Phân tích mô hình SWOT của công ty Kinh Đô, một trong những công ty bánh kẹo lớn nhất Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của công ty Kinh Đô.
Phân tích mô hình SWOT của công ty Kinh Đô | |
Strengths (Điểm mạnh) | Tiềm lực mạnh từ tập đoàn mẹ Mondelez International |
Thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng tín nhiệm | |
Mạng lưới phân phối rộng | |
Sở hữu nhiều thương hiệu mạnh, dần đầu thị phần nhiều ngành hàng | |
Weaknesses (Điểm yếu) | Bê bối cạnh tranh không lành mạnh |
Tiêu cực từ phi vụ mua lại | |
Opportunities (Cơ hội) | Thị trường bánh kẹo nhiều tiềm năng |
Sau đại dịch COVID-19, ngành FMCG là ngành có sự ổn định so với các ngành khác | |
Threats (Thách thức) | Cạnh tranh mạnh mẽ |
Các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có mức giá cạnh tranh sau khi Việt Nam chính thức gia nhập AFTA |
Mục lục
1. Tổng quan công ty Kinh Đô
Công ty Cổ phần Mondelez Kinh Đô là một thành viên của tập đoàn Mondelēz International toàn cầu, có trụ sở tại Chicago, Illinois (Mỹ). Là một công ty cổ phần chuyên sản xuất và kinh doanh đồ ăn nhẹ với các mặt hàng chính gồm các loại bánh quy, bánh mì tươi, bánh bông lan, bánh trung thu, Chocolate, Kẹo cao su và các loại bánh kẹo khác.
Công ty Cổ phần Mondelez Kinh Đô Việt Nam (“Mondelez Kinh Đô”) được thành lập năm 2015 sau khi Mondelēz International mua lại thương hiệu Kinh Đô. Hiện Mondelez Kinh Đô là thành viên của tập đoàn Mondelēz International toàn cầu và là công ty Mỹ duy nhất tại thị trường bánh kẹo tại Việt Nam cung cấp đủ các loại bánh quy, bánh mì tươi, bánh bông lan, bánh trung thu, Chocolate, Kẹo cao su và các loại bánh kẹo khác.
Bạn đã biết tổng quan về công ty Kinh Đô. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của công ty Kinh Đô.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Baemin
2. Strengths (Điểm mạnh) của công ty Kinh Đô
Phân tích mô hình SWOT của công ty Kinh Đô bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của công ty Kinh Đô.
Tiềm lực mạnh từ tập đoàn mẹ Mondelez International:
- Mondelez International, Inc., thường được cách điệu là Mondelēz, là một công ty bánh kẹo, thực phẩm, đồ uống và đồ ăn nhẹ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Chicago, Illinois. Mondelez có doanh thu hàng năm khoảng 26 tỷ đô la và hoạt động tại khoảng 160 quốc gia. Nó đứng thứ 108 trong danh sách Fortune 500 năm 2021 của các tập đoàn lớn nhất hoa Kỳ theo tổng doanh thu.
- Công ty có nguồn gốc là Kraft Foods Inc., được thành lập vào năm 1923 tại Chicago. Doanh nghiệp hiện tại được thành lập vào năm 2012 khi Kraft Foods được đổi tên thành Mondelez và giữ lại hoạt động kinh doanh thực phẩm ăn nhẹ, trong khi kinh doanh tạp hóa của nó được tách ra thành một công ty mới có tên Kraft Foods Group.
- Công ty Mondelez International sản xuất sô cô la, bánh quy, bánh quy, kẹo cao su, bánh kẹo và đồ uống dạng bột. Danh mục đầu tư của Mondelez International bao gồm một số thành phần trị giá hàng tỷ đô la. Các thành phần này bao gồm các thương hiệu bánh quy và bánh quy Belvita, Chips Ahoy!, Oreo, Ritz, TUC, Triscuit, LU, Club Social, Sour Patch Kids, Barny và Peek Freans; các thương hiệu sô cô la Milka, Côte d’Or, Toblerone, Cadbury, Green & Black’s, Freia, Marabou, Fry’s và Lacta; kẹo cao su và thuốc giảm ho Trident, Dentyne, Chiclets, Halls và Stride; cũng như Tate’s Bake Shop và thương hiệu đồ uống bột Tang.
