Phân tích mô hình SWOT của Redbull, một trong những thương hiệu chiếm phần lớn trong thị trường đồ uống tăng lực trên thế giới. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Redbull.
Mục lục
1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Redbull
Dietrich Mateschitz, một doanh nhân người Áo, đồng sáng lập Red Bull Energy Drink với Chaleo Yoovidhya vào năm 1980. Sự kiện được lấy cảm hứng từ một thức uống phổ biến của Thái Lan được gọi là Krating Daeng, được phát minh bởi Chaleo Yoovidhya.
Dietrich đã thay đổi các thành phần, và vào năm 1987, thức uống Red Bull đầu tiên được bán trên thị trường ở Áo. Nó đã trở nên phổ biến và trở thành thức uống năng lượng phổ biến nhất thế giới.
Red Bull bắt đầu như một thức uống năng lượng được sử dụng bởi các tài xế xe tải và công nhân Thái Lan và kể từ đó đã phát triển thành thức uống năng lượng phổ biến nhất dành cho các vận động viên, người nghiện công việc, thanh thiếu niên trên toàn thế giới.
Bạn đã biết tổng quan về Redbull. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Redbull.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Red Bull
2. Strengths (Điểm mạnh) của Redbull
Phân tích mô hình SWOT của Redbull bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Redbull.
Nguồn lực mạnh từ tập đoàn mẹ TCP Group :
- TCP Group với 4 công cty thành viên là: T.C. Pharmaceutical Industries; Red Bull Beverage; T.G Vending and Showcase Industries và Durbell.
- TCP Group đã tự hào đứng đầu trong ngành công nghiệp đồ uống và đồ ăn nhẹ trong hơn 60 năm. Với các cơ sở sản xuất sáng tạo hiện đại, dịch vụ hướng đến khách hàng và mạng lưới phân phối mạnh mẽ tạo niềm tin từ các đối tác, TCP Group được dẫn dắt bởi các giá trị Bền vững đặt xã hội và môi trường lên hàng đầu.
- TCP Group là nhà sản xuất, xuất khẩu đồ uống và thực phẩm hàng đầu Thái Lan và trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
- Hiện tại, ngoài phụ trách phân phối Red Bull ở khu vực châu Á, TCP Group đã ra mắt thêm 9 thương hiệu chính với 6 dòng sản phẩm. TCP Group hiện đang bán hàng vào 15 thị trường gồm: 9 nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Israel, HongKong, Đài Loan, Mông Cổ, Nepal.
- Với 5 công ty con và các nhà máy sản xuất tại Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan; TCP Group không chỉ tự mình xây dựng được chuỗi cung ứng – từ đầu vào lẫn đầu ra, cho các sản phẩm của mình, mà còn có thể OEM cho các đối tác khác.
- Năm 2012, Red Bull GMbH bán 9,8 tỷ lon nước tăng lực ở 27 quốc gia tại châu Âu và 171 quốc gia trên thế giới; họ chiếm 38% thị phần nước tăng lực của thế giới trong năm 2019. Theo một thống kê vào năm 2021, Dietrich Mateschitz có tổng tài sản 24,5 tỷ USD.
Hệ thống phân phối rộng khắp:
- Những lon tăng lực Red Bull xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ rất sớm – năm 2000, khi mà thị trường này vẫn còn đang rất sơ khai và không có bất cứ đối thủ cạnh tranh đáng kể nào. Vậy nên, họ nhanh chóng trở thành lựa chọn đầu tiên và duy nhất của người Việt trong 10 năm đầu tiên đến đây.
- Trong 5 năm trở lại đây, thị trường nước tăng lực Việt Nam bắt đầu xuất hiện những tay chơi mới vừa giàu có vừa trẻ trung, đã khiến TCP Group cảm thấy nguy cơ. Năm 2018, TCP chính thức mở văn phòng tại Việt Nam và đây cũng là văn phòng quốc tế đầu tiên của họ. Cùng với đó, họ đã đầu tư 120 triệu USD vào Việt Nam trong vòng 3 năm (2018-2020) nhằm phát triển lĩnh vực nghiên cứu thị trường, bán hàng, phát triển sản phẩm và phân phối.
