Marketing Communication là gì? Các yếu tố trong Marketing Communication Mix

Marketing Communication (MarCom) hay truyền thông Marketing là một phần căn bản và quan trọng nhưng cũng vô cùng phức tạp trong tổ hợp Marketing của công ty. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi Marketing Communication là gì, mục tiêu của Marketing Communication cũng như các yếu tố trong Marketing Communication.

1. Marketing Communication là gì?

Marketing Communication đề cập đến các hoạt động truyền thông được các công ty áp dụng để truyền tải thông điệp về sản phẩm và thương hiệu họ bán, trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhóm đối tượng khán giả mục tiêu với mục tiêu thay đổi thái độ và hành vi của họ.

Các Marketers sử dụng các công cụ Marketing Communication để tạo ra nhận thức về thương hiệu trong tâm trí nhóm khách hàng tiềm năng. Nó trả lời cho các câu hỏi:

  • Tại sao sản phẩm sẽ được bán?
  • Làm thế nào sản phẩm có thể được bán?
  • Ai sử dụng sản phẩm?
  • Sản phẩm có thể được sử dụng ở đâu?
  • Khi nào sản phẩm được sử dụng?

Công cụ Marketing Communication truyền thống bao gồm Quảng cáo, Khuyến mại, Bán hàng cá nhân, Quan hệ công chúng và Marketing trực tiếp.

Xem thêm: Product Performance là gì? Các yếu tố đo lường Product Performance

Công cụ Marketing Communication truyền thống bao gồm Quảng cáo, Khuyến mại, Bán hàng cá nhân, Quan hệ công chúng và Marketing trực tiếp
Công cụ Marketing Communication truyền thống bao gồm Quảng cáo, Khuyến mại, Bán hàng cá nhân, Quan hệ công chúng và Marketing trực tiếp

2. Mục tiêu của Marketing Communication

Xây dựng độ nhận biết và lòng trung thành thương hiệu:

  • Xây dựng độ nhận biết và lòng trung thành thương hiệu thường là một nỗ lực lâu dài bằng cách sử dụng các công cụ truyền thông để định vị sản phẩm hoặc công ty trong tâm trí của khách hàng mục tiêu.
  • Định vị và xây dựng thương hiệu cần có thời gian và đòi hỏi sự nhất quán nhất định (không chỉ trong nỗ lực truyền thông, mà còn liên quan đến các yếu tố cốt lõi của sản phẩm, giá cả và phân phối) và do đó thể hiện một cam kết đáng kể cho công ty.
  • Hãy nhớ rằng, xây dựng độ nhận biết và lòng trung thành thương hiệu sẽ tác động đến thị phần, lợi nhuận – và do đó cung cấp giá trị lâu dài cho công ty.

Rút ngắn chu kỳ bán hàng:

  • Rút ngắn chu kỳ bán hàng nghĩa là hỗ trợ các đối tác bán hàng và kênh phân phối thông qua hoạt động truyền thông. Hiểu được quy trình mua hàng của khách hàng mang lại cái nhìn sâu sắc khi truyền thông.
  • Nhìn chung, các kỹ thuật truyền thông được sử dụng để rút ngắn chu kỳ bán hàng về bản chất mang tính chiến thuật hơn so với các kỹ thuật được sử dụng để xây dựng thương hiệu.

Xem thêm: USP trong Marketing là gì? Ví dụ về USP

Marketing Communication giúp xây dựng độ nhận biết và lòng trung thành thương hiệu
Marketing Communication giúp xây dựng độ nhận biết và lòng trung thành thương hiệu

3. Các yếu tố trong Marketing Communication Mix

  • Quảng cáo: Đây là một phương pháp Marketing Communication gián tiếp, trả phí được sử dụng bởi các công ty để thông báo cho khách hàng về hàng hóa và dịch vụ của họ thông qua truyền hình, đài phát thanh, phương tiện truyền thông in ấn, trang web trực tuyến, v.v. Quảng cáo là một trong những phương pháp kết hợp truyền thông được sử dụng rộng rãi nhất với phạm vi phủ sóng đối tượng mục tiêu khổng lồ.
  • Xúc tiến bán hàng/ Khuyến mãi: Việc xúc tiến bán hàng bao gồm một số ưu đãi ngắn hạn để thuyết phục khách hàng bắt đầu mua hàng hóa và dịch vụ. Kỹ thuật khuyến mãi này không chỉ giúp giữ chân khách hàng hiện tại mà còn thu hút những khách hàng mới với những lợi ích bổ sung. Giảm giá, chiết khấu, hoàn vốn, mua một tặng một, phiếu giảm giá, v.v. là một số công cụ xúc tiến bán hàng.
  • Sự kiện và kích hoạt thương hiệu: Một số công ty tài trợ cho các sự kiện như thể thao, giải trí, tổ chức phi lợi nhuận hoặc các sự kiện cộng đồng với mục đích củng cố thương hiệu của họ trong tâm trí khách hàng và tạo mối liên kết lâu dài với họ.
  • Quan hệ công chúng: Các công ty thực hiện một số hoạt động xã hội nhằm tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực của họ trong mắt công chúng. Các hoạt động mà các công ty đang thực hiện như, xây dựng các tiện ích công cộng, quyên góp một phần mua cho giáo dục trẻ em, tổ chức hiến máu, trồng cây, v.v. là một số động thái phổ biến của Quan hệ công chúng.
  • Marketing trực tiếp: Với công nghệ, các công ty sử dụng email, fax, điện thoại di động, để liên lạc trực tiếp với khách hàng tiềm năng mà không liên quan đến bất kỳ bên thứ ba trung gian nào ở giữa.
  • Marketing tương tác: Marketing tương tác gần đây đã trở nên phổ biến như một công cụ truyền thông, trong đó khách hàng có thể tương tác với công ty trên nền tảng trực tuyến một cách nhanh chóng.
  • Marketing truyền miệng: Đây là một trong những phương pháp truyền thông được triển khai rộng rãi nhất, trong đó khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ với đồng nghiệp và bạn bè của họ về hàng hóa và dịch vụ họ đã sử dụng
  • Bán hàng cá nhân: Đây là phương pháp truyền thông truyền thống trong đó nhân viên bán hàng tiếp cận khách hàng tiềm năng trực tiếp và thông báo cho họ về hàng hóa và dịch vụ mà họ đang bán. Nó được coi là một trong những phương thức giao tiếp đáng tin cậy nhất vì được thực hiện trực tiếp bằng miệng, tức là, mặt đối mặt hoặc bằng văn bản qua email hoặc tin nhắn.

Xem thêm: Brand Communication là gì? Mô hình Brand Communication

 

Brade Mar

5/5 - (5 bình chọn)

Cong-viec-Marketing