Marketing truyền miệng là gì? 3 Ví dụ về Marketing truyền miệng

Marketing truyền miệng hay Word of Mouth Marketing là một hình thức Marketing phổ biến trong thời đại ngày nay, khi mà quảng cáo truyền thống dần mất đi niềm tin nơi khách hàng. Marketing truyền miệng có thể coi là một công cụ vô cùng “tiết kiệm” nhưng đồng thời cũng là con dao hai lưỡi nếu không được triển khai đúng cách.

1. Marketing truyền miệng là gì?

Marketing truyền miệng là một chiến thuật Marketing được sử dụng để tạo ra các cuộc thảo luận và giới thiệu về thương hiệu một cách tự nhiên từ chính khách hàng tới người thân quen của họ. Về cơ bản, Marketing truyền miệng khiến mọi người nói về thương hiệu và truyền đạt, lan tỏa chúng tới nhiều người khác.

Các thương hiệu đều muốn mọi người nói về sản phẩm của họ, bởi vì những cuộc trò chuyện là một trong những yếu tố thúc đẩy kinh doanh. Theo Nielsen, 92% người tiêu dùng toàn cầu nói rằng họ tin tưởng các đề xuất và thông tin từ gia đình và bạn bè hơn bất kỳ hình thức quảng cáo nào khác. Và tỷ lệ đó đã tăng 18% trong 5 năm, kể từ năm 2007. Đó là một bước nhảy vọt và cho thấy rằng Marketing truyền miệng có thể thúc đẩy doanh số bán hàng nhiều hơn các phương tiện quảng cáo khác.

Xem thêm: 6 nguyên lý tạo Viral Marketing

Marketing truyền miệng là một chiến thuật Marketing được sử dụng để tạo ra các cuộc thảo luận và giới thiệu về thương hiệu một cách tự nhiên từ chính khách hàng tới người thân quen của họ
Marketing truyền miệng là một chiến thuật Marketing được sử dụng để tạo ra các cuộc thảo luận và giới thiệu về thương hiệu một cách tự nhiên từ chính khách hàng tới người thân quen của họ

2. Cách triển khai Marketing truyền miệng hiệu quả

  • Cho khách hàng hiện tại thấy thương hiệu đánh giá cao họ như thế nào với một món quà nhỏ liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Phát triển một câu chuyện thú vị về công ty hoặc sản phẩm, tại sao nó được hình thành, các giá trị của nó, nói cách khác là xây dựng Brand Story (Câu chuyện thương hiệu) một cách thú vị.
  • Tạo nội dung có tính chất lan truyền, hữu ích hoặc hài hước hay thậm chí là gây tranh cãi theo hướng tích cực mà mọi người muốn chia sẻ
  • Tối đa hóa việc chia sẻ nội dung một cách dễ dàng, với các nút chia sẻ trên trang web hay trang mạng xã hội
  • Tạo động lực để khách hàng chia sẻ thông tin hoặc ưu đãi đặc biệt với bạn bè của họ

Xem thêm: Viral Marketing là gì? Ví dụ về Viral Marketing

Tạo nội dung có tính chất lan truyền, hữu ích hoặc hài hước hay thậm chí là gây tranh cãi theo hướng tích cực mà mọi người muốn chia sẻ
Tạo nội dung có tính chất lan truyền, hữu ích hoặc hài hước hay thậm chí là gây tranh cãi theo hướng tích cực mà mọi người muốn chia sẻ

3. Ví dụ về Marketing truyền miệng

3.1 Marketing truyền miệng của Netflix

Netflix triển khai Marketing truyền miệng bằng cách cung cấp dịch vụ một cách có chiến lược cho người tiêu dùng của họ. Đầu tiên, nền tảng này sử dụng phân tích hành vi để đề xuất các chương trình và phim dựa trên sở thích của người dùng. Hơn nữa, Netflix đảm bảo tất cả các video của họ được hiển thị ở chất lượng HD để có trải nghiệm xem tốt hơn. Các đề xuất được cá nhân hóa không chỉ khiến người dùng cảm thấy được “thấu hiểu” mà còn nâng cao trải nghiệm người dùng tổng thể.

Netflix cũng sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để khuyến khích mọi người nói về các chương trình của mình. Một trong những cách để kích hoạt sự tương tác của người dùng là đăng các đoạn trailer và meme dựa trên các bộ phim này. Bằng cách đó, Netflix khuyến khích người tiêu dùng chia sẻ nội dung.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Netflix

Một trong những cách để Netflix kích hoạt sự tương tác của người dùng là đăng các đoạn trailer và meme dựa trên các bộ phim này
Một trong những cách để Netflix kích hoạt sự tương tác của người dùng là đăng các đoạn trailer và meme dựa trên các bộ phim này

3.2 Marketing truyền miệng của Wendy’s

Wendy’s nổi tiếng với các tương tác mang tính lan truyền cao trên mạng xã hội trên Twitter. Đây là một trong những thương hiệu có lượng tương tác tốt nhất trên nền tảng Twitter.

Vào năm 2017, chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng đã cố gắng tạo ra tiếng vang trên Twitter bằng cách hứa hẹn trao thưởng 1 năm ăn tại Wendy’s hoàn toàn miễn phí cho một người dùng đạt 18 triệu lượt retweet đầu tiên.

Dòng tweet này nhanh chóng lan truyền, đạt hàng triệu lượt retweet chỉ trong vài ngày. Nhiều thương hiệu nổi tiếng khác, những người nổi tiếng và thậm chí cả chính nền tảng Twitter đã giúp người đó đạt được mục tiêu.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Wendy’s

Wendy's là một trong những thương hiệu có lượng tương tác tốt nhất trên nền tảng Twitter
Wendy’s là một trong những thương hiệu có lượng tương tác tốt nhất trên nền tảng Twitter

3.3 Marketing truyền miệng của Coca Cola

Công ty Coca-Cola đã tạo ra một tác động Marketing truyền miệng lớn với chiến dịch “Share a Coke”. Bắt đầu tại Úc vào năm 2011, công ty chỉ đơn giản là xóa tên thương hiệu của mình khỏi nhãn của chai và thay thế bằng dòng chữ “Share a Coke with” kèm tên của một người. Nó khuyến khích khách hàng tìm một chai Coca có tên phù hợp trên đó, sau đó mua và chia sẻ nó với những người thân yêu.

Chiến dịch “Share a Coke” đã vô cùng thành công. Nó đã được triển khai tại hơn 80 quốc gia. Mặc dù ban đầu chiến dịch bắt đầu với 250 tên gọi phổ biến, nhưng hiện có hàng nghìn biến thể khác nhau.

Có một số lý do tại sao chiến dịch này có tác động tốt như vậy đối với Coca-Cola. Mặc dù nó thúc đẩy khách hàng tương tác với thương hiệu cả về mặt thương mại và trên phương tiện truyền thông xã hội, chiến dịch cũng kết nối với người tiêu dùng ở cấp độ cá nhân hóa và thậm chí cả cảm xúc. Bằng cách tiếp tục phát triển và thêm nhiều tên hơn vào các chai, Coca-Cola đã thể hiện sự quan tâm, chú ý đến người tiêu dùng.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Coca Cola

 

Brade Mar

5/5 - (4 bình chọn)

Cong-viec-Marketing