanh bằng và vượt mức trước đại dịch dù vẫn còn sự phân hóa giữa các ngành hàng.
- Dựa trên đà phục hồi này, cùng với những lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực, 91,7% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng triển vọng kinh doanh của toàn ngành bán lẻ những tháng cuối năm 2022 sẽ khả quan hơn so với cùng kỳ các năm trước đó.
Xu hướng tiêu dùng xanh ở Việt Nam:
- Tiêu dùng xanh đã khá phổ biến ở các nước phát triển và có những bước tiến ban đầu ở các nước đang phát triển khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng ngày càng tăng lên. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến môi trường, coi trọng hơn hành vi mua thân thiện với môi trường.
- Các chuyên gia môi trường xem tiêu dùng xanh như một biện pháp “giải cứu trái đất” trước những biến đổi xấu của môi trường sống trên toàn cầu. Do đó, xu hướng sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
- Việt Nam đang triển khai một số hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững, trong đó tiêu dùng xanh cũng bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. Nhiều văn bản liên quan đã được ký kết như: Tuyên ngôn quốc tế và Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (1999), các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn (1999), v.v.
- Các chương trình liên quan đến sản phẩm xanh như: Chương trình cấp Nhãn sinh thái (Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nhãn tiết kiệm năng lượng (Bộ Công thương); Nhãn sinh thái cho ngành du lịch cũng được triển khai.
- Kết quả điều tra của Công ty Nielsen Việt Nam công bố tại Hội thảo “Chiến lược thương hiệu gắn với phát triển xanh” cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề “xanh” và “sạch”, họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch”. Cụ thể, có tới 80% người tiêu dùng lo ngại tác hại lâu dài của các nguyên liệu nhân tạo và 79% sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn.
- Người tiêu dùng đặt niềm tin vào các mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm rõ ràng. Bởi vậy, chất lượng “xanh” sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần tốt hơn. Việc phát triển thương hiệu gắn với yếu tố “xanh” – sử dụng nguyên vật liệu, công nghệ thân thiện, đưa ra các sản phẩm “sạch”, bảo đảm môi trường ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
- Theo xu hướng đó, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội này để đẩy mạnh thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách xây dựng niềm tin vào nhãn hàng thông qua các cam kết về trách nhiệm xã hội và môi trường, đặt vấn đề sức khỏe người tiêu dùng vào trọng tâm của việc phát triển sản phẩm, gắn phát triển sản phẩm với cam kết bền vững.
Tiềm năng chuyển đổi số:
- Ngành Bán lẻ Việt Nam có quy mô thị trường 142 tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% vào GDP cả nước, là một trong những ngành quan trọng của nước ta. Việt Nam hiện có hơn 1 triệu cửa hàng tạp hóa. Trong số này, chỉ có các siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi đã ứng dụng công nghệ, còn lại các cửa hàng tạp hóa chiếm hơn 90% số lượng điểm bán lẻ vẫn phải dùng sổ sách ghi chép lại và sử dụng hình thức truyền thống thủ công để quản lý hàng hóa và hoạt động bán hàng.
- Do đó, tiềm năng để ứng dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là rất lớn. Một nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng tại các nước Đông Nam Á cho thấy, quá trình chuyển dịch từ cửa hàng vật lý sang các nền tảng thương mại điện tử diễn ra nhanh chóng chỉ trong vòng vài tháng. Sự chuyển đổi này tạo ra lợi thế cho dịch vụ giao hàng tận nhà.
- Cũng theo nghiên cứu của Visa, có đến 87% số người tiêu dùng Việt Nam được khảo sát hiện đang sử dụng dịch vụ này và 82% trải nghiệm dịch vụ lần đầu tiên từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Theo đó, trong số 10 đơn hàng thì có đến gần 6 đơn hàng được giao đến nhà, tăng gấp 20 lần so với thời điểm trước đại dịch. Đa số (77%) người tiêu dùng Việt Nam hiện đã biết đến hoạt động mua sắm trên mạng xã hội.
