Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung là mô hình 5 áp lực cạnh tranh (Porter’s Five Forces) do Michael Porter tạo ra. Bài viết sẽ phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành, đe dọa từ sản phẩm thay thế, quyền lực nhà cung cấp, quyền lực của khách hàng, đe dọa từ đối thủ gia nhập mới của Samsung.
Mục lục
1. Giới thiệu về Samsung
- Công ty: Samsung Group
- Thành lập: 1938
- Trụ sở: Seoul, Hàn Quốc
- Sản phẩm: Quần áo, ô tô, hóa chất, điện tử tiêu dùng, linh kiện điện tử, thiết bị y tế, chất bán dẫn, tàu thủy, thiết bị viễn thông, thiết bị gia dụng.
- Dịch vụ: Quảng cáo, giải trí, tài chính, khách sạn, công nghệ thông tin, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, bán lẻ.
- Công ty con: Samsung Electronics, Samsung Electro-Mechanics, Samsung SDI, Samsung SDS, Samsung Engineering, Samsung C&T Corporation, Samsung Heavy Industries, Samsung Life Insurance, Samsung Fire & Marine Insurance, Cheil Worldwide, Samsung Biologics.
- Website: http://samsung.com/
- Tìm hiểu thêm các công ty và thương hiệu khác tại đây: Network | Brade Mar
Samsung Group (hay gọi ngắn gọn là Samsung), là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở chính tại Samsung Town, Seoul, Hàn Quốc. Tập đoàn gồm nhiều doanh nghiệp liên kết, hầu hết đều được hợp nhất dưới tên thương hiệu Samsung. Đây là tập đoàn kinh doanh lớn nhất Hàn Quốc, có giá trị thương hiệu lớn thứ 8 thế giới.
Samsung được thành lập bởi Lee Byung-chul vào năm 1938 với tư cách là một công ty thương mại. Trong ba thập kỷ tiếp theo, tập đoàn này đã đa dạng hóa sang các lĩnh vực bao gồm chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ. Samsung tham gia vào ngành công nghiệp điện tử vào cuối những năm 1960 và ngành xây dựng, đóng tàu vào giữa những năm 1970. Sau khi Lee qua đời vào năm 1987, Samsung được tách thành 5 nhóm kinh doanh, bao gồm: Samsung Group, Shinsegae Group, CJ Group, Hansol Group, và Joongang Group
Các công ty con nổi bật của Samsung bao gồm:
- Samsung Electronics: Công ty công nghệ thông tin, sản xuất điện tử tiêu dùng và con chip lớn nhất thế giới tính theo doanh thu năm 2017
- Samsung Heavy Industries: Công ty đóng tàu lớn thứ 2 thế giới tính theo doanh thu năm 2010.
- Samsung Engineering và Samsung C&T Corporation: Hai công ty xây dựng lớn thứ 13 và 36 thế giới.
- Samsung Life Insurance: Công ty bảo hiểm nhân thọ lớn thứ 14 thế giới.
- Samsung Everland: Nhà điều hành Everland Resort, công viên giải trí lâu đời nhất Hàn Quốc.
- Cheil Worldwide: Công ty quảng cáo lớn thứ 15 thế giới, tính theo doanh thu năm 2012.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Samsung
2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh được tạo ra bởi Michael Porter – giáo sư Đại học Harvard và là một trong những người quản trị chiến lược cạnh tranh xuất sắc nhất thế giới. Kể từ khi được ra đời vào năm 1979, mô hình này đã trở thành một công cụ chiến lược phổ biến và được đánh giá rất cao.
