Phân tích mô hình SWOT của Grab

Phân tích mô hình SWOT của Grab, một trong những công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực vận chuyển người và đồ ăn. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Grab.

1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Grab

Grab (trước đây gọi là GrabTaxi) là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Campuchia.

Ứng dụng GrabTaxi ấn định các trạm hoạt động gần đó bằng taxi thông qua hệ thống chia sẻ vị trí. Mỗi khi công ty nhập vào một thị trường mới, họ sẽ mua điện thoại thông minh cho các trình điều khiển ở các quốc gia mà họ hoạt động và người lái xe sẽ trả lại qua các khoản thanh toán hàng ngày cho điện thoại. Công ty kiếm tiền bằng cách cắt giảm phí đặt phòng.

Mặc dù một số công ty taxi đã cố gắng ngăn các trình điều khiển của họ sử dụng ứng dụng, Grab đã quyết định liên hệ trực tiếp với lái xe taxi bằng cách ký chúng vào sân bay, trung tâm mua sắm, hàng đợi taxi và kho. Công ty cũng giáo dục lái xe taxi sử dụng điện thoại thông minh và ứng dụng di động của họ. Ngoài các thành phố lớn, Grab cũng cố gắng xâm nhập thị trường của các thành phố nhỏ hơn.

Tại Philippines, GrabCar đã được hợp pháp hóa sau khi được công nhận là Công ty Mạng Giao thông vận tải (TNC) do Uỷ ban Điều tiết và Nhượng quyền Thương mại về Đất đai (LTFRB) công nhận năm 2015. Năm sau, Malaysia đã thông qua kế hoạch hợp thức hóa các dịch vụ Grab và Uber, cũng như để chuyển đổi ngành công nghiệp xe taxi của họ. Vào ngày 4 tháng 4 năm 2017, chính phủ Malaysia đã sửa đổi các luật vận tải hiện hành nhằm điều chỉnh các dịch vụ vận tải và bảo vệ người lái xe khỏi quấy rối.

Thông qua việc sửa đổi, các loại xe GrabUber sẽ được phân loại là các loại xe dịch vụ công cộng như là một phần của việc di chuyển để hợp pháp hoá cả hai dịch vụ trong nỗ lực chuyển đổi các dịch vụ vận tải công cộng của nước này.

Các sửa đổi đã được Quốc hội Malaysia thông qua vào ngày 28 tháng 7 năm 2017, điều này trực tiếp hợp pháp hoá cả hai dịch vụ để hoạt động hợp pháp trong nước. Tại Singapore, các luật tương tự để hợp thức hoá dịch vụ đã được thông qua vào tháng 2 năm 2017. Từ khi thành lập, GrabTaxi đã nhận được đa số phiếu bầu trong một cuộc thăm dò trực tuyến do Straits Times của Singapore tiến hành như ứng dụng xe taxi được lựa chọn.

Tranh chấp thường xuyên đã xảy ra giữa các lái xe Grab và các nhà khai thác taxi địa phương vì nhiều lái xe taxi đã phàn nàn về sự suy giảm số lượng hành khách và thu nhập của họ kể từ khi Grab và đối thủ cạnh tranh của Uber bắt đầu giành được chỗ đứng trong khu vực của họ. Cho đến tháng 12 năm 2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã xảy ra khoảng 65 vụ tấn công đối với lái xe GrabBike của các lái xe taxi địa phương.

Nhiều vụ bạo lực đã xảy ra giữa hai tay lái Grab và taxi tại hai thành phố lớn của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam với 47 vụ tấn công khác được ghi lại vào năm 2017. Các tài xế GrabCar tại Kuala Lumpur, Malaysia cũng đang phải đối mặt với sự quấy rối từ các lái xe taxi địa phương đến điểm mà ngay cả những người vô tội cũng bị nhắm mục tiêu.

Bạn đã biết tổng quan về Grab. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Grab.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Vinfast

Grab là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á
Grab là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á

2. Strengths (Điểm mạnh) của Grab

Phân tích mô hình SWOT của Grab bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Grab.