- Tính đến thời điểm hiện tại, mức độ nhận biết và đón nhận loại hình thương mại này được ghi nhận đông đảo nhất ở nhóm người tiêu dùng trong độ tuổi 18-23. Việc chuyển đổi số trong ngành Bán lẻ Việt Nam là một việc làm rất cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tối đa. Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Bách Hóa Xanh.
- Chuyển đổi số trong ngành Bán lẻ được hiểu là quá trình chuyển dịch trong mô hình kinh doanh truyền thống sang bán lẻ kỹ thuật số. Tức là từ việc tập trung vào sản phẩm theo chuỗi cung ứng được xây dựng từ trước đến nay, lúc này sẽ chuyển sang việc tập trung vào khách hàng dựa trên chuỗi kỹ thuật số được áp dụng đồng bộ.
- Chuyển đổi số trong bán lẻ là chuyển dịch từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo chuỗi cung ứng (Supply chain) sang tập trung vào khách hàng, dựa trên dữ liệu theo chuỗi kỹ thuật số (digital value chain).
Xu hướng mua hàng trực tuyến tăng mạnh:
- Kể từ năm 2018, giao dịch mua sắm trực tuyến đã có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, đến năm 2020, hình thức mua sắm này lại tăng trưởng nhanh chóng hơn bao giờ hết. Các kênh mua sắm trực tuyến chủ yếu là các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), kế đến là mạng xã hội. Chính những tiện ích vốn có của TMĐT đã nhanh chóng tạo ra những cơ hội cho các hoạt động mua sắm trực tuyến phát triển thuận lợi.
- Cụ thể, việc tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ thông qua internet sẽ nhanh chóng và chi phí thấp hơn khá nhiều. Việc sử dụng internet cũng sẽ giúp người tiêu dùng có thể khám phá ra nhiều loại hàng hoá hơn đồng thời tìm kiếm được những loại sản phẩm, dịch vụ phù hợp với bản thân hơn. Trong khi đó, mua sắm truyền thống lại gặp nhiều khó khăn ở chi phí và tốn khá nhiều thời gian.
- Bên cạnh đó, khả năng tương tác với khách hàng thông qua việc mua sắm trực tuyến cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với hình thức mua sắm truyền thống.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Saigontourist
5. Threats (Thách thức) của Bách Hóa Xanh
Phân tích mô hình SWOT của Bách Hóa Xanh cuối cùng là Threats (Thách thức) của Bách Hóa Xanh.
Cạnh tranh gay gắt:
- Thị trường bán lẻ Việt Nam đang ở giai đoạn thực sự khốc liệt với sự góp mặt của các ông chủ thực sự tiềm lực, những ông chủ đã có kinh nghiệm quản lý tối ưu, những ông chủ nắm trong tay các nhà cung cấp uy tín và đình đám nhất. Chỉ sơ sẩy một chút thôi thì có thể… ngã ngay lập tức.
- Theo thống kê của Bộ Công Thương, Việt Nam hiện có gần 1.000 siêu thị, trung tâm thương mại. Tuy nhiên, số lượng các siêu thị có tên tuổi,có tiềm lực tài chính… chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó có cả doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Số liệu đưa ra cũng cho thấy, trong những năm qua, hệ thống siêu thị Saigon Co.op (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) với các mô hình từ cửa hàng tiện ích, đến các siêu thị hiện đại… đang là một thương hiệu lớn và vượt mặt rất nhiều thương hiệu của các đại gia trong và ngoài nước, vươn lên dẫn đầu doanh thu của thị trường bán lẻ Việt Nam với hơn 30.000 tỷ đồng.