Porter nhấn mạnh rằng, nhà quản trị không nên nhầm lẫn 5 áp lực cạnh tranh này với các yếu tố ngắn hạn hơn như tốc độ tăng trưởng ngành, can thiệp của chính phủ hay đổi mới công nghệ. Theo ông, đó chỉ là những yếu tố mang tính chất tạm thời, trong khi 5 áp lực cạnh tranh lại là một phần “vĩnh cửu” trong tất cả các ngành.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về mô hình 5 áp lực cạnh tranh Porter
2.1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Yếu tố đầu tiên trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung là Đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Trong một ngành cạnh tranh khốc liệt, các công ty thường thu hút khách hàng bằng việc tung ra các chương trình khuyến mại giảm giá hoặc các chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Tuy nhiên, việc này vẫn có thể khiến các khách hàng, nhà cung cấp, người tiêu dùng “chuyển hướng” tới các công ty đối thủ nếu họ cảm thấy không nhận được nhiều lợi ích từ công ty.
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành của Samsung bao gồm Apple, Xiaomi, Vivo, Oppo, Huawei, Asus, Sony, LG, Toshiba, Panasonic, Daikin, Electrolux, Sanyo.
Apple Inc. là một công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ, chuyên về điện tử tiêu dùng, phần mềm và các dịch vụ trực tuyến. Apple là công ty công nghệ thông tin lớn nhất thế giới tính theo doanh thu (274 tỷ USD năm 2020); và kể từ tháng 01/2021 trở thành công ty có giá trị nhất thế giới.
Tính đến năm 2021, Apple là nhà cung cấp máy tính cá nhân lớn thứ 4 thế giới tính theo đơn vị hàng bán ra, cùng với đó là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 4 thế giới. Đây là một trong 5 công ty ngành công nghệ thông tin nằm trong nhóm Big Five, bên cạnh Google (Alphabet), Amazon, Meta (Facebook) và Microsoft.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung – Tháng 08/2018, Apple trở thành công ty giao dịch công khai đầu tiên của Hoa Kỳ được định giá trên 1,000 tỷ USD. Hai năm sau, công ty được định giá hơn 2,000 tỷ USD. Apple có mức độ trung thành thương hiệu cao và được xếp hạng là thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Tính đến tháng 01/2021, đã có 1.65 tỷ sản phẩm của Apple được sử dụng trên toàn thế giới.
Sau khi phân tích Đối thủ cạnh tranh trong ngành trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung, ta sẽ phân tích Đe dọa từ sản phẩm thay thế.
Xem thêm: Các đối thủ cạnh tranh của Samsung
2.2 Đe dọa từ sản phẩm thay thế
Yếu tố thứ hai trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung là Đe dọa từ sản phẩm thay thế. Một mối đe dọa từ sản phẩm thay thế tồn tại nếu có những sản phẩm thay thế có giá thấp hơn hay các thông số hoạt động tốt hơn cho cùng 1 mục đích.
Thị trường White Goods (Thiết bị gia dụng) tràn ngập nhiều sản phẩm thay thế. Do đó, những công ty công nghệ như Samsung cần cẩn thận trong việc quyết định chiến lược phù hợp. Đây cũng là lý do tại sao nhiều công ty đa quốc gia như Samsung thường sử dụng phương pháp định giá chênh lệch để thu hút người dùng, để họ tránh xa các sản phẩm thay thế có giá rẻ hơn.
Các thương hiệu và sản phẩm thay thế cũng đang gây ra mối đe dọa đối với thương hiệu Samsung. Các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Samsung là SONY, LG và Apple. Ngoài những thương hiệu này, các thương hiệu trong nước và quốc tế khác cũng tạo ra mối đe dọa cạnh tranh.
Đối với mỗi sản phẩm mà Samsung sản xuất, có một số sản phẩm thay thế có sẵn trên thị trường ngoại trừ chip máy tính. Intel là thương hiệu đối thủ chính duy nhất cung cấp sản phẩm thay thế cho chip do Samsung sản xuất. Ngoài ra, dù là smartphone, laptop, tivi hay các sản phẩm điện tử khác mà Samsung sản xuất, khách hàng luôn có thể lựa chọn rất nhiều sản phẩm thay thế khác trên thị trường.
Tuy nhiên, do danh mục sản phẩm của Samsung rất rộng, hầu như bao phủ rộng trên thị trường công nghệ lẫn điện gia dụng, v.v. nên có thể đánh giá, đe dọa từ sản phẩm thay thế đối với Samsung là không quá cao.
