Phân tích mô hình SWOT của Vinfast, một trong những thương hiệu xe hơi đầu tiên của Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Vinfast.
Mục lục
1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Vinfast
VinFast là công ty thành viên thuộc tập đoàn Vingroup, một trong những Tập đoàn Kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Châu Á. Với triết lý “Đặt khách hàng làm trọng tâm”, VinFast không ngừng sáng tạo để tạo ra các sản phẩm đẳng cấp và trải nghiệm xuất sắc cho mọi người.
VinFast đã nhanh chóng thiết lập sự hiện diện toàn cầu, thu hút những tài năng tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới và hợp tác với một số thương hiệu mang tính biểu tượng nhất trong ngành Ô tô.
Công ty đã giới thiệu các nguyên mẫu thiết kế đầu tiên được dành riêng cho thị trường Việt Nam tại Triển lãm xe hơi Paris năm 2018 ở Pháp, bao gồm một chiếc xe thể thao đa dụng (SUV) và một chiếc sedan.Những mẫu xe này được dự kiến ra mắt vào tháng 9 năm 2019 nhưng trên thực tế đã bàn giao ngày 28 tháng 7 cùng năm. Sau xe hơi, VinFast bắt đầu sản xuất, bán ra thị trường các dòng xe máy điện và ô tô điện.
VinFast có một nhà máy lắp ráp, sản xuất chính đặt tại thành phố Hải Phòng, miền Bắc Việt Nam. Nhà máy có diện tích 335 hecta với tổng số vốn đầu tư đạt 3,5 tỷ USD và là một trong những dự án công nghiệp lớn nhất ở Việt Nam.
Bạn đã biết tổng quan về Vinfast. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Vinfast.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của L’Oreal
2. Strengths (Điểm mạnh) của Vinfast
Phân tích mô hình SWOT của Vinfast bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Vinfast.
Ban Lãnh đạo có năng lực:
- Cựu Phó Chủ tịch James B.DeLuca của tập đoàn ôtô lớn nhất của Mỹ về chèo lái VinFast.
- Ông Võ Quang Huệ về đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc ngành ô tô, giám sát dự án VinFast. Hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp chế tạo, ông Huệ hứa hẹn sẽ vạch ra những bước đi đầu tiên thật vững chắc cho thương hiệu VinFast.
- Bà Lê Thị Thu Thủy (nguyên Phó Chủ tịch kiêm TGĐ VIC) trước khi đến với VIC, bà từng làm việc trong Lehman Brothers, đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch Lehman Brothers Nhật Bản, Thái Lan và Singapore.
Nguồn lực tài chính: Bản thân Vingroup cũng đã là một tập đoàn mạnh về tài chính, là một thành của tập đoàn này do đó Vinfast được sự hậu thuẫn lớn về mặt tài chính.
Hình ảnh thương hiệu tích cực: Ở khía cạnh này, Vingroup tương đối tạo được hình ảnh rất tốt với những gì Vin làm cho du lịch và bất động sản nên Vinfast cũng được thừa hưởng một phần hình ảnh thương hiệu tích cực đó.
Mức độ Hợp chuẩn cao – Quản trị chất lượng: Việc tương thích với các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và môi trường nghiêm ngặt là bắt buộc để gia nhập nhiều thị trường. Với việc mới đầu tư công nghệ và với tầm nhìn hướng đến tương lai, Vin có nhiều lợi thế hơn các hãng hiện hữu khi không phải chịu gánh nặng hệ thống hiện tại.
Mạng lưới đại lý dày đặc: VinFast nhanh chóng thâu tóm toàn bộ hệ thống đại lý của GM Việt Nam ngay trước khi ra mắt những mẫu xe mới. Hệ thống này gồm 22 đại lý, gấp hơn 1.5 lần so với MBV. Là ông lớn ngành bất động sản và xây dựng, Vingroup sẽ không khó để mở rộng quy mô hệ thống phân phối xe của mình, nhất là khi họ đang có sẵn nhiều trung tâm thương mại để trưng bày.
3. Weaknesses (Điểm yếu) của Vinfast
Phân tích mô hình SWOT của Vinfast tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Vinfast.