- Năm 2017, sau bao năm chỉ bán độc mỗi thương hiệu Red Bull, TCP quyết định mang Warrior đến Việt Nam và chính thức ra mắt vị nho vào năm 2018. Tháng 3/2022, TCP ra mắt thêm Red Bull – vị cà phê ủ lạnh, sau nhiều năm nghiên cứu khẩu vị của người tiêu dùng Việt.
- Theo chia sẻ của ông Nguyễn Thanh Huân – Tổng giám đốc TCP Việt Nam, mặc dù 2 sản phẩm mới của TCP được các đối tác phân phối chào đón nhiệt liệt hay Warrior bán rất tốt trên kênh online và khiến vị nho – màu tím trở thành hương sắc phổ biến hơn trên thị trường; song cả hai vẫn gặp rất nhiều khó khăn và không thể chiếm lĩnh thị trường như Red Bull vị truyền thống.
- Hiện tại, thị phần nước tăng lực của TCP tại Việt Nam đang nằm trong top 3 và Red Bull vẫn là thương hiệu top 1 của thị trường.
Hoạt động Marketing mạnh mẽ:
- Với Tagline “Red Bull gives you wings“, Red Bull thường được truyền thông là một thức uống năng lượng nhắm vào các vận động viên. Thông qua quảng cáo truyền hình, thương hiệu đã tiếp cận với một số lượng lớn khách hàng đại chúng. Ý tưởng lớn của thương hiệu xuất hiện rất nhiều hoạt động thể thao và thậm chí tài trợ cho các đội thể thao và sự kiện thể thao vì khán giả của các sự kiện này cũng chính là nhóm người tiêu dùng mục tiêu của Red Bull.
- Một số sự kiện bao gồm: BMX; Motocross; Surfing; Skating; Mountain biking; Red Bull Foxhunt; Red Bull Cape Fear; Red Bull Stratos; Formula 1; Windsurfing; Red Bull Battle Grounds; Red Bull BC One; v.v.
- Red Bull cũng tài trợ một số cầu thủ từ các môn thể thao khác nhau. Ngoài thể thao, thương hiệu còn tạo ra Red Bull House of Art, nơi các nghệ sĩ được khuyến khích trưng bày tác phẩm của họ trong 3 tháng tại triển lãm.
- Red Bull cũng có cửa hàng trực tuyến trên Website và tạp chí định kỳ cho những người đam mê thể thao mạo hiểm. Họ hy vọng rằng bằng cách tham gia vào tất cả những nỗ lực quảng cáo này, mọi người sẽ nhớ tới thương hiệu như một loại đồ uống hàng đầu cho vận động và năng lượng.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Mirinda
3. Weaknesses (Điểm yếu) của Redbull
Phân tích mô hình SWOT của Redbull tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Redbull.
Danh mục sản phẩm hạn chế:
- Thức uống Red Bull có các thành phần tương tự bản gốc, nhưng một vài thành phần khác đã được thêm vào để phù hợp hơn với hương vị phương Tây, và nó cũng có ga.
- Red Bull đã đưa ra một biến thể không đường được gọi là Red Bull SugarFree, có chứa aspartame và acesulfame K thay vì sucrose và glucose, như một xu hướng phổ biến trong giới trẻ. Tuy nhiên, danh mục của Red Bull vẫn khá hạn chế với 2 phiên bản chính.
- Krating Daeng (phiên bản gốc của Thái Lan): Vị đậm hơn, mạnh hơn, rất phổ biến ở Châu Á. Loại này ở Việt Nam thường là dạng chai thuỷ tinh hoặc lon đặc trưng có màu vàng đồng. Ở Châu Mỹ và các nước Châu Âu khá là khó để mua được phiên bản Krating Daeng vì nó được sản xuất riêng cho thị trường châu Á.
