Chiến lược thâm nhập thị trường của KFC

Chiến lược thâm nhập thị trường của KFC được công ty áp dụng để gia tăng thị phần bằng các nỗ lực Marketing với các sản phẩm hiện tại, phục vụ thị trường hiện tại của công ty. Có thể kể đến một số nỗ lực Marketing như Quảng cáo, khuyến mãi; Quan hệ công chúng; Định giá thâm nhập thị trường; v.v.

Chiến lược thâm nhập thị trường của KFC
Chiến lược thâm nhập thị trường của KFC

1. Giới thiệu về KFC

  • Công ty: KFC Corporation
  • Thành lập: 1930
  • Trụ sở toàn cầu: Dallas, Texas, Hoa Kỳ
  • Ngành công nghiệp: Nhà hàng
  • Công ty mẹYum! Brands
  • Websitehttps://www.kfc.com/
  • Tìm hiểu thêm các công ty và thương hiệu khác tại đâyNetwork | Brade Mar

KFC (còn được gọi là Kentucky Fried Chicken) là một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh của Mỹ có trụ sở tại Louisville, Kentucky chuyên về gà rán. Đây là chuỗi nhà hàng lớn thứ hai thế giới (tính theo doanh số bán hàng) sau McDonald’s, với 22,621 địa điểm trên toàn cầu tại 150 quốc gia tính đến tháng 12 năm 2019. KFC là một công ty con của Yum! Brands, một công ty nhà hàng cũng sở hữu các chuỗi Pizza Hut, Taco Bell và WingStreet.

KFC được thành lập bởi Harland Sanders, một doanh nhân bắt đầu bán gà rán từ nhà hàng bên đường của mình ở Corbin, Kentucky trong cuộc Đại suy thoái. Sanders đã xác định tiềm năng của nhượng quyền nhà hàng và cửa hàng nhượng quyền thương mại “Kentucky Fried Chicken” đầu tiên được mở tại Utah vào năm 1952.

Công ty nổi tiếng với sản phẩm thịt gà trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh, đa dạng hóa thị trường bằng cách thách thức sự thống trị đã được thiết lập của Hamburger. Bằng cách tự gọi mình là “Colonel Sanders“, Harland đã trở thành một nhân vật nổi bật trong lịch sử văn hóa Mỹ và hình ảnh của ông vẫn được sử dụng rộng rãi trong quảng cáo KFC cho đến ngày nay. Tuy nhiên, sự mở rộng nhanh chóng của công ty đã buộc ông phải bán nó cho một nhóm các nhà đầu tư do John Y. Brown Jr. và Jack C. Massey dẫn đầu vào năm 1964.

Harland Sanders bên cạnh một nhà hàng Kentucky Fried Chicken
Harland Sanders bên cạnh một nhà hàng Kentucky Fried Chicken

KFC là một trong những chuỗi thức ăn nhanh đầu tiên của Mỹ mở rộng ra quốc tế, mở các cửa hàng ở Canada, Vương quốc Anh, Mexico và Jamaica vào giữa những năm 1960. Trong suốt những năm 1970 và 1980, công ty đã trải qua một loạt các thay đổi quyền sở hữu công ty với các tổ chức ít hoặc không có kinh nghiệm trong kinh doanh nhà hàng.

Vào đầu những năm 1970, KFC đã được bán cho nhà phân phối rượu mạnh Heublein, được tiếp quản bởi tập đoàn thực phẩm và thuốc lá R. J. Reynolds. Công ty này sau đó đã bán chuỗi cửa hàng này cho PepsiCo. Tuy nhiên, chuỗi tiếp tục mở rộng ra nước ngoài, và vào năm 1987, nó trở thành chuỗi nhà hàng phương Tây đầu tiên mở tại Trung Quốc. Kể từ đó, nó đã mở rộng nhanh chóng ở Trung Quốc, hiện là thị trường lớn nhất của công ty. PepsiCo bán bộ phận nhà hàng của mình và sau đó KFC thuộc công ty Tricon Global Restaurants, sau này công ty trở thành thành Yum! Brands.

Sản phẩm ban đầu của công ty là những miếng gà, được nêm nếm với công thức 11 loại thảo mộc và gia vị của Sanders. Các thành phần của công thức là một bí mật thương mại. Phần lớn gà rán được đựng trong một chiếc bao bì hình cái “xô” bằng bìa cứng, đã trở thành một biểu tượng của chuỗi kể từ khi nó được giới thiệu lần đầu tiên bởi Pete Harman vào năm 1957.