- Trong khi đó, hệ thống siêu thị BigC (hiện đã đổi tên thành GO), từng là thương hiệu nổi tiếng của Tập đoàn Casino – Pháp, với cách làm mới, hiện đại, giá cả cạnh tranh… thương hiệu này từng “làm mưa làm gió” tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian tồn tại, BigC nhanh chóng được chuyển giao cho ông chủ mới đến từ Thái Lan, một trong những đại gia có tiềm lực kinh tế hàng đầu thế giới.
- Một trong những nguyên nhân nữa được các chuyên gia kinh tế nhận định khi đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam, khiến nhiều “ông lớn” bỏ cuộc chơi, đó chính là tư duy chiến lược. Bởi, hầu hết các ông lớn khi đầu tư vào thị trường Việt Nam đều là những người giỏi, có kinh nghiệm trong việc đầu tư các đại siêu thị lớn, các trung tâm thương mại hiện đại. Tuy nhiên, cái thiếu của họ chính là việc kinh doanh tại thị trường ngách, trong khi thói quen tiêu dùng của người Việt lại rất đa dạng.
- Thực tế cho thấy, ở Việt Nam phân khúc khách hàng được phân ra rất rõ ràng, cụ thể như sẽ có một số bộ phận người tiêu dùng chỉ thích đến những nơi sầm uất mua sắm và có thể đi mua một lần nhưng lại dùng cho… cả tháng. Trong khi đó, cũng có cả những khách hàng bận rộn với các công việc hàng ngày nên chỉ tranh thủ 5-10 phút mua sắm tại các cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống, vì thế đây sẽ là những điểm đến được lựa chọn hàng đầu bởi sự tiện lợi, nhanh chóng.
- Tiềm năng ở thị trường ngách là vậy, tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, việc sử dụng thị trường ngách như trên chỉ dành cho các ông lớn có sự chịu đựng bởi, họ buộc phải chấp nhận sẽ đối diện với việc thu lỗ trong một thời gian dài. Thậm chí, để khẳng định được thương hiệu, chiếm lĩnh được thị trường…nhiều ông chủ lớn này còn chấp nhận thua lỗ lên đến 10 năm để đón đầu cơ hội, với chiến lược dài hơi và tầm nhìn xa.
Người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu đối với hầu hết mặt hàng không thiết yếu:
- Trong bối cảnh thu nhập trung bình chưa tăng kịp so với lạm phát như hiện nay, khảo sát của Vietnam Report cho thấy người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu đối với hầu hết mặt hàng không thiết yếu. Nếu tình trạng lạm phát tiếp tục gia tăng, họ cũng sẽ cắt giảm chi tiêu đối với nhóm hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng nhanh…
- Theo nghiên cứu của EY, người tiêu dùng rất lo lắng về tương lai với 63% không kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi trong vòng 12 tháng tới, vì vậy, ưu tiên hàng đầu của họ hiện nay là “khả năng chi trả”. Chi phí sinh hoạt đang là nỗi lo của tất cả người tiêu dùng khi có tới 79% cho biết tài chính là một vấn đề đáng lo ngại và 35% lo lắng về việc không đủ tiền để chi tiêu cho những khoản ngoài chi phí sinh hoạt hằng ngày.
- 33% người tiêu dùng đang thay thế việc mua hàng thông thường bằng các nhãn hiệu mới hoặc chuyển sang sử dụng nhãn hiệu riêng. Theo nhiều cách, người tiêu dùng đang quay trở lại với những gì đã phát huy hiệu quả với họ trong thời gian giãn cách do đại dịch, chẳng hạn như mua các sản phẩm thay thế rẻ hơn (48%), chủ động làm việc tại nhà, ăn ở nhà và không cần phải mua quần áo mới…
- Thông thường, khi tài chính eo hẹp, mọi người cắt giảm chi tiêu của mình trong một phạm vi nhất định và vẫn có thể tự thưởng cho mình một vài món đặc biệt. Nhưng bây giờ, người tiêu dùng áp dụng chiến thuật tiết kiệm tiền trên tất cả các danh mục.
