Chiến dịch quảng cáo của Grab

Các chiến dịch quảng cáo của Grab nổi bật bao gồm Mai đi GrabBike; Đừng bỏ bữa; Ăn Grab Trả Vàng; Grab đi, ngại gì; Có thực mới vượt được ‘Cô Vy’; Chúc mừng ngày của Cha; Grab 7 Năm – Thở nhịp Việt Nam; Tết xa mặt vẫn có cách tỏ lòng.

Chiến dịch quảng cáo của Grab
Chiến dịch quảng cáo của Grab

1. Giới thiệu về Grab

Grab (trước đây gọi là GrabTaxi) là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Campuchia.

Ứng dụng GrabTaxi ấn định các trạm hoạt động gần đó bằng taxi thông qua hệ thống chia sẻ vị trí. Mỗi khi công ty nhập vào một thị trường mới, họ sẽ mua điện thoại thông minh cho các trình điều khiển ở các quốc gia mà họ hoạt động và người lái xe sẽ trả lại qua các khoản thanh toán hàng ngày cho điện thoại. Công ty kiếm tiền bằng cách cắt giảm phí đặt phòng.

Mặc dù một số công ty taxi đã cố gắng ngăn các trình điều khiển của họ sử dụng ứng dụng, Grab đã quyết định liên hệ trực tiếp với lái xe taxi bằng cách ký chúng vào sân bay, trung tâm mua sắm, hàng đợi taxi và kho. Công ty cũng giáo dục lái xe taxi sử dụng điện thoại thông minh và ứng dụng di động của họ. Ngoài các thành phố lớn, Grab cũng cố gắng xâm nhập thị trường của các thành phố nhỏ hơn.

Tại Philippines, GrabCar đã được hợp pháp hóa sau khi được công nhận là Công ty Mạng Giao thông vận tải (TNC) do Uỷ ban Điều tiết và Nhượng quyền Thương mại về Đất đai (LTFRB) công nhận năm 2015. Năm sau, Malaysia đã thông qua kế hoạch hợp thức hóa các dịch vụ Grab và Uber, cũng như để chuyển đổi ngành công nghiệp xe taxi của họ. Vào ngày 4 tháng 4 năm 2017, chính phủ Malaysia đã sửa đổi các luật vận tải hiện hành nhằm điều chỉnh các dịch vụ vận tải và bảo vệ người lái xe khỏi quấy rối.

Thông qua việc sửa đổi, các loại xe Grab và Uber sẽ được phân loại là các loại xe dịch vụ công cộng như là một phần của việc di chuyển để hợp pháp hoá cả hai dịch vụ trong nỗ lực chuyển đổi các dịch vụ vận tải công cộng của nước này.

Các sửa đổi đã được Quốc hội Malaysia thông qua vào ngày 28 tháng 7 năm 2017, điều này trực tiếp hợp pháp hoá cả hai dịch vụ để hoạt động hợp pháp trong nước. Tại Singapore, các luật tương tự để hợp thức hoá dịch vụ đã được thông qua vào tháng 2 năm 2017. Từ khi thành lập, GrabTaxi đã nhận được đa số phiếu bầu trong một cuộc thăm dò trực tuyến do Straits Times của Singapore tiến hành như ứng dụng xe taxi được lựa chọn.

Tranh chấp thường xuyên đã xảy ra giữa các lái xe Grab và các nhà khai thác taxi địa phương vì nhiều lái xe taxi đã phàn nàn về sự suy giảm số lượng hành khách và thu nhập của họ kể từ khi Grab và đối thủ cạnh tranh của Uber bắt đầu giành được chỗ đứng trong khu vực của họ. Cho đến tháng 12 năm 2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã xảy ra khoảng 65 vụ tấn công đối với lái xe GrabBike của các lái xe taxi địa phương.