Từ đầu những năm 1990, KFC đã mở rộng thực đơn của mình để cung cấp các sản phẩm thịt gà khác như bánh sandwich và bọc phi lê gà, cũng như salad và các món ăn phụ như khoai tây chiên và coleslaw, món tráng miệng và nước giải khát (của PepsiCo). KFC được biết đến với các khẩu hiệu “It’s Finger Lickin’ Good!”, “Nobody does chicken like KFC” và “So good”.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của KFC

KFC là một trong những chuỗi thức ăn nhanh đầu tiên của Mỹ mở rộng ra quốc tế
KFC là một trong những chuỗi thức ăn nhanh đầu tiên của Mỹ mở rộng ra quốc tế

2. Chiến lược thâm nhập thị trường của KFC

Ma trận Ansoff do cha đẻ của quản trị chiến lược – Igor Ansoff tạo ra. Ma trận giúp phân tích mối quan hệ sản phẩm và thị trường (Phát triển sản phẩm, Phát triển thị trường, Thâm nhập thị trường, Đa dạng hóa) nhằm đánh giá lợi thế và hạn chế của sản phẩm trên thị trường mục tiêu

Từ kết quả phân tích ma trận Ansoff, ta có thể định dạng các cơ hội thị trường đối với sản phẩm.

Ma trận Ansoff dùng để xác định cơ hội thị trường
Ma trận Ansoff dùng để xác định cơ hội thị trường

2.1 Quảng cáo, khuyến mãi

Gà rán KFC sử dụng đa dạng các phương tiện quảng cáo như TV, tạp chí, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo ngoài trời… để quảng bá cho thương hiệu nhằm tăng tương tác và giúp khách hàng hiểu biết sâu sắc hơn về các sản phẩm, dịch vụ của mình.

Nhiều TV quảng cáo thương hiệu đã được KFC thực hiện với mục đích giúp khách hàng nhận thức về thương hiệu ngoại nhưng mang đậm hương vị Việt. Ngoài ra slogan “Vị ngon trên từng ngón tay” cũng được chú trọng làm rõ và trở thành một trong những slogan nổi tiếng nhất thế kỷ 20.

Nắm được thị hiếu của người tiêu dùng Việt, KFC thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi không chỉ áp dụng trong ngày lễ mà còn được áp dụng trong ngày thường.

Các khuyến mãi hấp dẫn khi mua hàng vào thời điểm chuông cửa hàng reo (mỗi ngày có 24 lần rung chuông), khách hàng sẽ được tặng 01 miếng gà, 01 phiếu đổi miễn phí 2 cốc Pepsi lớn khi mua 2 cốc Pepsi nhỏ ở lần mua hàng sau. Ngoài ra các chương trình khuyến mãi lớn như mua 01 phần ăn giáng sinh có cơ hội nhận laptop, điện thoại, máy nghe nhạc… cũng được KFC áp dụng.

Xem thêm: Các đối thủ cạnh tranh của KFC

Chiến dịch quảng cáo của KFC xây dựng hình tượng đại tá Sanders ngày một táo bạo
Chiến dịch quảng cáo của KFC xây dựng hình tượng đại tá Sanders ngày một táo bạo

2.2 Quan hệ công chúng (PR)

Gà rán KFC thường xuyên thực hiện nhiều hoạt động tài trợ, từ thiện vừa góp phần giúp ích cho xã hội vừa nâng cao hiệu quả về mặt truyền thông.

KFC cũng thành lập các đội tình nguyện thực hiện các hoạt động từ thiện giúp đỡ các trẻ em mồ côi, tàn tật… gây được nhiều thiện cảm với khách hàng.

Xem thêm: Chiến dịch Marketing thành công của KFC trong đại dịch Covid-19

Chiến lược thâm nhập thị trường của KFC - Quan hệ công chúng (PR)
Chiến lược thâm nhập thị trường của KFC – Quan hệ công chúng (PR)

2.3 Định giá thâm nhập thị trường

Khi mới gia nhập thị trường Việt Nam thì đồ ăn nhanh như gà rán đang quá xa lạ với người Việt. Do đó KFC thực hiện chính sách giá thấp để thâm nhập thị trường nhằm giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm hơn. Đây được xem là chiến lược hiệu quả bởi sau thời gian chịu lỗ gần 10 năm, năm 2006, KFC bắt đầu có lãi và nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần đồ ăn nhanh tại Việt Nam.

Khi đã có lượng khách hàng trung thành, fast food KFC chuyển sang chiến lược tăng giá cao hơn đối thủ. Dù mức giá không vượt xa quá nhiều, nhưng điều này đã tác động mạnh mẽ tới tâm lý khách hàng về hình ảnh thương hiệu đi đầu cùng lối suy nghĩ sản phẩm có giá cao hơn sẽ có chất lượng tốt hơn.

Nhắm vào đối tượng mục tiêu của mình là tầng lớp trung lưu và thượng lưu, KFC linh hoạt sử dụng chiến lược định giá khác nhau để phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau, cụ thể:

Định giá tùy chọn: Với phương thức này, gà rán KFC cố gắng gia tăng số tiền chi tiêu khi họ bắt đầu mua. Khách hàng có thể mua các món chính trong thực đơn và lựa chọn thêm các “món bổ sung” hoặc món phụ, món tráng miệng để phù hợp với món chính đã mua.

