Chiến lược thâm nhập thị trường của Apple

Chiến lược thâm nhập thị trường của Apple được công ty áp dụng để gia tăng thị phần bằng các nỗ lực Marketing với các sản phẩm hiện tại, phục vụ thị trường hiện tại của công ty. Có thể kể đến một số nỗ lực Marketing như Sản phẩm sáng tạo, thiết kế độc đáo; Phát triển hệ điều hành chính hãng; Chiến lược định giá sản phẩm khác biệt; v.v.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Apple
Chiến lược thâm nhập thị trường của Apple

1. Giới thiệu về Apple

  • Công ty: Apple Inc.
  • Thành lập: 1976
  • Trụ sở: Cupertino, California, Hoa Kỳ
  • Ngành công nghiệp: Computer hardware, Computer software, Consumer electronics, Cloud computing, Digital distribution, Fabless silicon design, Semiconductors, Media, Retail, Financial technology, Artificial intelligence
  • Sản phẩm chủ chốt: Macintosh, iPod, iPhone, iPad
  • Dịch vụ: App Store, Apple Music, Apple Pay, iCloud, iTunes Store
  • Websitehttps://www.apple.com/
  • Tìm hiểu thêm các công ty và thương hiệu khác tại đâyNetwork | Brade Mar

Apple là một tập đoàn công nghệ toàn cầu có trụ sở tại California chuyên thiết kế, phát triển và phân phối các thiết bị tiêu dùng, phần mềm và dịch vụ trực tuyến. Ngang hàng với Amazon, Google, Microsoft và Facebook, nó được coi là 1 trong 5 công ty công nghệ lớn nhất thế giới.

Apple định vị mình là thương hiệu công nghệ hàng đầu thị trường nhờ tầm nhìn của Steve Jobs. Apple đã phát triển nhanh hơn trong những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của Tim Cook. Apple cũng là công ty đầu tiên có vốn hóa thị trường hơn 2 nghìn tỷ USD với hệ điều hành của riêng mình. Chiến lược Marketing của Apple đã thực sự làm được những điều khác biệt.

Innovation” (Đổi mới) là một trong những thuật ngữ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí khi thảo luận về Apple như một thương hiệu. Lý do cho điều này là hàng hóa của công ty có số lượng hạn chế, nhưng chúng rất hiện đại và độc đáo. Danh mục sản phẩm của Apple không rộng lớn như Samsung hay Google, nhưng nó có lợi thế cạnh tranh vượt trội.

Xem thêm: Tìm hiểu về Apple

Apple được thành lập năm 1976 bởi Steve Jobs
Apple được thành lập năm 1976 bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne

2. Chiến lược thâm nhập thị trường của Apple

Ma trận Ansoff do cha đẻ của quản trị chiến lược – Igor Ansoff tạo ra. Ma trận giúp phân tích mối quan hệ sản phẩm và thị trường (Phát triển sản phẩm, Phát triển thị trường, Thâm nhập thị trường, Đa dạng hóa) nhằm đánh giá lợi thế và hạn chế của sản phẩm trên thị trường mục tiêu

Từ kết quả phân tích ma trận Ansoff, ta có thể định dạng các cơ hội thị trường đối với sản phẩm.

Ma trận Ansoff dùng để xác định cơ hội thị trường
Ma trận Ansoff dùng để xác định cơ hội thị trường

2.1 Sản phẩm sáng tạo, thiết kế độc đáo

Apple đã làm cho sản phẩm của mình mang lại sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh bằng thiết kế sản phẩm một cách khác biệt. Các sản phẩm công nghệ iPod, iPhone, iPad của hãng không hề có những tính năng mới và nổi bật ngay từ những ngày đầu mới ra mắt mà chủ yếu là đến từ thiết kế của sản phẩm.

Ví dụ như chiếc iPod của Apple không phải chiếc máy nghe nhạc được phát minh ra đầu tiên nhưng sản phẩm này của Apple lại được yêu thích bởi thiết kế sản phẩm đẹp như một món trang sức cho người sử dụng. Hay chiếc Ipad với thiết kế sang trọng, mỏng, nhẹ là những thứ làm khách hàng nhớ đến Apple.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Apple

Tính đến tháng 01.2021, đã có 1.65 tỷ sản phẩm của Apple được sử dụng trên toàn thế giới
Tính đến tháng 01.2021, đã có 1.65 tỷ sản phẩm của Apple được sử dụng trên toàn thế giới

2.2 Phát triển hệ điều hành chính hãng

Thay vì sử dụng hệ điều hành Window như các hãng máy tính khác, Apple sử dụng hệ điều hành Mac cho các dòng máy tính Macbook của mình. Hệ điều hành này được nhiều người sử dụng trở thành người ủng hộ trung thành của sản phẩm bởi sự tao nhã cùng với đó là tính bảo mật cao, dễ sử dụng và ổn định.

Điều này cũng được Apple khai thác ở chiếc điện thoại iPhone, iPad với hệ điều hành iOS. Hệ điều hành iOS với RAM dung lượng cao giúp điện thoại và máy tính bảng của Apple hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh dùng Android.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Apple

Các hệ điều hành trong hệ sinh thái Apple
Các hệ điều hành trong hệ sinh thái Apple

2.3 Chiến lược định giá sản phẩm khác biệt

Người đồng sáng lập Apple, Steve Jobs đã tìm cách tạo ra một sản phẩm với mức giá cao tương xứng với mức chất lượng của nó trong khi vẫn duy trì mức lợi nhuận cao.

