Marketing là gì? Ngành Marketing vì sao lại hấp dẫn?

Trong những năm qua, Marketing phát triển nhanh chóng và ngành công nghiệp Marketing dần trở thành một lựa chọn nhiều bạn trẻ theo đuổi, đặc biệt là Digital Marketing (Marketing kỹ thuật số). Bài viết này dành cho những bạn mới gia nhập ngành Marketing, trả lời cho câu hỏi Marketing là gì và ngành Marketing vì sao lại hấp dẫn?

1. Marketing là gì?

Hiện nay, trên thế giới xuất hiện rất nhiều các khái niệm Marketing khác nhau. Marketing là quan điểm, vì vậy chúng tôi không nhận định những khái niệm Marketing này là đúng hay sai.

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (The American Marketing Association/ AMA), Marketing là hoạt động, tập hợp những tổ chức, quy trình nhằm tạo ra, truyền thông, phân phối, trao đổi nhằm tạo ra giá trị lớn cho khách hàng, đối tác và xã hội. (Marketing is the activity, set of institutions, and processes for creating, communicating, delivering, and exchanging offerings that have value for customers, clients, partners, and society at large)

Theo Philip Kotler – “cha đẻ” Marketing hiện đại, khái niệm Marketing: là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn thông qua trao đổi. (The science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of a target market at a profit)

Marketing có thể được định nghĩa theo 3 ý chính sau:

  • Quá trình lập kế hoạch, triển khai và quản lý
  • Xác định, dự đoán và đáp ứng nhu cầu khách hàng/ người tiêu dùng mục tiêu
  • Tạo ra giá trị cho họ, xây dựng mối quan hệ với họ và giành lấy giá trị từ họ

Như vậy, Marketing là một quá trình lập kế hoạch, triển khai và quản lý nhằm xác định, dự đoán và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng mục tiêu để tạo ra giá trị cho họ; xây dựng mối quan hệ với họ cũng như giành lấy giá trị từ họ.

Khái niệm Marketing
Khái niệm Marketing

2. Ngành Marketing vì sao lại hấp dẫn?

  • Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ: Ngày nay, mọi người dành một lượng thời gian trên không gian mạng để làm mọi thứ, từ mua sắm đến giải trí. Môi trường Internet chứa một lượng thông tin khổng lồ và các phương tiện truyền thông xã hội cũng rất đa dạng. Hàng triệu người sử dụng Facebook, Youtube, Twitter, Instagram, TikTok mỗi tháng – thậm chí mỗi ngày! Vì vậy, Digital Marketing đang trở thành một nhánh Marketing tăng trưởng vượt bậc.
  • Cơ hội tuyệt vời để thăng tiến trong sự nghiệp: Có rất nhiều cơ hội cho những người làm Marketing bởi khối lượng công việc đa dạng trong ngành này. Marketing không bao giờ là một nghề đi vào ngõ cụt; bạn sẽ có thể lựa chọn rất nhiều vị trí, từ viết Content, Quảng cáo, làm Marketing tại điểm bán cho đến quản trị thương hiệu, v.v.
  • Tất cả các doanh nghiệp đều cần Marketing: Mọi doanh nghiệp đều cần Marketing dưới hình thức này hay hình thức khác. Cho dù bạn đang xem xét một doanh nghiệp thời trang, một bộ phận chính phủ, tổ chức từ thiện hay bất kể thứ khác, tất cả đều cần Marketing để thành công. Marketing không đơn giản chỉ là quảng cáo, có rất nhiều vị trí mà bạn có thể lựa chọn.

Xem thêm: 15 khái niệm Marketing căn bản nhất

 

3. Con đường sự nghiệp trong ngành Marketing

Như đã nói, ngành Marketing có đa dạng cơ hội về các vị trí làm việc. Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê những công việc trong Marketing và con đường sự nghiệp thăng tiến.

3.1 Branding

Nhóm công việc đầu tiên trong Marketing là nhóm Branding (Xây dựng thương hiệu). Thông thường, trong các công ty sở hữu nhiều thương hiệu (đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia), mỗi thương hiệu sẽ có một đội nhóm xây dựng thương hiệu. Các vị trí công việc bao gồm:

  • Marketing Intern (Thực tập sinh): Kinh nghiệm từ 0-2 năm.
  • Marketing Executive (Nhân viên Marketing): Kinh nghiệm trên 1 năm.
  • Senior Marketing Executive (Nhân viên Marketing cấp cao): Kinh nghiệm trên 2 năm.
  • Brand Manager (Quản lý nhãn hàng): Kinh nghiệm trên 3 năm.
  • Senior Brand Manager (Quản lý nhãn hàng cấp cao): Kinh nghiệm trên 5 năm.
  • Category Manager (Quản lý ngành hàng): Kinh nghiệm trên 5 năm.
  • Category Director (Giám đốc ngành hàng): Kinh nghiệm trên 7 năm.
  • Chief Marketing Officer/ CMO (Giám đốc Marketing): Kinh nghiệm trên 10 năm.

