Brand Mark là gì? Brand Marketing gồm những loại hình nào?

Brand Mark là một phần của Logo, yếu tố quan trọng tạo nên bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity). Brand Mark có thể coi là yếu tố quan trọng nhất trong Logo vì nó giúp khách hàng nhận diện ra thương hiệu một cách nhanh chóng.

1. Brand Mark là gì?

Brand Mark là một biểu tượng, một yếu tố, một thiết kế hoặc một hình ảnh giúp khách hàng nhận ra một thương hiệu nhất định. Đây là một yếu tố bắt buộc phải có để phát triển và duy trì hình ảnh của một thương hiệu.

Nhận diện thương hiệu (Brand Identity) không chỉ đơn giản là một nhận diện trực quan. Brand Identity còn nói đến việc việc truyền đạt ý tưởng của công ty, điều mà thương hiệu đại diện. Màu sắc nhận diện thương hiệu, phông chữ hay thậm chí là cả Logo chỉ là phương tiện giúp thương hiệu truyền đạt thông điệp và tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một thương hiệu, một trong số đó là yếu tố hình ảnh. Sử dụng các yếu tố hình ảnh có thể giúp thương hiệu truyền đạt thông điệp một cách nhanh chóng. Vì vậy, các công ty trên thế giới sử dụng Brand Mark để thể hiện thương hiệu của họ một cách trực quan.

Xem thêm: Brand Identity là gì? Phân biệt Brand Identity và Brand Image

Brand Mark là một biểu tượng, một yếu tố, một thiết kế hoặc một hình ảnh giúp khách hàng nhận ra một thương hiệu nhất định
Brand Mark là một biểu tượng, một yếu tố, một thiết kế hoặc một hình ảnh giúp khách hàng nhận ra một thương hiệu nhất định

Brand Mark là một yếu tố hỗ trợ giúp khách hàng xác định thương hiệu. Khi mọi người nhìn thấy Brand Mark, hình ảnh này sẽ nhắc nhở họ về những đặc điểm của thương hiệu. Thông thường, Brand Mark sẽ đơn giản là một biểu tượng để khách hàng có thể dễ dàng nhận ra.

Trong khi đó, Logo lại là sự kết hợp của các hình thức và các yếu tố khác, chẳng hạn bao gồm cả Brand Name (Tên thương hiệu) và Tagline/ Strapline (Khẩu hiệu). Nói cách khách Brand Mark là một thành phần của Logo.

Xem thêm: Slogan là gì? Phân biệt Slogan và Tagline

3. Cách tạo Brand Mark hiệu quả

Tạo ra một Brand Mark hiệu quả đòi hỏi sự sáng tạo, quyết định có chủ ý và chú ý đến từng chi tiết. Đôi khi, phòng Marketing rất khó khi đưa ra quyết định thay đổi hoặc cải tiến Brand Mark. Nếu muốn thay đổi hoặc cải tiến Brand Mark, người làm Marketing nên cân nhắc 3 điều sau:

  • Chọn một Brand Mark đại diện cho bản chất thương hiệu (Brand Essence)
  • Brand Mark cần nhất quán với bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity)
  • Brand Mark cần đơn giản và dễ nhớ, dễ hiểu
Cần chọn một Brand Mark đại diện cho bản chất thương hiệu (Brand Essence)
Cần chọn một Brand Mark đại diện cho bản chất thương hiệu (Brand Essence)

4. Brand Marketing gồm những loại hình nào?

Dưới đây là một số loại hình Brand Marketing phổ biến:

– Content Marketing (Tiếp thị nội dung): Tạo ra và chia sẻ nội dung có giá trị, thu hút và liên quan đến đối tượng mục tiêu, nhằm xây dựng mối quan hệ, tăng độ nhận diện thương hiệu và thúc đẩy hành động chuyển đổi. Các hình thức nội dung bao gồm blog, bài viết, video, infographic, podcast, ebook, webinar, v.v.

– Social Media Marketing (Tiếp thị truyền thông xã hội): Tận dụng các nền tảng mạng xã hội để kết nối, tương tác và xây dựng cộng đồng với khách hàng mục tiêu. Các hoạt động bao gồm đăng bài, chạy quảng cáo, tổ chức cuộc thi, minigame, livestream, v.v.

–  Influencer Marketing (Tiếp thị người ảnh hưởng): Hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu đến đối tượng mục tiêu của họ.

– Public Relations (Quan hệ công chúng): Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với công chúng, bao gồm giới truyền thông, các bên liên quan và cộng đồng, nhằm tạo dựng hình ảnh tích cực và uy tín cho thương hiệu. Các hoạt động bao gồm tổ chức sự kiện, họp báo, tài trợ, hoạt động xã hội, v.v.

