Phân tích mô hình SWOT của Hảo Hảo, một trong những thương hiệu mì ăn liền lớn nhất Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Hảo Hảo.
Mô hình SWOT của Hảo Hảo | |
Strengths (Điểm mạnh) | Thương hiệu mì gói mạnh hàng đầu Việt Nam |
Hậu thuẫn mạnh mẽ từ tập đoàn mẹ Acecook | |
Đa dạng hóa sản phẩm và sự khác biệt giữa các sản phẩm | |
Tình hình kinh doanh khả quan và tăng trưởng lợi nhuận đều đặn | |
Công nghệ hiện đại và dây chuyền sản xuất tiên tiến | |
Doanh nghiệp tôn trọng cam kết về trách nhiệm xã hội | |
Weaknesses (Điểm yếu) | Nghi vấn an toàn sức khỏe |
Tranh chấp thương hiệu | |
Opportunities (Cơ hội) | Thị trường mì ăn liền tại Việt Nam rất lớn |
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới chất lượng của sản phẩm và trên hết là sức khỏe của bản thân, cũng như tiêu dùng xanh | |
Threats (Thách thức) | Thị trường cạnh tranh |
Nguy cơ đứt gãy nguồn nguyên liệu sản xuất |
Mục lục
1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Hảo Hảo
Hảo Hảo là một thương hiệu mì ăn liền được tạo ra bởi Acecook Việt Nam, ra mắt lần đầu trên thị trường từ những năm thập niên 2000. Với 7 hương vị khác nhau, tính đến năm 2018, Hảo Hảo đã được công nhận là một trong những thương hiệu mì ăn liền được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam trong suốt 18 năm (2000–2018) với doanh số lên đến 20 tỷ gói mì.
Acecook Việt Nam ban đầu thành lập vào ngày 15 tháng 12 năm 1993 dưới tên Liên Doanh Vifon Acecook. Sớm sau đó, các sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng 9 năm 2000, mì Hảo Hảo chính thức ra đời với hai hương vị đầu tiên là gà và nấm. Đến tháng 7 năm 2002, hương vị tôm chua cay của mì đã được ra mắt và trở nên phổ biến.
Bạn đã biết tổng quan về Hảo Hảo. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Hảo Hảo.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Acecook
2. Strengths (Điểm mạnh) của Hảo Hảo
Phân tích mô hình SWOT của Hảo Hảo bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Hảo Hảo.
Thương hiệu mì gói mạnh hàng đầu Việt Nam:
- Thương hiệu mì Hảo Hảo kể từ khi ra mắt đã nhanh chóng trở nên phổ biến và là biểu trưng quen thuộc cho các loại mì nói chung tại Việt Nam. Lý do cho sự phổ biến này là vì sản phẩm có giá thành rẻ, dễ no và nhiều hương vị đa dạng.
- Theo thống kê của Kantar Worldpanel năm 2019, Hảo Hảo là một trong bốn thương hiệu mì gói lọt top 10 thương hiệu thực phẩm được người tiêu dùng bình chọn nhiều nhất tại nông thôn và là thương hiệu mì gói duy nhất người tiêu dùng thành thị bình chọn.
- Trong Danh sách Top 1000 Thương Hiệu Hàng Đầu Châu Á năm 2017 do Nielsen thực hiện, Hảo Hảo đã đứng thứ năm trong số 11 thương hiệu Việt Nam có mặt tại bảng xếp hạng. Phổ biến đến hơn 47 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cho tới năm 2020, doanh số bán ra của Hảo Hảo đã lên đến hơn 20 tỷ gói.
- Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cũng xác lập kỷ lục “Sản phẩm mì gói có số lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong suốt 18 năm” (2000-2018) đối với mì Hảo Hảo với doanh số gần 20 tỷ gói mì và là thương hiệu đầu tiên bán ra thị trường 30 tỷ gói mì tính đến năm 2021.
Hậu thuẫn mạnh mẽ từ tập đoàn mẹ Acecook:
- Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao nhờ Chiến lược Marketing của Acecook hiệu quả.