Nhiều vụ bạo lực đã xảy ra giữa hai tay lái Grab và taxi tại hai thành phố lớn của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam với 47 vụ tấn công khác được ghi lại vào năm 2017. Các tài xế GrabCar tại Kuala Lumpur, Malaysia cũng đang phải đối mặt với sự quấy rối từ các lái xe taxi địa phương đến điểm mà ngay cả những người vô tội cũng bị nhắm mục tiêu.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Grab

Grab là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á
Grab là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á

2. Các chiến dịch quảng cáo của Grab

Các chiến dịch quảng cáo của Grab nổi bật bao gồm Mai đi GrabBike; Đừng bỏ bữa; Ăn Grab Trả Vàng; Grab đi, ngại gì; Có thực mới vượt được ‘Cô Vy’; Ngồi mát Grab giao; Chúc mừng ngày của Cha; Grab 7 Năm – Thở nhịp Việt Nam; Tết xa mặt vẫn có cách tỏ lòng.

2.1 Mai đi GrabBike

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Năm 2017, Mai đi GrabBike là chiến dịch của Grab tung ra nhằm khuyến khích trước là phái đẹp sau là mọi phái sử dụng GrabBike như một phương tiện di chuyển chính để giải quyết những tình huống khó đỡ thường ngày.

Mai đi GrabBike, nó không còn dừng lại là một câu tường thuật “Có một cô Mai thường ngày đi GrabBike“; hay câu khẳng định: “Có một cô Trang ngày mai sẽ chọn GrabBike” mà nó đã trở thành câu kêu gọi hành động (CTA – Call to Action) nhẹ nhàng và tinh tế từ nhãn hàng: “Ê! Mai xài tui nha!“. Bạn hãy thử đọc lại nó bằng giọng điệu cảm thán mà xem, tầng nghĩa thứ 2 sẽ hiện ra như một lời cầu khiến: “Hãy đưa tôi ra khỏi những phiền toái này!” – Làm dịch vụ, cốt là để người ta sống-suôn-sẻ và hạnh phúc hơn thôi mà.

Chiến dịch quảng cáo của Grab “Mai đi GrabBike”:

 

2.2 Đừng bỏ bữa

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Năm 2019, GrabFood đã tung video “Đừng bỏ bữa” như một lời dặn dò nhẹ nhàng nhưng thật ấm lòng về giá trị và ý nghĩa của những bữa ăn – cũng là lời hứa chăm sóc khách hàng tận tình của thương hiệu này.

Đối với những người con xa nhà, điều nhớ nhất là bữa cơm hằng ngày của mẹ. Đối với những người bận rộn, cuộc sống và guồng quay công việc khiến họ tận hưởng những bữa ăn một cách chóng vánh. Hay đối với những người đang mải miết mưu sinh, bữa ăn tạm bợ qua ngày cũng đã là một niềm vui không gì có thể đong đếm.

Nhận thức được bữa ăn luôn là điều quan trọng nhất trong ngày, GrabFood nỗ lực không chỉ mang đến cho mọi người những bữa ăn đúng nghĩa mà quan trọng luôn đúng lúc, để không phải ai phải “bỏ bữa” cả. Điều này cũng làm cho người xem cảm động làm sao bởi nó gợi nhớ đến những lúc chúng ta được quan tâm bởi những người thân, như cái cách người mẹ của anh shipper dặn dò: “Làm gì làm đừng bỏ bữa!”.

Bây giờ, anh làm công việc này để giúp người khác không bỏ bữa. Lời thú nhận của anh chàng shipper ngay đầu video khiến nhiều người phải bật cười vì sao mà dễ thương, sao mà tấm lòng giản dị, chân thật đến vậy!

Chiến dịch quảng cáo của Grab _Đừng bỏ bữa
Chiến dịch quảng cáo của Grab “Đừng bỏ bữa”

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Đối với anh shipper, mỗi món ăn là một câu chuyện. Anh đi làm nhưng hiểu hơn về nhiều giá trị cuộc sống xung quanh mình. Mạch phim đi nhẹ nhàng như thuật lại hành trình của GrabFood một ngày rong ruổi khắp ngõ phố Sài Gòn mang từng bữa cơm đến cho mọi người.

