Cho dù gọi là nghệ thuật hay khoa học, Public Relations (PR) vẫn là một công việc đòi hỏi kỹ năng, kiến thức và quyết tâm từ những người kinh nghiệm trong ngành. Lĩnh vực này kết hợp cảm xúc và logic để thành công. Public Relations đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng “Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi”. Tuy nhiên, nhiều người có thể tự hỏi, làm việc trong ngành này như thế nào, hoặc đơn giản Public Relations là gì.
Mục lục
1. Public Relations là gì?
Hiệp hội Quan hệ Công chúng Hoa Kỳ (The Public Relations Society of America) định nghĩa Public Relations là một quá trình giao tiếp chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa các tổ chức và công chúng của họ. Về cơ bản, các chuyên gia Public Relations quản lý hình ảnh và danh tiếng của một tổ chức. Họ giúp công ty “giao tiếp” với công chúng và phát triển mối quan hệ tích cực giữa hai bên.
Thường được viết tắt là “PR”, Public Relations là một ngành học riêng biệt, nhưng nó có chung đặc điểm với một số chuyên ngành khác nhau, chẳng hạn như Marketing, truyền thông và quảng cáo. Mặc dù nhiệm vụ trong các lĩnh vực này có thể tương tự nhau, nhưng có một số khía cạnh khác biệt nhất định của Public Relations biến nó trở thành một ngành công nghiệp độc đáo.
Public Relations đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh ngày nay. Đây là một khía cạnh quan trọng trong quản lý thương hiệu, có thể giúp tăng doanh số bán hàng và xây dựng mối quan hệ với các bên. Public Relations cũng có thể cho phép thương hiệu giảm thiểu thiệt hại từ khủng hoảng truyền thông hoặc tận dụng các cơ hội mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Truyền thông đa phương tiện là gì? 7 quy tắc vàng trong Truyền thông đa phương tiện
2. Công việc của người làm Public Relations
Các chuyên gia Public Relations cố gắng tác động đến nhận thức của công chúng về thương hiệu. Không giống như những người làm quảng cáo sáng tạo, các chuyên gia PR không trả tiền để “mua” danh tiếng cho thương hiệu; họ “thuyết phục” công chúng để mang lại danh tiếng. Để đạt được mục tiêu này, Các chuyên gia Public Relations sẽ chịu trách nhiệm về các công việc:
- Tương tác trên phương tiện truyền thông xã hội
- Sắp xếp các buổi nói chuyện tương tác
- Xây dựng chiến lược quản lý khủng hoảng
- Tổ chức các sự kiện đặc biệt
- Tạo dựng kết nối kinh doanh và kết nối mạng lưới quan hệ
- Viết và công bố thông cáo báo chí
Xem thêm: Truyền thông Marketing là gì?
3. Phân biệt PR và Quảng cáo
Một mảng khác của Marketing là quảng cáo – thường dễ nhầm lẫn với PR. Cả quảng cáo và quan hệ công chúng đều hoạt động để hoàn thành các mục tiêu Marketing, mặc dù theo những cách khác nhau. Quảng cáo giao tiếp trực tiếp với khách hàng để quảng bá sản phẩm và giải thích lý do tại sao sản phẩm đó vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Public Relations lại mang tính giao tiếp hai chiều với khách hàng về lý do tại sao bản thân tổ chức xứng đáng với danh tiếng của họ. PR thậm chí không phải bỏ chi phí như quảng cáo nhưng sẽ mang lại sự uy tín trong mắt khách hàng một cách vượt trội.
4. Các mảng Public Relations quan trọng
Public Relations là một lĩnh vực đa dạng. Các chuyên gia Public Relations sử dụng một số chiến thuật khác nhau để hoàn thành các mục tiêu của họ và duy trì hình ảnh trong mắt công chúng một cách tích cực. Dưới đây là một số mảng Public Relations nổi bật.