- Red Bull: Được tạo ra nhằm vào thị trường các nước phát triển và các nước hạn chế đồ uống “vừa tốt vừa hại” kiểu này. Vì thế, phiên bản này thay đổi hàm lượng các chất trong lon để được hợp pháp bán ở các nước có các yêu cầu nghiêm ngặt. Loại này đặc trưng với dạng lon màu xanh dương và bạc.
Sản phẩm bị cho là gây nguy hại đến sức khỏe con người:
- Tháng 4 và tháng 6 năm 2009, tại Đức và Đài Loan, người ta cấm lưu hành Red Bull vì họ phát hiện dòng sản phẩm này chứa một lượng cocaine gây nguy hại đến sức khỏe con người.
- Hơn hết, phần lớn những lon Red Bull đều có chứa một lượng cafein tương đối và chất caffeine nhiễm độc này có thể gây ra những tình huống xấu nhất đối với sức khỏe của bạn. Mặc dù caffeine tăng độ tỉnh táo và giảm cơn buồn ngủ nhưng, cafein cũng có tác động khác: nó có thể tăng nhịp tim và làm bạn cảm thấy kích động hoặc lo lắng, tim đập nhanh hơn hoặc thậm chí là tử vong nếu tiêu thụ quá nhiều Red Bull.
- Một minh chứng cho việc tiêu thụ quá nhiều lượng cafein dẫn đến tử vong là trường hợp của Choloe Leach (sinh viên 21 tuổi) đã chết tại chỗ dưới sàn nhà sau khi uống 4 lon Red Bull và các đồ uống có chứa cafein. Nguyên nhân cái chết của cô là do bị bệnh tim nhưng cô tiêu thụ quá nhiều lượng cafein.
- Tại Thụy Điển, Red Bull đã được điều tra về cái chết của ba người trẻ tuổi được cho là đã tiêu thụ thức uống này. Một trong số họ uống vài lon Red Bull sau khi tập luyện chăm chỉ và đã chết vì suy thận. Mặc dù không có bằng chứng kết luận, các nhà khoa học có những nghi ngờ rằng uống nhiều Red Bull có thể gây hại cho thận.
- Thực tế, tác dụng của các chất kích thích tăng cường calo nhanh chóng trong nước tăng lực khiến các cơ quan nội tạng phải làm việc với cường độ và hiệu suất cực cao. Nhất là thận và hệ thống tim mạch. Để có thể xử lý hết các chất có trong nước tăng lực khi đưa vào cơ thể, thận phải làm việc hết công suất với áp lực lớn. Chính điều này dễ khiến các cơ quan nội tạng rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy kiệt.
- Một lon Red Bull có thể khiến cho nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ tăng lên khá nhiều. Một nghiên cứu của Úc đã phát hiện ra rằng Red Bull làm cho máu vón cục lại với nhau làm cản trở sự lưu thông cũng như khiến chúng trở nên bất thường như các hệ thống máu của bệnh nhân bị bệnh tim mạch.
- Hầu hết các loại nước tăng lực… đều chứa khá nhiều lượng đường nhân tạo cũng như chứa nhiều chất có hại và khi được thu nạp vào cơ thể thì lượng đường này sẽ tích tụ, tạo thành lượng mỡ thừa cứng đầu và khó tiêu diệt. Từ đó, thân hình mi nhon, thon gọn ngày nào của bạn sẽ được thay thế bằng thân hình phì nhiêu, béo phì và đầy các ngấn mỡ.
- Trước đó, Lena Lupari, một bà mẹ 3 con, 26 tuổi, sống tại Newtownabbey, quận Antrim, phía bắc Ireland bị chứng tăng huyết áp nội sọ vô căn (IIH), và hậu quả là cô đang bị thừa cân, và bị mù do chứng nghiện nước tăng lực Red Bull. Sau một thời gian dài uống bò húc, cô đã tăng lên 165kg và bị lệ thuộc vào loại nước này.
