Phân tích mô hình SWOT của Petrolimex, một tập đoàn xăng dầu lớn tại Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Petrolimex.
1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Petrolimex
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Petroleum Group, viết tắt là Petrolimex được thành lập ngày 01/12/2011, tiền thân là Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, trước đó là Tổng Công ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định của Bộ Thương nghiệp, sau được thành lập lại theo Quyết định 828/QĐ-TTg ngày 31/5/2011 của Thủ tướng Việt Nam. Petrolimex là doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, bảo đảm phần lớn thị phần xăng dầu cả nước.
Lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:
- Xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu.
- Các sản phẩm hóa dầu, vật tư, thiết bị phục vụ ngành xăng dầu và các ngành khác.
- Kinh doanh vận tải xăng dầu và kho cảng dầu.
- Khảo sát thiết kế, xây lắp công trình xăng dầu và dân dụng.
- Dịch vụ khách sạn và dịch vụ du lịch.
- Bảo hiểm.
- Bất động sản.
- Vận tải.
- Hóa chất.
- Khí hóa lỏng.
- Xuất nhập khẩu tổng hợp.
- Cơ khí.
- Tin học viễn thông & tự động hóa.
Bạn đã biết tổng quan về Petrolimex. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Doji

2. Strengths (Điểm mạnh) của Petrolimex
Phân tích mô hình SWOT của Petrolimex bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Petrolimex.
Giá trị thương hiệu lớn:
- Thương hiệu Petrolimex nổi tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế với bề dày kinh nghiệm hơn 65 năm hoạt động kinh doanh xăng dầu. Năm 2020, Petrolimex xếp hạng danh sách 50 thương hiệu dẫn đầu theo giá trị tại Việt Nam (theo Brand Finance). Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Giá trị thương hiệu Petrolimex là: Di sản (Tự hào là Việt Nam); Đa dạng (Đánh giá cao sự khác biệt và tính phong phú); Phát triển (Không ngừng vươn lên và đổi mới để hoàn thiện); Nhân bản (Đặt con người làm trọng tâm trong mọi hành động). Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Tính cách thương hiệu Petrolimex là: Lạc quan (Luôn tin vào tương lai xán lạn); Trách nhiệm (Quan tâm đến nhân viên, khách hàng, môi trường và cộng đồng xung quanh); Nhiệt huyết (Yếu thích những gì đang làm); Tin cậy. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Năm 2019, Petrolimex lọt Top 50 thương hiệu dẫn đầu và Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Năm 2020, toàn Tập đoàn đã đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển mạng lưới bán lẻ theo hướng hiện đại, tập trung vào những vị trí có lợi thế thương mại cùng với việc thí điểm nhận diện thương hiệu mới. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
Bản quyền thương hiệu chặt chẽ:
- Petrolimex là thương hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam, do đó, thương hiệu của Tập đoàn có nguy cơ bị lạm dụng, xâm phạm, không chỉ gây ảnh hưởng tới danh tiếng, uy tín của Tập đoàn trên thị trường mà còn có thể dẫn tới tổn thất về tài chính. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Nhằm nâng cao công tác quản lý và bảo vệ thương hiệu, Tập đoàn đã ban hành chính thức bộ quy trình về quản lý và bảo vệ thương hiệu. Để nâng cao tính nhận diện thương hiệu, Tập đoàn đã thuê một đơn vị tư vấn uy tín để xây dựng thương hiệu cho Petrolimex một cách bài bản. Bộ nhận diện thương hiệu được bảo vệ ở lớp bảo mật thứ 3 trong mô hình 03 lớp bảo mật của Tập đoàn. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Trên website và tại các CHXD khắp cả nước, Tập đoàn đều công bố quy trình 05 bước và 15 tình huống nhằm chuẩn hóa hoạt động kinh doanh, phục vụ khách hàng của Petrolimex, nâng cao, củng cố và tạo sự khác biệt của thương hiệu Petrolimex trên thị trường. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Tập đoàn cũng đã thiết lập một Ban chuyên trách về bảo vệ thương hiệu trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm thương hiệu. Đặc biệt, trong bối cảnh gần đây hàng loạt đường dây buôn lậu xăng giả bị cơ quan điều tra triệt phá, chất lượng xăng dầu trên thị trường trở thành một chủ đề quan tâm của dư luận. Chất lượng xăng dầu kém không đạt chất lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, không chỉ tác động trực tiếp đến quá trình vận hành, độ bền của phương tiện giao thông mà còn có khả năng gây nguy hiểm cho người tiêu dùng trước nguy cơ cháy nổ. Chính vì vậy, vấn đề đảm bảo chất lượng sản phẩm xăng dầu luôn được lãnh đạo Tập đoàn đặt lên hàng đầu.