Các thế hệ mua hàng đầy phức tạp:
- Các chuyên gia thị trường cho rằng trụ cột của thị trường tiêu dùng FMCG hiện tại là Gen Y (1981 – 1995) và Gen Z (1996 – 2014). Đây cũng là đối tượng khách hàng chính của ngành hàng mang tính đặc thù này.
- Nếu như gen Y phần nào đã trải qua những khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008 – 2010, thì gen Z, thế hệ sinh ra và lớn lên cùng công nghệ sẽ lần đầu đối mặt với cuộc khủng hoảng sắp tới.
- Theo Forbes, khía cạnh trải nghiệm của thế hệ trẻ đang thay đổi. Khảo sát Gen Z và Millennial (Gen Y) năm 2022 của Deloitte cho thấy mối lo lớn nhất là nền tảng tài chính bấp bênh của họ trong thế giới ngày càng đắt đỏ.
- Còn mối quan tâm cấp bách nhất của thế hệ này không còn là nhu cầu trải nghiệm, hưởng thụ cuộc sống nữa. Sự chuyển dịch mối quan tâm trong khảo sát cho thấy thực tế thị trường.
- Khi chi phí sinh hoạt, bao gồm tiền thuê nhà, phương tiện đi lại và các hóa đơn điện, nước mới là mối quan tâm hàng đầu của 29% những người lao động ở độ tuổi Gen Z. Trong khi đó, 46% chia sẻ rằng toàn bộ thu nhập của họ chỉ đủ chi trả sinh hoạt phí, không dành dụm được đồng nào. Chỉ 25% số này có thể thoải mái chi tiêu hàng tháng.
Quản lý đầu vào sản phẩm sạch còn nhiều lỗ hổng:
- Hiện các siêu thị mới chỉ đáp ứng 15% nhu cầu thực phẩm tươi sống của người dân. Mặc dù các hệ thống siêu thị đều có quy trình kiểm soát, nhưng họ cũng thừa nhận khó kiểm soát 100% hàng hóa nếu nhà cung cấp cố tình dùng chiêu trò.
- Phần lớn các siêu thị đang phụ thuộc nguồn hàng từ nhà cung cấp. Dựa vào nhu cầu ấy, lợi dụng uy tín nhiều năm, một số nhà cung cấp đã sử dụng chiêu trò để hưởng lợi.
- Trên thế giới, ngoài việc áp dụng các quy định nghiêm ngặt, mỗi siêu thị còn có bộ tiêu chí quy định riêng từng nhóm hàng. Mặt khác, những mặt hàng rau củ được ký kết trực tiếp với người nông dân và có đội ngũ giám sát.
- Còn tại Việt Nam, số lượng siêu thị ký kết trực tiếp với nông dân không nhiều vì vướng mắc các thủ tục pháp lý. Ngoài ra, họ không đủ nguồn lực để thực hiện nên phải thông qua đầu mối trung gian.
- Rau được mua từ siêu thị có ghi nguồn gốc xuất xứ. Còn rau củ được mua tại chợ truyền thống không có nhãn chứng nhận rau sạch hoặc nguồn gốc xuất xứ. Khi bỏ bao bì và gộp chung các loại sản phẩm này, mắt thường không phân biệt được sản phẩm có nguồn gốc là đâu.
- Tại TP Hồ Chí Minh, đã có gần 600 chuỗi thực phẩm an toàn được thiết lập. Tuy nhiên việc này cũng chưa thực sự khiến người tiêu dùng an tâm khi mua thực phẩm nên trong khi trông đợi vào lương tâm, sự tự giác của những người sản xuất, kinh doanh rau củ quả, việc siết chặt hậu kiểm từ phía cơ quan chức năng vẫn là giải pháp căn cơ để có được nguồn thực phẩm đảm bảo cho người dân sử dụng.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Sunsilk
Brade Mar