Xem thêm: 6 bước xây dựng bản kế hoạch thương hiệu Marketing

Thông thường, trong các công ty sở hữu nhiều thương hiệu (đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia), mỗi thương hiệu sẽ có một đội nhóm xây dựng thương hiệu
Thông thường, trong các công ty sở hữu nhiều thương hiệu (đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia), mỗi thương hiệu sẽ có một đội nhóm xây dựng thương hiệu

3.2 Trade Marketing

Thông thường, trong một công ty đa quốc gia, sẽ có một phòng ban gọi là phòng Commercial (Phòng thương mại). Phòng này sẽ bao gồm 3 phòng ban nhỏ hơn, bao gồm phòng Marketing (Branding), phòng Sales (Bán hàng) và phòng Trade Marketing (Marketing thương mại). Trade Marketing sẽ chịu trách nhiệm về Marketing tại điểm bán. Các vị trí công việc bao gồm:

  • Sale of Trade Admin (Intern/ Sale of Trade Admin): 0-2 năm kinh nghiệm
  • Trade Marketing Executive: Trên 1 năm kinh nghiệm
  • Trade Marketing Assistant Manager: Trên 2 năm kinh nghiệm
  • Trade Marketing Manager: Trên 3 năm kinh nghiệm
  • Trade Category Manager: Trên 5 năm kinh nghiệm
  • Category Director, Customer Development Director: Trên 7 năm kinh nghiệm
  • CMO/ Vice President – Marketing: Trên 10 năm kinh nghiệm

Xem thêm: Định nghĩa và các hoạt động của Trade Marketing (Marketing thương mại)

Định nghĩa Trade Marketing
Định nghĩa Trade Marketing

3.3 Creative Agency

Nếu bên phía công ty, thương hiệu được gọi là Client thì một mảng khác trong Marketing chuyên thực hiện các ý tưởng truyền thông được gọi là Agency:

  • Client: Đưa ra yêu cầu, Duyệt giải pháp, Đảm bảo doanh số và chiến lược thương hiệu, Hiểu khách hàng là ai và cần gì (Research), Hiểu sâu về thương hiệu
  • Agency: Đưa ra giải pháp, Thực thi giải pháp, Đảm bảo truyền thông đúng về thương hiệu, Hiểu khách hàng cảm nhận như thế nào (Insight), Hiểu sâu về cách truyền thông và làm cho nhiều sản phẩm/ Brand.

Các loại hình Agency phổ biến bao gồm:

  • Creative Agency: Đưa ra ý tưởng để truyền thông
  • Research Agency: Nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng
  • Branding Agency: Xây dựng thương hiệu mới, bộ nhận dạng thương hiệu
  • Digital Agency: Đưa ra giải pháp Marketing về kỹ thuật số
  • Media Agency: Mua bán vị trí quảng cáo trên kênh truyền hình một cách hợp lý
  • Direct Agency: Cung cấp các giải pháp Marketing trực tiếp (Activation)
  • Event Agency: Chuyên về tổ chức sự kiện
  • PR Agency: Chuyên về quan hệ công chúng
  • Production Agency/ Production House: Chuyên về sản xuất truyền thông

Xem thêm: Production House là gì? 5 Production House Agency tại Việt Nam

Tại Creative Agency, cấu trúc công ty thường bao gồm các vị trí:

Creative & Design

(Thiết kế & Sáng tạo)

  • Bộ phận nền tảng đưa ra giải pháp (Big Idea)
  • Đưa ra những giải pháp sáng tạo từ Idea, hình ảnh, chữ nghĩa đến âm thanh
  • Ít làm việc với Client. 
  • Con đường nghề nghiệp:
  1. Designer (Nhân viên thiết kế)
  2. Art Director (Giám đốc nghệ thuật)
  3. Associate Creative Director (Trợ lý giám đốc sáng tạo)
  4. Creative Director (Giám đốc sáng tạo)
  5. Executive Creative Director (Tổng giám đốc sáng tạo)

Copy & Content

(Nội dung)

  • Nằm chung hoặc riêng với phòng Creative
  • Chịu trách nhiệm về câu chữ và lời thoại nội dung dự án
  • Con đường nghề nghiệp:
  1. Copywriter (Người viết quảng cáo)
  2. Senior Copywriter (Copywriter cấp cao)