- Bên cạnh việc tham gia góp ý xây dựng tiêu chuẩn xăng dầu quốc gia, Tập đoàn luôn đi tiên phong trong việc tuân thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Để bảo vệ uy tín thương hiệu đã xây dựng qua hơn 65 năm, Tập đoàn đã đầu tư nguồn lực rất lớn cho công tác hiện đại hóa, tự động hóa cơ sở vật chất, bên cạnh việc ban hành quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ trong tất cả chuỗi giá trị, từ khâu nhập khẩu, lưu kho, vận chuyển, cho đến khâu xuất bán cho khách hàng, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật lớn nhất ngành xăng dầu:
- Petrolimex có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật lớn nhất trong các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam với cấp độ hiện đại và đồng bộ đạt tiêu chuẩn khu vực, bao gồm hệ thống kho cảng có sức chứa lên tới hơn 2.200.000 m3; hệ thống công nghệ bơm, chuyền, cấp phát, đo tính; hơn 570 km đường ống vận chuyển xăng dầu,… Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Petrolimex những năm qua đang tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, như: Tiếp tục khai thác tối đa hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin, tận dụng hệ thống cơ sở vật chất ERP – SAP, EGAS để tổng hợp thông tin, phân tích số liệu phục vụ công tác quản lý, quản trị; Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Triển khai và hoàn thành chương trình báo cáo quản trị thông minh-BI để vận hành trong toàn ngành; Số hóa hệ thống quản lý đơn hàng để kiểm soát và theo dõi theo lộ trình;Tăng cường các cuộc họp, hội nghị, đào tạo trực tuyến. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
Hệ thống phân phối rộng lớn:
- Đặc biệt, với lợi thế riêng có của Petrolimex mà các doanh nghiệp đầu mối khác khó có thể có được đó là hệ thống phân phối gần 5.500 điểm bán trên khắp cả nước, trong đó, có khoảng 2.700 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của Petrolimex được đầu tư xây dựng trong suốt 65 năm qua. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Tất cả các cửa hàng đều chiếm lĩnh vị trí thương mại thuận lợi, cộng với sự uy tín về thương hiệu đã giúp cho năng suất bán của Petrolimex cao hơn hẳn so với các cửa hàng xã hội khác. Hệ thống cửa hàng này đã và đang đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với 30 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khác và hơn 120 thương nhân phân phối xăng dầu, Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Petrolimex có 43 đơn vị thành viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố. Ở nước ngoài, Petrolimex có Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Lào và đã mở Văn phòng đại diện Petrolimex tại Campuchia. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Cả nước có mạng lưới bán lẻ với hơn 14.000 cửa hàng xăng dầu thuộc tất cả các thành phần kinh tế, trong đó có hơn 5.500 cửa hàng xăng dầu (*) thuộc hệ thống phân phối của Petrolimex, tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng sửdụng hàng hoá, dịch vụ do Petrolimex trực tiếp cung cấp. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Tính chung trên phạm vi cả nước và căn cứ sản lượng xăng dầu thực xuất bán tại thị trường nội địa, thị phần thực tế của Petrolimex khoảng 50%. Bên cạnh mặt hàng xăng dầu, tại cửa hàng xăng dầu Petrolimex còn có các hàng hóa, dịch vụ khác như dầu mỡ nhờn, gas, bảo hiểm, ngân hàng, v.v… do các đơn vị thành viên Petrolimex sản xuất, cung cấp. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Petrolimex luôn tiên phong trong việc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn đồng thời đảm bảo công tác an toàn, an ninh năng lượng, quản lý và kinh doanh có hiệu quả. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
Hoạt động theo mô hình Tập đoàn với quy mô lớn:
- Petrolimex hoạt động theo mô hình Tập đoàn với quy mô lớn bao gồm các công ty con, công ty liên doanh liên kết hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và lĩnh vực phụ trợ góp phần mang lại lợi thế cho Tập đoàn trong việc huy động vốn và đầu tư các dự án lớn. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Kinh doanh xăng dầu: Kinh doanh phân phối xăng dầu, sản xuất xăng dầu, kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, áp dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh phù hợp với thông lệ quốc tế để giao dịch, mua bán xăng dầu.
- Kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu; Kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu.
- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan. Chi tiết: Bán buôn xăng dầu, sản phẩm hóa dầu và các sản phẩm liên quan.
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Chi tiết: Dịch vụ xây lắp, tu sửa, bảo quản các công trình xăng dầu, sản phẩm hóa dầu và công trình dân dụng.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. Chi tiết: Thuê và cho thuê tàu vận tải xăng dầu.
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Chi tiết: Máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ ngành xăng dầu và các ngành khác.
Đối tác chiến lược của ENEOS Corporation:
- Đối tác chiến lược của Petrolimex là ENEOS Corporation (tên gọi trước kia là JXTG Nippon Oil and Energy Corporation) – Tập đoàn năng lượng số 1 của Nhật Bản với hơn 100 năm kinh nghiệm, luôn đồng hành và hỗ trợ Petrolimex nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Tập đoàn ENEOS đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và mua lại 8% cổ phần của Petrolimex vào năm 2016. Để thắt chặt hơn mối quan hệ với Petrolimex, Tập đoàn ENEOS đã tăng tỷ lệ đầu tư và Tập đoàn ENEOS sở hữu khoảng 13% cổ phần của Petrolimex tại thời điểm cuối năm 2021.
- Vào năm 2021, Petrolimex và ENEOS đã bổ sung vào Biên bản ghi nhớ về việc thúc đẩy các chương trình nâng cao giá trị doanh nghiệp của Petrolimex và xem xét các dự án mới cùng hợp tác. Thông qua hợp tác giữa Tập đoàn Petrolimex và ENEOS, Tập đoàn ENEOS sẽ tiếp tục tập trung vào việc tăng cường lợi nhuận của Petrolimex và phát triển hoạt động kinh doanh mới tại Việt Nam. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của PNJ

3. Weaknesses (Điểm yếu) của Petrolimex
Phân tích mô hình SWOT của Petrolimex tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Petrolimex.
Không chủ động được về mặt giá xăng dầu:
- Nghị định 83/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 đã giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, trong đó có Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chủ động hơn trong việc điều chỉnh giá bán xăng, dầu trong nước.
- Cụ thể, với cơ chế cho phép 02 lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày đối với trường hợp tăng giá, giá xăng dầu trong nước bám sát hơn với diễn biến giá dầu thế giới, giảm thiểu rủi ro chênh lệch giá bán thấp hơn giá mua do giá dầu trong nước không kịp điều chỉnh theo giá thế giới như trước đây.
