MSB (Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam) đang áp dụng chiến lược Marketing 4Ps khá hiệu quả để thu hút khách hàng và nâng cao vị thế cạnh tranh.
- Product (Sản phẩm): MSB cung cấp đa dạng sản phẩm, từ tài khoản, thẻ, cho vay đến bảo hiểm, đầu tư, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đặc biệt, MSB tập trung vào các sản phẩm số hóa, tiện lợi và trải nghiệm khách hàng.
- Price (Giá): MSB đưa ra mức giá cạnh tranh, nhiều ưu đãi hấp dẫn, chính sách phí linh hoạt để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện hữu.
- Place (Phân phối): MSB mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp cả nước. Bên cạnh đó, ngân hàng đẩy mạnh phát triển kênh phân phối trực tuyến (internet banking, mobile banking) để tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
- Promotion (Xúc tiến): MSB triển khai đa dạng hoạt động quảng bá, truyền thông trên nhiều kênh khác nhau như TV, báo chí, mạng xã hội, tổ chức sự kiện… Ngân hàng cũng chú trọng đến các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng.
Tuy nhiên, MSB cần tiếp tục cải thiện chiến lược Marketing 4Ps để tối ưu hiệu quả. Ví dụ, ngân hàng cần cá nhân hóa sản phẩm và dịch vụ hơn nữa, tập trung vào phân khúc khách hàng mục tiêu, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Mục lục
1. Tổng quan về MSB
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (viết tắt MSB hay còn được biết với thương hiệu cũ là Maritime Bank) là ngân hàng thương mại cổ phần được cấp giấy phép thành lập đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập năm 1991 tại thành phố Hải Phòng.
Maritime Bank được thành lập vào ngày 12 tháng 7 năm 1991 tại Hải Phòng. Đến năm 2005, Ngân hàng chính thức chuyển Hội sở về Hà Nội.
Ngày 12 tháng 8 năm 2015, Maritime Bank chính thức nhận sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông, với giá trị tổng tài sản 123.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 11.750 tỷ, mạng lưới gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch và gần 500 máy ATM trên toàn quốc.
Bây giờ bạn đã biết về MSB, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của MSB.
Xem chi tiết: Tìm hiểu về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam

2. Chiến lược sản phẩm của MSB
MSB tự hào là ngân hàng TMCP đầu tiên ra đời (năm 1991) trong thời kỳ kinh tế mở cửa và phát triển của Việt Nam. Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, mang trong mình sức mạnh tập thể và tinh thần tiên phong của các cổ đông sáng lập, MSB không ngừng tạo lập nhiều cột mốc mang tính đột phá trong ngành tài chính ngân hàng.
Từ 2009 đến 2010, MSB xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài/quy mô với sự tư vấn của tổ chức Quốc tế McKinsey.
Năm 2015, MSB trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam về vốn điều lệ và mạng lưới khi sáp nhập ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông và mua lại công ty Tài Chính Cổ Phần Dệt May Việt Nam.
Năm 2018, MSB tiếp tục tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 và trở thành ngân hàng đầu tiên ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào phát hành thẻ tín dụng và tích hợp thành công phương thức thanh toán QR code với 2 đối tác lớn là Vnpay và Payoo.
Năm 2019, MSB triển khai thay đổi toàn diện từ nhận diện thương hiệu đến mô hình trải nghiệm để trở thành ngân hàng đáng tin cậy, thấu hiểu khách hàng nhất và đạt lợi nhuận cao tại Việt Nam.
Tiềm lực tài chính vững mạnh: Năm 2018, Tổng tài sản MSB đạt 137,768 tỷ đồng, tăng 32,07% so với 2015. Vốn chủ sở hữu được tăng lên 13,820 tỷ đồng. Tổng thu nhập (TOI) của ngân hàng ở mức 11,144 tỷ đồng.
Năng lực quản trị rủi ro và mô hình tín dụng tốt nhất thị trường với sự đánh giá và xếp loại bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới. Theo đánh giá xếp hạng tín nhiệm bởi Moody’s công bố cuối tháng 3/2019, MSB được nâng bậc xếp hạng Tiền gửi dài hạn nội tệ và ngoại tệ lên B2. Cả 2 hạng mục là Rủi ro đối tác dài hạn (CRR) và Đánh giá rủi ro đối tác dài hạn (CRA) đều thăng hạng từ B2 lên B. Đặc biệt, Moody’s điều chỉnh hạng mục Đánh giá xếp hạng tín nhiệm cơ sở của Ngân hàng (BCA) từ CAA1 lên B3.
MSB có mô hình quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế Basel II: Ngày 17/6/2019, MSB được Ngân hàng Nhà nước trao quyết định áp dụng Thông tư 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo chuẩn mực quốc tế Basel II. Đây là chứng nhận cho hoạt động an toàn, hiệu quả và minh bạch theo những nguyên tắc quản trị rủi ro đạt chuẩn quốc tế, giúp MSB nâng cao vị thế, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Cũng như những ngân hàng TMCP khác, MSB cung cấp sản phẩm dịch vụ đến nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng doanh nghiệp.
Đối với khách hàng cá nhân:
- Phát hành thẻ
- Dịch vụ tiền gửi tiết kiệm
- Sản phẩm dịch vụ cho vay cá nhân
- Dịch vụ chuyển nhận tiền
- Sản phẩm bảo hiểm
Đối với khách hàng doanh nghiệp:
- Dịch vụ tiền gửi và tài khoản doanh nghiệp
- Dịch vụ thanh toán
- Dịch vụ bảo lãnh
- Gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp

3. Chiến lược giá của MSB
Cũng như nhiều ngân hàng tại Việt Nam, khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng MSB sẽ phải thanh toán một khoản phí nhất định theo quy định của ngân hàng. Phí ngân hàng MSB là khoản phí do ngân hàng thiết lập áp dụng cho mọi đối tượng khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp). Mỗi dịch vụ chuyển khoản tại MSB sẽ có một mức phí khác nhau, nắm được biểu phí tại MSB giúp cho khách hàng có những giao dịch thuận lợi và tiết kiệm.
Ngoài những phí dịch vụ trên, khách hàng khi chuyển tiền tại cây ATM ngân hàng MSB cũng sẽ phải trả một khoản phí theo quy định. Hiện nay, MSB đang áp dụng 3 loại biểu phí thẻ ATM gồm: Biểu phí thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng. Khách hàng có thể truy cập Website của MBS để biết chính xác phí dịch vụ này.

