Chiến lược Đa dạng hóa đồng tâm (Concentric Diversification) là một chiến lược Marketing nằm trong nhóm chiến lược đa dạng hóa (Diversification Strategies) giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, phát triển thị trường, từ đó gia tăng doanh thu một cách đáng kể.
Mục lục
1. Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm là gì?
Chiến lược Đa dạng hóa đồng tâm (Concentric Diversification) còn được gọi là đa dạng hóa liên quan hay một số chuyên gia còn gọi với nghĩa hẹp là mở rộng dòng sản phẩm (Product Line Extension), là một chiến lược Marketing phát triển thêm các sản phẩm mới có cùng danh mục với sản phẩm hiện tại nhằm phục vụ một phân khúc thị trường mới.
Chiến lược Đa dạng hóa đồng tâm tăng trưởng thông qua việc tham gia vào những hoạt động mới có liên quan nhiều đến hoạt động hiện có của doanh nghiệp về sản xuất, Marketing, quản trị vật tư hoặc công nghệ. Chìa khóa để thực hiện chiến lược đa dạng hóa đồng tâm là tranh thủ chí ít được một trong các lợi thế hiện có của doanh nghiệp
Ở đây, các hoạt động sản xuất mới phát triển vẫn liên quan đến các hoạt động sản xuất chính của công ty về khách hàng, công nghệ, phân phối, quản lý và nhãn hiệu; cũng có thể tận dụng những sản phẩm được tiêu thụ mạnh trên thị trường nhờ kinh nghiệm thương mại để bán sản phẩm mới. Cuối cùng người ta dựa vào mối liên quan về hình ảnh giữa công ty và các sản phẩm mới để đa dạng hóa hoạt động.
Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa đồng tâm, doanh nghiệp cần tận dụng các ưu thế nội bộ chủ yếu của công ty, đòi hỏi sự hiệp đồng hay tác động cộng hưởng trong việc sử dụng các nguồn lực.
Thực tế ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt, may, sản xuất đường, sản xuất bia, v.v. đang thực hiện thành công. Các công ty này đã tham gia vào việc sản xuất nhiều sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với sản phẩm hiện đang sản xuất, nhờ vậy mà tạo ra các bộ phận thị trường mới, tăng quy mô sản xuất, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận đồng thời tăng được vị thế của doanh nghiệp.
Ví dụ như một doanh nghiệp sản xuất đường, ngoài sản phẩm chính là đường thì doanh nghiệp còn đưa vào sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, bia, v.v. dựa trên cơ sở khai thác nguồn nguyên liệu hiện có của mình.
Xem thêm: Xây dựng chiến lược Marketing, chiến lược SBUs và chiến lược thương hiệu
2. Ưu nhược điểm của chiến lược đa dạng hóa đồng tâm
Ưu điểm của chiến lược đa dạng hóa đồng tâm:
- Tận dụng được cơ sở hạ tầng hiện tại: Một trong những lợi thế chính là nó cho phép các công ty tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có của họ. Khi mở rộng sang các thị trường mới, các công ty có thể sử dụng các nhà máy, mạng lưới phân phối và kênh bán hàng hiện có. Điều này có thể giúp các công ty tiết kiệm chi phí và thâm nhập thị trường mới một cách nhanh chóng.
- Phân tán rủi ro: cũng có thể là một cách tốt để các công ty giảm thiểu rủi ro. Bằng cách đa dạng hóa các dịch vụ sản phẩm và cơ sở khách hàng của họ, các công ty có thể bù đắp tổn thất tiềm ẩn từ hoạt động kinh doanh hiện tại. Ngoài ra, cho phép các công ty phòng ngừa rủi ro trước sự biến động của thị trường.
- Tiếp cận thị trường mới: Đa dạng hóa đồng tâm cũng cho phép các công ty tiếp cận với các thị trường mới. Khi mở rộng các dòng sản phẩm của mình, các công ty có thể thâm nhập thị trường mới và khai thác các phân khúc khách hàng mới. Ngoài ra, cũng có thể giúp các công ty cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ lớn hơn.
