Nhân khẩu học trong Marketing là nhóm yếu tố mô tả khách hàng mục tiêu biến nhất mà bất cứ công ty nào cũng sử dụng. Yếu tố mô tả khách hàng mục tiêu này dựa vào những đặc điểm nhân khẩu của người tiêu dùng để phân nhóm khách hàng.
Mục lục
1. Nhân khẩu học trong Marketing là gì?
Nhân khẩu học là khoa học nghiên cứu thống kê về số cá thể một loài, đặc biệt là dân số loài người. Đây là một ngành khoa học chung có thể áp dụng cho bất cứ một quần thể dân số nào mà có sự thay đổi đổi theo thời gian và không gian. Nó bao gồm những nghiên cứu về kích thước, cấu trúc và sự phân bố của những quần thể dân số này, những thay đổi về không gian và thời gian để đáp ứng với sự sinh đẻ, di cư, già hóa và cái chết.
Phân tích nhân khẩu học có thể thể áp dụng cho toàn bộ xã hội hoặc cho các nhóm được xác định bởi các tiêu chí như giáo dục, quốc tịch, tôn giáo và dân tộc. Nhân khẩu học có thể được xem như là một phân ngành của xã hội học mặc dù có một số khoa nhân khẩu học riêng biệt.
Đối tượng của nhân khẩu học thường là đo lường tiến trình phát triển của dân số, tuy nhiên những nghiên cứu rộng hơn về nhân khẩu học cũng bao gồm sự phân tích mối quan hệ giữa những quá trình kinh tế, xã hội, văn hoá, di truyền và sinh học có ảnh hưởng đến dân số”.
Nhân khẩu học trong Marketing (Demographic) là số liệu giúp phân chia các đặc điểm khác nhau của một nhóm người. Ví dụ về nhân khẩu học trong Marketing gồm các yếu tố như độ tuổi, thu nhập, chủng tộc, giới tính, vị trí địa lý, môi trường sống, quốc tịch, v.v. nhằm xác định và tìm ra phân khúc thị trường mà doanh nghiệp của mình đang hướng tới.
Trong các kế hoạch Marketing, thương hiệu thường dùng nhân khẩu học trong Marketing để tìm những đặc điểm nhận dạng khách hàng khác nhau như nhóm tuổi (già hay trẻ), giới tính, thu nhập bình quân.
Nhân khẩu học trong Marketing là cơ sở để các doanh nghiệp có thể tìm hiểu về nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Qua việc nghiên cứu các yếu tố của nhân khẩu học trong Marketing, bạn có thể dễ dàng hiểu được những gì mà khách hàng đang tìm kiếm ở doanh nghiệp của bạn. Song song với đó, vận dụng nhân khẩu học trong Marketing cũng là một bước đánh giá hiệu quả chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp có đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng hay không.
Đa phần các công ty lớn sẽ tiến hành nghiên cứu nhân khẩu học trong Marketing để xác định hướng đi chính xác hơn cho chiến lược tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Thật quý giá khi bạn có thể dự đoán được khách hàng ở thời điểm hiện tại và khách hàng tiềm năng đến từ đâu.
Bên cạnh đó, xu hướng nhân khẩu học trong Marketing cũng rất quan trọng vì quy mô của các nhóm nhân khẩu học trong Marketing khác nhau và chúng sẽ thay đổi theo thời gian khi chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh kinh tế, chính trị và văn hóa. Những thông tin này cũng giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định phân bổ vốn cho quá trình sản xuất và quảng cáo của mình hợp lý hơn.
Xem thêm: Mô tả khách hàng mục tiêu gồm những gì? Ví dụ về mô tả chân dung khách hàng mục tiêu
2. Vai trò của nhân khẩu học trong Marketing
- Hiểu rõ khách hàng tiềm năng: Việc phân tích và áp dụng chi tiết nhân khẩu học trong Marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ về khách hàng tiềm năng của mình như nhu cầu, sở thích, thị hiếu từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra được các chiến dịch marketing tập chung và phù hợp hơn.
- Giảm chi phí Marketing: Việc xúc tiến Marketing sẽ cực kỳ tốn kém cho nhân lực, chi phí Marketing, cùng các phương thức tiếp cận. Nếu doanh nghiệp của bạn hiểu rõ nhân khẩu học trong Marketing, sẽ có thể đến nơi những khách hàng của mình đang có mặt để quảng bá các sản phẩm dịch vụ. Thay vì sử dụng các chiến dịch Marketing lớn và bao trùm thị trường, hãy tập chung vào những đối tượng khách hàng tiềm năng nhất.
- Xác định cơ hội: Nhân khẩu học trong Marketing không chỉ giúp bạn xác định và tìm kiếm khách hàng lý tưởng của mình, nó còn có thể giúp bạn xác định những lỗ hổng trong chiến lược Marketing.