Sau khi phân tích Đe dọa từ sản phẩm thay thế trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung, ta sẽ phân tích Quyền lực nhà cung cấp.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Samsung
2.3 Quyền lực nhà cung cấp
Yếu tố thứ ba trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung là Quyền lực nhà cung cấp.
Nhà cung cấp ở đây được hiểu là những người cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất công ty hay những công ty trong ngành cung cấp dịch vụ bổ trợ.
Áp lực cạnh tranh về quyền lực nhà cung cấp được xác định bởi việc nhà cung cấp có quyền ép công ty phải mua nguyên vật liệu, dịch vụ với giá cao hay không. Người làm Marketing cũng cần xác định có bao nhiêu nhà cung cấp tiềm năng, những sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp có xứng đáng hay không.
Nhà quản trị cũng cần nhìn xa về việc chi phí tốn kém khi phải chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Công ty càng có nhiều lựa chọn nhà cung cấp thì càng dễ dàng chuyển sang một nhà cung cấp rẻ hơn. Ngược lại, nếu càng có ít nhà cung cấp và quyền lực họ lớn, công ty lại phải dựa vào họ, dẫn tới việc chi phí gia tăng.
Nhà cung cấp nếu có lợi thế về quyền lực trong đàm phán có thể có những tác động quan trọng vào ngành sản xuất, như việc ép giá nguyên vật liệu. Người quản trị cần biết trong ngành, các nhà cung cấp có quyền lực hay ít quyền lực.
Số lượng nhà cung cấp trong ngành mà Tập đoàn Samsung đang hoạt động là rất nhiều so với người mua. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp có ít quyền kiểm soát hơn về giá cả và làm cho khả năng thương lượng của các nhà cung cấp trở thành một lực lượng yếu hơn.
Sản phẩm mà các nhà cung cấp này cung cấp khá tiêu chuẩn hóa, ít khác biệt và có chi phí chuyển đổi thấp. Điều này giúp những người mua như Tập đoàn Samsung dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp hơn. Khả năng thương lượng của nhà cung cấp giảm.
Ngoài ra, Samsung còn có nhà máy Samsung Electronics với khả năng tự sản xuất chip nhớ, bộ xử lý và màn hình. Do đó, Samsung có thể tự cung cấp nhiều linh kiện cho chính mình mà không cần phụ thuộc vào nhà cung cấp bên ngoài và những thay đổi về giá xuất phát từ nhà cung cấp. Điều này làm giảm khả năng thương lượng của nhà cung cấp.
Tập đoàn Samsung là một khách hàng quan trọng đối với các nhà cung cấp của họ trong ngành công nghiệp điện tử ngày nay. Do đó, khả năng thương lượng của các nhà cung cấp trở thành một lực lượng yếu hơn trong ngành.
Một số nhà cung cấp lớn của Samsung tại Việt Nam có thể kể đến:
- Công ty Cổ phần Manutronics Việt Nam: hiện là nhà cung ứng cấp 2 của Samsung Electronics Việt Nam (SEV) và Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT), sản xuất đĩa quang (CD, DVD, CD-R) và lắp ráp điện tử công nghệ cao. Sau 3 tháng tham gia chương trình tư vấn cải tiến, tỷ lệ hàng lỗi công đoạn PQC (Công đoạn kiểm tra đầu/giữa/cuối) của Manutronics Việt Nam đã giảm 63%, giảm chi phí tồn kho nhựa 35%, giảm tỷ lệ thất thoát thiết bị đến 82%.
- Tổng Công ty Tiến Thành – công ty in và bao bì Châu Thái Sơn: Hiện là nhà cung ứng cấp 2 của Samsung Display Vietnam (SDV) và Samsung SDI Việt Nam (SDIV), hoạt động trong lĩnh vực đóng gói, in ấn. Chương trình tư vấn cải tiến với sự hỗ trợ của các chuyên gia Samsung đã giúp Tiến Thành khắc phục triệt để một số công đoạn phải kể đến như tỷ lệ lỗi in sai màu từ 6% xuống còn 0%, tỷ lệ lỗi in sai maket từ 0.83% xuống còn 0%.