- Trong Red Bull có chứa hàm lượng natri cao. Chúng không những gia tăng các chất gây hại cần đào thải ra ngoài mà còn khiến cơ thể chậm hấp thu nước dẫn tới nguy cơ huyết áp cao, bệnh tim, đột quỵ. Do đó nếu những người có tiền sử bị những bệnh này mà uống thêm loại nước này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Sử dụng Red Bull như một thức uống giải khát liên tục có thể dẫn đến sự rút nước cực nhanh trong cơ thể dẫn đến các dấu hiệu lờ đờ và cảm thấy mệt mỏi. Bởi vậy, khi uống Red Bull, chúng ta cần bổ sung lượng nước nhiều hơn.
- Theo một nghiên cứu tại Đại học Northern Kentucky, pha Red Bull với rượu có thể dẫn đến những hành vi bốc đồng. Bên cạnh đó, một số ca nhập viện và thậm chí tử vong của các sinh viên đại học khi uống hỗn hợp này gần như đã đến một lệnh cấm pha trộn hai thức uống trên.
- Khi uống nhiều nước tăng lực bò húc lúc tập luyện thể thao sẽ gây ra những phản ứng phụ nặng hơn, bao gồm rối loạn nhịp tim, hư thận cũng như chứng co thắt đột phát hay động kinh. Đồ uống này còn làm tăng huyết áp, căng cơ bắp và về lâu dài làm mất nước trong cơ thể. Vì vậy, bạn sẽ dễ bị đuối nhanh hơn khi dùng nước tăng lực thay cho nước lọc.
- Sau khi uống Red Bull 8 lon trong 5 giờ, một người đàn ông đua mô tô đã bị ngã quỵ. Tim anh ta đã ngừng đập và sau khi được khử rung tim anh mới tỉnh lại. Một người Mỹ, thường xuyên uống bốn Red Bulls mỗi ngày thay ăn cũng đã chết vì bệnh tim.
- Thống kê năm 2015 cho thấy, trong 10 năm, Trung tâm An toàn thực phẩm CAERS đã nhận được hơn 140 đơn khiếu nại về những tác dụng phụ chết người do uống nước tăng lực. Một số nạn nhân này phải nhập viện và đã có trường hợp tử vong. Đã có những trường hợp gục chết tại quầy bar vì uống nhiều rượu pha với nước tăng lực, có vận động viên chết trên sân vận động do tham lam tu một mạch ba bốn lon nước “khỏe” này.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của IKEA
4. Opportunities (Cơ hội) của Redbull
Phân tích mô hình SWOT của Redbull tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Redbull.
Tiềm năng thị trường giải khát:
- Với nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ cao trong khu vực (trung bình từ 6-8%/năm), Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho việc khởi nghiệp nước giải khát.
- Tại Việt Nam, ngành nước giải khát có những con số tăng trưởng đáng kinh ngạc. Bình quân người Việt tiêu thụ các mặt hàng nước giải khát tới hơn 23 lít/người/năm. Các doanh nghiệp nước giải khát giữ 85% tỷ lệ sản xuất của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.
- Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam dự báo ngành đồ uống sẽ duy trì mức tăng 7% hàng năm. Trong khi đó, mức tăng trung bình của các nước như: Pháp, Nhật Bản chỉ kỳ vọng đạt 2% mỗi năm.
- Qua việc nghiên cứu thị trường về nước giải khát có thể thấy mảng kinh doanh này đang rất tiềm năng. Đây là thời điểm thích hợp để thúc đẩy sản xuất và kinh doanh nước giải khát. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước giải khát nhưng các loại nước giải khát được ưa chuộng nhất là: Nước khoáng có ga và không ga, nước tinh khiết, nước ngọt, nước tăng lực, trà pha sẵn uống liền, nước hoa quả,…
Tiềm năng thị trường nước tăng lực:
- Theo báo cáo của Business Wire, thị trường đồ uống bổ sung năng lượng toàn cầu được định giá là 56,67 tỷ USD vào năm 2026. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm dự kiến đạt hơn 7,24% trong giai đoạn 2021-2026.
