Trong Marketing nói chung và truyền thông Marketing nói riêng, Target Audience là gì hay Khán giả mục tiêu là một thuật ngữ rất quen thuộc. Tuy nhiên, nhiều người mới gia nhập ngành thường bị bối rối và hay nhầm lẫn Target Audience với Target Consumer hoặc Target Customer.
Mục lục
1. Target Audience là gì?
Target Audience là gì? Target Audience hay còn được gọi là Khán giả mục tiêu là một nhóm khán thính giả hay tập thể độc giả được mong đợi của một xuất bản phẩm, bài quảng cáo hoặc những thông điệp khác. Trong phạm vi Marketing và quảng cáo, Target Audience là một nhóm người tiêu dùng cá biệt trong phạm vi thị trường mục tiêu đã xác định trước, được nhận diện là những đối tượng hay người tiếp nhận một bài quảng cáo hoặc một thông điệp riêng biệt.
Các doanh nghiệp hầu hết không thể phục vụ tất cả các khách hàng mà thường sẽ chọn một nhóm người tiêu dùng mục tiêu chính. Trong các chiến dịch truyền thông, doanh nghiệp cũng chỉ chọn một nhóm trong nhóm người tiêu dùng mục tiêu này để truyền đạt thông điệp, nhóm người này chính là Target Audience.
Chẳng hạn, thương hiệu mùi hương dành cho nam Axe (thuộc tập đoàn Unilever) xác định nhóm người tiêu dùng mục tiêu của mình là nam giới trẻ, tuổi từ 18-25, thích tán tỉnh các bạn nữ. Khi triển khai một chiến dịch truyền thông, Axe có thể lựa chọn Target Audience chính là nhóm người tiêu dùng mục tiêu này hoặc chọn một nhóm nhỏ hơn (nhưng vẫn phải nằm trong nhóm người tiêu dùng mục tiêu, chẳng hạn nhóm nam giới tuổi từ 18-20).
Xem thêm: Advertorial là gì? Phân biệt Advertorial và Editorial
2. Các yếu tố cần phải có khi mô tả Target Audience
Trước khi triển khai một chiến dịch Marketing, các nhãn hàng thường phải nêu rõ bối cảnh, mục tiêu chiến dịch cũng như một phần không thể thiếu – Target Audience. Theo đó, các yếu tố cần phải có khi mô tả về Target Audience bao gồm:
- Nhân khẩu học (Demographics): Giới tính, phạm vi địa lý, độ tuổi, thu nhập, vòng đời gia đình, học vấn.
- Thái độ và Hành vi (Attitude and Behavior): Lựa chọn các quan điểm sống, thái độ, và từ đó rút ra hành vi của Target Audience. Nói cách khác, hành vi phải phản ánh thái độ. Ngoài ra, có thể mô tả chi tiết thêm về hành vi mua sắm (Purchasing) và hành vi sử dụng (Usage) của Target Audience.
- Tâm lý (Psychology): Thương hiệu và người tiêu dùng mục tiêu của thương hiệu đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông thường, tâm lý của người tiêu dùng sẽ phản ánh thương hiệu mà người đó sử dụng.
3. Ví dụ về chân dung Target Audience
Ví dụ về một nhóm Target Audience trong một chiến dịch truyền thông đánh vào giới trẻ của một ngân hàng:
- Nhân khẩu học (Demographics): Tuổi trung bình 24; phân bổ ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng sông Hồng; 19% đã kết hôn, 90% sống với ba mẹ; 18% làm việc Full-time; 34% thu nhập AB
- Tâm lý (Psychology): Vô tư, thích đi chơi với bạn bè
- Thái độ (Attitude): Cân nhắc kinh doanh Online nếu có tiền. Thích chọn ngân hàng có tiếng với nhiều cây ATM
- Hành vi (Behavior): Thích du lịch phượt nếu có điều kiện. Các giao dịch chủ yếu là rút thẻ ATM
Xem thêm: 5 loại hình quảng cáo báo chí và bản chất kênh báo chí
4. Phân biệt Target Audience với Target Consumer và Target Customer
Ba khái niệm này đều liên quan chặt chẽ đến thương hiệu và doanh nghiệp. Điểm giống nhau của cả 3 khái niệm là đều là những đối tượng mà thương hiệu, doanh nghiệp nhắm tới. Tuy nhiên, sẽ có những sự khác biệt đáng kể:
- Target Customer (Khách hàng mục tiêu): Chỉ nhóm người mua hàng mà thương hiệu nhắm tới. Cụm từ “Customer” (Khách hàng) ám chỉ những người mua hàng của doanh nghiệp. Chỉ cần mua và sở hữu sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất thì đều được coi là Customer.
- Target Consumer (Người tiêu dùng mục tiêu): Đây là cụm từ thường thấy nhất trong Marketing, đặc biệt là các ngành hàng FMCG (tiêu dùng nhanh). Target Consumer có thể được hiểu là nhóm người tiêu dùng mục tiêu mà thương hiệu nhắm tới. “Consumer” được hiểu là người tiêu dùng cuối cùng, sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, một Consumer cũng có thể coi là Customer nếu họ mua và sử dụng sản phẩm nhưng một Customer không thể coi là Consumer nếu họ mua sản phẩm về và bán lại cho người khác (không sử dụng trực tiếp).
- Target Audience (Khán giả mục tiêu): Như đã giải thích, Khán giả mục tiêu chỉ nói tới những người tiếp nhận các thông điệp truyền thông và thường chỉ được sử dụng trong phạm vi ngành truyền thông, quảng cáo (Ví dụ nhóm người xem TVC, xem bài đăng trên mạng xã hội của thương hiệu hay đọc được một bài báo quảng cáo của thương hiệu).
Như vậy, Brade Mar đã giải thích cho bạn biết Target Audience là gì cũng như giúp bạn hiểu được các yếu tố cần phải có khi mô tả chân dung Khán giả mục tiêu mà thương hiệu nhắm tới trong các chiến dịch truyền thông. Các chiến dịch truyền thông, quảng cáo này thường được lên ý tưởng và triển khai bởi các Agency chứ không triển khai trực tiếp bởi thương hiệu. Những công ty chuyên lên ý tưởng như vậy được gọi là Advertising Agency.
Brade Mar