Brand Story là gì? Ví dụ về Câu chuyện thương hiệu (Brand Story)

Những năm qua, ngoài những cụm từ nổi bật như “virtual” hay “AI” thì Brand Story hay Câu chuyện thương hiệu là một chủ đề đã làm “nóng” ngành Marketing toàn cầu. Brand Story dần trở thành một cụm từ phổ biến đến nỗi gần như tất cả những người làm Marketing/ Branding nói chung và Content Marketing nói riêng mong muốn thực hiện.

1. Câu chuyện thương hiệu hay Brand Story là gì?

Câu chuyện thương hiệu hay Brand Story là một câu chuyện tự sự, kể lại chuỗi sự kiện đã khơi dậy sự ra đời của một công ty/ thương hiệu và cách câu chuyện ấy thúc đẩy sứ mệnh công ty/ thương hiệu. Cũng giống như những câu chuyện trong các cuốn sách, nếu thương hiệu có thể tạo ra một Brand Story (Câu chuyện thương hiệu) hấp dẫn, người tiêu dùng chắc chắn sẽ bị ấn tượng, đồng cảm và xây dựng lòng trung thành thương hiệu mạnh mẽ.

Xem thêm: Product Concept là gì? 5 thành phần chính của Product Concept

Câu chuyện thương hiệu hay Brand Story là một câu chuyện tự sự, kể lại chuỗi sự kiện đã khơi dậy sự ra đời của một công ty thương hiệu và cách câu chuyện ấy thúc đẩy sứ mệnh công ty thương hiệu
Câu chuyện thương hiệu hay Brand Story là một câu chuyện tự sự, kể lại chuỗi sự kiện đã khơi dậy sự ra đời của một công ty thương hiệu và cách câu chuyện ấy thúc đẩy sứ mệnh công ty thương hiệu

2. Cách xây dựng Câu chuyện thương hiệu (Brand Story)

2.1 Làm nổi bật vấn đề xung đột trong câu chuyện

Thử đọc câu chuyện sau đây trước khi vào tìm hiểu cách xây dựng Câu chuyện thương hiệu (Brand Story):

Một cô gái mặc áo choàng trùm đầu màu đỏ đang đi dạo trong rừng để mang cho người bà ốm yếu của cô một số đồ ăn cần thiết. Trên đường đi, cô gái bắt gặp một con sói. Con sói và cô gái chào nhau, cười thân thiện. Cô gái đến nhà bà của mình mà không gặp bất cứ trở ngại gì. Hai bà cháu nói chuyện cùng nhau. Hết chuyện.

Bạn nghĩ sao? Câu chuyện này có khiến bạn phát chán không? Đó là bởi vì câu chuyện không có xung đột, không có căng thẳng. Con sói đã không cố gắng ăn thịt cô gái. Nó thậm chí còn không đến nhà bà nội.

Về cốt lõi, những câu chuyện thường kể về việc vượt qua nghịch cảnh. Vì vậy, nếu không có xung đột nào diễn ra thì sẽ không có kịch tính hay cảm xúc nào mà mọi người có thể cảm nhận. Và nếu một câu chuyện thương hiệu không có kịch tính hay xung đột, nó sẽ không thu hút sự chú ý của bất kỳ ai – chứ đừng nói đến việc cộng hưởng và truyền cảm hứng cho họ.

Thật không may, trong kinh doanh, các thương hiệu thường không bao giờ tiết lộ bất kỳ khó khăn hay bất lợi, xung đột nào mà họ đã phải đối mặt. Họ tin rằng một câu chuyện màu hồng, không biến cố sẽ thuyết phục mọi người rằng thương hiệu chính là giải pháp tốt nhất. Bất kỳ biến cố hoặc xung đột nào trong lịch sử công ty sẽ phơi bày những điểm không tốt của họ, ngăn cản khách hàng tiềm năng mua sản phẩm. Các thương hiệu thường nghĩ vậy

Nhưng trên thực tế, đây là một quan niệm sai lầm rất lớn. Không có gì là hoàn hảo. Tất cả mọi thứ, bao gồm cả các công ty, thương hiệu, đều có sai sót. Thêm vào đó, mọi người thường không cảm thấy liên kết với một câu chuyện hoàn hảo. Cuộc sống là một hành trình cảm xúc trải qua nghịch cảnh, đấu tranh vượt qua khó khăn.

Xung đột là chìa khóa để kể những câu chuyện hấp dẫn. Vì vậy, hãy tự tin kể về những bất lợi mà công ty đã phải đối mặt và cách công ty vượt qua nó. Người tiêu dùng ngày nay đã thông minh hơn rất nhiều. Thương hiệu càng trung thực về những thiếu sót của mình, mọi người sẽ càng tôn trọng và cảm thấy có mối liên kết.

