Word of Mouth là gì là một trong những câu hỏi phổ biến, đặc biệt với những người trong ngành Marketing. Word of Mouth trong Marketing ngày càng có một vai trò quan trọng khi người tiêu dùng ngày nay đã thông minh hơn bao giờ hết, họ không dễ bị đánh lừa bởi các chiêu trò Marketing hay tin vào hàng trăm thông điệp quảng cáo mỗi ngày.
Mục lục
1. Word of Mouth là gì?
Word of Mouth hay Marketing truyền miệng là một chiến lược Marketing trong đó khách hàng dựa trên trải nghiệm đã có với thương hiệu, sản phẩm, từ đó giới thiệu cho những người xung quanh. Đây có thể coi là một hình thức “quảng cáo” miễn phí nhưng có độ uy tín rất cao bởi thương hiệu được giới thiệu bởi chính khách hàng.
Khi Internet phát triển, Digital Marketing nổi lên như vũ bão. Các thông điệp quảng cáo mỗi ngày không chỉ xuất hiện ngoài đời thực mà thậm chí còn tràn lan khủng khiếp hơn trên môi trường kỹ thuật số. Quảng cáo trả phí dần trở thành một “món ăn” khiến người tiêu dùng phát ngán. Họ dần không còn tin nhiều vào quảng cáo nữa. Vai trò của quảng cáo lúc này chủ yếu là tạo độ nhận biết thương hiệu. Đây là lúc Word of Mouth lên ngôi.
2. Vì sao Word of Mouth quan trọng?
Ngày nay, mọi thương hiệu đều cố gắng xuất hiện thật nhiều trên các phương tiện truyền thông xã hội và cố chiếm được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google. Tuy nhiên, quảng cáo kiểu “nhồi nhét” như vậy không thực sự hiệu quả. Nếu một thương hiệu quan tâm đến khách hàng của mình và tạo ra một sản phẩm tuyệt vời, người tiêu dùng sẽ tự “lan truyền” nó. Họ có thể tự nguyện chia sẻ trải nghiệm tích cực của mình và thu hút người mua mới.
Nielsen báo cáo rằng 83% người tiêu dùng tham gia khảo sát tin tưởng các công ty mà gia đình và bạn bè của họ đã giới thiệu. Trải nghiệm của những người khác với một thương hiệu cụ thể thường trở thành nguồn thông tin cho nhiều người tiêu dùng vì chúng đáng tin cậy hơn quảng cáo rất nhiều.
Bất kỳ khách hàng nào cũng có thể trở thành một phần của Word of Mouth theo nhiều cách khác nhau. Đó có thể là một video ngắn trên Instagram Stories, một bài đánh giá trên trang Web hay một thẻ hashtag. Do đó, mọi người có thể xem nội dung này và nghĩ đến việc tương tác với công ty. Bằng cách này, các thương hiệu có thể tiếp cận người tiêu dùng mới và thúc đẩy chuyển đổi. Một sản phẩm tốt cộng với trải nghiệm tích cực với một thương hiệu có thể giúp thu hút nhiều khách hàng trung thành hơn.
Xem thêm: Insight khách hàng là gì? Ví dụ về Insight khách hàng
Một thương hiệu không nhất thiết cần quảng cáo trả phí, tối ưu hóa trang web, hay quá nhiều các công cụ Marketing để thu hút khách hàng mới. Người tiêu dùng hài lòng với một sản phẩm có thể dễ dàng chia sẻ – Word of Mouth chúng với người thân của họ. Trước hết, Word of Mouth không phải mất quá nhiều chi phí như quảng cáo truyền thống. Thứ hai, Word of Mouth với các gợi ý từ bạn bè và gia đình luôn thúc đẩy sự quan tâm và tin tưởng vào một thương hiệu nhất định. Đây là cơ hội để xây dựng hình ảnh thương hiệu như một thương hiệu đáng tin cậy.
Các công ty áp dụng Word of Mouth sẽ nhận được tỷ lệ chuyển đổi lớn hơn, doanh số bán hàng cao hơn và phạm vi tiếp cận rộng hơn. Tất cả những yếu tố này tạo ra lợi nhuận cao hơn trong kinh doanh. Càng nhiều người tìm hiểu về thương hiệu của bạn, cho dù từ bài đăng của bạn bè hay đề xuất trực tiếp, nhận thức về thương hiệu càng cao và khả năng tương tác với thương hiệu sẽ càng cao.
3. Cách sử dụng Word of Mouth trong Marketing
3.1 Tận dụng người ảnh hưởng
Với Influencer Marketing (Marketing qua người ảnh hưởng), các thương hiệu có thể truyền tải lợi ích của sản phẩm trên các trang truyền thông xã hội của những người nổi tiếng. Các KOLs có thể giúp thương hiệu quảng bá sản phẩm của mình, tiếp cận đối tượng lớn hơn và khuyến khích người theo dõi họ mua hàng.