Chưa phải là một thương hiệu nổi trên thị trường:
- Đây là yếu tố đầu tiên người dùng cân nhắc khi lựa chọn một chiếc xe ôtô. Nếu như các doanh nhân muốn tìm kiếm cho mình một chiếc ôtô để tôn lên vẻ sang trọng và thể hiện được địa vịn vì VinFast không phải là sự lựa chọn. Rõ ràng ở điểm này, Toyota Camry thực sự thống trị.
- Chính vì lợi thế của người tiên phong, Camry đã được định vị trong tâm trí khách hàng tầm trung là dòng xe sang. Chính vì ra đời quá lâu sau các bức tường thương hiệu của Toyota, Honda, Hyundai,… Nên tại thời điểm này, khi mới gia nhập thương hiệu của VinFast chưa đi sâu vào lòng khách hàng.
Chi phí bảo hành bảo dưỡng, dịch vụ bảo hành bảo dưỡng chưa thỏa mãn khách hàng:
- Dù mạng lưới đại lý đã và đang trải rộng, nguồn linh kiện đang được sản xuất với giá cả phải chăng nhưng rõ ràng là hãng mới gia nhập thị trường nên số lượng đại lý, cũng như độ phổ biến của linh kiện sửa chữa của VinFast là điểm yếu so với các hãng đi trước, đặc biệt là Toyota.
- Có chăng lợi thế là VinGroup với văn hóa dịch vụ tương đối tốt, hy vọng có thể mang sang ngành ô tô để cân bằng chỗ đứng cho VinFast trên thị trường.
Khả năng Marketing, PR cho sản phẩm VinFast chưa phải là một lợi thế:
- Đối với những người mua xe thường họ sẽ chọn các dòng xe phù hợp với mọi phong cách cá nhân nhất định. Đặc biệt, phù hợp với phong cách cá nhân còn được quyết định bởi năng lực Marketing của hãng. Trong khi đó, Marketing không phải là một năng lực mạnh của Vingroup.
- Hiệu quả và thành công của Vin đến nhiều hơn từ tư duy trên tầm, khả năng chịu nhiệt, chất lượng sản phẩm dịch vụ vượt trội so với những nhà cung cấp nội địa khác hơn là từ khả năng Marketing của họ.
4. Opportunities (Cơ hội) của Vinfast
Phân tích mô hình SWOT của Vinfast tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Vinfast.
Có cơ hội tạo ra sản phẩm phù hợp với số đông thông qua thừa hưởng tận dụng được công nghệ từ các đối tác:
- Vinfast đã có những bước bắt đầu bằng cách hợp tác với các đối tác chiến lược như công ty thiết kế của Ý hay tập đoàn BMW…
- Đây cũng là một xu hướng được nhiều hãng xe trên thế giới áp dụng, việc chúng ta biết thừa hưởng, tận dụng được công nghệ từ các đối tác để tự mình đưa vào sản xuất, tạo ra sản phẩm phù hợp với số đông sẽ là một điểm mạnh có yếu tố quyết định đến sự tồn tại của Vinfast.
Được sự ủng hộ cao từ người dùng Việt trong bối cảnh lượng tiêu thụ trong nước tăng mạnh nhất Đông Nam Á:
- Có thể nói tới thời điểm hiện giờ, Vinfast là công ty đầu tiên có tham vọng sản xuất ôtô và có khả năng biến tham vọng đó thành hiện thực cao nhất. Sau bao nhiêu mong mỏi của người dân Việt Nam về việc có một chiếc ôtô của chính nước nhà sản xuất, từ những nỗ lực của thương hiệu Vinaxuki, đến trước những năm 1975 tại Việt Nam cũng có thương hiệu đình đám được lắp ráp như La Dalat, điều này cho thấy Vinfast chiếm ưu thế là “người dẫn đầu” ở thị trường Việt Nam.
- Đồng thời, theo một thống kê cho biết, lượng tiêu thụ ôtô tại Việt Nam tăng mạnh nhất trong khu vực Asean. Với dân số trẻ, và thu nhập tương đối ổn định, việc muốn sở hữu một chiếc xe hơi là điều dễ hiểu. Và vì là xe hơi đầu tiên “made in Vietnam”, điều đó cũng làm cho những bạn trẻ tò mò và muốn sở hữu hay dùng thử chiếc xe hơi đó như thế nào. Chưa kể, thuế cho 1 chiếc oto khi nhập khẩu vào Việt Nam khá cao cho nên khi xuất hiện 1 dòng xe nội địa sẽ nhận được sự hưởng ứng của đa số người dân.
