Gucci là một nhà mốt cao cấp của Ý có trụ sở tại Florence, Ý. Đây là công ty con của tập đoàn Kering (Pháp). Ngoài là một thương hiệu biểu tượng, Gucci còn nổi tiếng với một gia tộc dòng họ Gucci đầy sóng gió.
Mục lục
1. Giới thiệu chung về Gucci
- Công ty: Guccio Gucci S.p.A.
- Thành lập: 1921
- Trụ sở: Florence, Tuscany, Ý
- Ngành công nghiệp: Thời trang
- Công ty mẹ: Kering
- Website: https://www.gucci.com/
- Tìm hiểu thêm các công ty và thương hiệu khác tại đây: Network | Brade Mar

Gucci là một nhà mốt cao cấp của Ý có trụ sở tại Florence, Ý. Các dòng sản phẩm của công ty bao gồm túi xách, quần áo, giày dép, phụ kiện, trang điểm, nước hoa và trang trí nhà cửa.
Gucci được thành lập vào năm 1921 bởi Guccio Gucci tại Florence, Tuscany. Dưới sự chỉ đạo của Aldo Gucci (con trai của Guccio), Gucci đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới, một biểu tượng Dolce Vita của Ý.

Các thành viên khác của gia đình Gucci bắt đầu trục lợi từ sự nổi tiếng của thương hiệu gia đình, tự lập nên những cửa hàng hay thương hiệu con mang mác “Gucci”. Sự tranh chấp trong gia đình Gucci trở thành tâm điểm bàn tán của các tạp chí lá cải, tiếp tục đẩy cao sự bất hòa giữa các thành viên.
Năm 1983, Rodolfo Gucci – một trong những anh em nhà Gucci qua đời, để lại cổ phần cho con trai mình là Maurizio Gucci. Ngay lập tức, Maurizio tuyên chiến với cậu ruột Aldo để giành toàn quyền kiểm soát thương hiệu. Sau cuộc kiện tụng kéo dài hàng năm trời, Aldo Gucci chỉ còn giữ được cổ phần 17% của thương hiệu gia đình, và phải ngồi tù vì tội trốn thuế khi đã hơn 80 tuổi.
Maurizio trở thành thành viên duy nhất của gia đình Gucci giữ vị trí lãnh đạo ở thương hiệu này. Cùng với vợ – Patrizia Gucci, cặp đôi được xem là một trong những cặp đôi quyền lực đầu tiên của Ý, tiếp tục khẳng định sự hào hoa gắn liền với cái tên Gucci.
Dù bị chỉ trích bởi những chi tiêu cá nhân xa hoa, Maurizio Gucci là người có công định vị lại Gucci trên bản đồ thị trường xa xỉ phẩm. Dưới sự lãnh đạo của ông, Gucci đóng gần 90% số cửa hàng, đồng thời giảm bớt hơn 2/3 số lượng sản phẩm bán ra nhằm tăng giá trị cho thương hiệu. Tom Ford – một nhà thiết kế thời trang người Mỹ – được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo mảng thời trang. Những thiết kế gợi cảm của Tom Ford được đón nhận nồng nhiệt bởi báo giới và khách hàng, đưa Gucci trở thành một trong những cái tên dẫn đầu của thời trang xa xỉ trong thập niên 90.
Năm 1995, Maurizio bị bắn chết khi trên đường đến văn phòng. Sốc hơn hết, cái chết của ông được dàn xếp bởi chính Patrizia. Khi Patrizia phải ngồi tù 16 năm vì đã thuê sát thủ giết chồng cũ của mình, gia đình Gucci cũng mất quyền kiểm soát thương hiệu gia đình khi các tập đoàn lớn bắt đầu thâu tóm thương hiệu đầy tiềm năng này. Câu chuyện về gia tộc thời trang nổi tiếng nhất nước Ý đến nay vẫn được truyền lại như lời cảnh tỉnh về quyền lực và những giá trị cốt lõi cần được gìn giữ của hai chữ “gia đình”.

Năm 1999, Gucci được mua lại bởi tập đoàn Pháp Pinault Printemps Redoute, sau này trở thành Kering. Trong những năm 2010, Gucci đã trở thành một thương hiệu thời trang xu hướng ‘geek-chic’ (phong cách mọt sách) mang tính biểu tượng.
Năm 2019, Gucci đã vận hành 487 cửa hàng với 17,157 nhân viên và tạo ra doanh thu 9.6 tỷ euro (so với 8.2 tỷ euro vào năm 2018). Gucci là một công ty con của tập đoàn Kering (Pháp).

2. Gucci trong văn hóa đại chúng
Cái tên “Gucci” mang tính biểu tượng đến mức đã biến thành một tính từ, “Tôi cảm thấy thật Gucci!” và “Thật Gucci!” là những câu nói để mô tả một cái gì đó sang trọng.
Việc dùng từ này được biết đến sớm nhất trong số báo tháng 9 năm 1999 của tạp chí Harper’s Bazaar, trong đó ca sĩ Lenny Kravitz mô tả phòng ngủ của mình là “rất Gucci” (very Gucci).
Vào tháng 11 năm 2019, nhà làm phim Ridley Scott đã công bố “House of Gucci”, một bộ phim về triều đại nhà Gucci với Lady Gaga đóng vai Patrizia Reggiani và Adam Driver đóng vai Maurizio Gucci.
Kỷ lục Guinness thế giới:
- Năm 1974, chiếc đồng hồ Gucci Model 2000 đã phá vỡ kỷ lục khi bán được hơn một triệu chiếc trong hai năm.
- 1998: “Genius Jeans” phá vỡ kỷ lục khi là chiếc quần jean đắt nhất từng được bán. Những chiếc quần jean này đã bị xé toạc và phủ đầy họa tiết màu African Beads, được bán với giá 3,134 đô la Mỹ ở Milan.

3. Các chiến dịch Marketing của Gucci
Một số chiến dịch Marketing nổi bật của Gucci:
- The Performers Act III (2017)
- Of Course a Horse (2020)
- Gucci Bloom (2020)
- The Ritual (2020)
- Gucci Gift (2020)
- The North Face x Gucci (2021)
- In the Garden With Gucci & Gerald the ‘Veg King’ (2021)
- A Place Of Our Own (2021)
- The Gucci Aria (2021)

Brade Mar (Cập nhật 04/2022)
(*) Lưu ý: Bài viết mang tính chất nghiên cứu cá nhân, không đại diện cho bất cứ tổ chức nào.