- Mondelez Canada nắm giữ bản quyền đối với Christie Brown and Company, bao gồm các thương hiệu như Mr. Christie, Triscuits và Dad’s Cookies. Trụ sở chính đặt tại Mississauga, Ontario, với các hoạt động tại Toronto, Hamilton, Ontario và Montreal, Quebec.
- Mondelez Kinh Đô tuy là một doanh nghiệp non trẻ nhưng sở hữu bề dày lịch sử. Ra mắt vào tháng 7 năm 2015, Mondelez Kinh Đô là sự kết hợp giữa hai tên tuổi dẫn đầu ngành bánh kẹo trong cùng mục tiêu mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những thương hiệu được yêu thích. Mondelez Kinh Đô ra mắt sau khi Mondelēz International hoàn tất thương vụ mua lại 100% cổ phần mảng bánh kẹo Kinh Đô, vốn là mảng kinh doanh dẫn đầu thị trường của Tập đoàn Kinh Đô trước đây.
Thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng tín nhiệm:
- Kinh Đô được thành lập từ năm 1993 bởi hai anh em người Việt gốc Hoa – Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên. Tiền thân là một cơ sở chuyên sản xuất bánh mì, bánh tươi 70 công nhân viên tại quận 6, TPHCM với số vốn 1,5 tỷ đồng tương đối lớn thời ấy. Nhận thấy tiềm năng ở mảng bánh snack, Kinh Đô liền nhập ngay dây chuyền sản xuất trị giá lên đến 750.000 USD. Nhờ mạnh tay đầu tư trong sản xuất, công ty đã “hất cẳng” các sản phẩm snack của Thái Lan đang làm mưa làm gió trên thị trường.
- Năm 1998, Kinh Đô tham gia thị trường bánh trung thu và luôn đứng đầu thị phần mảng này. Kể từ thời điểm đó, Kinh Đô liên tục mua các dây chuyền sản xuất hàng triệu USD, đầu tư các xưởng sản xuất, phát triển hệ thống phân phối và xuất khẩu ra nước ngoài. Hai anh em nhà họ Trần đã đưa thương hiệu Kinh Đô từ một cơ sở nhỏ trở thành Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC) – niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2005.
Mạng lưới phân phối rộng:
- Các thương hiệu của Mondelez Kinh Đô liên tục xuất hiện trên thị trường như: Kinh Đô, Solite, AFC, Cosy, LU, Oreo, Ritz, khoai tây lát Slide, socola Cadbury,… Công ty có mạng lưới phân phối rộng rãi được thừa hưởng từ Kinh Đô trước đây và liên tục mở rộng ở giai đoạn sau khi đổi chủ.
- Đến nay đã có hơn 300.000 cửa hàng kinh doanh truyền thống và 6.000 đối tác kinh doanh từ siêu thị cho đến cửa hàng tiện lợi. Đây là một trong những yếu tố góp phần Mondelez Kinh Đô luôn đứng đầu về thị phần trong mảng bánh quy giai đoạn những năm gần đây.
Sở hữu nhiều thương hiệu mạnh, dần đầu thị phần nhiều ngành hàng:
- Từ số liệu thống kê đo lường bán lẻ của Nielsen, công ty Mondelez Kinh Đô là nhà sản xuất đứng đầu về mặt thị phần tính trên cả doanh thu và sản lượng trong ngành hàng Bánh Quy ở thị trường Việt Nam từ tháng 05/2020 đến tháng 04/2021.
- Bên cạnh đó, nhãn hiệu Cosy giữ vị trí dẫn đầu ngành hàng Bánh Quy về Điểm tiếp cận người dùng (CRP) và lọt vào top 10 thương hiệu phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực thực phẩm, dựa trên báo cáo Asia Brand Footprint 2021 của Kantar. Nhãn hàng bánh quy giòn AFC cũng đạt thành tích “Top 10 thương hiệu cải tiến nhất trong Bảng xếp hạng Đề xuất năm 2021” do công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu quốc tế YouGov công bố.
