Truyền thông đa phương tiện là gì là một câu hỏi rộng. Xét trong phạm vi Marketing, Truyền thông đa phương tiện hay Multimedia Communication có thể xây dựng độ nhận biết thương hiệu một cách mạnh mẽ và độc đáo. Các phân khúc khác nhau của thị trường mục tiêu có thể yêu cầu các cách tiếp cận và chiến thuật Marketing khác nhau, thương hiệu cần phải kết hợp nhiều phương tiện truyền thông để tiếp cận càng nhiều khách hàng mục tiêu càng tốt.
1. Truyền thông đa phương tiện là gì?
Trong Marketing, Truyền thông đa phương tiện là một phương pháp truyền thông kết hợp các hình thức truyền thông khác nhau để tiếp cận khán giả mục tiêu và xây dựng thương hiệu. Đó có thể là cách tiếp cận sử dụng các phương tiện truyền thống như đài phát thanh, quảng cáo báo chí và thư trực tiếp, cũng như các kênh kỹ thuật số như email, điện thoại di động và phương tiện truyền thông xã hội.
Nhiều doanh nghiệp chỉ sử dụng phương tiện truyền thống một cách dè dặt do kinh phí eo hẹp hoặc chỉ áp dụng các kênh kỹ thuật số, nhưng điều này về lâu dài không có lợi cho thương hiệu. Theo một cuộc khảo sát năm 2012 của Pew Research Center, 62% người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh để thu thập thông tin hoặc giúp họ đưa ra quyết định mua hàng.
Điều này cho thấy Truyền thông đơn kênh (Single Channel Marketing) đã không còn hiệu quả nữa. Doanh nghiệp muốn đi trước đối thủ và phát triển mạnh trong mọi điều kiện thị trường buộc phải triển khai Truyền thông đa phương tiện. Theo đó đó, dưới đây là bảy quy tắc vàng trong Truyền thông đa phương tiện.
Xem thêm: Truyền thông Marketing là gì?
2. 7 quy tắc vàng trong Truyền thông đa phương tiện
2.1 Hiểu rõ về người tiêu dùng mục tiêu và khán giả mục tiêu
Để xác định loại phương tiện nào sẽ cần thiết để tiếp cận toàn bộ đối tượng khán giả mục tiêu, trước tiên người làm Marketing sẽ phải dành một chút thời gian để tìm hiểu thị trường mục tiêu cũng như đối tượng khán giả mục tiêu, phân khúc đối tượng mục tiêu thành từng nhóm khác nhau.
Ví dụ, khán giả mục tiêu của thương hiệu chủ yếu là phụ nữ, nhưng 25% độc thân, 25% đã kết hôn mà không có con, 25% đã kết hôn và đã có con, 25% là những người độc thân đã nghỉ hưu. Khi nắm rõ các phân khúc thị trường, thương hiệu có thể đào sâu tìm hiểu các đặc điểm của từng phân khúc để tìm hiểu cách họ tiêu tiền và sở thích của họ là gì, lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp với họ.
2.2 Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp
Sau khi đã nắm vững các phân khúc thị trường và chân dung khán giả mục tiêu, thương hiệu có thể bắt đầu phát triển chiến dịch Truyền thông đa phương tiện. Không chỉ phải tìm hiểu về đối tượng tiếp nhận truyền thông, thương hiệu cũng phải hiểu về phương tiện để phát đi phương tiện truyền thông. Các phương tiện truyền thông trong Truyền thông đa phương tiện cũng giống như các món ăn trong bữa tối mà thương hiệu đang chuẩn bị cho khán giả. Người làm Marketing cần phải biết món nào “phù hợp” nhất với khán giả chứ không đơn giản chỉ là “ngon nhất” hay mắc tiền nhất.
Ví dụ trong một chiến dịch Truyền thông đa phương tiện, nếu sử dụng Marketing qua thư trực tiếp, thương hiệu sẽ có chỗ cho các tiêu đề thư dài hơn và các đoạn văn dài hơn. Ngược lại, nếu sử dụng Marketing qua email (thư trực tuyến), thương hiệu cần viết tiêu đề và nội dung thư ngắn gọn.