4. Chiến lược phân phối của MSB
Xuất phát từ việc lựa chọn McKinsey là đơn vị tư vấn tái cấu trúc từ năm 2010, MSB đã luôn học hỏi và tiếp nhận những kinh nghiệm mang tính quốc tế. Đến 2017, MSB tiếp tục hợp tác với đơn vị này để tổng kết giai đoạn trước và xây dựng chiến lược 5 năm (2018-2023). Đến nay, ngân hàng đang hoàn thành trước thời hạn một số chỉ tiêu đề ra.
Quy mô khách hàng ngày càng lớn mạnh: với sự đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng với nhiều lợi ích vượt trội, MSB đã nhận được sự tin tưởng sử dụng của trên 1,8 triệu khách hàng cá nhân, gần 45.000 khách hàng doanh nghiệp và nhiều đối tác, bạn hàng quan trọng.
Mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch rộng khắp: MSB không ngừng mở rộng mạnh mẽ về mạng lưới hoạt động để vươn lên Top đầu những ngân hàng ngoài quốc doanh có mạng lưới giao dịch lớn nhất Việt Nam: 263 Chi nhánh/PGD, 300 Máy ATM và phủ rộng tại 51/64 tỉnh thành.

5. Chiến lược chiêu thị của MSB
Thời điểm trước Tết Nguyên Đán 2010, MSB áp dụng nhận diện bộ giao diện mới của nó với nội dung chủ yếu là màu đen cùng với hình ảnh màu trắng đỏ phía bên tay phải. Đây cũng là lần thứ 2 thay đổi về nội dung (Trước 2010 là 100% sử dụng giao diện màu xanh).
Từ ngày 12 tháng 1 năm 2019, MSB lần thứ 3 chính thức áp dụng nhận diện thương hiệu logo mới với tên gọi MSB.
Tăng trưởng trong kết quả kinh doanh MSB có được là từ sự tin tưởng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng. Tính đến nay, MSB phục vụ hơn 3 triệu khách hàng cá nhân và hơn 63.000 khách hàng doanh nghiệp, tăng tương ứng 87% số lượng khách hàng cá nhân và 62% khách hàng doanh nghiệp so với quý I/2018.
Chỉ trong hơn 3 năm, bằng những nỗ lực phục vụ tốt hơn mỗi ngày thông qua việc tiếp cận đa kênh và tối giản hóa quy trình, MSB đã đạt được thành quả nổi bật, đồng thời nâng tỉ lệ “khách hàng muốn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của MSB cho người thân” tăng 25%.
Để nâng cao trải nghiệm khách hàng, MSB đã đưa chuyển đổi số trở thành mục tiêu chiến lược của trong nhiều năm qua. Thời điểm năm 2018, MSB đang từng bước đẩy mạnh hoạt động này thông qua một số tính năng giao dịch tiện ích như chuyển khoản online, thanh toán QR code hay ứng dụng Samsung Pay, mở thẻ bằng công nghệ AI… Đến nay, hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm – dịch vụ của MSB đã tăng rõ rệt, hướng tới tạo nên một hệ sinh thái khép kín và liền mạch trong trải nghiệm khách hàng.
Cụ thể, với khách hàng cá nhân, MSB mang tới người dùng tiện ích về giao dịch hoàn toàn trực tuyến từ bước mở tài khoản tới đăng ký, phát hành và quản lý sản phẩm tài chính như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng hay khoản vay. MSB hiện đang triển khai việc cấp và quản lý tín dụng với các sản phẩm tín chấp, thấu chi online. Theo đó, việc đăng ký vay cùng quá trình thẩm định, phê duyệt được số hóa hoàn toàn, rút ngắn quy trình từ vài ngày xuống còn vài giờ hoặc vài phút.
Tương tự, đối với khách hàng doanh nghiệp, MSB đã triển khai nhiều sản phẩm và tiện ích đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao về số hóa như: mở tài khoản, chuyển tiền nhanh, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền quốc tế, bán ngoại tệ, giải ngân trực tuyến… Đặc biệt, MSB cũng là ngân hàng đầu tiên ra mắt giải pháp cấp tín chấp đến 15 tỷ giúp doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ và nhận phê duyệt 100% online.
Chuyển đổi số là cơ sở quan trọng để ngân hàng phục vụ ngày một tốt hơn và đến gần khách hàng hơn. Chính vì vậy, tính đến hết 31/3/2022, số lượng giao dịch số hóa tại MSB đã tăng 404% so với cùng kỳ 2018.
Từ những bước chuyển mình nói trên, vừa qua MSB vinh dự nhận giải bạc cho hạng mục Trải nghiệm thương hiệu tốt nhất tại Transform Award Asia 2021 – một trong những giải thưởng uy tín vinh danh những thương hiệu nổi bật tại châu Á.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của OCB
Brade Mar (Tổng hợp)