3. Weaknesses (Điểm yếu) của công ty Kinh Đô
Phân tích mô hình SWOT của công ty Kinh Đô tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của công ty Kinh Đô.
Bê bối cạnh tranh không lành mạnh:
- Trong năm 2020, công ty từng có vụ lùm xùm liên quan đến đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Bibica. Tháng 9/2020, đang trong giai đoạn cao điểm mùa trung thu thì một điểm bán của Bibica bị quản lý thị trường (QLTT) kiểm tra và thu giữ bánh. Nguyên nhân của sự việc là do QLTT cho rằng chữ “Phúc” trên bánh trung thu của Bibica giống với chữ “Thu” trên bánh của Mondelez Kinh Đô.
- Ngay sau việc này, toàn bộ bánh trung thu của Bibica trên trong hệ thống Big C đều bị siêu thị này thu hồi. Từ đó phía Bibica cho rằng Mondelez Kinh Đô đã “chơi xấu” mình và cạnh tranh không lành mạnh. Trước thông tin này, công ty sở hữu thương hiệu Kinh Đô vẫn im lặng trước truyền thông.
Tiêu cực từ phi vụ mua lại:
- Giai đoạn cao điểm mùa trung thu năm 2014, Kinh Đô tuyên bố rằng đã chiếm 76% thị phần bánh trung thu toàn thị trường. Sau 6 tháng đầu năm công ty tăng trưởng doanh thu lên 5% đạt 1.800 tỷ đồng, đặc biệt lợi nhuận tăng 22% so với cùng kỳ đạt 93 tỷ đồng.
- Tình hình kinh doanh của công ty đang trong giai đoạn vàng kim thì bất ngờ cuối năm 2014, KDC thông báo bán 80% cổ phần mảng bánh kẹo cho Tập đoàn Mondelēz International (Mỹ). Thương vụ này trị giá lên đến 370 triệu USD, một con số “khổng lồ” gây nhiều tranh cãi thời điểm đó. Sau đó vào tháng 7/2015, hai vị doanh nhân họ Trần quyết định bán nốt 20% cổ phần mảng bánh kẹo còn lại.
- Trong quá trình diễn ra thương vụ, có một vấn đề bất ngờ xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu Kinh Đô. Thời điểm mùa vụ chuẩn bị cho mùa trung thu, bỗng nhiên lại xuất hiện đoạn video của một nhóm phóng viên đóng vai công nhân trong nhà máy sản xuất bánh trung thu.
- Đoạn video này liên quan đến vấn đề vệ sinh thực phẩm trong quá trình làm bánh, nguồn gốc của nguyên liệu đầu vào. Sự việc tiêu cực này ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu Kinh Đô, đặc biệt là đoạn video xuất hiện tại mùa cao điểm bánh trung thu.
- Ngoài ra thời điểm bán cổ phần, có một số thông tin cho rằng Kinh Đô bị đối tác nước ngoài thâu tóm. Tuy nhiên, ông Trần Kim Thành đã lên tiếng đính chính về vụ việc này. Ông khẳng định là do những người sáng lập công ty chủ động rao bán mảng bánh kẹo chứ không phải bị thâu tóm.
- Sau khi kết thúc thương vụ, tháng 10/2015 Công ty Cổ phần Kinh Đô chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (Kido Group), không còn liên quan đến thương hiệu “vương miện” Kinh Đô. Đến tháng 3/2016, Tập đoàn Mondelēz International thay thế tên Kinh Đô cũ thành thương hiệu Mondelez Kinh Đô.
4. Opportunities (Cơ hội) của công ty Kinh Đô
Phân tích mô hình SWOT của công ty Kinh Đô tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của công ty Kinh Đô.
Thị trường bánh kẹo nhiều tiềm năng:
- Thị trường bánh kẹo của Việt Nam được đánh giá là có sự tăng trưởng chậm lại trong giai đoạn 2015 – 2020, theo Business Monitor International (BMI) thì tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này là ở mức 5% – 8%, dù tăng trưởng chậm nhưng quy mô doanh thu của ngành vẫn tăng nhanh và rơi vào khoảng 40 nghìn tỷ đồng năm 2020.