Grab thâm nhập vào thị trường Việt Nam vào năm 2014, là công ty tiên phong trong lĩnh vực gọi xe công nghệ:

  • Cuộc “chinh phạt” của những hãng gọi xe trực tuyến như Uber ở các nước châu u và Grab ở các nước châu Á không hề bằng phẳng mà luôn trải qua chông gai khi họ bị kèn cựa, khinh rẻ hay thậm chí là đe dọa từ những taxi, xe ôm truyền thống.
  • Đó là những cuộc bạo động chống Uber diễn ra trên mọi mặt trận, rồi những lời cay nghiệt lên án cho rằng Grab, Uber làm phá vỡ quy hoạch giao thông, gây kẹt xe ở Việt Nam cho đến hàng trăm xe ôm công nghệ bị xe ôm truyền thống hành hung; cho đến công cuộc “cách mạng” cho những tài xế chưa hề tiếp xúc với công nghệ và điện thoại thông minh.
  • Phải mất đến 2 năm thì Grab mới có thể “thu phục” được cánh tài xế, làm thay đổi suy nghĩ và cách nhìn của họ về gọi xe công nghệ. Đúng quả thật không ngoa khi nói rằng, những kẻ tiên phong như Grab đã thực sự mang đến nhiều cơ hội hơn cho những người nhàn rỗi và đem lại thu nhập ổn định trong thời đại người người thiếu việc làm.

Hiện đang là Market Leader với số lượng khách hàng sử dụng và tài xế nhiều nhất trên thị trường (Grab đặt xe chiếm 73% thị phần Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019, theo ABI):

  • Theo kết quả nghiên cứu của ABI Research, 6 tháng đầu năm, đã có 200 triệu chuyến xe hoàn thành thông qua các ứng dụng tại Việt Nam. Trong số này, Grab áp đảo với 146 triệu cuốc xe, tương đương 73% thị phần.
  • Xếp thứ hai là Be, doanh nghiệp nội vừa mới tham gia thị trường từ tháng 12/2018. Thống kê của ABI cho thấy Be hoàn tất 31 triệu cuốc xe trong 6 tháng, giành được 16% thị phần.
  • Gojek tại thị trường Việt Nam, chỉ xếp thứ ba với 21 triệu chuyến xe hoàn thành, tương ứng 10% thị phần. 1% còn lại thuộc về FastGo và các ứng dụng khác.

Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường nhanh:

  • Đặc điểm thị trường Việt Nam có quy mô lớn với gần 92 triệu người. Khi đó, Grab là cái tên hoàn toàn xa lạ với thị trường Việt Nam bởi khi đó, mới chỉ xuất hiện hãng taxi trên thiết bị di động Uber. Thời điểm đó, các ứng dụng công nghệ bắt đầu được người Việt Nam quen sử dụng hơn do sự phát triển nhanh chóng của Internet và bùng nổ smartphone vừa là thời gian thích hợp để không chỉ Grab mà có thể sẽ có những hãng taxi công nghệ khác vào Việt Nam.
  • Với điều kiện áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường đó, Grab lựa chọn chiến lược thâm nhập nhanh – là chiến lược thâm nhập thị trường trong thời gian ngắn, doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường ngay từ đầu với mức giá thấp nhưng vẫn đầu tư nhiều cho các hoạt động quảng bá.
  • Có thể nói đây là chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế phù hợp nhất cho Grab bởi thị trường Việt Nam rất nhạy cảm về giá, dịch vụ xe ôm/taxi không có sự khác biệt giữa xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ nên khách hàng sẽ chọn bên cung cấp cho họ ưu đãi về giá cả.
  • Đe dọa của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn lớn sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam cũng đã đặt áp lực để Grab đặt mục tiêu thâm nhập thị trường Việt một cách nhanh chóng.

 

Đưa ra khuyến mại để kích cầu cho thị trường:

  • Trước đây, thói quen sử dụng taxi và xe ôm của người Việt Nam là chỉ khi có việc gấp, không tiện đi xe thì mới sử dụng đến taxi hay xe ôm. Chiến lược của Grab rất rõ ràng, đầu tiên họ tự bỏ tiền ra để chạy các chương trình khuyến mại với giá rất ưu đãi và các mã giảm giá mỗi ngày. Khách hàng đi xe quá rẻ, đi ngắn đi dài đều được, ….dần dần họ quen dần với Grab.
  • Các tài xế có nhiều đơn hàng hơn, mặc dù khách hàng chỉ phải trả ít tiền nhưng bù lại giá tiềm giảm giá sẽ được Grab bù lại cho các tài xế sau khi hoàn thành chuyến đi. Khi lượng bên mua và bên bán đủ lớn cũng như đã quá quen thuộc với việc sử dụng Grab thì Grab đã thay đổi được thói quen của thị trường Việt Nam.
  • Chi phí gia nhập và rút khỏi là bằng không nên nhiều người mua xe ô tô để gia nhập đội ngũ Grab, cùng với rất nhiều người sẵn xe cũng chạy Grab để kiếm thêm. Thị trường đang tiến dần tới vô số người bán cùng với việc dần dần có rất nhiều người mua.
  • Sản phẩm hoàn toàn đồng nhất, cực khó tạo ra sự khác biệt. Bạn đi xe nào cũng vậy cả, tất cả quy hết về một khung giá cố định. Thông tin thì hoàn hảo nhờ việc biết trước quãng đường đi, số tiền tương ứng với quãng đường, loại xe, biển số xe,…. Tránh được việc người lái taxi có thể đi lòng vòng kiếm thêm. Hơn nữa, với tính năng đánh giá sau mỗi chuyến đi, khách hàng sẽ được làm Grab quan tâm nếu khách hàng không hài lòng với tài xế.
  • Điều kiện thứ tư thì quá rõ rồi, việc gia nhập và rút ra có chi phí thấp. Chỉ cần có một cái điện thoại rẻ tiền, một cái xe “cà tàng”, một người có thể gia nhập vào thị trường và rút ra chỉ với một cú click trên mặt điện thoại cảm ứng. Sáng anh ta làm Grab, chiều chán thì anh ta tắt phần mềm rồi đi nhậu, đêm buồn có thể lại bật Grab lên để kiếm thêm.
  • Tại Đông Nam Á, phần đông dân số có thói quen sử dụng tiền mặt. Vì thế Grab đã cho phép khách hàng lựa chọn thanh toán tiền mặt hoặc tài khoản ngân hàng.
  • Không giống với Uber khi mới gia nhập thị trường Việt Nam lại chỉ yêu cầu thanh toán bằng tài khoản ngân hàng gây khó khăn cho người dùng, Uber đã vô tình bỏ qua những khách hàng không có thói quen dùng tài khoản tín dụng. Nhờ vậy, Grab mở rộng được thị trường một cách nhanh chóng do việc thích nghi và tìm hiểu kỹ thói quen của người Việt Nam.

Định vị thương hiệu phù hợp với khách hàng mục tiêu:

  • Grab định vị là một thương hiệu bình dân, đời thường nên thay vì tạo ra những chiến dịch Marketing khiến người khác trầm trồ, Grab tập trung vào việc nhắc người ta nhớ đến Grab khi đặt xe.
  • Grab có màu xanh lá cây đặc thù, màu sắc của thương hiệu này phủ sóng từ bộ nhận diện thương hiệu tới đồng phục của các tài xế xe ôm giúp khách hàng dễ dàng nhận ra Grab. Màu xanh lá cây của Grab mang đến cho người nhìn cảm giác sự gần gũi và thân thiện.
  • Điều đó thể hiện rõ hơn khi chúng ta so sánh với Uber, họ định vị là một thương hiệu sang trọng và tiên phong. Với định vị “xe hơi cá nhân” của mình, Uber tiến vào thị trường Việt Nam bằng việc dùng Referral code. Một số cái tên KOLs có thể kể ra như Diễn viên Hồng Ánh, ca sĩ Hoàng Thuỳ Linh, blogger Nicky Ngọc và diễn viên Chi Pu.
  • Mỗi lĩnh vực nào có liên quan đến sự “sang trọng” thì đều có sự xuất hiện của Uber. Thay vào đó, Grab chỉ đưa ra những mã code giảm giá thay cho lời kêu gọi hành động, tạo động lực cho các khách hàng đặt xe mà ít hơn những chiến dịch Marketing nhằm định vị thương hiệu. Trong việc sử dụng KOLs, Grab cũng chọn đại sứ thương hiệu mang đến hình ảnh thân thuộc, gần gũi với thị trường bình dân.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của L’Oreal

Phân tích mô hình SWOT của Grab - Định vị thương hiệu phù hợp với khách hàng mục tiêu
Phân tích mô hình SWOT của Grab – Định vị thương hiệu phù hợp với khách hàng mục tiêu

3. Weaknesses (Điểm yếu) của Grab

Phân tích mô hình SWOT của Grab tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Grab.