- Công ty CP Công nghệ Bắc Việt: hiện là nhà cung ứng cấp 2 của Samsung Electronics Việt Nam (SEV) và Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) trong lĩnh vực sản xuất khuôn mẫu chính xác và linh kiện nhựa điện tử. 12 tuần tham gia chương trình tư vấn đã mang tới cho Bắc Việt những kết quả cải tiến đáng kể từ việc sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như việc quản lý tồn kho.
Sau khi phân tích Quyền lực nhà cung cấp trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung, ta sẽ phân tích Quyền lực của khách hàng.
2.4 Quyền lực của khách hàng
Yếu tố thứ tư trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung là Quyền lực của khách hàng.
Nếu số lượng khách hàng ít hơn số lượng người bán trong một ngành thì họ là những khách hàng có quyền lực. Điều này có nghĩa là họ có thể dễ dàng chuyển sang các đối thủ cạnh tranh để mua hàng với giá rẻ hơn, lợi thế ưu việt hơn. Cần phải cân nhắc về quyền lực của khách hàng, xem họ có các yếu tố của một nhóm khách hàng quyền lực hay không
Samsung là một tập đoàn đa ngành, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau bao gồm smartphone, TV, các sản phẩm liên quan đến máy tính và thiết bị gia dụng… Do đó, khả năng thương lượng của các khách hàng cá nhân có thể thấp, nhưng khả năng thương lượng của người mua doanh nghiệp và khách hàng với tư cách là một nhóm là rất đáng kể.
Hiện nay, có rất nhiều yếu tố làm gia tăng khả năng thương lượng của khách hàng. Họ được tự do lựa chọn, tổng hợp nguồn thông tin trước khi mua sản phẩm. Bởi vì không có chi phí chuyển đổi nên kết quả là khả năng thương lượng của khách hàng được tăng cao.
Đối với các công ty đang tham gia thị trường điện, điện tử, điện gia dụng, áp lực này còn lớn hơn. Người mua không chỉ quan tâm đến chất lượng mà còn chú trọng đến những dịch vụ sau bán và các phụ kiện thay thế khi có sự cố đối với sản phẩm của họ. Nghe qua thì có vẻ như khách hàng sẽ phải phụ thuộc vào công ty nhưng thực chất không phải vậy. Khách hàng mới là người thực sự có quyền lực, đặc biệt là ở những thị trường mới nổi, người tiêu dùng tại đây được biết đến là những người khó tính khi quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Samsung là một thương hiệu lâu đời và việc tập trung liên tục vào đổi mới công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến khả năng thương lượng của thương hiệu cao hơn so với khách hàng. Samsung công bố doanh thu đạt 279,6 nghìn tỷ won (tương đương hơn 232 tỷ USD) và lợi nhuận hoạt động 51,63 nghìn tỷ won (khoảng 43 tỷ USD) cho năm tài chính 2021. Mức tăng lần lượt là 18% và 43,5% so với năm trước.
Con số doanh thu này của được ghi nhận là cao nhất cho đến nay khi hiệu suất hoạt động mạnh mẽ của hãng được thúc đẩy bởi doanh số bán chip và thiết bị di động mạnh mẽ. Lợi nhuận hoạt động của hãng cũng tăng lên nhờ hoạt động kinh doanh chip của mình, mặc dù công ty đã dành một khoản thưởng đặc biệt cho nhân viên trong quý, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc cho biết.
Trong quý 4/2021, mảng kinh doanh chip đóng góp hơn một nửa lợi nhuận hoạt động của công ty với 8,84 nghìn tỷ won. Samsung cho biết họ cũng nhận thấy nhu cầu tăng cao đối với các sản phẩm bộ nhớ cho máy chủ. Tuy nhiên, hãng này cũng phải đối mặt với các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu cùng sự sụt giảm giá chip trung bình trong quý khiến họ không thể thúc đẩy quá mạnh mẽ trong việc mở rộng doanh số bán hàng.