Quan hệ cộng đồng (Community Relations):
- Quan hệ cộng đồng liên quan đến việc cải thiện hình ảnh của một tổ chức với cộng đồng địa phương hoặc khu vực. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ tương tác trực tiếp với cộng đồng thông qua các sự kiện, công việc từ thiện hoặc tham gia vào một dự án địa phương. Điều này giúp thúc đẩy sự hiện diện của tổ chức trong cộng đồng và thiết lập mối quan hệ với các thành viên của cộng đồng đó.
- Đối với các doanh nghiệp địa phương, quan hệ cộng đồng là một hình thức Public Relations quan trọng. Doanh nghiệp cần hiểu cách tương tác và phục vụ cộng đồng của mình tốt nhất để mở ra một cuộc đối thoại tích cực với họ. Các doanh nghiệp lớn hơn hoặc công ty quốc gia cũng có thể được hưởng lợi từ các mối quan hệ cộng đồng, đặc biệt nếu họ tham gia vào các sự kiện địa phương. Với khả năng tiếp cận của phương tiện truyền thông xã hội, ngay cả những sự kiện nhỏ hướng đến cộng đồng cũng có thể trở thành tin tức quốc gia, lan truyền nhanh chóng.
Quan hệ kênh truyền thông (Media Relations):
- Quan hệ kênh truyền thông liên quan đến mối quan hệ của doanh nghiệp với bên báo chí và truyền thông. Lên lịch họp báo, tổ chức các cuộc phỏng vấn và viết thông cáo báo chí đều là những ví dụ phổ biến, nhưng bất kỳ hình thức giao tiếp nào với báo chí đều nằm trong lĩnh vực quan hệ kênh truyền thông. Tùy thuộc vào tổ chức, một chuyên gia Public Relations trong lĩnh vực quan hệ truyền thông có thể là người duy nhất đảm nhận những trách nhiệm này; trong các trường hợp khác, một chuyên gia Public Relations có thể chịu trách nhiệm về tất cả các mảng quan hệ công chúng.
- Hầu như tất cả các tổ chức đều có thể hưởng lợi từ các mối quan hệ truyền thông – về cơ bản nó là một hình thức quảng cáo miễn phí. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là bạn không thể kiểm soát những gì báo chí nói về tổ chức của bạn. Mặc dù bạn có thể đưa ra một ý tưởng để đưa tin trên phương tiện truyền thông, nhưng nhà báo có thể có góc nhìn riêng của họ về câu chuyện và thay đổi câu chuyện mà bạn đã hình dung. Để làm việc trong mảng quan hệ truyền thông, bạn phải rất linh hoạt.
Vận động hành lang (Public Affairs):
- Hình thức Public Relations này đòi hỏi phải phát triển mối quan hệ giữa tổ chức và chính phủ. Bạn phải hình thành và xây dựng kết nối với các quan chức chính phủ, những người quan tâm và thậm chí có thể thúc đẩy doanh nghiệp. Một sự thay đổi trong luật pháp cũng có thể giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn.
- Có một chính trị gia đứng về phía doanh nghiệp sẽ luôn có lợi. Nó thậm chí có thể hữu ích hơn nếu doanh nghiệp là một tập đoàn lớn và hoạt động trong ngành được quản lý chặt chẽ (chẳng hạn ngành dược). Các quan chức chính phủ nắm giữ rất nhiều quyền lực và có thể có tác động rất lớn đến danh tiếng và thành công của tổ chức.
Trách nhiệm xã hội (Corporate Social Involvement):
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khía cạnh của Public Relations nhằm cải thiện hình ảnh doanh nghiệp như một tổ chức đạo đức. Điều này có thể có nhiều hình thức, chẳng hạn như trả lương công bằng cho người lao động và nhân viên, chỉ sử dụng lao động hoặc nguồn nguyên liệu có nguồn gốc sạch sẽ, v.v
- Một tình huống khác mà mảng PR này đặc biệt hữu ích là khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn đang bị khủng hoảng truyền thông hoặc bị chỉ trích trên các phương tiện truyền thông. Ví dụ, vào năm 2017, Uber đã bị chỉ trích vì một loạt các vấn đề, bao gồm các tuyên bố về quấy rối tình dục, phân biệt giới tính có hệ thống và phân biệt chủng tộc. Đối thủ cạnh tranh Lyft đã nắm bắt cơ hội này để xây dựng thương hiệu cho mình như một sự thay thế có đạo đức cho Uber.