- Acecook Việt Nam ban đầu được thành lập vào ngày 15 tháng 12 năm 1993 dưới tên Liên Doanh Vifon Acecook. Sớm sau đó, các sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng 9 năm 2000, thương hiệu nổi tiếng mì Hảo Hảo chính thức ra đời với hai hương vị đầu tiên là gà và nấm. Đến tháng 7 năm 2002, hương vị tôm chua cay của mì đã được ra mắt và trở nên phổ biến.
- Tập đoàn Acecook là một công ty đa quốc gia của Nhật Bản chuyên sản xuất các loại mì ăn liền, gia vị và thực phẩm, có 2 công ty con ở nước ngoài là Acecook Việt Nam và Acecook Myanmar. Đến nay, thương hiệu này đã có mặt tại 47 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc, Hồng Kông, v..v… Tuy nhiên, thành công nhất của tập đoàn vẫn ở thị trường Việt Nam.
- Bước ngoặc lớn nhất của Acecook phải kể đến việc thâm nhập thị trường Việt Nam với liên doanh Vifon – Acecook.
- Bắt đầu sản xuất từ năm 1995 với chỉ một dây chuyền duy nhất. Đến năm 2003, Acecook Việt Nam đã đồng loạt xuất khẩu sang các thị trường Úc, Mỹ, Nga, Đông u, Trung Quốc, châu Phi và các nước Đông Nam Á khác, mang về cho tập đoàn doanh thu 3 triệu USD. Trong suốt giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu của công ty tăng trưởng đều đặn, đạt tới hơn 10.000 tỷ đồng vào năm 2019 với lãi ròng hơn 1.600 tỷ đồng. Acecook hiện chiếm giữ hơn 50% thị phần mì ăn liền Việt Nam và đứng vị trí thứ 5 thị trường Nhật Bản.
- Kể từ năm 2012, Acecook thâm nhập thị trường Myanmar. Ban đầu, họ dùng sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam nhằm giảm giá thành. Acecook đặt mục tiêu đưa mì của mình tiếp cận tới các gia đình bình dân ở thành thị với giá bán lẻ khoảng 250 đến 300 Kyat.
- Acecook đã mở văn phòng chi nhánh Yangon vào tháng 4 năm 2014 và chính thức thành lập Công ty TNHH Acecook Myanmar một năm sau đó. Nhà sản xuất này bắt đầu sản xuất mì ăn liền vào tháng 4 năm 2017 tại một nhà máy mới ở Đặc khu Kinh tế Thilawa thuộc ngoại ô Yangon, Myanmar. Cơ sở trị giá 20 triệu USD có năng lực sản xuất 300 triệu sản phẩm/ năm.
- Việt Nam là cơ sở xuất khẩu ra nước ngoài mạnh nhất của Acecook, xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia trên thế giới, bao gồm Đông Nam Á, đánh chiếm những thị trường khó tính Châu u và Hoa Kỳ. Trong khi đó tại chính quốc, Acecook Nhật Bản xuất khẩu sang khoảng 20 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Hồng Kông và Đài Loan.
Công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến:
- Với 11 nhà máy trên toàn quốc, công suất sản xuất lên tới hơn 2,5 tỷ gói/năm, Acecook Việt Nam hoàn toàn đáp ứng hiệu quả nhu cầu ẩm thực của người tiêu dùng với các sản phẩm đa dạng như mì ăn liền, sợi gạo ăn liền, miến ăn liền, miến nấu, sợi bún, phở nấu, v.v.
- Tất cả các nhà máy của Acecook Việt Nam đều được đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất góp phần nâng cao chất lượng, độ an toàn sản phẩm, tiết giảm các chi phí sản xuất.
- Ngoài ra Acecook Việt Nam còn được Tập đoàn Acecook chuyển giao hoàn toàn công nghệ sản xuất mì ăn liền Nhật Bản để làm ra những sản phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản, đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, giá trị dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Acecook
3. Weaknesses (Điểm yếu) của Hảo Hảo
Phân tích mô hình SWOT của Hảo Hảo tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Hảo Hảo.
Nghi vấn an toàn sức khỏe:
- Hảo Hảo từng dính phải nhiều nghi vấn về độ an toàn cho sức khỏe khi xuất hiện những đoạn clip cho thấy vắt mì có thể đốt cháy. Tuy nhiên điều này sau đó sớm bị bác bỏ với lý do vắt mì đã được sấy khô và có độ ẩm thấp nên dễ cháy.