- Theo nghiên cứu thị trường nước giải khát, tốc độ phát triển nhanh chóng của nước tăng lực là do sự bùng nổ dân số toàn cầu và mức thu nhập bình quân đầu người. Đồng thời, sự ảnh hưởng của đại dịch 2 năm vừa qua đã đốc thúc người tiêu dùng chú ý hơn về sức khỏe hơn cả. Chính vì vậy, các sản phẩm ngành công nghiệp này luôn nằm trong tầm ngắm, với mục đích cung cấp tăng lực tức thời cũng như xoa dịu tâm lý, nâng cao thể chất.
- Ngoài ra, thói quen duy trì những hoạt động thể thao cũng là lý do đẩy mạnh sự tiêu thụ của các loại nước tăng lực. Những người thuộc lứa tuổi trưởng thành, đặc biệt là các vận động viên, là nhóm khách hàng tiêu thụ chính các loại đồ uống bổ sung năng lượng. Theo thống kê của Research and Markets, phân khúc khách hàng trưởng thành chiếm 56,39% năm 2020 trên thị trường nước tăng lực toàn cầu.
Thương mại điện tử phát triển:
- Khi mua sắm online qua tin nhắn mạng xã hội trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng trong và sau đại dịch, tin nhắn trao đổi khi mua hàng (kinh doanh hội thoại) đang trở thành phương thức chính để người dùng tiếp cận, tìm hiểu thông tin, trải nghiệm các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thương hiệu. Thay vì gọi điện hoặc gửi email, khách hàng có xu hướng nhắn tin và mong nhận được phản hồi nhanh chóng.
- Đây là nhu cầu mới của người tiêu dùng; đồng thời là xu hướng mang tới nhiều cơ hội cho doanh nghiệp mọi quy mô để kết nối phát triển kinh doanh online. Thống kê mỗi tuần có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu kết nối với doanh nghiệp qua các dịch vụ nhắn tin của Meta. Việc sử dụng tin nhắn hậu đại dịch tăng 40%.
- Một khảo sát 6.500 người tiêu dùng tại Việt Nam, Australia, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines và Đài Loan (Trung Quốc) về kinh doanh hội thoại vừa được Meta kết hợp với Boston Consulting Group thực hiện đã cho thấy rõ những xu hướng này của người dùng và doanh nghiệp khu vực châu Á- Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Với nhận định, kinh doanh hội thoại tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau đại dịch, báo cáo cho biết, Việt Nam có tỷ lệ sử dụng tin nhắn kinh doanh hội thoại cao nhất trong số các thị trường được khảo sát.
- Theo đó, có tới 73% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng tin nhắn hội thoại để tiếp cận doanh nghiệp. Hậu đại dịch, gần hai phần năm người tiêu dùng Việt Nam trò chuyện với doanh nghiệp thường xuyên hơn. Có tới 39% người được khảo sát đã tăng tần suất sử dụng tin nhắn hội thoại sau đại dịch Covid- 19.
- Việc nhắn tin mua hàng hiện đang trở thành một phần của hành vi tiêu dùng thông thường. Khảo sát cho biết, ít nhất có 1 trong 3 người tiêu dùng Việt Nam trò chuyện với doanh nghiệp mỗi tuần một lần. Hành vi nhắn tin, kinh doanh hội thoại phổ biến ở tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt là Millennials và GenZ.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Haidilao
5. Threats (Thách thức) của Redbull
Phân tích mô hình SWOT của Redbull cuối cùng là Threats (Thách thức) của Redbull.
Cạnh tranh thị trường giải khát nói chung:
- Với quy mô thị trường lên tới 2 tỷ USD/năm (tương đương 50.000 tỷ đồng/năm), mức tăng trưởng 5-6%, thị trường nước giải khát Việt Nam lâu nay vẫn được đánh giá là miếng bánh ngon cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Năm 2001, thông qua hoạt động thâu tóm doanh nghiệp Việt, Coca Cola đã trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tương tự năm 2002 Pepsi Việt Nam cũng mua lại toàn bộ cổ phần của Liên doanh nước giải khát quốc tế (IBC). Thông qua hoạt động thâu tóm doanh nghiệp Việt tham gia liên doanh, hiện sản phẩm của Coca Cola chiếm lĩnh trên 41% thị phần, PepsiCo chiếm 22,7%.