Thông điệp mà GrabFood trao gửi qua đoạn video clip đủ làm ấm lòng biết bao người. Nói không ngoa, GrabFood chính là hiện thân của một người ân cần chăm sóc, giúp mang đến những bữa cơm ngon lành đến cho những người đang bận rộn với guồng quay cuộc sống tấp nập.

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Ra đời từ năm 2012, sau 6 năm hoạt động, Grab ngày càng lớn mạnh và hiện trở thành “gã khổng lồ của Đông Nam Á” khi tập trung phát triển ứng dụng cung cấp dịch vụ vận chuyển và đi lại. Sau nền móng mà GrabBike đã xây dựng vững vàng trên thị trường Việt Nam, tháng 5/2018, Grab chính thức ra mắt GrabFood tại TP.HCM – chính thức cạnh tranh cùng các nền tảng giao đồ ăn nhanh khác.

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Với uy tín đã dựng xây vô cùng chắc chắn, chỉ trong một thời gian ngắn, GrabFood nhanh chóng phát triển và trở thành một trong những ứng dụng “Top of minds” đối với những ai có nhu cầu đặt đồ ăn. Video “Làm gì làm, đừng bỏ bữa!” chính là bước đi đầu tiên GrabFood để mang thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng.

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Credits:

  • Client: GRABFOOD
  • Agency: NOMADES
  • Production House: HAPPY HOUR STUDIO
  • Creative Director: Nguyễn Thiên Ngân
  • Planner: Phan Ngọc Lệ Minh
  • Director: Nhu Đặng

Chiến dịch quảng cáo của Grab “Đừng bỏ bữa”:

 

2.3 Grab đi, ngại gì

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Chiến dịch được tung ra vào năm 2019 với thông điệp: “Cuộc sống vẫn còn rất nhiều thách thức. Đó là lý do Grab kết nối hàng triệu người mỗi ngày, để cùng nhau, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại và tiến về tương lai phía trước.”

Chiến dịch quảng cáo của Grab “Grab đi, ngại gì”:

 

2.4 Có thực mới vượt được ‘Cô Vy’

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Ra mắt vào năm 2020, trong thời điểm cao trào toàn dân chống đại dịch, “Có thực mới vượt được Cô Vy” là lời cảm ơn chân thành đến các tài xế Grab đang miệt mài trên những cuốc xe để giúp mọi người thực hiện đúng khẩu hiệu “Ở yên trong nhà là yêu nước”. Đồng thời, chân dung người tốt việc tốt cũng được GrabFood khắc họa rõ nét trong đoạn video chưa đầy bốn phút.

Để trở thành “người hùng”, đôi khi bạn không cần phải làm những điều vĩ đại. Bước vào giai đoạn toàn dân thực hiện giãn cách xã hội, việc đi lại khó khăn hơn bao giờ hết nhưng những nhu cầu ăn uống, tiêu dùng hàng ngày thì vẫn còn đó. Không ai khác, “người hùng” với cái tên giản dị – anh shipper vẫn rong ruổi trên mọi nẻo đường, giao những đơn hàng thiết yếu để đảm bảo mọi người được ở trong nhà.

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Đường phố Sài Gòn dạo này vắng hoe. Mọi người dường như vẫn đang trong kỳ nghỉ mùa xuân dài bất tận này. Tuy nỗi lo cơm áo gạo tiền vẫn khắc khoải trong tâm trí mỗi người vì công việc bị trì trệ quá lâu, nhưng an toàn sức khoẻ vẫn được ưu tiên hàng đầu.

Thấu hiểu những băn khoăn đó, đội ngũ tài xế của Grab vẫn chấp nhận rủi ro cho bản thân để trao tận tay đến khách hàng những bữa ăn, những nhu yếu phẩm hàng ngày. Cái nắng Sài Gòn dù gay gắt cũng không thể ngăn vòng xe lăn bánh.