Quản lý khủng hoảng (Crisis Management):
- Khi có điều gì đó xảy ra và là nguy cơ làm hỏng danh tiếng công ty, đã đến lúc cần quản lý khủng hoảng. Điều này có thể là do việc thu hồi sản phẩm độc hại, cáo buộc ngược đãi nhân viên hoặc khách hàng, hành vi sai trái của CEO hoặc nhân viên hoặc bất kỳ loại vụ bê bối nào khác. Dù nguyên nhân là gì, kiểm soát khủng hoảng kaf điều cần thiết cho sự thành công trong tương lai của tổ chức.
Xem thêm: Target Audience là gì?
5. Ví dụ về Quan hệ công chúng
5.1 Ví dụ về Quan hệ công chúng thành công
Công ty Coca-Cola đã tạo ra một tác động lớn với chiến dịch “Share a Coke”. Bắt đầu tại Úc vào năm 2011, công ty chỉ đơn giản là xóa tên thương hiệu của mình khỏi nhãn của chai và thay thế bằng dòng chữ “Share a Coke with” kèm tên của một người. Nó khuyến khích khách hàng tìm một chai Coca có tên phù hợp trên đó, sau đó mua và chia sẻ nó với những người thân yêu.
Chiến dịch “Share a Coke” đã vô cùng thành công. Nó đã được triển khai tại hơn 80 quốc gia. Mặc dù ban đầu chiến dịch bắt đầu với 250 tên gọi phổ biến, nhưng hiện có hàng nghìn biến thể khác nhau.
Có một số lý do tại sao chiến dịch này có tác động tốt như vậy đối với Coca-Cola. Mặc dù nó thúc đẩy khách hàng tương tác với thương hiệu cả về mặt thương mại và trên phương tiện truyền thông xã hội, chiến dịch cũng kết nối với người tiêu dùng ở cấp độ cá nhân hóa và thậm chí cả cảm xúc. Bằng cách tiếp tục phát triển và thêm nhiều tên hơn vào các chai, Coca-Cola đã thể hiện sự quan tâm, chú ý đến người tiêu dùng.
5.2 Ví dụ về Quan hệ công chúng thất bại
Vào năm 2010, nhóm vận động môi trường Greenpeace đã phát hành một video trên YouTube về một nhân viên mở một thanh sô cô la KitKat, sau đó phát hiện ra ngón tay của một con đười ươi. Bằng cách nhại lại các quảng cáo KitKat nổi tiếng, Greenpeace muốn thu hút sự chú ý đến thực tế là tập đoàn Nestlé thường xuyên sử dụng dầu cọ trong các sản phẩm của mình – góp phần phá hủy các khu rừng nhiệt đới ở Indonesia – “ngôi nhà” của đười ươi.
Khi sự phẫn nộ của công chúng bắt đầu tăng lên, Nestlé đã phản ứng bằng cách yêu cầu YouTube xóa video với lý do vi phạm bản quyền. Công ty cũng xóa những bình luận tiêu cực mà người dùng để lại trên các trang mạng xã hội. Khi đưa ra một tuyên bố chính thức, họ tuyên bố công ty đã thực hiện các bước để chuyển sang các nhà cung cấp dầu cọ bền vững.
Sự cố này thể hiện Nestlé giải quyết khủng hoảng chưa tốt vì phủ nhận vấn đề. Thay vì đối mặt trực tiếp với tình huống, công ty đã chọn cách phớt lờ và bỏ qua những gì khách hàng phản ánh. Thừa nhận những lời chỉ trích và truyền đạt về vấn đề này cho công chúng có thể dẫn đến một kết quả tích cực hơn nhiều so với việc trốn tránh.
Brade Mar