Trong khi đó, mảng kinh doanh di động đóng góp lớn thứ hai vào lợi nhuận hoạt động của Samsung với 2,66 nghìn tỷ won. Bất chấp sự thiếu hụt chip, bộ phận kinh doanh chứng kiến sự tăng trưởng nhờ doanh số các sản phẩm điện thoại thông minh cao cấp chẳng hạn như điện thoại gập và dòng Galaxy S. Tuy nhiên, khả năng sinh lời bị ảnh hưởng bởi chi phí tiếp thị cho các sản phẩm điện thoại gập, Samsung cho biết.
Mảng kinh doanh màn hình của công ty cũng đóng góp 1,32 nghìn tỷ won vào con số lợi nhuận hoạt động hàng quý khi nhu cầu của các khách hàng chính như Apple tăng cao. .
Trong khi đó, các mảng kinh doanh điện tử tiêu dùng của Samsung cũng ghi nhận lợi nhuận hoạt động lên tới 700 tỷ won trong quý. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp chứng kiến nhu cầu ngày càng giảm dần về TV và thiết bị gia dụng, gã khổng lồ công nghệ đến từ Hàn Quốc cho biết họ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng bằng cải thiện tổ hợp sản phẩm và hiệu quả hoạt động, từ đó giúp bảo toàn lợi nhuận của mảng này.
Sau khi phân tích Quyền lực của khách hàng trong Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung, ta sẽ phân tích Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới.
Xem thêm: Khách hàng mục tiêu của Samsung
2.5 Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới
Yếu tố thứ năm trong phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung là Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới. Vị thế của công ty có thể bị ảnh hưởng bởi khả năng thâm nhập thị trường của các đối thủ mới.
Nếu ngành dễ dàng thâm nhập với nguồn lực không cần nhiều mà lại mang lại nguồn lợi lớn, các đối thủ mới có thể nhanh chóng gia nhập ngành. Tuy nhiên, nếu rào cản gia nhập ngành lớn, đối thủ khó có thể tham gia vào ngành thì công ty đa hưởng một vị thế thuận lợi, cần tận dụng lợi thế này.
Có thể nói, sức ép cạnh tranh đến từ các đối thủ tiềm năng ngoài ngành phụ thuộc chủ yếu vào rào cản gia nhập ngành. Người làm Marketing cần biết ngành có mức độ gia nhập dễ dàng hay không; nói cách khác là rào cản gia nhập ngành cao hay thấp.
– Sự khác biệt hóa sản phẩm diễn ra mạnh mẽ trong ngành là một trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung, các công ty thường bán các sản phẩm khác biệt hóa thay vì một sản phẩm tiêu chuẩn hóa. Khách hàng cũng tìm kiếm các sản phẩm khác biệt. Hoạt động quảng cáo và dịch vụ khách hàng được chú trọng.
– Bên cạnh đó, yêu cầu về vốn trong ngành cao cũng gây khó khăn cho những người mới tham gia thành lập doanh nghiệp. Tất cả những yếu tố này làm cho mối đe dọa từ những đối thủ tiềm tàng trở nên thấp hơn. Nhìn chung, mối đe dọa từ đối thủ tiềm tàng là khá thấp đối với Samsung. Việc xây dựng một thương hiệu lớn như vậy không hề đơn giản khi cần đầu tư nhiều về tài chính cộng với marketing và nguồn nhân lực có tay nghề cao. Vì vậy, rào cản gia nhập là cao.
– Người ta có thể tham gia với quy mô nhỏ hơn và nâng cao thương hiệu địa phương, nhưng khi đó mức độ cạnh tranh của các thương hiệu dẫn đầu thị trường đã là rất cao rồi. Hơn nữa, áp lực pháp lý và quy định cũng tác động làm tăng các rào cản gia nhập thị trường.
Đe dọa từ đối thủ gia nhập mới là yếu tố cuối cùng khi phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung.
Xem thêm: Danh mục sản phẩm của Samsung
Brade Mar