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Credits:

  • Client: GrabFood
  • Creative Agency: Nomades
  • Creative Director: Nguyễn Thiên Ngân
  • Account: Thương Lê, Nhi Phan
  • Production House: Little Red Ants Saigon
  • Director: Sam Kang Li
  • Executive Producer: Cecilia Ang

Chiến dịch quảng cáo của Grab “Có thực mới vượt được Cô Vy”:

 

2.5 Ăn Grab Trả Vàng

Chiến dịch quảng cáo của Grab – “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang – Chứ chim không rảnh trả vàng đâu nhen!”. Tưởng quen mà lạ, tưởng cũ mà mới với chiếc TVC gây nghiện của Grab vào năm 2021.

Bạn có ngờ được rằng chú chim từ câu chuyện “Ăn khế trả vàng” bước ra thế giới hiện đại lại có câu nói khiến bạn cười xỉu như vậy chưa? Bên cạnh đó, sự tham gia của diễn viên hài Huỳnh Lập cũng chính là bảo chứng cho độ mặn mòi cho chiếc TVC trong chiến dịch lần này của nhà Grab. Đây cũng chính là yếu tố khiến bạn nấn ná vài giây để xem khi quảng cáo xuất hiện nữa đấy.

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Thông điệp chiến dịch được truyền tải vô cùng súc tích qua đoạn “rap freestyle” có phần ám ảnh nhưng vô cùng bắt tai khiến bạn muốn quên cũng khó. Thêm vào đó, các câu chuyện cổ tích được lồng ghép vô cùng khéo léo vào đoạn TVC tạo nên sự gần gũi, dí dỏm xứng đáng điểm 10 cho sự sáng tạo.

Chiến dịch quảng cáo của Grab “Ăn Grab Trả Vàng”:

 

2.6 Chúc mừng ngày của Cha

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Chiến dịch tung ra vào năm 2021 với thông điệp: “Vào ngày của Cha năm nay, chúng tôi muốn gửi lời tri ân đến GrabDad – những người cha đang là Đối tác của Grab.”

“Dù là con ruột đó là đứa con ruột thịt, một cửa hàng do mình “sinh ra”,khai sinh cho một cửa hàng mới hay chăm chút những “đứa con” bốn chân, chính tình yêu thương dành cho những “thiên thần” nhỏ của mình đã làm nên những GrabDad.”

Chiến dịch quảng cáo của Grab “Chúc mừng ngày của Cha”:

 

2.7 Grab 7 Năm – Thở nhịp Việt Nam

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Với tâm thế phấn khởi và tự hào, tháng 5/2021, chiến dịch “Grab 7 năm – Thở nhịp Việt Nam” đã được thực hiện để kỷ niệm 7 năm mang công nghệ chuyển mình cùng Việt Nam. Chiến dịch nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng từ khán giả. Cùng điểm qua những kết quả nổi bật mà chiến dịch “Grab 7 Năm – Thở nhịp Việt Nam” đã gặt hái sau 3 tháng phát động:

  • Gần 4 triệu lượt xem phim ngắn “Grab 7 Năm – Thở nhịp Việt Nam” trên Youtube
  • 73 triệu lượt tiếp cận (Impression) trên Facebook
  • Gần 700.000 lượt tương tác trên mạng xã hội và người có tầm ảnh hưởng

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Trong video, Grab khéo léo lồng ghép những cột mốc quan trọng trong hành trình hoàn thiện hệ sinh thái siêu ứng dụng:

  • Tháng 11/2014: Ra mắt GrabBike – Dịch vụ đặt xe máy
  • Tháng 6/2015: Ra mắt GrabExpress – Dịch vụ giao nhận hàng hoá
  • Tháng 3/2016: Ra mắt GrabCar – Dịch vụ đặt xe ô tô
  • Tháng 6/2018: Ra mắt GrabFood – Dịch vụ giao nhận thức ăn
  • Tháng 10/2018: Hợp tác cùng Ví điện tử Moca, mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên ứng dụng Grab

Theo dòng chảy của thời gian, sau 7 năm có mặt tại Việt nam, Grab đã trở thành một phần trong cuộc sống của người Việt. Không chỉ các bạn trẻ yêu công nghệ mà những người lớn tuổi cũng bắt đầu quen thuộc với Grab.

