Yves Saint Laurent SAS (YSL), còn được gọi là Saint Laurent, là một nhà mốt xa xỉ của Pháp được thành lập bởi Yves Saint Laurent và bạn đời của ông, Pierre Bergé. Yves Saint Laurent hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Kering.
1. Giới thiệu chung về Yves Saint Laurent
- Công ty: Yves Saint Laurent SAS
- Thành lập: 1962
- Trụ sở: Paris, Pháp
- Ngành công nghiệp: Thời trang
- Công ty mẹ: Kering
- Website: http://www.ysl.com/
- Tìm hiểu thêm các công ty và thương hiệu khác tại đây: Network | Brade Mar

Yves Saint Laurent SAS (YSL), còn được gọi là Saint Laurent, là một nhà mốt xa xỉ của Pháp được thành lập bởi Yves Saint Laurent và bạn đời của ông, Pierre Bergé. Công ty đã hồi sinh bộ sưu tập thời trang cao cấp của mình vào năm 2015 dưới thời cựu Giám đốc sáng tạo Hedi Slimane. Vào tháng 4 năm 2016, Anthony Vaccarello được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo.
Được thành lập vào năm 1962, ngày nay Saint Laurent Marketing một loạt các sản phẩm quần áo may sẵn của phụ nữ và nam giới, đồ da, giày dép và đồ trang sức. Yves Saint Laurent Beauté cũng có mặt trong thị trường làm đẹp và nước hoa, mặc dù bộ phận này thuộc sở hữu của L’Oréal. Yves Saint Laurent hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Kering.

2. Lịch sử của Yves Saint Laurent
Trong suốt những năm 1960 và 1970, những sản phẩm nổi tiếng của YSL là dòng thời trang mang phong cách beatnik bụi bặm, những chiếc áo khoác thợ săn, những đôi bốt cao quá gối, quần bó và cả những bộ vest tuxedo cho phụ nữ gây nhiều tranh cãi năm 1966. Một số bộ sưu tập tạo nên dấu ấn khó phai của YSL như Pop Art, Ballet Russes, Picasso và bộ sưu tập thời trang mang phong cách Trung Hoa.
YSL là người khởi xướng cho xu hướng thời trang may sẵn (ready to wear), qua dòng sản phẩm Rive Gauche. Ông lấy cảm hứng qua những nàng thơ, cũng là bạn bè thân thích, như: Loulou de La Falaise, con gái của một hầu tước Pháp; Betty Catroux, con gái một nhà ngoại giao Mỹ; Catherine Deneuve, nữ diễn viên nổi tiếng của Pháp… Họ đều là những gương mặt nổi bật trong giới thời trang và thượng lưu.
Ngoài ra, nữ triệu phú Diane Vandelli (nhũ danh công chúa Romanovsky) cũng trở thành đại sứ cho thương hiệu. Bà cũng đã góp phần làm cho YSL trở nên nổi tiếng trong giới quý tộc và giàu có ở châu Âu.
Sau khi cho ra dòng mỹ phẩm vào năm 1978, Yves Saint Laurent tiếp tục mở rộng phạm vi trong những năm 1980 và đầu những năm 1990 với các loại nước hoa cho nam và nữ. Tuy nhiên, năm 1992 lợi nhuận của công ty bị giảm sút và giá trị cổ phiếu của nó cũng rớt mạnh.

Năm 1993, Sanofi, một công ty y dược, đã mua lại hãng thời trang Yves Saint Laurent. Từ năm 1998 đến năm 1999, Alber Elbaz, người sau này được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo của Lanvin, đã thiết kế ba bộ sưu tập quần áo may sẵn cho YSL.
Năm 1997, Pierre Bergé bầu chọn Hedi Slimane làm giám đốc nghệ thuật và thiết kế các bộ sưu tập cho hãng. Cũng trong năm này, họ mở lại dòng thời trang dành cho nam YSL Rive Gauche Homme. Hai năm sau đó, Hedi Slimane quyết định rời khỏi YSL.
Năm 1999, tập đoàn Gucci mua lại YSL. Họ mời Tom Ford thiết kế dòng quần áo may sẵn. Còn Yves Saint Laurent tiếp tục thiết kế các bộ sưu tập thời trang cao cấp.
Năm 2002, Yves Saint Laurent sa vào ma túy, rượu chè, bị mắc bệnh trầm cảm và bị các nhà thiết kế phụ trợ tại YSL haute couture chỉ trích. Không thể đương đầu với stress, ông đã đóng cửa hãng thời trang cao cấp của YSL.
Năm 2004, Stefano Pilati thay thế Tom Ford làm giám đốc dòng thời trang may sẵn. Phong cách của ông mang âm hưởng của Pháp, kín đáo sang trọng khác với phong cách quyến rũ gợi cảm Tom Ford theo đuổi.
Năm 2008, Yves Saint Laurent qua đời. Đồng thời, sự thay đổi giám đốc sáng tạo đã dẫn đến việc đóng cửa nhiều cửa hàng thời trang mấu chốt của YSL tại các thành phố lớn của Mỹ như San Francisco, New York, Chicago…
Năm 2012, Hedi Slimane thay thế vị trí giám đốc sáng tạo của Stefano Pilati.
Năm 2017, Anthony Vaccarello trở thành giám đốc sáng tạo mới của Saint Laurent. Còn Hedi Slimane thì chuyển sang nhà mốt Celine.
Dưới thời Anthony Vaccarello, thương hiệu Saint Laurent một lần nữa bùng nổ. Kết quả kinh doanh từ tập đoàn Kering cho thấy Saint Laurent cùng với Gucci là hai thương hiệu có sự phát triển vượt bậc nhất của tập đoàn trong những năm 2018 – 2019. Chỉ một năm sau khi Anthony Vaccarello đến với Saint Laurent.

3. Các chiến dịch Marketing của Yves Saint Laurent
Một số chiến dịch Marketing nổi bật của Yves Saint Laurent:
- Opium (2005)
- Irresistable (2016)
- The night never ends (2017)
- The Light Box (2017)
- On the road (2017)
- Y (2017)
- Black Opium (2018)
- Why Not (2020)

4. Nhận diện thương hiệu của Yves Saint Laurent
Logo của Yves Saint Laurent qua các thời kỳ:

Brade Mar (Cập nhật 04/2022)
(*) Lưu ý: Bài viết mang tính chất nghiên cứu cá nhân, không đại diện cho bất cứ tổ chức nào.