- Cũng vào tháng 8 năm 2021, Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland (FSAI) đã ra thông báo thu hồi sản phẩm vì chứa Ethylene oxide, một chất có thể gây ung thư, dấy lên nhiều tranh cãi về việc liệu có ảnh hưởng đến người tiêu dùng nội địa. Đại diện công ty Acecook Việt Nam nhanh chóng lên tiếng rằng lô hàng bị nhiễm độc là hàng xuất khẩu còn hàng nội địa là lô riêng.
- Bộ Công Thương sau đó đã vào cuộc điều tra, rà soát toàn bộ danh mục sản phẩm do công ty sản xuất, kiểm tra xác minh làm rõ quy trình sản xuất và xác định các vi phạm nếu có để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật an toàn thực phẩm. Sau vụ việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương ban hành quy chuẩn về mức giới hạn của chất Ethylene oxide trong thực phẩm.
- Đến tháng 12 cùng năm, các lô mì của công ty Acecook Việt Nam, trong đó có Hảo Hảo, đã được công ty chủ động thu hồi lại vì chứa 2-Chloroethanol, một chất chuyển hoá từ Ethylene oxide, vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn của EU. Việc thu hồi những lô sản phẩm này được yêu cầu thực hiện trước ngày 31 tháng 1 năm 2022. Bộ Công Thương Việt Nam cho biết rằng những lô mì này đã đem đi xuất khẩu từ tháng 7.
Tranh chấp thương hiệu:
- Vào tháng 4 năm 2015, Acecook Việt Nam đã gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương để kiện Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (Asia Foods) vì hành vi “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” đối với thương hiệu Hảo Hảo. Trước đó, hình biểu trưng của gói mì Hảo Hảo là tô mì có hai con tôm lớn nằm nổi bật giữa tô mì đã được đăng ký từ năm 2003 với màu sắc chính là đỏ, hồng.
- Asia Foods cũng đăng ký bản quyền đối với nhãn hiệu mì Hảo Hạng của mình từ năm 2006 và được bảo hộ. Tuy nhiên, trong mẫu đăng ký này, hình hai con tôm không nằm nổi lên giữa tô mì mà chỉ chiếm diện tích một góc tô mì và có màu sắc chủ đạo là đỏ, vàng cam, hoàn toàn khác thiết kế đang được phổ biến trên thị trường với màu sắc đỏ sẫm khá giống với mì Hảo Hảo.
- Trong phiên tòa xét xử vào cuối năm 2016, tòa án đã tuyên bố Asia Foods có hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ đối với Acecook. Sau bản án này, nguyên đơn đã kháng cáo, yêu cầu tăng tiền bồi thường, còn bên bị đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, bên bị đơn lại bất ngờ rút đơn kháng cáo và đồng ý sẽ ngừng sản xuất mì Hảo Hạng, vụ kiện sau đó cũng bị đình chỉ.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady
4. Opportunities (Cơ hội) của Hảo Hảo
Phân tích mô hình SWOT của Hảo Hảo tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Hảo Hảo.
Thị trường mì ăn liền tại Việt Nam rất lớn:
- Theo Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), giai đoạn 2016 – 2020, Việt Nam đang xếp thứ ba thế giới về mức độ tiêu thụ mì gói. Hơn 7 tỷ gói mì ăn liền đã được người Việt tiêu thụ trong năm 2020, con số này tăng đáng kể so với 5,4 tỷ gói mì năm 2019.
- Hiện có 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam, trong đó bao gồm cả các thương hiệu ngoại, nhóm 4 doanh nghiệp đứng đầu thị trường có tên Acecook Việt Nam. Nhóm “Big 4” này chiếm gần 88% về sản lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm 2020.
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới chất lượng của sản phẩm và trên hết là sức khỏe của bản thân, cũng như tiêu dùng xanh:
- Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới tiêu dùng thông minh, bền vững, cũng như những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường ngay từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và sử dụng sản phẩm. Tiêu dùng ngày nay không chỉ đòi hỏi sự thông minh về chất lượng sản phẩm, mà còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về tính xã hội và tính nhân văn của từng sản phẩm.