Mức giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh, dần ít mã voucher giảm giá:

  • Thời gian gần đây, nhiều khách hàng của Grab liên tục phàn nàn về vấn đề giá cước tăng cao hơn trước, cũng như việc “đội giá” vào giờ cao điểm, trời mưa. Việc đặt xe cũng khó khăn hơn trước.
  • Tháng 3/2022, Grab phát đi thông báo về việc sẽ thực hiện điều chỉnh giá cước của một số dịch vụ bắt đầu từ ngày 10/03. Grab cho biết việc điều chỉnh giá cước này “sẽ giúp bù đắp một phần chi phí vận hành của đối tác tài xế để họ có thêm cơ hội thu nhập trang trải cuộc sống, đồng thời khuyến khích đối tác hoạt động tích cực và phục vụ người dùng tốt hơn”.
  • Theo đó, giá GrabCar thông báo tăng từ 20.000 VNĐ lên 29.000 VNĐ/2km đầu tiên. Và ở các kilomet tiếp theo tăng từ 9.000 VNĐ lên 10.000 VNĐ.
  • Thế nhưng trên thực tế, dù không phải vào giờ cao điểm thì tình trạng đặt xe vẫn ngày càng khó và giá cước vẫn tăng cao. Trên ứng dụng Grab thường xuất hiện dòng chữ “giá cước tăng cao do nhu cầu tăng cao” (high fare due to high demand) vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Không kiểm soát được thời gian và khu vực hoạt động của tài xế dẫn tới tình trạng thiếu tài xế tại một số khu vực:

  • Giới tài xế cho hay áp lực giá xăng tăng mạnh, thu nhập lại teo tóp. Làn sóng chuyển việc càng lan rộng. Trước đây, chỉ cần mở app nhập địa chỉ đi, đến trên màn hình hiển thị rất nhiều xe. Chỉ cần xác nhận 1 – 2 phút là có tài xế tới đón, nay phải chờ khá lâu, có cuốc xe phải đợi 15 – 30 phút. Có nhiều bác tài nhận cuốc khá xa điểm đón. Hủy chuyến không nỡ nhưng chờ lại quá lâu, trễ nải nhiều việc.
  • Không chỉ dịch vụ xe 4 bánh, ngay cả xe 2 bánh – số lượng tài xế đông đúc, đến nay khách hàng cũng phải chờ đợi khá lâu khi đặt xe, đặc biệt vào các khung giờ 7h – 9h sáng và 16h30 – 18h30 hằng ngày. Ghi nhận cho thấy tình trạng khó đặt xe công nghệ hoặc thời gian đợi chờ kéo dài hầu hết xảy ra tại Grab, Be, Gojek.
  • Các hãng xe đang gồng 2 đầu giá. Một là tung chương trình thưởng và giảm chiết khấu cho tài xế thân thiết, phần còn lại là tung khuyến mãi để kích cầu khách hàng. Để giữ chân tài xế, Grab lần lượt tung ra các chương trình thưởng như tặng phiếu xăng điện tử, tăng thu nhập khi đạt số chuyến yêu cầu trong ngày.

Công tác quản lý tài xế còn nhiều lỏng lẻo, đôi khi tài xế còn thái độ không tốt:

  • Hồi mới xuất hiện tại Việt Nam, cánh tài xế xe ôm công nghệ GrabBike thường lấy làm tự hào vì sự vượt trội về phong cách ứng xử và kỹ năng chạy xe so với những người chạy xe ôm truyền thống. Thế nhưng đến giờ, khi số lượng tài xế xe công nghệ “bùng nổ”, thì sự tự hào ấy dường như đã không còn cơ sở.
  • Thực tế hiện Grab yêu cầu tài xế đăng ký chạy GrabBike phải có thẻ sinh viên (nếu là sinh viên) hoặc lý lịch tư pháp mới đủ điều kiện chạy xe. Lý lịch tư pháp là một loại tài liệu do Sở Tư pháp các địa phương (hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia) cấp; trên đó cung cấp các thông tin chứng minh một người có hoặc không có án tích, bản án, các quyết định xử phạt của Tòa án (có tiền án, tiền sự).
  • Tuy nhiên, chừng đó hồ sơ vẫn là chưa đủ để hạn chế những tình huống xấu mà tài xế có thể gây ra cho hành khách. Hơn nữa, các công ty cung cấp dịch vụ gọi xe công nghệ cũng không thể quản lý trực tiếp lực lượng tài xế, bởi trên danh nghĩa, họ đóng vai trò là đối tác (partner) của các nhà cung cấp dịch vụ, chứ không phải là nhân viên thuộc biên chế công ty như các hãng xe taxi truyền thống.
  • Vì vậy, việc đề ra các bộ quy chuẩn về đạo đức và kỹ năng hành nghề đối với lực lượng tài xế công nghệ là cần thiết và cần được giám sát chặt chẽ. Từ tháng 4/2018, Grab Việt Nam đã đưa ra một bộ quy tắc ứng xử với các quy định chi tiết về những trường hợp sai phạm của tài xế, mức độ chế tài… dành cho các đối tác tài xế chạy các dịch vụ GrabCar, GrabBike, GrabExpress, GrabFood… với các mức chế tài từ mất thưởng, rớt hạng cho tới khóa tài khoản có thời hạn hoặc vĩnh viễn.
  • Grab cũng đã áp dụng hình thức nhận diện hình ảnh tài xế (ảnh trên ứng dụng Grab) để xác định đúng tài xế tới chở khách để khách có thể nhận biết và đánh giá chất lượng phục vụ chính xác.
  • Nhưng trên thực tế, nhiều quy định vẫn chưa được tuân thủ nghiêm túc, nhiều vi phạm chưa bị phát hiện, chủ yếu do công tác quản lý, giám sát thiếu chặt chẽ từ phía Grab.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Vietinbank

