Viral Marketing là một cụm từ rất phổ biến, đặc biệt trên nền tảng mạng xã hội. Nhưng Viral Marketing là gì? Và làm thế nào mà nó trở nên lan truyền? Đó là do một sản phẩm có tính lan truyền hay do chi trả quảng cáo lan truyền? Hay chỉ đơn giản chỉ là may mắn mà được lan truyền?
Mục lục
Viral Marketing tạo ra sự quan tâm tới một thương hiệu hoặc sản phẩm (từ đó tạo ra doanh thu và lợi nhuận) thông qua các thông điệp lan truyền nhanh chóng từ người này sang người khác. Lí do là chính người dùng chọn chia sẻ nội dung.
Do tốc độ chia sẻ và thực tế là Viral Marketing làm cho việc chia sẻ trở nên dễ dàng, mạng xã hội là môi trường phát triển mạnh mẽ nhất của hình thức Marketing này. Ví dụ phổ biến nhất trong thời gian gần đây là việc tạo ra các video đầy cảm xúc, gây sốc, hài hước hoặc độc đáo trên YouTube, sau đó được chia sẻ trên Facebook, Twitter và các kênh khác.
Tuy nhiên, tính lan truyền có thể là con dao hai lưỡi. Điều quan trọng cần nhớ là trong Viral Marketing, phần lớn quyền kiểm soát rơi vào tay người dùng và có nguy cơ thông điệp bị hiểu sai hoặc bị cải biên. Tuy nhiên, một chiến dịch Viral Marketing thành công có thể mang lại điều kỳ diệu về kết quả kinh doanh cũng như xây dựng thương hiệu.
Xem thêm: Insight khách hàng là gì? Ví dụ về Insight khách hàng
Về lý thuyết, một chiến dịch Viral Marketing rất đơn giản để thực hiện. Bạn tạo một video hoặc một loại nội dung nào đó hấp dẫn đối tượng mục tiêu, đưa nó lên internet và quảng bá nó. Từ đó, tất cả những gì bạn có thể làm là đợi chờ và người dùng bắt đầu chia sẻ “điên cuồng”.
Trong một số trường hợp, Viral Marketing xảy ra một cách tình cờ. Ví dụ, khi một video được tải lên bởi một người dùng cá nhân, tất cả đột nhiên trở nên phổ biến và bắt đầu lan truyền trên internet. Minh chứng rõ nhất cho điều này là TikTok – nền tảng nổi đình nổi đám những năm gần đây.
Đối với chiến lược Viral Marketing cho thương hiệu, có hai loại: Viral Marketing lộ liễu và Viral Marketing ngầm. Với Viral Marketing lộ liễu, người dùng nhận thức được ngay từ giây phút đầu tiên rằng họ đang xem quảng cáo hoặc nội dung có thương hiệu tài trợ, trong khi Viral Marketing ngầm, sự xuất hiện trực tiếp của thương hiệu chỉ được tiết lộ sau cùng.
Nếu bạn áp dụng các kỹ thuật Viral Marketing ngầm, điều quan trọng là phải rất cẩn thận để người dùng không cảm thấy bị lừa, hoặc thậm chí thương hiệu bị bỏ qua.
Bất kể chọn chiến lược nào, hãy nhớ đừng bao giờ “spam” nội dung hoặc đi quá đà (sản xuất những nội dung gây khủng hoảng truyền thông). Khi có một nội dung tốt, thay vì lặp đi lặp lại thông điệp, chiến lược tốt nhất là chọn một nền tảng và thời điểm tốt và để “virus” tự lan tỏa.
Xem thêm: Sales Promotion là gì? 10 hình thức Sales Promotion phổ biến
- Chi phí thấp: Điều đặc trưng cho các chiến dịch Viral Marketing là người dùng thực hiện việc lan truyền cho thương hiệu, giúp cắt giảm đáng kể chi phí thuê kênh truyền thông. Không cần thiết phải mua kênh quảng cáo hoặc truyền thông.
- Tiềm năng tiếp cận nhiều người dùng: Một video lan truyền trên Internet có khả năng tiếp cận một lượng lớn khán giả mà không cần phải đầu tư nhiều tiền hoặc nỗ lực. Do đó, một công ty vừa và nhỏ hoặc thậm chí một cá nhân cũng có thể tạo ra các nội dung lan truyền.
- Thương hiệu được xuất hiện một cách tự nhiên hơn: Trong Viral Marketing, người dùng mạng xã hội là người chủ động đưa ra quyết định tham gia và chia sẻ nội dung, vì vậy nó khiến thương hiệu được xuất hiện một cách “tự nguyện”. Bởi vì điều này, nhận thức về thương hiệu và sự tương tác trong Viral Marketing tốt hơn đáng kể so với các hình thức quảng cáo trả phí khác.
Xem thêm: 6 nguyên lý tạo Viral Marketing
Một trong những ví dụ điển hình về thành công của Viral Marketing trong lĩnh vực Quan hệ công chúng (PR) như sau. Vào mùa hè năm 2018, International House of Pancakes (IHOP) thông báo họ sẽ đổi tên thành IHOB. Đối với một chuỗi nhà hàng nổi tiếng với bánh kếp và các mặt hàng ăn sáng khác, việc đổi tên này dường như quá đột ngột và không cần thiết. Ngay lập tức, khách hàng đã lên mạng xã hội để thảo luận về lý do tại sao IHOP lại thực hiện một sự thay đổi đột ngột như vậy và chữ “B” trong IHOB đại diện cho điều gì.
Ngay sau đó, chủ tịch của IHOP tiết lộ rằng việc đổi tên thương hiệu sẽ không diễn ra, đây chỉ là một cách để giúp thương hiệu IHOP quảng bá sản phẩm hamburger của hãng. Chữ “B” là viết tắt của “burger” và toàn bộ thông báo chỉ để thu hút sự chú ý vào thực đơn bữa tối của thương hiệu. Mặc dù IHOP chủ yếu phục vụ bữa sáng, nhưng chuỗi cũng phục vụ cả bữa trưa và bữa tối, và IHOP muốn tạo nhận thức về các món trong thực đơn trưa và tối này.
Mặc dù đây là một ý tưởng tương đối đơn giản, nhưng chiêu trò Viral Marketing và PR này đã dẫn đến lượng tương tác khổng lồ trên mạng xã hội và tạo ra các cuộc thảo luận trên một số hãng tin tức quốc gia. Nó cũng tạo ra một ấn tượng lâu dài đối với hàng ngàn người, và cuối cùng đã hoàn thành mục tiêu thu hút sự chú ý đến hamburger và các sản phẩm cho bữa trưa và bữa tối.
Trong thế giới mà kỹ thuật số lên ngôi, ngoài Viral Marketing, còn có rất nhiều hình thức Marketing khác giúp lan truyền nhanh chóng các thông điệp, tạo nhận thức về thương hiệu một cách nhanh chóng, uy tín và vô cùng “rẻ”, chẳng hạn Word of Mouth – Marketing truyền miệng.
Brade Mar