6 nguyên lý tạo Viral Marketing

Viral Marketing hay quảng cáo lan truyền là một chiến lược sử dụng Social Media để tạo truyền thông lan tỏa đến rộng rãi đối tượng mục tiêu. Đúng như tên gọi, Viral Marketing giống như con virus, lan truyền từ người này sang người khác. Chiến lược truyền thông này có thể sử dụng Marketing truyền miệng (WOM) hoặc tạo những câu chuyện gây bão (Buzz Marketing) để lan tỏa thông điệp.

1. 6 nguyên lý Viral Marketing

Theo cuốn sách “Contagious: Why Things Catch On” của Jonah Berger, có 6 yếu tố giúp tạo Viral Marketing, 6 yếu tố này được viết tắt của từ STEPPS:

Social Currency (Có chuyện để tám)

  • Ai cũng muốn được nhìn nhận là mình hiểu biết, thông minh, thành công. Và có nhiều cách để phô diễn điều này. Một trong những cách đó là chia sẻ thông tin.
  • Những thông tin có thể là giá 1 miếng bò Bít Tết 100 Đô trong khi những nơi khác chỉ 20 Đô. Chia sẻ thông tin mình ăn 100 Đô cho thấy “tôi cũng có tiền, cũng biết thưởng thức”.
  • Một quán xúc xích Crif Dogs tại NY đã mua lại quán bên cạnh để làm quán Bar. Cửa hàng đặt một cái bốt điện thoại ở cửa thông giữa 2 quán. Quán Bar có tên “Plz Don’t Tell” (Đừng nói cho ai biết). Nhưng chỉ cần 1 người biết sẽ nói cho người khác, và cứ thế quán Bar được nhiều người biết đến.
  • Là một doanh nghiệp hay thương hiệu, cần tạo ra chuyện để khách hàng tám, tạo ra tin đồn để họ trao đổi. Phải làm cho họ cảm thấy mình có đặc quyền, ít nhất là đặc quyền về thông tin như Casestudy bên trên.

Triggers (Liên tưởng):

  • Nhiều chuyên gia Marketing khẳng định, khách hàng sẽ thích nói về những công ty, sản phẩm lý thú hơn là những công ty, sản phẩm nhàm chán. Thật ra không phải như vậy. Liên tưởng sẽ giúp họ phát tán nhanh hay chậm.
  • Một sản phẩm dùng hàng ngày như Vinamilk sẽ dễ được liên tưởng hơn Vinpearl, vốn chỉ liên tưởng đến trong các kỳ nghỉ lễ.
  • Cần chú ý đến bối cảnh, thông điệp mà sản phẩm liên quan
  • Ở Việt Nam, có thể thấy các Triggers như Tết của Kinh Đô, Màu xanh lá của Heineken

Emotion (Cảm xúc):

  • Nếu bạn chia sẻ 1 nội dung, ít nhiều bạn cũng chia sẻ chính cảm xúc của mình.
  • Một nội dung phải ở 2 thái cực của Tích cực hay Tiêu cực mới gây được ảnh hưởng lớn, giúp mọi người chia sẻ thông tin. Ví dụ Cực kỳ sốc ở Tích cực hay Cực kỳ giận dữ ở Tiêu cực (Không đơn giản là vui hay buồn).
Nếu bạn chia sẻ 1 nội dung, ít nhiều bạn cũng chia sẻ chính cảm xúc của mình
Nếu bạn chia sẻ 1 nội dung, ít nhiều bạn cũng chia sẻ chính cảm xúc của mình

Public (Công chúng):

  • Con người có khuynh hướng bắt chước.
  • Các ý tưởng muốn được lan truyền nhiều cần phải làm sao cho ý tưởng đó dễ thấy, được nhiều người áp dụng.

Practical Value (Giá trị thực tế):

  • Khi chia sẻ thông tin với người khác là cách bạn tự khẳng định mình, về trình độ, đẳng cấp xã hội, mối quan tâm. Khi đó sẽ làm cho bạn cảm thấy vui vẻ.
  • Bạn chia sẻ thông tin vì chính cái giá trị lợi ích mà thông tin đó đem lại giá trị cho bạn.

Stories (Câu chuyện): Câu chuyện hay tạo ra cần phải gắn kết với sản phẩm, hơn là chỉ để nhiều người bàn tán, chia sẻ không đạt được mục tiêu Marketing.

Câu chuyện hay tạo ra cần phải gắn kết với sản phẩm
Câu chuyện hay tạo ra cần phải gắn kết với sản phẩm

2. Marketing truyền miệng (WOM)

4 nguyên tắc về WOM:

  • Độc đáo
  • Tạo sự hài lòng, vui vẻ
  • Tạo sự tôn trọng, tin tưởng
  • Dễ chia sẻ

Lý do mọi người thích “truyền miệng”:

  • Vì người ta thực sự thích Brand
  • Vì người ta cảm thấy mình quan trọng khi chia sẻ
  • Vì người ta cảm thấy gắn kết với cộng đồng khi chia sẻ

5 yếu tố cấu thành WOM:

  • Talker (Người nói)
  • Topic (Đề tài nói)
  • Tools (Công cụ)
  • Taking Part (Tham gia)
  • Tracking (Theo dõi)
Lý do mọi người thích “truyền miệng”
Lý do mọi người thích “truyền miệng”

3. Chuyện gây bão truyền thông (Buzz Marketing)

Theo Mark Hughes, có 6 loại câu chuyện có thể gây chú ý, tạo bão mạng truyền thông, bao gồm:

  • The Taboo (Chuyện cấm kỵ): Chuyện Sex, tục tĩu, nhảm nhí; chuyện bị cấm, tuyệt đối không được làm
  • The Unusual (Chuyện bất thường): Câu chuyện từ trước giờ chưa xảy ra
  • The Outrageous (Chuyện chọc giận): Chuyện gây xúc phạm, chọc giận công chúng
  • The Hilarious (Chuyện gây cười): Chuyện hài hước
  • The Remarkable (Chuyện gây chú ý): Chuyện lạ
  • The Secrets (Chuyện bí mật)
Có 6 loại câu chuyện có thể gây chú ý, tạo Viral Marketing
Có 6 loại câu chuyện có thể gây chú ý, tạo Viral Marketing

Như vậy, Viral Marketing ngày nay đã thực sự được “nâng tầm” khi có sự hỗ trợ của Internet và các phương tiện kỹ thuật số. Mục tiêu chính của Viral Marketing là lan tỏa rộng rãi thông điệp truyền thông thông qua hình thức truyền miệng hoặc các lượt tương tác trên phương tiện truyền thông mạng xã hội. Nếu được sử dụng đúng cách, Viral Marketing sẽ là một chiến lược truyền thông rất hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Xem thêm: Quy trình 3 bước tìm kiếm Insight (Sự thật ngầm hiểu)

5/5 - (1 bình chọn)

Cong-viec-Marketing