Brand Mission là gì? Cách để tạo một tuyên ngôn Sứ mệnh thương hiệu hiệu quả

Người quản trị thương hiệu cần biết Sứ mệnh thương hiệu hay Brand Mission là gì, tầm quan trọng của nó trong việc định hướng xây dựng thương hiệu cùng với việc nắm bắt Brand Purpose (Ý nghĩa thương hiệu) và Brand Vision (Tầm nhìn thương hiệu).

1. Sứ mệnh thương hiệu hay Brand Mission là gì?

Sứ mệnh thương hiệu hay Brand Mission là một tuyên bố ngắn gọn, mạnh mẽ, định hướng cách thức đạt được mục tiêu của thương hiệu. Nói cách khác, nếu Brand Vision (Tầm nhìn thương hiệu) là mục tiêu dài hạn mà thương hiệu muốn phấn đấu đạt được thì Brand Mission (Sứ mệnh thương hiệu) là cách thức thương hiệu chinh phục được mục tiêu đó.

Ví dụ về Brand Vision (Tầm nhìn thương hiệu)Brand Mission (Sứ mệnh thương hiệu) của Vinamilk:

  • Brand Vision (Tầm nhìn thương hiệu) – Mục tiêu dài hạn: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người“
  • Brand Mission (Sứ mệnh thương hiệu) – Cách đạt được mục tiêu: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”

Một số ví dụ khác về Brand Mission (Sứ mệnh thương hiệu):

  • Google: “Our mission is to organize the world’s information and make it universally accessible and useful.”
  • Walmart: “To save people money so they can live better.”

Xem thêm: Brand Promise là gì? Phân biệt Brand Promise và Brand Essence

Sứ mệnh thương hiệu hay Brand Mission là một tuyên bố ngắn gọn, mạnh mẽ, định hướng cách thức đạt được mục tiêu của thương hiệu
Sứ mệnh thương hiệu hay Brand Mission là một tuyên bố ngắn gọn, mạnh mẽ, định hướng cách thức đạt được mục tiêu của thương hiệu

2. Phân biệt Brand Mission với Brand Purpose và Brand Vision

Brand Mission (Sứ mệnh thương hiệu), Brand Vision (Tầm nhìn thương hiệu) và Brand Purpose (Ý nghĩa thương hiệu) là một tập hợp đại diện cho thương hiệu, là một phần không thể thiếu trong Brand Guideline (Bản định hướng thương hiệu). Ba khái niệm này thường dễ nhầm lẫn:

  • Brand Purpose: Trả lời cho câu hỏi WHY, lý do thương hiệu tồn tại ngoài mục đích là kinh doanh. Ví dụ: Biến việc di chuyển không phát thải khí Carbon thành hiện thực.
  • Brand Vision: Trả lời cho câu hỏi WHAT, mục tiêu dài hạn gì mà thương hiệu sẽ phấn đấu đạt được. Ví dụ: Cung cấp xe điện an toàn, giá cả phải chăng cho người dân ở Bắc Mỹ.
  • Brand Mission: Trả lời cho câu hỏi HOW, làm thế nào công ty đạt được Brand Vision. Ví dụ: Trong sản xuất, Marketing và bảo dưỡng xe điện, chúng tôi sẽ liên tục đổi mới và cố gắng hoàn thiện với chi phí thấp hơn và chất lượng cao hơn. Chúng tôi sẽ luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mọi việc chúng tôi làm.

Xem thêm: Brand Purpose là gì? Phân biệt Brand Purpose và Brand Essence

Brand Mission trả lời cho câu hỏi HOW, làm thế nào công ty đạt được Brand Vision
Brand Mission trả lời cho câu hỏi HOW, làm thế nào công ty đạt được Brand Vision

3. Cách xây dựng Brand Mission hiệu quả

Nghiên cứu và học hỏi:

  • Nghe có vẻ thừa thãi, nhưng một trong những bước đầu tiên cần thực hiện khi xây dựng Brand Mission (Sứ mệnh thương hiệu) là nghiên cứu những gì các công ty khác trong ngành đã làm.
  • Tất nhiên, thương hiệu không thể sao chép Sứ mệnh thương hiệu của đối thủ. Nhưng việc nghiên cứu đối thủ là một cách giúp nhà quản trị tìm được cảm hứng cũng như chắc chắn rằng Brand Mission (Sứ mệnh thương hiệu) không bị “chệch hướng”.

Đặt câu hỏi đúng:

  • Một bước quan trọng khác là hiểu chính xác những gì thương hiệu muốn truyền đạt thông qua Brand Mission. Cách tuyệt vời để xác định điều này là viết một danh sách các câu hỏi mà Brand Mission sẽ trả lời: Nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu là ai? Những giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì? v.v
  • Khi đã hoàn thành danh sách các câu hỏi, hãy bắt đầu viết một số câu trả lời đơn giản, rõ ràng và súc tích bên cạnh.

Đúc kết một tuyên ngôn sứ mệnh thật ngắn gọn nhưng mạnh mẽ:

  • Sau hàng loại các câu hỏi đã đặt, thương hiệu cần đúc kết một tuyên ngôn súc tích. Ví dụ, một doanh nghiệp thương mại điện tử chuyên bán thực phẩm lành mạnh có trụ sở tại San Francisco và các câu hỏi đã trả lời trước đó như sau:
  • Khách hàng mục tiêu là những người tiêu dùng có ý thức về sức khỏe, hiểu biết về giá cả thị trường ở khu vực San Francisco.
  • Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là khả năng chi trả, chất lượng và tính bền vững.
  • Thương hiệu sẽ tác động tích cực đến thế giới vì nó sẽ cung cấp thực phẩm lành mạnh, hữu cơ, bổ dưỡng, dễ dàng tiếp cận hơn với mọi người.
  • Điểm khác biệt chính của thương hiệu là giá cả: Thương hiệu đặt mục tiêu cung cấp các sản phẩm chất lượng tuyệt vời mà với mức giá phù hợp.
  • Dựa vào đó, Brand Mission Statement (Tuyên ngôn Sứ mệnh thương hiệu) sẽ là: “Chúng tôi giúp người tiêu dùng San Francisco khỏe mạnh hơn bằng các sản phẩm thực phẩm hữu cơ chất lượng tuyệt vời, có nguồn gốc rõ ràng với giá cả phải chăng

Brainstorm (Động não) với các phòng ban khác trong công ty:

  • Một ý tưởng tuyệt vời khác là khi xây dựng Sứ mệnh thương hiệu, hãy kết hợp sự tham gia của mọi người từ các bộ phận khác nhau trong công ty ngoài phòng Marketing và Branding.
  • Chẳng hạn, phòng R&D (Nghiên cứu và Phát triển) có thể giúp thương hiệu đưa ra những lợi ích lý tính khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Thêm vào đó, việc thu hút mọi người tham gia giúp củng cố văn hóa nội bộ của công ty về sự hợp tác và gắn kết lẫn nhau, nơi mọi nhân viên đều cảm thấy có giá trị và tham gia vào các quyết định quan trọng.

Xem thêm: Logo thương hiệu và 3 thành phần chính của một thiết kế Logo

Khi xây dựng Sứ mệnh thương hiệu, hãy kết hợp sự tham gia của mọi người từ các bộ phận khác nhau trong công ty
Khi xây dựng Sứ mệnh thương hiệu, hãy kết hợp sự tham gia của mọi người từ các bộ phận khác nhau trong công ty

Brade Mar

5/5 - (3 bình chọn)

Cong-viec-Marketing