- Tuy nhiên, xăng dầu là mặt hàng nằm trong diện quản lý và bình ổn giá của Nhà nước, giá xăng dầu chưa thực sự theo cơ chế thị trường do Nhà nước vẫn điều hành và can thiệp giá bán để thực hiện các mục tiêu vĩ mô khác. Đây là điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Tuy được điều chỉnh theo xu thế biến động của giá xăng dầu thế giới, nhưng ở nhiều thời điểm khác nhau giá xăng dầu trong nước vẫn chưa được kịp thời điều chỉnh với mức tăng/giảm của giá xăng dầu thế giới, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Đây là điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
Cơ cấu tổ chức hành chính thiếu linh hoạt, chậm thích nghi với sự thay đổi của thị trường, gây cản trở quá trình đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Pepsi

4. Opportunities (Cơ hội) của Petrolimex
Phân tích mô hình SWOT của Petrolimex tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Petrolimex.
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tiếp tục tăng trưởng:
- Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tiếp tục tăng trưởng cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. GDP của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 6-7%/năm trong năm 2021. Đây là yếu tố cho thấy sự tăng trưởng ổn định của ngành kinh doanh xăng dầu. Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Theo các số liệu báo cáo chính thức thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của thị trường Việt Nam còn rất lớn, xuất phát từ việc thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh trong khi mức tiêu thụ xăng dầu bình quân đầu người còn thấp so với khu vực (Nguồn: World Bank). Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng nhanh về số lượng sở hữu phương tiện giao thông vận tải lưu hành. Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Tốc độ tăng trưởng trung bình CAGR của dòng xe ô tô du lịch dự kiến đạt mức 22,6% cho giai đoạn 2020-2025 và tiếp tục đạt mức 18,5% cho giai đoạn 2025-2035. Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, các lĩnh vực du lịch, dịch vụ cũng tăng trưởng tốt, góp phần thúc đẩy nhu cầu logistics, vận chuyển, di chuyển tăng lên, kéo theo đó là nhu cầu về xăng dầu ngày càng tăng. Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Như vậy, tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực kinh doanh xăng dầu vẫn còn lớn trong thời gian tới, là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong đó có Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam gia tăng thị phần. Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
Chuyển đổi số:
- Chuyển đổi số tại Việt Nam đã xuất hiện khá lâu và đang nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ hết mình từ Chính phủ cũng như chính quyền các cấp. Có thể thấy, các doanh nghiệp Việt cũng không đứng ngoài cuộc đua chuyển đổi số này khi phần lớn doanh nghiệp đã quan tâm hoặc áp dụng chuyển đổi số ở một mức độ nhất định (theo Vinasa). Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Tận dụng được chính xác công nghệ chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp tiến gần hơn tới mục đích kinh doanh và cải thiện được nhiều yếu tố trong doanh nghiệp. Một vài công nghệ chuyển đổi số dưới đây là cơ hội phù hợp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Giải pháp lưu trữ đám mây: Với tính năng nổi bật về sao lưu, quản lý và phân tích dữ liệu, điện toán đám mây giải phóng doanh nghiệp khỏi những thiết bị phức tạp và cồng kềnh khi lưu trữ dữ liệu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả làm việc khi sử dụng dịch vụ này.
- Lưới bảo mật không gian mạng cho doanh nghiệp: Doanh nghiệp hiện nay không chỉ cần một kiến trúc hợp nhất có thể kiểm soát được tất cả các hạ tầng mà còn cần một hệ thống khiến việc triển khai các công nghệ và dịch vụ an ninh được an toàn và thuận lợi. Và lưới an ninh mạng là giải pháp hữu ích hàng đầu để đối phó với những mối đe dọa không gian mạng trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp.
- Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM): Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thì việc nâng tầm trải nghiệm khách hàng cũng sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp. Với cùng một sản phẩm, cùng một chất lượng thì trải nghiệm khách hàng là điểm mấu chốt giúp doanh nghiệp vượt lên so với các đối thủ. Vì vậy, doanh nghiệp cần chiến lược CRM để hỗ trợ đem lại cảm xúc cho người mua hàng trong từng điểm chạm (touchpoints).
- Giải pháp quản lý doanh nghiệp đa chức năng (ERP): Trong quá trình quản lý doanh nghiệp, việc tích hợp sử dụng phần mềm quản lý, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là một phương pháp không thể bỏ qua để tối ưu hóa quá trình này.