Nhược điểm của chiến lược đa dạng hóa đồng tâm:
- Tính rủi ro cao: Khi đa dạng thêm sản phẩm mới, luôn có khả năng thất bại. Ngoài ra, nếu một công ty không có đủ nguồn lực hoặc chuyên môn cần thiết để thâm nhập thành công vào một thị trường mới, việc này có thể gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh hiện tại.
- Tiềm năng tăng trưởng không chắc chắn: có thể có tiềm năng tăng trưởng hạn chế. Mặc dù đa dạng hóa đồng tâm có thể giúp các công ty phát triển kinh doanh của họ, nhưng nó có thể không cung cấp mức độ tăng trưởng tương tự như các chiến lược tăng trưởng khác, chẳng hạn như mở rộng thị trường hoặc mua lại.
- Yêu cầu trình độ chuyên môn cao: Đa dạng hóa đồng tâm cũng đòi hỏi một trình độ chuyên môn nhất định. Khi mở rộng các dòng sản phẩm của mình, các công ty cần có đủ nguồn lực và chuyên môn cần thiết để thâm nhập thành công vào các thị trường mới. Nếu không có chuyên môn này, đa dạng hóa đồng tâm có thể là một chiến lược rủi ro.
Xem thêm: Family Life Cycle là gì? Ứng dụng Family Life Cycle trong Marketing
3. Các chiến thuật đa dạng hóa đồng tâm
- Mở rộng dòng sản phẩm: Mở rộng dòng sản phẩm là một chiến thuật đa dạng hóa đồng tâm phổ biến. Khi mở rộng dòng sản phẩm, các công ty thêm các sản phẩm mới có liên quan đến các dịch vụ sản phẩm hiện có của họ. Điều này cho phép các công ty thâm nhập thị trường mới và khai thác các phân khúc khách hàng mới.
- Khác biệt hóa sản phẩm: Khác biệt hóa sản phẩm là một chiến thuật đa dạng hóa đồng tâm phổ biến khác. Khi khác biệt sản phẩm, các công ty tạo ra những sản phẩm độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể giúp các công ty cạnh tranh tốt hơn trong các thị trường hiện tại của họ và thu hút khách hàng mới.
- Gia tăng tính năng sản phẩm: Điều này liên quan đến việc Upgrade (nâng cấp) người tiêu dùng, đổi mới sản phẩm, bổ sung thêm các tính năng, công dụng mới để thu hút những nhóm khách hàng có những nhu cầu này.
- Tham gia ngành hàng lân cận: Một số công ty có thể tận dụng hệ thống máy móc, cơ sở hạ tầng hiện tại để mở rộng sang ngành hàng lân cận, thu hút thêm nhóm đối tượng khách hàng mới. Chẳng hạn, một công ty sản xuất xà bông có thể cân nhắc đa dạng hóa, sản xuất thêm xà phòng rửa chén.
Xem thêm: Phân loại thu nhập theo Class và ứng dụng trong Marketing
4. Ví dụ đa dạng hóa đồng tâm của Vinamilk
Vinamilk với ngành hàng chính ban đầu là sữa tươi Vinamilk. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của thị trường và công ty, Vinamilk đã thực hiện đa dạng hóa đồng tâm, mở rộng sang nhiều ngành hàng khác, bao gồm:
- Sữa cho mẹ mang thai và Bé (Optimum Mama Gold; Dielac Mama Gold; Organic Gold; PEDIA KENJI; v.v.)
- Thực phẩm ăn dặm (RiDielac Gold; Optimum Gold)
- Sữa cho người cao tuổi (Kenko Haru; Sure Prevent Gold; Sure Diecerna; v.v.)
- Sữa chua ăn (Sữa chua nha đam; Love Yogurt; Susu)
- Sữa chua uống và sữa trái cây (Yomilk; Probi; Vinamilk Hero)
- Sữa thực vật (Sữa đậu nành; Sữa hạt)
- Nước giải khát (Vfresh; Cocofresh; Vinamilk Icy)
- Kem (Kem hộp, kem que, kem ống quế)
- Đường (Vietsugar)
- Phô mai
Xem thêm: Product Portfolio là gì? Ví dụ về Danh mục sản phẩm của Vinamilk
Brade Mar