- Tạo điểm bán hàng: Nhân khẩu học trong Marketing giúp bạn tạo ra một câu chuyện Marketing. Thay vì chỉ ném một sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng và hy vọng họ sẽ mua nó. Bạn có thể tạo và xác định các tình huống mà khách hàng của bạn có thể liên quan. Nếu bạn nghĩ về một số sản phẩm và dịch vụ bạn sử dụng thường xuyên, rất có thể bạn có thể xác định thời điểm bạn được Marketing cụ thể dựa trên tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, tình trạng kinh tế và lối sống tổng thể của bạn.
- Tăng doanh số: Chức năng quan trọng nhất của nhân khẩu học trong Marketing rõ ràng là tăng doanh số. Bằng cách hiểu người tiêu dùng, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tăng các nỗ lực Marketing để nhắm mục tiêu đến những người có khả năng mua nhiều nhất.
Xem thêm: 5 phương pháp phân khúc thị trường trong Marketing
3. Các yếu tố nhân khẩu học trong Marketing
3.1 Gender (Giới tính)
Giới tính thường bao gồm 2 nhóm Nam và Nữ, mặc dù nhiều chiến dịch hiện nay còn có thêm nhóm đối tượng LGBT+, nhóm đối tượng này không được coi là 1 loại giới tính mới mà mục đích chỉ nói đến xu hướng tính dục của họ. Giới tính cũng là một trong những phương pháp phân khúc đơn giản và phổ biến nhất.
Theo nghiên cứu của nhân khẩu học và các hành vi thực tế, tâm lý tiêu dùng của nam giới và nữ giới đều có sự khác biệt rõ nét. Phụ nữ thường lựa chọn theo tính cảm nhận của bản thân về sản phẩm, đặc biệt là những đánh giá của các khách hàng đã mua sản phẩm trước đó. Ngược lại, nam giới thường lựa chọn theo đúng nhu cầu sử dụng, kết hợp theo các chi tiết, thông số sản phẩm, chất liệu, mẫu mã; từ đó mới ra quyết định mua hàng.
Xem thêm: Môi trường vĩ mô trong Marketing gồm những gì? Ví dụ về môi trường vĩ mô trong Marketing
3.2 Geography (Vị trí địa lý)
Vị trí địa lý là một yếu tố dùng để mô tả nhân khẩu học trong Marketing. Thông thường, một số cách mô tả vị trí địa lý của nhóm khán giả mục tiêu trong Marketing bao gồm:
- Miền (Bắc, Trung, Nam)
- Khu vực (Thành thị, Nông thôn)
- Khu vực đặc biệt (Top 4/ Top 6 thành phố lớn nhất cả nước)
- Khí hậu (Vùng khí hậu nóng, vùng khí hậu lạnh)
Xem thêm: Mô hình 4C trong Marketing bao gồm những yếu tố nào?
3.3 Age (Tuổi tác)
Tuổi tác là yếu đồ đầu tiên và ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu mua sắm của con người. Ví dụ sản phẩm của bạn là mô hình đồ chơi Titan, khi đó bạn sẽ phải hướng đến đối tượng là những người trẻ có độ tuổi từ 15 đến 30, có thể lên tới 40. Tuy nhiên, bạn không thể hướng sản phẩm này đến những người từ 50 trở lên. Cũng như vậy, một cô gái trẻ tuổi sẽ yêu thích những mẫu váy sexy, trẻ trung quyến rũ. Ngược lại, các quý bà hay phụ nữ đứng tuổi lại lựa chọn cho mình những trang phục thanh lịch, kín đáo và đơn giản hơn.
Ở mỗi độ tuổi, khách hàng lại có những sở thích và nhu cầu về sản phẩm là khác nhau. Dựa vào độ tuổi, doanh nghiệp có thể phân tích, và lựa chọn được đúng phân khúc khách hàng tiềm năng của mình. Thông thường, các nhóm tuổi nhân khẩu học trong Marketing được phân chia như sau:
- Nhóm Teen (13 – 18 tuổi)
- Nhóm Young Adult (18 – 24 tuổi)
- Nhóm Adult (25 – 35 tuổi)
- Nhóm Middle-aged (35 – 45 tuổi)
- Nhóm Middle-aged (45 – 55 tuổi)
- Nhóm Elder (trên 55 tuổi)
Xem thêm: KOLs là gì trong Marketing? Phân biệt Influencer và KOLs
3.4 Income (Thu nhập)
Sự phát triển kinh tế, chênh lệch thu nhập đã tác động mạnh mẽ đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo đó là chênh lệch thu nhập bình quân đầu người. Hiện nay, phân loại thu nhập theo Class với nhân khẩu học trong Marketing thường được chia làm 10 Class như sau:
- A5 Class (150,000,000 VND Trở lên)
- A4 Class (75,000,000 VND – 150,000,000 VND)
- A3 Class (45,000,000 VND – 75,000,000 VND)
- A2 Class (30,000,000 VND – 45,000,000 VND)
- A1 Class (15,000,000 VND – 30,000,000 VND)
- B Class (7,500,000 VND – 15,000,000 VND)
- C Class (4,500,000 VND – 7,500,000 VND)
- D Class (3,000,000 VND – 4,500,000 VND)
- E Class (1,500,000 VND – 3,000,000 VND)
- F Class (0 VND – 1,500,000 VND)
Xem thêm: Phân loại thu nhập theo Class và ứng dụng trong Marketing
3.5 Family Life Cycle (Vòng đời gia đình)
Trong một gia đình tiêu chuẩn sẽ gồm những người trẻ tuổi, cha mẹ, ông bà, cô, dì, chú, bác, v.v. tất cả sẽ ở trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời họ. Bằng cách lấy mỗi người trong số họ làm thị trường mục tiêu hoặc nhân khẩu học mục tiêu, những chiến lược Marketing mà bạn nên sử dụng, có thể được trả lời theo Family Life Cycle (Vòng đời gia đình).