- Trước bối cảnh dịch Covid-19, người dân các và nhà đầu tư đã chuyển dần thói quen mua sắm bằng các kênh tiêu dùng “xanh” và ưu tiên cho bảo vệ sức khoẻ, tái tạo năng lượng.
- Kết quả một khảo sát mới về việc sử dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho thấy có đến 94% người tiêu dùng tại Việt Nam tin rằng để có sức khỏe tốt là một hành trình và 94% đang thực hiện các bước để cải thiện sức khỏe trong năm 2021.
- Kết quả này là một phần của khảo sát được thực hiện bởi Herbalife Nutrition và Hội đồng Dinh dưỡng có trách nhiệm với 3.000 người tiêu dùng ở Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của công ty Honda
5. Threats (Thách thức) của Hảo Hảo
Phân tích mô hình SWOT của Hảo Hảo cuối cùng là Threats (Thách thức) của Hảo Hảo.
Thị trường cạnh tranh:
- Theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng 67%. Thống kê hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. Các doanh nghiệp đang trong “cuộc chiến” tìm kiếm chỗ đứng trên kệ bếp của người Việt.
- Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, cứ 2 ngày lại có một sản phẩm mì ăn liền ra đời tại Việt Nam. Ngành hàng mì ăn liền bao gồm mì ly và mì gói, đạt doanh thu 28.000 tỷ đồng trong năm 2020, với 85% từ mì gói và phần còn lại từ mì ly.
- Dù trên thị trường mì gói Việt Nam có hơn 50 nhà sản xuất, nhưng 4 “ông lớn” gồm Acecook Việt Nam, Masan Consumer, Uniben, Asia Foods đang chiếm lĩnh thị trường. Nhóm này chiếm hơn 88% về sản lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm 2020, theo dữ liệu thống kê của Retail Data.
- Bên cạnh đó, huyền thoại mì hai tôm Miliket, Vifon vẫn đang chật vật tìm lại thời hoàng kim. Cùng với đó, nhiều thương hiệu quốc tế khác cũng đang thâm nhập vào thị trường nội địa, tận dụng ưu đãi về thuế suất nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước.
- Cùng với đó có nhiều thương hiệu ngoại đang thâm nhập thị trường Việt Nam như Nongshim (Hàn Quốc) và Indomie (Indonesia) khiến cho thị trường ngành mì ngày càng cạnh tranh gay gắt.
Nguy cơ đứt gãy nguồn nguyên liệu sản xuất:
- Dịch bệnh Covid19 vừa qua là một bài học đắt giá về thách thức này. Acecook Việt Nam thừa nhận công ty đã gặp phải một số khó khăn trong khâu vận chuyển hàng hóa vì các đối tác vận tải của doanh nghiệp có xuất hiện ca nhiễm Covid-19.
- Theo đó, công ty không đủ xe tải vận chuyển hàng, gây ảnh hưởng đến việc giao hàng cho các nhà phân phối, các hệ thống siêu thị, và ảnh hưởng đến việc trung chuyển thành phẩm giữa các chi nhánh của công ty.
- Thêm vào đó, trong đại dịch, tổng sản lượng sản xuất của công ty bị giảm so với bình thường do tình hình dịch bệnh phức tạp, cộng với việc thực hiện phương án “3 tại chỗ”.
- Tương tự, Uniben – đơn vị sản xuất thương hiệu 3 Miền, Reeva, Boncha và Joco cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung ứng đủ hàng hóa cho các nhà phân phối, điểm bán tại TP HCM.
- Đồng thời, khâu giao nhận nguyên vật liệu, vận chuyển hàng hóa cho các nhà phân phối, các hệ thống siêu thị của doanh nghiệp này cũng gặp nhiều khó khăn từ phía các đối tác vận tải. Chẳng hạn, việc xét duyệt đăng ký QR code cho xe tải rất khó khăn và mất nhiều thời gian, lái xe phải thường xuyên xét nghiệm, nhưng lại chưa thống nhất được quy định ở các chốt.
Brade Mar