Giá theo gói: KFC gộp các sản phẩm gà rán và tạo thành gói combo cung cấp cho khách hàng với mức giá ưu đãi hơn khi lựa chọn mua riêng lẻ. Chính điều này đã khuyến khích khách hàng mua nhiều mặt hàng hơn, các combo cũng được triển khai linh hoạt và tùy chọn để vừa đáp ứng đúng sở thích vừa phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của KFC

Chiến lược giá của KFC 1
Chiến lược thâm nhập thị trường của KFC – Định giá thâm nhập thị trường

2.4 Sản phẩm địa phương hóa

Sản phẩm ban đầu của KFC chính là những miếng gà giòn bằng áp suất, được tẩm ướp với công thức gồm 11 loại thảo và gia vị do đại tá Sanders sáng tạo ra. Đến với mỗi quốc gia, KFC luôn điều chỉnh thực đơn của mình để phù hợp với văn hóa và thói quen ăn uống riêng của từng đất nước. Tại các nước Hồi giáo và Trung Đông, KFC phục vụ gà Halal; tại Ấn Độ KFC cung cấp các loại bánh kẹp chay và suất cơm chay để phục vụ các khách hàng ăn chay.

Khi vào Việt Nam, KFC cũng thay đổi khẩu vị, kích thước, mẫu mã để phù hợp với ẩm thực của Việt Nam. Bên cạnh các món ăn truyền thống như gà rán và hamburger, KFC còn chế biến thêm các món ăn khác như cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo, bánh mì mềm… và kích thước cũng nhỏ hơn để phù hợp với thói quen ăn uống của người tiêu dùng Việt.

Ngoài ra, danh mục sản phẩm cũng được sắp xếp theo nhiều loại giúp khách hàng lựa chọn được thức ăn ưa thích như: gà rán truyền thống, thức ăn nhẹ, thức ăn phụ, nước giải khát… KFC cũng cải tiến tung ra thị trường nhiều món mới như hamburger phi lê, hamburger tôm… cùng nhiều thức uống giải khát thay thế nước ngọt cũng tạo nên sự thích thú và tò mò cho giới trẻ và giảm sự nhàm chán khi chỉ độc quyền phục vụ mỗi gà rán.

Một điểm đáng chú ý nữa khi KFC đã nghiên cứu và tạo ra một loại dầu chiên gà ít béo nhằm chú trọng tới sức khỏe của khách hàng. Dầu chiên được sản xuất từ đậu nành, ít hydro hớn và tạo ra ít axit béo no sẽ tốt cho tim mạch hơn các loại dầu chiên khác.

Ngoài ra, nguồn cung cấp thịt gà sạch và uy tín của KFC cũng là điểm mạnh giúp người tiêu dùng an tâm sử dụng khi vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng.

Xem thêm: Chiến dịch quảng cáo của KFC

 

2.5 Bí quyết kinh doanh

– Món ăn nhất định phải ngon – chất lượng – có tính thẩm mỹ: Là một nhà kinh doanh ẩm thực, Harland Sanders hiểu rằng thức ăn của mình nhất định phải nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng. Để làm được điều đó, mỗi món ăn đều cần đảm bảo được hết các yếu tố về hương vị, chất lượng và cả thẩm mỹ.

– Tiêu chuẩn chế biến: Để thực khách cảm thấy tin tưởng vào chất lượng và độ an toàn của quy trình chế biến, Harland Sanders đã duy trì tiêu chuẩn cao nhất về chế biến cho các cửa hàng của mình. Ở nhiều nhà hàng, thực khách còn thấy được cách các Đầu bếp chuẩn bị món ăn chu đáo như thế nào. Bên cạnh đó, vệ sinh khu vực bếp cũng được chú trọng hàng đầu.

– Tiêu chuẩn về phục vụ: Harland Sanders biết được chỉ có đồ ăn ngon là chưa đủ để thu hút khách hàng. Vì ngoài thị hiếu ẩm thực thì các nhu cầu khác như không gian thưởng thức, thái độ phục vụ của nhân viên,… cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự hài lòng của thực khách. Do vậy mà Harland Sanders còn đặt ra tiêu chuẩn về phục vụ cho đội ngũ nhân viên tại các nhà hàng.

Xem thêm: Chiến lược phát triển thị trường của KFC

Chiến lược thâm nhập thị trường của KFC - Bí quyết kinh doanh
Chiến lược thâm nhập thị trường của KFC – Bí quyết kinh doanh

Brade Mar

5/5 - (10 bình chọn)

Cong-viec-Marketing