Mặc dù các sản phẩm của Apple có giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường nhưng khách hàng vẫn sẵn lòng chi trả và đầu tư để mua sản phẩm do sản phẩm chất lượng cao và trải nghiệm người dùng tốt. Chiến lược định giá này ngược lại với các nhà sản xuất máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại di động khác khi họ đưa ra các thiết bị có chi phí thấp hơn.

Xem thêm: Chiến lược quảng cáo của Apple

Brand Association của Apple
Chiến lược thâm nhập thị trường của Apple – Định giá sản phẩm khác biệt

2.4 Chú trọng trải nghiệm khách hàng

Hiểu được tầm quan trọng của việc cung cấp trải nghiệm tích cực đến cho khách hàng, Apple đã thực hiện việc lên kế hoạch cho những chương trình trải nghiệm sản phẩm của Apple miễn phí để thu thập phản hồi, đánh giá từ khách hàng.

Những chương trình như thế đều được đông đảo khách hàng tham gia và đóng góp những ý kiến hữu ích giúp “ông lớn” ngành công nghệ này có thêm định hướng phát triển sản phẩm tốt hơn.

Xem thêm: Danh mục sản phẩm của Apple

Chiến lược chiêu thị của Apple 2
Chiến lược thâm nhập thị trường của Apple – Chú trọng trải nghiệm khách hàng

2.5 Nghĩ khác biệt – “Think Different”

Apple không chỉ thu hút người tiêu dùng bằng sự nhất quán về thương hiệu toàn cầu, các sản phẩm kiểu dáng đẹp mà còn đáp ứng được cảm xúc của người mua.

Thông điệp “Think Different” của Apple cho thấy thương hiệu này luôn đặt mục tiêu đi đầu về sự sáng tạo, cố gắng kết nối cảm xúc với khách hàng, tạo ra một thương hiệu biểu thị sự tiến bộ, đổi mới và sáng tạo.

Xem thêm: Các đối thủ cạnh tranh của Apple

Chiến lược phân phối của Apple 1
Chiến lược thâm nhập thị trường của Apple – Think Different

2.6 Nghiên cứu và phát triển

Về hoạt động nghiên cứu và phát triển trong chiến lược kinh doanh của Apple, thương hiệu này đã đầu tư mạnh cho R&D. Đơn cử, Apple đang phát triển bộ vi xử lý bên trong iPhone thay vì mua chip từ các nhà cung ứng như Qualcomm.

Điều này đòi hỏi kỹ sư giỏi và thiết bị chuyên dụng mà giới doanh nghiệp thường có được nhờ thuê hoặc mua trong thị trường cạnh tranh, chẳng hạn như tại Thung lũng Silicon hoặc ở Israel.

Bên cạnh đó, các sản phẩm của Apple luôn bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau để phát triển thành một hệ sinh thái công nghệ toàn diện nhất.

Xem thêm: Chiến dịch quảng cáo của Apple

2.7 Kỹ thuật công nghệ

Đối với kỹ thuật công nghệ, Apple cũng phát triển chip bluetooth không dây của mình. Đây là một trong các công nghệ quan trọng đằng sau AirPod, sản phẩm quan trọng trong hệ sinh thái của Apple.

Ngoài ra, Apple cũng chi mạnh cho các công nghệ có thể mất nhiều năm để ra thị trường. Ví dụ, dự án Titan phát triển công nghệ xe tự hành của Apple thuê tuyển nhiều giám đốc từ Tesla và các hãng khác.

Kỹ sư và cơ sở vật chất ngành ô tô vốn không rẻ. Apple còn đầu tư mạnh vào thực tế tăng cường (AR), công nghệ sử dụng máy ảnh và máy tính tinh vi để đưa vật thể kỹ thuật số vào thế giới thực.

Xem thêm: Chiến lược phát triển sản phẩm của Apple

Chiến lược thâm nhập thị trường của Apple - Kỹ thuật công nghệ
Chiến lược thâm nhập thị trường của Apple – Kỹ thuật công nghệ

2.8 Quản trị nhân sự

Về việc quản trị nhân sự trong chiến lược kinh doanh của Apple, chiến lược quản trị nhân sự của “ông hoàng công nghệ” là chú trọng vào khâu xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau dù là nhân viên hay là sếp.

Apple nhận ra rằng để duy trì sự lớn mạnh của doanh nghiệp phải xuất phát từ văn hóa tôn trọng, hợp tác cùng làm việc hiệu quả. Từ người lãnh đạo tới nhân viên đều cần thể hiện sự tôn trọng đồng nghiệp nhất định.

Đặc biệt những người quản lý của Apple đều có lộ trình thăng tiến rõ ràng – đều đi từ vị trí nhân viên lên. Do đó, họ hiểu nhân viên của mình nghĩ gì, muốn gì và có nhiều kinh nghiệm và thực lực để làm gương cho những nhân viên của mình.

Apple có phương pháp quản lý nhân sự cấp cao rất cởi mở khi mọi nhân viên đều có thể thoải mái làm việc, tự do sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm mỗi ngày. Tất các những công đoạn này đều được trực tiếp thực hiện không cần qua những thủ tục quá rườm rà.

Apple cũng được đánh giá “thiên đường’ làm việc tuyệt vời nhất thế giới bởi chế độ lương cao cùng chế độ đãi ngộ tuyệt vời. Điều kiện làm việc cũng không nằm ngoài chế độ Apple hướng tới. Chúng đảm bảo việc nhân viên có đầy đủ năng lực để hoàn thành công việc với hiệu suất làm việc cao nhất.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Apple - Quản trị nhân sự
Chiến lược thâm nhập thị trường của Apple – Quản trị nhân sự

Brade Mar

5/5 - (10 bình chọn)

Cong-viec-Marketing