Phân tích mô hình SWOT của Grab - Công tác quản lý tài xế còn nhiều lỏng lẻo
Phân tích mô hình SWOT của Grab – Công tác quản lý tài xế còn nhiều lỏng lẻo

4. Opportunities (Cơ hội) của Grab

Phân tích mô hình SWOT của Grab tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Grab.

Thị trường tiềm năng:

  • Sau 7 năm phát triển, thị trường gọi xe trực tuyến Việt Nam đã có sự bùng nổ với hơn 20 nền tảng khác nhau ra đời. Đến nay, có khoảng 67.000 xe taxi, 90.000 xe hợp đồng đã đăng ký kinh doanh và được cấp phù hiệu.
  • Với doanh thu khoảng 2,4 tỷ USD trong năm 2021 và tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 30-35% mỗi năm trong giai đoạn từ 2015 đến nay… mức tăng trưởng gọi xe trực tuyến cao thứ 2 chỉ sau thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam.
  • Trong giai đoạn 2020 – 2021, dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có những giai đoạn hoạt động cung cấp dịch vụ gọi xe trực tuyến bị gián đoạn, nhưng các nền tảng gọi xe trực tuyến đã tăng cường mở rộng, bổ sung các dịch vụ khác như giao hàng, thanh toán điện tử, giao đồ ăn…
  • Theo số liệu của Statista năm 2020, tổng thị phần của 03 doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường gọi xe trực tuyến tại Việt Nam, gồm: Grab, Gojek và Be đã đạt gần 99%, cho thấy mức độ tập trung thị trường khá cao.

Số người sử dụng Smartphone ngày càng tăng, ngay cả trẻ em cũng được trang bị smartphone (do hệ quả từ việc học Online trong dịch):

  • Theo dự thảo Chiến lược hạ tầng số quốc gia đến năm 2025 và kế hoạch năm 2022 đặt mục tiêu 85% người trưởng thành có smartphone.
  • Đại diện Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, cuối năm 2021, Việt Nam đã có 91,3 triệu thuê bao smartphone. Đến tháng 3/2022, đã có thêm hơn 2 triệu thuê bao sử dụng smartphone, nâng tổng số thuê bao dùng smartphone tại Việt Nam lên con số 93,5 triệu. Ước tính tỷ lệ người trưởng thành sử dụng smartphone đạt khoảng 73,5.
  • Hải Phòng là địa phương có tỷ lệ người trưởng thành sử dụng smartphone cao nhất với 78,4%, tiếp theo là Đà Nẵng với 77,8%. Tỷ lệ người trưởng thành dùng smartphone tại TP Hồ Chí Minh đạt 75,7% và Hà Nội là 74,5%.Tương ứng, các tỉnh có tỷ lệ dân số chỉ sử dụng featurephone thấp như Đà Nẵng với 6,3%; TP Hồ Chí Minh còn 7,9% và Cà Mau là 7,3%.