- Thống kê của ngành Công thương có thấy, hiện có hơn 1.800 doanh nghiệp(DN) hoạt động trong lĩnh vực nước giải khát và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên. Các mặt hàng giải khát cũng rất phong phú từ nước tinh khiết, nước giải khát có gas, nước hoa quả, trà/cafe uống liền, nước tăng lực… Theo Hiệp hội Bia rượu – Nước giải khát Việt Nam, bình quân một người Việt tiêu thụ trên 23 lít nước giải khát mỗi năm và tiếp tục tăng trong những năm tới.
- Trong khoảng gần 2 thập kỷ qua, thị trường nước giải khát Việt luôn xuất hiện những cuộc đua tranh quyết liệt giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nếu doanh nghiệp ngoại thắng thế thế tuyệt đối trong mảng nước giải khát có gas, thì doanh nghiệp nội bằng việc tìm ra ngách sản phẩm nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên, có lợi cho sức khỏe.
- Theo một số liệu từ vtown.vn thì nước ngọt có ga chiếm tới 23,74% thị phần nước giải khát Việt Nam. Thế nhưng, đây dường như chưa phải là mặt hàng chiếm ưu thế, khi mà Trà mới là mặt hàng được ưu ái trong nước, chiếm đến 36,97% thị phần. Có thể thấy rõ lý do tại sao, Việt Nam là một quốc gia Á Đông và trà là thức uống truyền thống có từ rất lâu đời đã ăn sâu vào tâm trí của người Việt. Nước tăng lực chiếm vị trí ngay sau với 18,28%, nước ép hoa quả là 10,91% và nước khoáng là 5,45%.
- Có thể thấy với một thị trường nước giải khát gần 2000 cơ sở sản xuất nước giải khát, cùng với đó là mức tăng trưởng ấn tượng qua từng năm ở lĩnh vực nước giải khát. Thì có thể thấy được, các thương hiệu đang có rất nhiều cơ hội để phát triển, đặc biệt khi xu hướng hiện nay không tập trung quá vào thương hiệu, đây là mấu chốt để rất nhiều cái tên mới nổi lên, đôi khi là vượt mặt các tên tuổi có thâm niên khác.
- Chỉ cần một cú sảy chân nho nhỏ là có thể đánh sập uy tín thương hiệu đã mất nhiều năm gây dựng. Hãy thử nhìn vào trường hợp của Tân Hiệp Phát với sự kiện có ruồi trong sản phẩm, bắt nguồn từ một bài đăng trên Facebook, nó đã làm cho thương hiệu này lao đao trong một thời gian dài. Đến tận 2018, hãng mới có thể lấy lại danh tiếng như trước và giải quyết khủng hoảng một cách ổn thỏa.
- Do người tiêu dùng muốn có những dòng sản phẩm mới những khẩu vị lạ ngon hơn,những sự kết hợp đặc biệt tạo nên một loại thức uống mới. Vì vậy sự cạnh tranh càng tăng cao nên mới đây chẳng hạn, Tân Hiệp Phát đã cho ra loại nước tăng lực number 1 cola. PepsiCo thì tung ra loại nước uống sữa chua mà người ta gọi là sữa chua uống, từ cam thật nguyên chất.
- Những nhãn hàng thương hiệu khác lại cho ra thêm nước uống từ các loại cây nha đam, việt quất, nước yến…. Còn nữa, các hình thức kinh doanh nước hoa quả rau củ, nước ép, sâm, sữa làm tại nhà (handmade), các cơ sở nhỏ cùng hộ gia đình sản xuất cũng ngày càng nhiều nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Cạnh tranh thị trường nước tăng lực:
- Các thử nghiệm nước giải khát tăng lực xuất hiện lần đầu tại Châu Á và Châu Âu vào những năm 1960. Tuy nhiên, thị trường nước tăng lực chỉ thật sự bùng nổ sau sự ra đời của Red Bull tại Áo năm 1987 và tại Mỹ năm 1997.
