Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) là một Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về hiệu quả hoạt động với tiềm năng tăng trưởng bền vững.

1. Giới thiệu chung về OCB

  • Công ty: Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
  • Thành lập: 1996
  • Trụ sở: Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Lĩnh vực: Ngân hàng
  • Website: http://www.ocb.com.vn/
  • Tìm hiểu thêm các công ty và thương hiệu khác tại đây: Network | Brade Mar
Logo của OCB
Logo của OCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (Orient Commercial Joint Stock Bank), còn được gọi Oricombank hay OCB, là một Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Phương Đông – Orient Commercial Joint Stock Bank (OCB) được thành lập từ ngày 10/06/1996, trải qua hơn 25 năm hoạt động và phát triển, OCB hiện có hơn 200 đơn vị kinh doanh trải dài tại khắp các tỉnh thành, trung tâm kinh tế trọng điểm trên cả nước. Và được đánh giá là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tốt và ổn định trong nhiều năm liền

OCB được Ngân hàng Nhà nước công nhận là một trong ba ngân hàng đầu tiên hoàn thành các hạng mục quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II vào cuối năm 2018. Moody’s Investors Service, một trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới, tăng bậc xếp hạng đánh giá rủi ro đối tác (CRA) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) lên mức Ba3 vào tháng 7/2019. Đây là mức xếp hạng thuộc Top cao nhất tại Việt Nam hiện nay.

Được đánh giá là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về hiệu quả hoạt động với tiềm năng tăng trưởng bền vững, OCB đã tạo được niềm tin để Aozora Bank – một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tại Nhật Bản, đầu tư 15% vốn cổ phần OCB và trở thành đối tác chiến lược lâu dài.

OCB đã từng bước vươn lên nhóm ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt Nam theo 3 tiêu chí: tốc độ tăng trưởng, an toàn và hiệu quả. Không chỉ hiệu quả hoạt động và lợi nhuận, OCB luôn chủ động kiểm soát chi phí, thực hiện đồng bộ các giải pháp tối ưu chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là định hướng xuyên suốt của Ngân hàng. Vốn chủ sở hữu của OCB hiện đã tăng gần 8 lần, lợi nhuận tăng hơn 16 lần và tổng tài sản tăng 12 lần. Qua đó, OCB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần giữ vị trí số 1 về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, số 3 về hiệu quả lợi nhuận trên vốn.

OCB đã từng bước vươn lên nhóm ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt Nam
OCB đã từng bước vươn lên nhóm ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt Nam

2. Lịch sử của OCB

1996: Thành lập Ngân hàng TMCP Phương Đông

2003: Sáp nhập vào Ngân hàng Tây Đô OCB

2007:

  • Hợp tác chiến lược với BNP Paribas
  • Tổng tài sản đạt trên 11.000 tỷ đồng

2008: Triển khai ngân hàng lõi T4

2013:

  • Triển khai đề án tự tái cơ cấu giai đoạn 2012 – 2015
  • Công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới
  • Tổng tài sản đạt gần 33.000 tỷ đồng

2014: Nâng hệ thống quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế

2015: Khởi động dự án Basel II dưới sự tư vấn DBS Singapore

11 ngân hàng được phê duyệt áp dụng Basel II
11 ngân hàng được phê duyệt áp dụng Basel II

2016:

  • Tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm 3 ngân hàng dẫn đầu thị trường
  • Moody’s công bố mức xếp hạng B2 trong lần đầu xếp hạng
  • Tổng tài sản đạt gần 65.000 tỷ đồng

2017:

  • Ra mắt bộ nhận diện thương hiệu riêng “Com-B” tài chính tiêu dùng OCB
  • Ngân hàng đầu tiên công bố hoàn thành dự án triển khai Basel II, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rủi ro
  • Tổng tài sản đạt gần 85.000 tỷ đồng

2018:

  • OCB chính thức được công nhận hoàn thành Basel II
  • OCB đạt giải thưởng ” Thương hiệu tin & dùng” hạng mục dịch vụ bán lẻ
  • OCB đạt giải thưởng của IFM: Best New OMNI Channel Platform 2018 và Most Innovative Digital Bank 2018
  • OCB đạt giải thưởng Ngân hàng có SPDV sáng tạo tiêu biểu (VOBA 2018)
  • OCB đạt Top 100 Doanh nghiệp Sao vàng đất Việt
  • Moody’s tăng mức tín nhiệm và xếp hạng lên B1 đối với xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) & xếp hạng tiền gửi
  • Tháng 3/2018: Ra mắt OCB OMNI
Ra mắt OCB OMNI
Ra mắt OCB OMNI

2019:

  • OCB đạt giải thưởng Out Standing – Chairman OCB Trinh Van Tuan và Coporate Execllent – Orient Commercial Joint Stock Bank OCB
  • OCB đạt giải thưởng “Thương hiệu tin & dùng” hạng mục dịch vụ bán lẻ
  • Moody’s tăng bậc xếp hạng đánh giá rủi ro đối tác (CRA) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) lên mức Ba3

2020:

  • Đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia
  • Top 4 trong 10 Ngân hàng TMCP kinh doanh hiệu quả nhất trên thị trường
  • Chào đón nhà đầu tư chiến lược – Ngân hàng Aozora

2021: OCB niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) ngày 28/1/2021

OCB niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
OCB niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

3. Nhận diện thương hiệu của OCB

Logo của OCB cách điệu với đồng tiền cổ/ vòng tròn Lưỡng Nghi thể hiện sự hài hòa, sung túc và phát triển không ngừng, bên trong là hình vuông (khách hàng) thể hiện phương châm “Luôn lấy Khách hàng làm trọng tâm”. Màu vàng – mặt trời Phương Đông, tiền tệ, sự thịnh vượng, sung túc; màu xanh lá gần gũi, thân thiện, trẻ trung và khát vọng vươn xa.

Nhận diện Logo của OCB
Nhận diện Logo của OCB

Slogan “Niềm tin và thịnh vượng” khẳng định OCB mang lại giá trị, thịnh vượng đến khách hàng, đối tác, cổ đông; từ đó tạo dựng niềm tin vững chắc và sự ủng hộ từ phía khách hàng, đối tác, cổ đông đối với các hoạt động của ngân hàng.

Brade Mar (Cập nhật 01/2022)

(*) Lưu ý: Bài viết mang tính chất nghiên cứu cá nhân, không đại diện cho bất cứ tổ chức nào.

5/5 - (1 bình chọn)

Cong-viec-Marketing