Thị trường ví điện tử sôi động, hợp tác Moca góp phần tăng trưởng cho Grab:

  • Tại các đô thị lớn, logo và mã QR của các ví điện tử xuất hiện tại mọi địa điểm, từ quầy tính tiền ở siêu thị, nhà hàng, chuỗi trà sữa… đến cả những hàng quán lề đường. Hiển nhiên, tay chơi nào cũng mong chiếm được vị trí đẹp trên bàn thu ngân lẫn trên thị trường ví điện tử màu mỡ này.
  • Theo nghiên cứu gần đây của Cimigo, MoMo, Moca và ZaloPay là ba ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất tại TP.HCM và Hà Nội, chiếm đến 90% thị phần người dùng ví điện tử.
  • Trong ba ví này, MoMo đại diện cho một fintech kỳ cựu, dành cả thập kỷ để phát triển nền tảng thanh toán di động. ZaloPay thì lại thừa hưởng nền tảng dữ liệu “khổng lồ” của Zalo, cũng mất không dưới năm năm để phát triển.
  • Khác với Momo và ZaloPay, Moca chỉ mất hơn một năm để bước vào hàng ngũ “ông lớn” ví điện tử tại Việt Nam. Bước đi nổi bật cũng như quyết định giúp Moca đạt được thành tích này chính là cú bắt tay hợp tác chiến lược với Grab hồi tháng 9-2018, trở thành giải pháp thanh toán di động cho toàn bộ dịch vụ trong hệ sinh thái Grab.
  • Khảo sát gần đây của Cimigo cũng chỉ ra rằng, người dùng Moca hiện có tần suất sử dụng ví thường xuyên nhất. Trung bình mỗi ngày, người dùng Moca thực hiện 2,2 giao dịch.
  • Thông qua hợp tác với Grab, Moca chính là ví điện tử tiên phong cho nước cờ tìm đường “xâm nhập” vào nền tảng siêu ứng dụng. Việc tích hợp trên một nền tảng bao gồm các dịch vụ thiết yếu gắn liền với nhu cầu hằng ngày của người dân Việt Nam như đi lại, ăn uống… đã giúp Moca có một bệ phóng vô cùng vững chắc để phát triển.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Highlands Coffee

Phân tích mô hình SWOT của Grab - Thị trường ví điện tử sôi động
Phân tích mô hình SWOT của Grab – Thị trường ví điện tử sôi động

5. Threats (Thách thức) của Grab

Phân tích mô hình SWOT của Grab cuối cùng là Threats (Thách thức) của Grab.

Thị trường cạnh tranh mạnh mẽ:

  • Tổng thị phần của 3 doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường gọi xe trực tuyến tại Việt Nam, gồm: Grab, Gojek và Be đã đạt gần 99%. Điều này cho thấy, mức độ tập trung thị trường đang ở mức khá cao.
  • Cuộc đua tranh trên thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam ngày càng khốc liệt. Đặc biệt là giai đoạn hậu Covid-19, các doanh nghiệp không chỉ ganh đua về phí dịch vụ, mà còn cạnh tranh nhau về chất lượng và sự đa dạng hóa dịch vụ trên nền tảng. Sự cạnh tranh tích cực này sẽ đem lại những lợi ích nhất định cho người dùng, bao gồm cả người đi xe và lái xe. Tuy nhiên, điều này lại tạo ra những thách thức, áp lực lớn đối với các doanh nghiệp tiềm năng muốn gia nhập thị trường.

Grab gặp phải những kiện tụng về mặt pháp lý với chính phủ Việt Nam và với các công ty Taxi truyền thống:

  • Năm 2019, Cục Thanh tra giám sát Ngân hàng I (Ngân hàng Nhà nước) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng với Công ty TNHH Grab.
  • Theo kết luận của cơ quan thanh tra giám sát, Grab đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với việc đăng ký khoản vay nước ngoài. Trong đó, công ty này đã không tuân thủ quy định về thời hạn gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài với khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn, và còn dư nợ gốc tại thời điểm 1 năm từ ngày rút vốn đầu tiên.
  • Số tiền Công ty TNHH Grab bị phạt là 120 triệu đồng tiền mặt và là mức phạt trung bình của khung tiền phạt được quy định theo Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  • Năm 2018, Vinasun khởi kiện Grab có những phương thức cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mãi tràn lan, phá giá… gây ảnh hưởng và thiệt hại cho taxi truyền thống và yêu cầu phải bồi thường 41,2 tỷ đồng cho Vinasun.
  • Phiên sơ thẩm, cuối tháng 12/2018, TAND TP.HCM đã chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Vinasun, tuyên buộc Grab bồi thường cho nguyên đơn hơn 4,8 tỷ.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của The Coffee House

Phân tích mô hình SWOT của Grab - Grab gặp phải những kiện tụng về mặt pháp lý
Phân tích mô hình SWOT của Grab – Grab gặp phải những kiện tụng về mặt pháp lý

Brade Mar

5/5 - (5 bình chọn)

Cong-viec-Marketing