- Việc Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn khuyến khích và chỉ đạo quyết liệt quá trình chuyển đổi số, ứng dụng các khoa học công nghệ hiện đại vào cơ sở vật chất, hệ thống quản trị và điều hành doanh nghiệp đã mang lại sức sống mới và là nguồn động lực to lớn cho sự tăng trưởng bền vững của Tập đoàn trong kỷ nguyên 4.0. Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của OMO

5. Threats (Thách thức) của Petrolimex
Phân tích mô hình SWOT của Petrolimex cuối cùng là Threats (Thách thức) của Petrolimex.
Cạnh tranh cao:
- Môi trường cạnh tranh ngày càng cao, do sự hấp dẫn của thị trường kéo theo nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gồm: Các doanh nghiệp mới sẽ được thành lập của Việt Nam, các Tập đoàn nước ngoài là các hãng kinh doanh xăng dầu nổi tiếng trên thế giới khi có cơ hội vào kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.
- Cho đến nay đã có hơn 30 đầu mối nhập khẩu và hơn 100 thương nhân phân phối xăng dầu tham gia thị trường xăng dầu trong nước, cạnh tranh lẫn nhau và cạnh tranh trực tiếp với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu về giá bán lẻ xăng dầu. Đây là thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
Kinh tế thế giới bất ổn:
- Đại dịch Covid-19 kéo dài trên toàn cầu sẽ là nguy cơ lớn nhất; căng thẳng thương mại toàn cầu, dẫn tới gia tăng bảo hộ thương mại và các rủi ro tài chính có thể trầm trọng thêm bởi đại dịch kéo dài. Đây là thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Trong quý IV/2020 và năm 2021, kinh tế thế giới tiếp tục phải đối mặt với 4 rủi ro, thách thức chính: (i) Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo; (ii) Căng thẳng thương mại, công nghệ Mỹ-Trung và giữa các nước lớn khác;
- (iii) Rủi ro địa chính trị tại các nước, khu vực (gồm cả kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, đàm phán Brexit, quan hệ Trung – Ấn, vấn đề Biển Đông…); (iv) Rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu. Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động chung này bởi hiện nay nền kinh tế đã hội nhập sâu và có độ mở lớn.
- Nền kinh tế toàn cầu đang phát đi nhiều tín hiệu cảnh báo, trong bối cảnh lạm phát cao, chiến dịch tăng lãi suất, và cuộc chiến tranh Nga – Ukraine cùng lúc gây áp lực lên tăng trưởng… Đây là thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Trang CNN Business dẫn một mô hình khả năng của công ty nghiên cứu kinh tế Ned Davis Research nói rằng ở thời điểm hiện tại, khả năng kinh tế toàn cầu rơi vào một cuộc suy thoái là 98,1%. Trong lúc các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đẩy mạnh nỗ lực nhằm đưa lạm phát về tầm kiểm soát, giới chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư ngày càng lo lắng hơn. Đây là thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Trong một cuộc khảo sát mới đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), cứ 10 chuyên gia kinh tế được hỏi lại có 7 người cho rằng nền kinh tế toàn cầu có khả năng rơi vào suy thoái. Các chuyên gia cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và cho rằng tiền lương sau khi trừ đi lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong thời gian còn lại của năm nay và năm tới. Đây là thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Petrolimex.
- Với giá lương thực – thực phẩm và năng lượng tăng cao, đang có những mối lo rằng chi phí sinh hoạt đắt đỏ có thể dẫn tới bất ổn xã hội ở nhiều quốc gia. 79% chuyên gia tham gia cuộc khảo sát của WEF dự báo giá cả leo thang sẽ gây bất ổn xã hội ở các quốc gia thu nhập thấp; 20% cho rằng bất ổn tương tự sẽ xảy ra ở các quốc gia thu nhập cao. Tâm trạng bi quan của nhà đầu tư được thể hiện qua sự sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Nike

Brade Mar