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Không lựa chọn một gương mặt đại diện hay nghệ sĩ nổi tiếng tham gia vào chiến dịch lần này, ekip Grab nhận thấy rằng mỗi người dùng hàng ngày sử dụng dịch vụ của Grab, các đối tác tài xế, các tiểu thương chợ truyền thống, hay nói cách khác là các đối tượng tham gia vào hệ sinh thái của Grab chính là “KOL” sáng giá nhất của chiến dịch.

Thông qua phim ngắn “Grab 7 Năm – Thở nhịp Việt Nam” với nghệ thuật storytelling “chạm” đến trái tim người xem, Grab mong muốn khắc họa những câu chuyện bình dị của những nhân vật rất đỗi đời thường mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng bắt gặp trong nhịp sống tất bật. Đâu đó trong đoạn phim ngắn, bạn cũng có thể bắt gặp câu chuyện của chính mình.

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Hình ảnh của những “người lạ” thành quen qua những cuốc xe, những bữa ăn nóng hổi giao tận cửa nhà kèm lời nhắn “Đừng bỏ bữa”, cho đến những giỏ thực phẩm tươi ngon trong thời kỳ giãn cách,… tất cả đều là những lát cắt từ thực tế cuộc sống muôn màu mà Grab – người bạn đồng hành cùng thị trường Việt suốt những năm qua vẫn luôn thấu hiểu và gắn bó chia sẻ.

Toàn bộ là những câu chuyện với người dùng là trọng tâm, qua đó truyền tải thông điệp về mọi dịch vụ của Grab đều xoay quanh những nhu cầu thực tế của người dùng, giúp người dùng vượt qua những rào cản trong cuộc sống để tất cả cùng tiến lên phía trước.

Chiến dịch quảng cáo của Grab “Grab 7 Năm – Thở nhịp Việt Nam”:

 

2.8 Tết xa mặt vẫn có cách tỏ lòng

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Chiến dịch “Tết xa mặt vẫn có cách tỏ lòng” là cầu nối trao yêu gửi thương cho những người xa nhà, vì dịch bệnh mà không thể về nhà đoàn viên cùng gia đình trong dịp Tết 2022.

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Chiến lược:

  • Ra mắt thước phim “Tết xa mặt vẫn có cách tỏ lòng”, thay vì nói về cảnh sum họp dịp Tết, thước phim tiếp cận một khía cạnh khác chân thực khác của những người con, người cháu xa nhà. Qua đó, thước phim truyền tải thông điệp tình yêu thương không nhất thiết phải là sự hiện diện trực tiếp mà có thể “gói ghém và gửi đi” qua những giỏ quà tặng GrabMart.
  • Triển khai tính năng “Tặng quà & đặt món khác thành phố” trên ứng dụng Grab, cho phép người dùng đặt món ngon hoặc giỏ quà Tết đến người thân ở tỉnh, thành khác.
  • Hợp tác với các đối tác cửa hàng GrabMart và đối tác thương nhận nhằm ra mắt nhiều sản phẩm quà Tết đa dạng, thiết thực cho người dùng.

Chiến dịch quảng cáo của Grab – Kết quả:

  • Thước phim được xem nhiều nhất trong số tất cả các video GrabMart trong 2 năm gần đây.
  • Tổng số đơn hàng GrabMart tăng đáng kể, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng doanh thu của công ty.

Chiến dịch quảng cáo của Grab “Tết xa mặt vẫn có cách tỏ lòng”:

 

3. Danh sách chiến dịch quảng cáo của Grab

Danh sách các chiến dịch quảng cáo của Grab: XEM TẠI ĐÂY

 

Brade Mar

5/5 - (12 bình chọn)

Cong-viec-Marketing