Technology & Production

(Sản xuất & Kỹ thuật)

  • Chịu trách nhiệm thực thi giải pháp sáng tạo (Chụp hình, quay phim, sản xuất Video, TVC)
  • Con đường nghề nghiệp:
  1. Production Executive (Chuyên viên sản xuất)
  2. Production Team Leader (Trưởng nhóm sản xuất)
  3. Production Manager (Trưởng phòng sản xuất)
  4. Production Director (Giám đốc sản xuất)

Planning & Analytics/ Strategic Planning

(Hoạch định chiến lược)

  • Kết hợp các bộ phận trên hoạt động nhuần nhuyễn với nhau
  • Nghiên cứu và tìm kiếm nhu cầu người tiêu dùng (Insight)
  • Rất hay giao du với nhiều người khác nhau và thích tìm hiểu người tiêu dùng
  • Thấu hiểu Brand để đưa ra giải pháp chiến lược hiệu quả
  • Con đường nghề nghiệp:
  1. Junior Planner (Thực tập Planning)
  2. Planner (Nhân viên Planning)
  3. Senior Planner (Nhân viên Planning cấp cao)
  4. Strategic Planning Manager (Trưởng phòng Planning)
  5. Planning Director (Giám đốc Planning)

Account/ Client Services

(Dịch vụ khách hàng)

  • Bao quát toàn bộ công ty Agency, là đại diện của công ty
  • Bộ phận giao tiếp giữa Agency và Client. Làm việc với cả 2 bên.
  • Đặt ra mục tiêu làm việc với Client
  • Quản lý dự án (Thời gian, nguồn tiền)
  • Có khả năng trình bày, thuyết phục, thấu hiểu Client
  • Con đường nghề nghiệp:
  1. Account Executive (Nhân viên Account)
  2. Account Manager (Trưởng phòng Account)
  3. Account Director (Giám đốc Account)
  4. Group Account Director (Giám đốc Account cấp cao)
  5. General Manager (Tổng giám đốc)

Social & Content

(Chỉ có trong công ty Digital Agency)

  • Quản trị nội dung qua mạng xã hội
  • Có khả năng viết lách và phát triển nội dung
  • Con đường nghề nghiệp:
  1. Social Executive (Chuyên viên mạng xã hội)
  2. Content Writer (Trưởng phòng Account)
  3. Content Editor (Nhân viên biên tập nội dung)
  4. Social Manager (Quản lý mạng xã hội)
  5. Social Media Director (Giám đốc mạng xã hội)

 

3.4 Digital Agency

Digital Agency là Agency chuyên về Marketing kỹ thuật số, các mảng công việc trong nhóm này bao gồm:

Xem thêm: Bản chất của 3 nền tảng trong Digital Marketing

3.5 Research Agency

  • Research Assistant (Trợ lý nghiên cứu): 0-1 năm kinh nghiệm
  • Research Executive (Chuyên viên nghiên cứu): Trên 1 năm kinh nghiệm
  • Senior Research Executive (Chuyên viên nghiên cứu cấp cao): Trên 2 năm kinh nghiệm
  • Research Manager (Trưởng phòng nghiên cứu): Trên 3 năm kinh nghiệm
  • Senior Research Manager (Trưởng phòng nghiên cứu cấp cao): Trên 5 năm kinh nghiệm
  • Research Associate Director (Phó giám đốc nghiên cứu): Trên 7 năm kinh nghiệm
  • Research Director (Giám đốc nghiên cứu): Trên 8 năm kinh nghiệm
  • Research Executive Director (Giám đốc điều hành nghiên cứu): Trên 10 năm kinh nghiệm
  • Managing Director (Tổng giám đốc công ty nghiên cứu): Trên 12 năm kinh nghiệm

Xem thêm: 3 loại ma trận thu thập thông tin xây dựng chiến lược Marketing

Logo của Nielsen
Nielsen – một công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng toàn cầu

3.6 Media Agency

Media Agency giúp các thương hiệu đưa thông tin của mình bằng cách chọn đúng phương tiện truyền thông vào đúng thời điểm. Để chọn đúng phương tiện truyền thông thì Agency cần hiểu đúng người tiêu dùng sử dụng những phương tiện truyền thông nào, vào thời điểm nào. Đó là công việc của Media Agency.

Các Agency chủ lực hoạt động trong ngành Media tại Việt Nam bao gồm MindshareGroupM.

Các Agency do GroupM sở hữu
Các Agency do GroupM sở hữu

Brade Mar

5/5 - (3 bình chọn)

Cong-viec-Marketing