- Hiện tại mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của người dân Việt Nam là khoảng 2kg/người mỗi năm, còn khá thấp so với bình quân trên thế giới, tuy nhiên do dân số Việt Nam là dân số trẻ nên mức tiêu thụ cũng được kỳ vọng sẽ tăng lên trong thời gian tới.
- Trên thị trường bánh kẹo có các tên tuổi chiếm thị phần lớn như Bibica, Biscafun, Kinh Đô.. ngoài ra các thương hiệu từ nước ngoài cũng đã tạo được tiếng vang trên thị trường Việt như Orion, Liwayway…
Sau đại dịch COVID-19, ngành FMCG là ngành có sự ổn định so với các ngành khác:
- Theo Kantar Worldpanel, tiêu thụ hàng FMCG tại Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng cao so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á trong quý 4 năm 2021 – giai đoạn hậu giãn cách xã hội (tháng 6 – 9/2021). Cụ thể, trong quý 4/2021, tổng mức tăng trưởng của tiêu dùng FMCG ở khu vực thành thị và nông thôn Việt Nam lần lượt là 3,9% và 5,2%, trong khi con số của Thái Lan là 3,5%
- Bên cạnh đó, tăng trưởng doanh thu bán lẻ của Việt Nam đối với các phân khúc hàng hóa và dịch vụ lưu trú & ăn uống là 9,1% và 3,3% vào tháng 3 năm 2022 – ngang mức trước đại dịch. Tổng cục Thống kê cho biết, giá trị tiêu thụ ngày càng tăng là do cả giá bán lẻ và sản lượng tiêu thụ tăng lên.
- Ngoài ra, BMI cũng dự báo tổng chi tiêu hộ gia đình của Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong giai đoạn 2022-25. Do đó, người tiêu dùng Việt Nam sẽ duy trì được sức mua mạnh mẽ đối với các sản phẩm FMCG bất kể những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Heineken
5. Threats (Thách thức) của công ty Kinh Đô
Phân tích mô hình SWOT của công ty Kinh Đô cuối cùng là Threats (Thách thức) của công ty Kinh Đô.
Cạnh tranh mạnh mẽ:
- Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi đi vào hoạt động từ những năm 2006 – 2007, các mặt hàng sản xuất chính của công ty là sữa đậu nành, đường, bánh kẹo, bia. Thương hiệu bánh kẹo của công ty được biết đến rộng rãi nhất là Biscafun, dù không chiếm phần lớn trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của công ty nhưng Biscafun luôn được lòng người tiêu dùng Việt.
- Doanh thu của Đường Quảng Ngãi cũng được đóng góp phần lớn từ sữa đậu nành với Fami và Vinasoy, năm 2020 giá đậu tương tăng cao khiến doanh thu từ sữa đậu nành giảm, về mảng bánh kẹo cũng bị sụt giảm sản lượng, dù giá đường hồi phục và công ty cũng được hưởng lợi từ việc kinh doanh đường, tổng doanh thu của công ty năm 2020 giảm 16% so với 2019, giảm còn 6,214 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng giảm 18%.
- Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina là công ty thuộc Tập đoàn Orion của Hàn Quốc. Tập đoàn Orion đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam từ năm 2005 và hiện có hai nhà máy ở TP.HCM và Bắc Ninh. Orion với các sản phẩm chủ lực như Chocopie, Custas, Freshpie, Goute. Snack O’star; Orion đã đầu tư xây dựng nông trại O’star Farm tại Việt Nam, chuyên cung cấp nguyên liệu khoai tây tươi để sản xuất snack khoai tây O’star.
- Công ty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Liwayway Sài Gòn với thương hiệu nổi tiếng Oishi đến từ Philippines, Oishi là một trong số thương hiệu đa quốc gia đầu tiên tham gia vào thị trường Việt Nam và có nhà máy đầu tiên ở Bình Dương. Đến nay bên cạnh các loại snack phổ biến rộng rãi, Oishi đã phát triển thêm cả bánh quy, kẹo, nước giải khát. Doanh thu thuần của Liwayway Sài Gòn năm 2020 là 2,067 tỷ đồng, giảm 3.4%, lỗ sau thuế 4.35 tỷ đồng.
- Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà được thành lập từ 1960 và phát triển đến nay thành một trong những thương hiệu lớn đến từ Việt Nam trong ngành sản xuất bánh kẹo. Các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp là kẹo, tiếp sau đó là bánh các loại, Hải Hà hướng đến phân khúc khách hàng bình dân, luôn đi kèm với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Với vốn chủ sở hữu 468 tỷ đồng, doanh thu thuần năm 2020 của Hải Hà là 1,409 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 39 tỷ đồng.
- Lotte là một Tập đoàn kinh doanh đa ngành lớn của Hàn Quốc, Lotte thành lập Công ty TNHH Lotteria Việt Nam từ năm 1996. Lotte Việt Nam chủ yếu phát triển các thương hiệu bánh kẹo như Toppo, Xylitol, Koala’s March; bên cạnh chất lượng thì Lotte gây được ấn tượng với khách hàng bởi mục tiêu luôn hướng đến khách hàng, lắng nghe và đổi mới để phù hợp với ý kiến đóng góp của người tiêu dùng.
- Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu là doanh nghiệp nhà nước thuộc vào trong những thương hiệu hàng đầu trên thị trường bánh kẹo Việt Nam. Với hơn 50 năm hoạt động sản xuất bánh kẹo, Hải Châu không ngừng cải tiến chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường, ngoài bánh kẹo thì một sản phẩm chủ lực xuất khẩu của Hải Châu như bột canh gia vị, lương khô, bánh kem xốp… Doanh thu thuần năm 2020 của Hải Châu là 612 tỷ đồng, giảm 27% so với năm 2019, lợi nhuận sau thuế cũng giảm mạnh 45%.
- Công ty cổ phần Chế biến Thực phẩm Pan (Pan FM) là công ty con của Tập đoàn Pan, là nhà sản xuất bánh kẹo đầu tiên ở Việt Nam đạt chứng nhận FSSC 22000 về an toàn thực phẩm và đến nay Pan FM vẫn theo đuổi chỉ tiêu FSSC 22000 ở các nhà máy xây dựng sau này của mình.
- Mới đây Bibica công bố đã mua lại thành công 100% cổ phần của Pan FM, trước đó vào năm 2017 Công ty cổ phần Thực phẩm Pan (Pan Food) cũng đã mua lại 50.7% cổ phần của Bibica và nắm quyền kiểm soát Bibica. Doanh thu thuần của Pan FM năm 2020 là 166 tỷ đồng, tăng 3.3%, lỗ sau thuế 15 tỷ đồng.
- Công ty cổ phần Thiên Hà Kameda là liên doanh giữa Công ty cổ phần Thiên Hà Corp và Công ty Kameda Seika Co., LTD vốn là thương hiệu sản xuất bánh gạo nổi tiếng của Nhật Bản. Do đó sản phẩm chủ lực của Thiên Hà Kameda được biết đến rộng rãi là bánh gạo Ichi.
- Hiện tại Thiên Hà Kameda có 3 nhà máy sản xuất bánh kẹo và đưa thương hiệu Ichi trở thành một trong những thương hiệu bánh gạo bán chạy nhất Việt Nam. Doanh thu thuần năm 2020 của doanh nghiệp là 157 tỷ đồng, giảm 24% so với 2019, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 50 tỷ đồng.
Các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có mức giá cạnh tranh sau khi Việt Nam chính thức gia nhập AFTA:
- Theo nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt – Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đã ký kết, các sản phẩm bánh kẹo được áp dòng thuế nhập khẩu giảm về 0%. Như vậy, với việc gia nhập thị trường chung ASEAN, Việt Nam đã dễ dàng đón nhận nhiều thương hiệu quốc tế hơn, được ưa chuộng là các sản phẩm từ Indonesia, Thái Lan, Malaysia và châu u…
- Điều này đã tạo nên cuộc cạnh tranh giành thị phần giữa doanh nghiệp ngoại và doanh nghiệp nội địa. Việc mở cửa hội nhập là điều tất yếu nên đòi hỏi doanh nghiệp bánh kẹo Việt phải liên tục đổi mình để tìm được chỗ đứng trong nước.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của bia Tiger
Brade Mar