Loại hình Marketing này là một lựa chọn hoàn hảo vì số liệu thống kê cho thấy rằng 49% khách hàng tin tưởng các gợi ý của người có ảnh hưởng. Ngày nay, loại hình Marketing này là một trong những loại hình Marketing phổ biến nhất do mức độ tin cậy mà các KOLs đã xây dựng. Sự hợp tác giữa Sơn Tùng MTP, một ca sĩ nổi tiếng trong giới trẻ tại Việt Nam, và Oppo, một thương hiệu điện thoại nhắm vào đối tượng khách hàng trẻ, là một ví dụ tuyệt vời.
Xem thêm: Sales Promotion là gì? 10 hình thức Sales Promotion phổ biến
3.2 Chú trọng vào #Hashtag
Mạng xã hội khuyến khích các thương hiệu không chỉ dựa vào các Hashtag phổ biến để triển khai hoạt động Marketing mà còn giúp tận dụng Word of Mouth triệt để. Hashtag cho phép công ty cải thiện nhận diện thương hiệu và tương tác với khách hàng. Một số thương hiệu thậm chí còn có cả một chiến lược Hashtag để tăng phạm vi tiếp cận. Ngày nay, trong hầu hết các chiến dịch Marketing trên mạng xã hội, bạn có thể thấy các thẻ Hashtag gắn tên thương hiệu.
3.3 Thu thập các đánh giá của khách hàng
Giờ đây, khi tất cả khách hàng đều có tài khoản mạng xã hội và quyền truy cập Internet, không khó để tìm thấy thông tin cần thiết về một thương hiệu hoặc sản phẩm trong quá trình xem xét mua hàng. Một trong những điều quan trọng nhất mà người tiêu dùng chú ý là các đánh giá của những người đã mua sản phẩm trước đó. Các đánh giá là bằng chứng về chất lượng của một thương hiệu. Đánh giá tốt rất hữu ích vì chúng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và giúp thương hiệu trông đáng tin cậy hơn.
Tính đến năm 2020, 9/10 khách hàng sẽ đọc các đánh giá trước khi mua thứ gì đó. Do đó, hãy để khách hàng đọc được thật nhiều những đánh giá tốt chứ không phải những đánh giá tiêu cực. Hãy cân nhắc hiển thị thêm bài đánh giá về các tính năng của sản phẩm để đảm bảo rằng khách truy cập sẽ dễ dàng nhìn thấy chúng.
Xem thêm: Quan hệ công chúng là gì? Ngành quan hệ công chúng có gì hấp dẫn?
3.4 Cung cấp quà tặng
Mọi người thích nhận một cái gì đó miễn phí và các thương hiệu thường cho họ một cơ hội như vậy. Bạn thường có thể bắt gặp nhiều phần quà miễn phí khác nhau trên các nền tảng truyền thông xã hội của các doanh nghiệp. Đây là cách các công ty cố gắng thu hút khách hàng mới. Các phần quà miễn phí nếu phát huy công dụng có thể mang lại lượt mua lặp lại và lòng trung thành của khách hàng tăng cao.
3.5 Triển khai các chương trình tặng quà và cuộc thi
Triển khai một chương trình tặng quà hoặc cuộc thi là một hình thức Word of Mouth tuyệt vời, sẽ không chỉ cho phép thương hiệu tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình mà còn tăng cơ sở khách hàng hiện có. Khách hàng sẽ chia sẻ tin tức về chương trình quà tặng hoặc cuộc thi với bạn bè và gia đình của họ và khuyến khích họ tham gia.
Xem thêm: Truyền thông đa phương tiện là gì? 7 quy tắc vàng trong Truyền thông đa phương tiện
3.6 Triển khai các chương trình giới thiệu bạn bè
Nếu thương hiệu muốn đạt được thành công trong Word of Mouth Marketing, hãy cân nhắc thực hiện một chương trình giới thiệu. Cung cấp một số đặc quyền cho khách hàng để thúc đẩy họ chia sẻ, giới thiệu chúng cho người thân của họ. Thương hiệu có thể cung cấp cho khách hàng của mình một phần thưởng tài chính hoặc một sản phẩm miễn phí như một phần thưởng khi giới thiệu một người bạn.
Ví dụ, một số người dùng Spotify đã nhận được phần thưởng khi giới thiệu ứng dụng nghe nhạc này tới bạn bè của họ. Công ty cung cấp một tháng sử dụng dịch vụ miễn phí cho người dùng hiện tại và một tháng phí cho người dùng mới.
Brade Mar