2.3 Nhờ sự hỗ trợ của quản lý cấp cao
Để thành công trong bất cứ chiến dịch Truyền thông đa phương tiện nào, người làm Marketing phải có sự hỗ trợ của quản lý cấp trên. Ví dụ bạn đang là Brand Manager, chịu trách nhiệm cho chiến dịch Truyền thông đa phương tiện sắp tới của nhãn hàng, bạn sẽ phải tìm kiếm sự góp ý của cấp trên, chẳng hạn Senior Brand Manager, Category Manager hay thậm chí là Marketing Manager.
2.4 Đọc lại một lượt Brand Guideline
Nấu ăn cần công thức, làm việc với thương hiệu cần Brand Guideline. Sử dụng Brand Guideline sẽ giúp thương hiệu thống nhất và tiêu chuẩn hoá hình ảnh của mình. Brand Guidelines là một bản hướng dẫn, quy định chung về các yếu tố xuất hiện trên các ấn phẩm của thương hiệu như: Logo, màu sắc, font chữ, độ lớn, khoảng cách giữa các dòng …
Việc sử dụng tài liệu hướng dẫn chính thống như Brand Guideline sẽ giúp thương hiệu thống nhất được hình ảnh, thiết lập chuẩn mực cũng như dễ được nhận diện bởi người dùng. Hãy đọc lại kỹ Brand Guideline và đưa cho bên Media Agency nắm bắt về những thông tin này.
2.5 Đặt mục tiêu truyền thông rõ ràng
Thương hiệu đã biết khán giả mục tiêu của mình và phương tiện truyền thông phù hợp với họ, biết chính xác cách sử dụng phương tiện đó. Vậy thương hiệu sẽ nói gì với đối tượng khán giả mục tiêu này?
Với bất kỳ chiến dịch Truyền thông đa phương tiện nào, cho dù người làm Marketing đang sử dụng một phương tiện hay nhiều phương tiện, điều bắt buộc là các mục tiêu truyền thông phải rõ ràng, cụ thể. Thương hiệu cần đảm bảo rằng tất cả thông điệp đều giúp tăng thêm giá trị cho hình ảnh thương hiệu thay vì pha loãng nó.
Quan trọng nhất, thương hiệu muốn đối tượng khán giả mục tiêu thay đổi tâm lý/ hành động như thế nào khi họ thấy thông điệp của thương hiệu? Thương hiệu muốn họ truy cập trang Web để biết thêm thông tin? In phiếu giảm giá và mang nó đến cửa hàng? Đăng ký hội thảo trên Website? Tóm lại, mục tiêu truyền thông trong Truyền thông đa phương tiện là bắt buộc phải có đối với từng phương tiện.
2.6 Lấy khách hàng làm trọng tâm
Hãy xem lại phân khúc đối tượng khán giả mục tiêu để xác định nhân khẩu học, thái độ, hành vi, sở thích và hoạt động của họ, để đảm bảo nội dung truyền thông phù hợp với họ. Các chiến dịch Truyền thông đa phương tiện sẽ đảm bảo thành công cao hơn khi mọi nỗ lực của thương hiệu phải xoay quanh đối tượng mục tiêu, đồng thời tạo ra một chuỗi các thông điệp qua từng giai đoạn mua hàng của khách hàng.
2.7 Thử nghiệm và tối ưu liên tục
Nguyên tắc lớn nhất của Truyền thông đa phương tiện là phải liên tục thử nghiệm các chiến dịch để khám phá ra một tổ hợp đa kênh tối ưu nhất. Học hỏi từ các chiến dịch trước đây và tích hợp các công cụ và kênh mới để xem liệu thương hiệu có thể cải thiện ROI (Tỷ suất hoàn vốn) hay không. Truyền thông đa phương tiện là một cuộc đua dài hạn, không phải là một cuộc chạy nước rút. Đừng vội vã.
Nhiều chủ doanh nghiệp bị choáng ngợp bởi số lượng phương tiện truyền thông phát triển như vũ bão trong thời đại số hóa như hiện nay. Nhưng cũng chính bởi vậy, chưa bao giờ có thời điểm nào hoàn hảo hơn lúc này để triển khai Truyền thông đa phương tiện vì sự đa dạng của các kênh truyền thông có thể giúp nhà quản trị tạo các chiến dịch phù hợp với ngân sách, đối tượng và mục tiêu kinh doanh của mình.
Xem thêm: Public Relations là gì? 5 mảng Public Relations quan trọng
Brade Mar