Có tiềm năng rất lớn khi đáp ứng được tâm lý của người Việt Nam muốn sở hữu 1 chiếc oto khi cơ sở hạ tầng ngày được nâng cao:
- Không những thế, với sự phát triển của các dự án đô thị ở ngoài thành phố, kèm theo cơ sở hạ tầng ngày được nâng cao, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến xu hướng muốn sử dụng xe hơi của người tiêu dùng.
- Hiện nay, xu hướng nhà ở truyền thống đã chuyển sang các chung cư cao cấp với đầy đủ tiện nghi. Có hầm để xe rộng lớn kèm theo chi phí gửi không đáng là bao. Những yếu tố này hợp lại cho chúng ta một cái nhìn tiềm năng và phát triển hơn về xu hướng muốn sở hữu một chiếc xe ôtô.
5. Threats (Thách thức) của Vinfast
Phân tích mô hình SWOT của Vinfast cuối cùng là Threats (Thách thức) của Vinfast.
Rào cản thương hiệu: Đối với các mẫu xe ô tô mới thì giá trị thương hiệu là tiêu chí quan trọng, chi phối quyết định của khách hàng, bởi họ sẽ có tâm lý phân vân chọn mua các sản phẩm của Vinfast hay các thương hiệu khác đã có hàng chục năm khẳng định trên thị trường. VinFast sẽ phải đối đầu với các tên tuổi dày dặn kinh nghiệm và có chỗ đứng ở Việt Nam như Toyota hay cao hơn là Mercedes có cùng phân khúc giá.
Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô tại Việt Nam còn nhiều hạn chế:
- Mặc dù được sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ, song ngành công nghiệp phụ trợ trong nước vẫn chưa thực sự phát triển, tỷ lệ nội địa hóa trong ngành còn thấp. Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ôtô ở Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số nhóm linh kiện, phụ tùng. Ngoài ra, đầu tư cho sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô còn mang tính nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra ít cả về chủng loại và sản lượng.
- Do đó Vinfast sẽ phải gánh chịu áp lực về các linh kiện cho các sản phẩm của mình là khá lớn. Ngay cả khi xây dựng các nhà máy tự sản xuất linh kiện thì việc tìm đầu ra cho sản phẩm là rất khó để chen chân được với các hãng đã có uy tín trên thị trường.
Áp lực mở rộng thị trường:
- Thị trường nội địa không đủ lớn, trong khi VinFast cần phải đẩy sản lượng lên cao để lấy lợi thế theo quy mô. Do đó VinFast sẽ phải giải bài toán này bằng cách xuất khẩu sang các thị trường khác.
- Tuy nhiên để có thể cạnh tranh với các hãng khác trên thị trường thế giới với cùng phân khúc giá của mình thì đây là một điều không hề dễ dàng, bởi vì các ông lớn trong ngành đã có lợi thế quy mô cùng với những giá trị thương hiệu của mình sẽ là rào cản rất khó cho Vinfast chen chân vào.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Shopee
6. Tình hình phát triển của VinFast
Tính đến nay, VinFast và Vingroup đã có những bước phát triển đáng kể. VinFast niêm yết trên sàn NASDAQ dưới dạng SPAC, mở ra cơ hội tiếp cận vốn quốc tế. VinFast không ngừng đổi mới với các mẫu xe điện như VF e34, VF 8, VF 9 và áp dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và hệ thống lái tự động.
Vingroup tiếp tục khẳng định vị thế trong các lĩnh vực bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, giáo dục và y tế. Các dự án nổi bật như Vinmec và Vinschool góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Qua đó, VinFast và Vingroup không chỉ mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ mà còn đóng góp vào cộng đồng, khẳng định cam kết phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội.
Phía trên là phân tích chi tiết về mô hình SWOT của VinFast, nếu có thắc mắc nào bạn hãy để lại bình luận bên dưới !
Brade Mar