–  Experiential Marketing (Tiếp thị trải nghiệm): Tạo ra những trải nghiệm thực tế, tương tác và đáng nhớ cho khách hàng, nhằm tăng cường sự gắn kết và tạo ấn tượng sâu sắc về thương hiệu. Các hoạt động bao gồm tổ chức sự kiện, triển lãm, thử nghiệm sản phẩm, pop-up store, v.v.

– Brand Partnerships (Hợp tác thương hiệu): Liên kết với các thương hiệu khác để cùng thực hiện các chiến dịch tiếp thị, nhằm mở rộng đối tượng tiếp cận, tăng độ nhận diện và tạo ra những giá trị mới cho cả hai bên.

–  Search Engine Optimization (SEO): Tối ưu hóa nội dung và website để đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, nhằm tăng khả năng hiển thị và thu hút lượng truy cập tự nhiên đến website của thương hiệu.

–  Paid Advertising (Quảng cáo trả phí): Sử dụng các hình thức quảng cáo trả phí như quảng cáo hiển thị, quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo trên mạng xã hội, v.v. để tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tùy vào mục tiêu, ngân sách và đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn và kết hợp các loại hình Brand Marketing khác nhau để đạt được hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, dù sử dụng loại hình nào, mục tiêu chung của Brand Marketing vẫn là xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ, đáng tin cậy và có giá trị trong lòng khách hàng.

Brand Marketing gồm những loại hình nào

5. Ví dụ về Brand Mark

Nike: Nike, Inc. là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ tham gia vào việc thiết kế, phát triển, sản xuất, Marketing và bán hàng trên toàn thế giới đối với giày dép, quần áo, thiết bị, phụ kiện và dịch vụ. Đây là nhà cung cấp giày và quần áo thể thao lớn nhất thế giới. Nike nổi tiếng với Tagline huyền thoại ‘Just Do It’ và Brand Mark được gọi với cái tên ‘Swoosh’ được nhận diện rộng rãi.

Gucci: Gucci là một nhà mốt cao cấp của Ý có trụ sở tại Florence, Ý. Đây là công ty con của tập đoàn Kering (Pháp). Ngoài là một thương hiệu biểu tượng, Gucci còn nổi tiếng với một gia tộc dòng họ Gucci đầy sóng gió. Brand Mark của Gucci là 2 chữ GG lồng vào nhau. Lúc người con trai của nhà sáng lập Guccio Gucci là Aldo Gucci tham gia Gucci vào năm 1933 cũng chính là khi ông đã tự tay thiết kế Logo của thương hiệu. Trước đó, Gucci không hề có Logo. Aldo đã sử dụng hai chữ cái đầu ở họ và tên của cha mình – Guccio Gucci – để lồng chúng vào nhau, tạo nên một Brand Mark tối giản nhưng lại rất ấn tượng. Phía trên hai chữ “G” là vị trí đặt Brand Name ‘Gucci’ của dòng họ.

Brand Mark của Gucci
Brand Mark của Gucci

Versace: Gianni Versace S.r.l., thường được gọi đơn giản là Versace, là một công ty thời trang xa xỉ của Ý được thành lập bởi Gianni Versace vào năm 1978. Brand Mark của Versace là hình đầu của nữ thần Medusa, một nhân vật thần thoại Hy Lạp. Gianni Versace đã chọn Medusa làm Logo vì nữ thần này khiến mọi người yêu mến cô và họ không còn đường lùi. Ông hy vọng công ty của mình sẽ có tác động tương tự đối với mọi người – những người sẽ mặc quần áo và giày dép của ông.

Brand Mark của Versace
Brand Mark của Versace

General Mills: General Mills, Inc. là một nhà sản xuất đa quốc gia của Mỹ và nhà Marketing thực phẩm tiêu dùng có thương hiệu được bán thông qua các cửa hàng bán lẻ. Đây là công ty sản phẩm tiêu dùng thực phẩm lớn thứ ba tại Hoa Kỳ. Brand Mark của General Mills được gọi là ‘Big G’ với chữ G lớn cách điệu, thể hiện sức mạnh, sự trường tồn, niềm tin và cả tình yêu (với hình trái tim màu đỏ được thêm vào bên trên).

Brand Mark General Mills
Brand Mark General Mills

6. Kết lại Brand Mark là gì?

Brand Marketing là việc tập trung vào việc xây dựng và phát triển một thương hiệu mạnh mẽ, khác biệt và đáng nhớ trong tâm trí khách hàng. Thông qua việc tạo dựng những giá trị vô hình, những câu chuyện và cảm xúc gắn liền với thương hiệu, Brand Marketing giúp doanh nghiệp tạo dựng mối liên kết bền vững với khách hàng mục tiêu, từ đó nâng cao nhận diện thương hiệu, tăng lòng tin và uy tín, thu hút và giữ chân khách hàng, và cuối cùng là thúc đẩy doanh số và lợi nhuận.

Xem thêm: Logo thương hiệu và 3 thành phần chính của một thiết kế Logo

Brade Mar | Tổng hợp

5/5 - (5 bình chọn)

Cong-viec-Marketing