Khái niệm này đã trở nên phổ biến trong vài thập kỷ qua vì được áp dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau và đạt được kết quả thành công. Cho đến bây giờ bạn có thể đã nghe về vòng đời sản phẩm hoặc vòng đời khách hàng. Tuy nhiên, Family Life Cycle (Vòng đời gia đình) đang tập trung vào phong cách mua sắm, sử dụng thông tin và đưa ra quyết định khác biệt bởi một người trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời.
Khi chúng ta già đi, chúng ta đang dần chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, chuyển từ hành vi mua ban đầu chỉ tập trung vào bản thân sang một người trưởng thành và có trách nhiệm hơn, bằng cách xem xét không chỉ nhu cầu của chúng ta mà cả nhu cầu của gia đình. Bằng cách hiểu được giai đoạn nào một người trong vòng đời của gia đình, các nhà tiếp thị có thể dự đoán nhu cầu của họ và xác định các sản phẩm và dịch vụ họ có thể cung cấp cho người đó.
Về cơ bản, mô hình vòng đời gia đình (Family Life Cycle) mô tả các giai đoạn mà người tiêu dùng đi qua cuộc sống của họ khi họ có gia đình. Có nhiều phiên bản khác nhau của việc phân loại các giai đoạn nhưng phổ biến nhất là các giai đoạn Family Life Cycle dưới đây:
- Young Single: Trẻ độc thân
- Young married without children: Trẻ đã cưới chưa có con
- Young married with children: Trẻ đã cưới đã có con
- Middle-age married with children: Trung niên đã cưới có con
- Middle-age married with dependent: Trung niên đã có con phụ thuộc
- Married with independent children: Đã kết hôn và có con tự chủ tài chính
- Old married: Lớn tuổi đã kết hôn
- Divorced: Đã ly dị
Xem thêm: Family Life Cycle là gì? Ứng dụng Family Life Cycle trong Marketing
3.6 Education (Học vấn)
Một số nhóm học vấn có để dùng để mô tả nhân khẩu học trong Marketing như:
- Elementary School (Tiểu học)
- Secondary School (Trung học)
- High School (Phổ thông)
- College (Cao đẳng)
- University (Đại học)
- Post-graduate (Sau ĐH)
- Master (Thạc sĩ)
- Doctor/ PhD (Tiến sĩ)
- Overseas study (Du học)
Xem thêm: SEO trong Marketing là gì? Quy trình triển khai SEO trong Marketing
4. Ví dụ về nhân khẩu học trong Marketing
Ví dụ, để mô tả về chân dung khách hàng mục tiêu của một số thương hiệu, nhân khẩu học trong Marketing được sử dụng trong đó, bên cạnh các yếu tố khác như thái độ, hành vi, sở thích, tâm lý:
- Vietnam Airlines: Nam và Nữ, tuổi từ 35 – 45, sống ở thành thị, tập trung ở các thành phố lớn, đặc biệt là các thành phố du lịch, thu nhập nhóm A, thường xuyên đi công tác xa hoặc đi du lịch, nghỉ dưỡng.
- Nike: Nam và Nữ có độ tuổi từ 18 – 35 tuổi, thu nhập nhóm A, thích sự năng động, đi lại nhiều nơi, tìm tòi và trải nghiệm những cái mới; thường đi du lịch, chơi xa, vận động và trải nghiệm những thử thách và các môn thể thao.
- The Coffee House: Nam và Nữ, tuổi từ 18 – 24, sống ở thành thị, tại 2 thành phố lớn (TP.HCM và Hà Nội), thu nhập AB, quan tâm đến sự nghiệp, học tập và công việc, thích tìm tòi, học hỏi để phát triển bản thân tốt hơn mỗi ngày.
Brade Mar