- Dựa theo cách sản xuất và thành phần nguyên liệu, thị trường nước tăng lực toàn cầu có thể chia thành thức uống hữu cơ và không hữu cơ. Trong đó, phân khúc nước tăng lực không hữu cơ chiếm phần lớn thị phần với 72,57% năm 2020 (Businesswire). Điều này chủ yếu là do mức độ thâm nhập thị trường ban đầu cao.
- Tuy nhiên, các sản phẩm nước tăng lực hữu cơ với hương vị đa dạng từ thực vật sẽ sớm tăng trưởng nhanh chóng vì các lợi ích với sức khỏe đối với người dùng. Red Bull GmbH, PepsiCo, Monster Beverage Corporation, Nestle S.A., The Coca Cola Company,… là những công ty, tập đoàn lớn đang chiếm đại đa số thị phần trên thị trường nước tăng lực toàn cầu.
- Trong khi đó, thị trường nước tăng lực Việt Nam cũng chứng kiến sự góp mặt của những ông lớn nội địa bên cạnh các thương hiệu ngoại đình đám. Năm 2020, mảng kinh doanh đồ uống của Masan đạt doanh thu là 161,7 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, với sự đóng góp lớn từ các sản phẩm đồ uống bổ sung năng lượng.
- Trong đó, riêng sản phẩm nước tăng lực vị cà phê WakeUp 247 đạt doanh thu 87 triệu USD và chiếm 10% thị phần nước tăng lực. Các sản phẩm khác như nước tăng lực Compact Cherry có doanh thu tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xu hướng tiêu dùng lành mạnh:
- NielsenIQ Việt Nam, cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có yếu tố sức khỏe tăng vượt trội. Trong đó, người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn những yếu tố tác động đến cuộc sống của họ.
- Khảo sát của Nielsen cũng chỉ ra rằng, người tiêu dùng tìm kiếm nhóm sản phẩm lành mạnh hơn để ngăn ngừa những vấn đề về sức khỏe; trong đó, có 39% người tiêu dùng khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APAC) đã mua sản phẩm có yếu tố lành mạnh trong 2 năm qua, 32% sản phẩm lành mạnh có ghi nhãn, 29% sản phẩm có tính thư giãn; 26% sản phẩm có chế độ dinh dưỡng đặc biệt…
- Hiện nay, Việt Nam đang từng bước thay đổi và hướng đế thói quen sống xanh, sạch và lành mạnh hơn. Điển hình, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đẩy mạnh sử dụng nhựa tái chế, nguyên liệu bao bì tái chế, thay đổi hướng đến bền vững…
- Cuộc khảo sát 27.000 người tiêu dùng tại 27 thị trường do GlobeScan thực hiện với sự ủy quyền của Visa cho biết, có 47% người Việt Nam được hỏi đã lựa chọn công ty có trách nhiệm với xã hội trong năm qua, so với mức trung bình thế giới là 33%.
- Họ cũng tích cực tìm kiếm thông tin về các lối sống lành mạnh, thân thiện với môi trường nhiều hơn các nước khác. 82% cho biết đã tìm kiếm thông tin liên quan đến lối sống lành mạnh so với trung bình trên thế giới là 56%. Cùng với đó, 81% đã tìm kiếm thông tin về lối sống thân thiện với môi trường trong năm qua, trong khi trung bình trên thế giới là 47%.
- Không chỉ tìm kiếm, họ đang dần chủ động hơn trong việc trải nghiệm một lối sống lành mạnh và bền vững. 90% người được khảo sát cho biết đã có những thay đổi hướng đến lối sống thân thiện hơn với môi trường trong năm qua. Trong khi đó, 87% đã thay đổi lối sống để khỏe mạnh hơn và 84% đang cố gắng giúp đỡ người xung quanh nhiều hơn.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Hòa Phát
Brade Mar