Xem thêm: Brand Vision là gì? 5 yếu tố chính khi xây dựng Tầm nhìn thương hiệu

Xung đột là chìa khóa để kể những câu chuyện hấp dẫn
Xung đột là chìa khóa để kể những câu chuyện hấp dẫn

2.2 Phải có giải pháp cho xung đột, mang lại cảm xúc cho người đọc

Xung đột không phải là điều duy nhất thương hiệu cần tập trung khi xây dựng Câu chuyện thương hiệu (Brand Story). Một Brand Story (Câu chuyện thương hiệu) hấp dẫn cần có hai yếu tố cơ bản khác – bối cảnh và giải pháp giải quyết xung đột.

Bối cảnh trong Brand Story (Câu chuyện thương hiệu) là cách mọi thứ đang diễn ra hoặc bản chất ban đầu của tình huống. Xung đột phá vỡ bối cảnh này và đặt nhân vật/ thương hiệu vào mối đe dọa, buộc nhân vật chính (thương hiệu) phải tìm ra giải pháp cho vấn đề. Giải pháp giải quyết xung đột mô tả cách nhân vật (thương hiệu) giải quyết vấn đề, mang lại cho khán giả một cảm xúc tuyệt vời.

Tóm lại, cấu trúc xây dựng câu chuyện thương hiệu (Brand Story) cần phải có 3 phần: Bối cảnh, xung đột và cách giải quyết xung đột.

Xem thêm: Brand Mission là gì? Cách để tạo một tuyên ngôn Sứ mệnh thương hiệu hiệu quả

Cấu trúc xây dựng câu chuyện thương hiệu (Brand Story) cần phải có 3 phần_ Bối cảnh, xung đột và cách giải quyết xung đột
Cấu trúc xây dựng câu chuyện thương hiệu (Brand Story) cần phải có 3 phần – Bối cảnh, xung đột và cách giải quyết xung đột

3. Ví dụ về Câu chuyện thương hiệu – Brand Story mẫu của Lacàph

Cùng chúng tôi tìm hiểu về những anh hùng thầm lặng, sứ mệnh, tầm nhìn và tham gia vào cuộc hành trình chia sẻ Cà phê Việt và Văn hoá Việt với những người hiếu kỳ ở khắp mọi nơi.

Timen Swijtink là một doanh nhân người Hà Lan, sinh sống và làm việc hơn 10 năm tại Việt Nam trước khi gặp Scott Sehoon Bahng, một chuyên gia cà phê người Hàn Quốc vừa đặt chân đến Việt Nam. Cuộc gặp gỡ thông qua sự giới thiệu của bạn bè đã đưa cả 2 đến với kế hoạch xây dựng một thương hiệu cà phê mang sứ mệnh chia sẻ Cà phê ViệtVăn hoá Việt với những người hiếu kỳ ở khắp mọi nơi. Đó chính là Lacàph.

TimenScott đã đồng hành trong những chuyến khám phá qua những vùng nguyên liệu trải dài 4 tỉnh thành của Việt Nam, với mong muốn tuyển chọn được những hạt cà phê chất lượng nhất. Cả 2 đã gặp gỡ, thưởng thức cà phê trong khi lắng nghe những câu chuyện được chia sẻ từ những người đã nuôi trồng nên hạt cà phê chất lượng, đó cũng chính là điều mà họ tìm kiếm bấy lâu nay. Quay trở lại Sài Gòn, Scott bắt đầu rang những hạt cà phê trong tay.

Những mẻ rang đầu tiên được phát triển thành dòng sản phẩm Lacàph’s Signature Blends, Phin Blend dành cho Phin, Filter Blend dành cho các dụng cụ pha chế bằng giấy lọc và Espresso Blend dành cho máy Espresso.

Vạn sự khởi đầu nan và vượt qua những gian nan của những ngày đầu thành lập, Lacàph đã không ngừng phát triển và trở thành một thương hiệu cà phê Việt Nam cao cấp. Với tầm nhìn rộng lớn cùng niềm đam mê cháy bỏng của mình, Timen, Scott và tập thể Lacàph đã, đang và sẽ luôn tiếp tục cuộc hành trình chia sẻ Cà phê Việt và Văn hoá Việt với những người hiếu kì ở khắp mọi nơi.

Xem thêm: Brand Communication Idea là gì? Phân biệt Brand Communication Idea và Campaign Idea

 

Brade Mar

5/5 - (3 bình chọn)

Cong-viec-Marketing