Phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady

Phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady, một trong những tập đoàn sữa lớn nhất Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Dutch Lady.

1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady

Dutch Lady Milk Industries Berhad là nhà sản xuất sữa bò và các sản phẩm từ sữa ở Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Brunei, Philippines và Việt Nam từ những năm 1960. Công ty trước đây thuộc Royal FrieslandFoods, một hợp tác xã đa quốc gia có trụ sở tại Hà Lan.

Dutch Lady Milk Industries Berhad hiện là một công ty con của FrieslandCampina, được thành lập vào tháng 12 năm 2008 do kết quả của việc sáp nhập giữa FrieslandFoodsCampina.

Công ty bắt đầu với tên gọi Pacific Milk Industries (Malaysia) vào ngày 28 tháng 5 năm 1963, nơi nó được ủy quyền sản xuất sữa đặc tại nhà máy ở Petaling Jaya, trở thành cơ sở sản xuất đầu tiên của FrieslandFoods bên ngoài Hà Lan. Nó được thành lập như một công ty TNHH cổ phần tư nhân và bắt đầu với việc sản xuất sữa đặc, trước khi mở rộng sang các sản phẩm sữa khác. Trước khi mở rộng, nhiều sản phẩm của nó bắt đầu được phân phối đến các nước xung quanh ở châu Á và châu Đại Dương.

Vào ngày 24 tháng 9 năm 1968, công ty trở thành công ty sữa đầu tiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán Kuala Lumpur và Singapore; và đến năm 1975, đổi tên thành Dutch Baby Milk Industries (Malaya) Berhad. Sau khi hiện đại hóa công ty, nó đã đổi tên thành Dutch Lady Milk Industries Berhad vào năm 2000 và đã sử dụng công nghệ chế biến và đóng gói nhiệt độ cực cao (UHT) từ những năm 1970 để sản xuất sữa trong nước.

Công ty tiếp tục từng bước sản xuất và giới thiệu các sản phẩm mới vào thị trường Malaysia – sữa tiệt trùng được sản xuất tại địa phương và bán trong chai nhựa vào năm 1983, sản xuất các sản phẩm sữa ướp lạnh bắt đầu vào năm 1986, và sữa chua trái cây và sữa cho người trưởng thành đã được đưa vào thị trường vào năm 1988.

Năm 2011, Dutch Lady Milk Industries Berhad được báo cáo là công ty dẫn đầu thị phần trong phân khúc sữa cho người trưởng thành – với thương hiệu Dutch Lady nắm giữ 40% thị phần quốc gia.

Bạn đã biết tổng quan về Dutch Lady. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Dutch Lady

Dutch Lady Milk Industries Berhad hiện là một công ty con của FrieslandCampina
Dutch Lady Milk Industries Berhad hiện là một công ty con của FrieslandCampina

2. Strengths (Điểm mạnh) của Dutch Lady

Phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Dutch Lady.

Được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của tập đoàn mẹ Royal FrieslandCampina N.V:

  • Royal FrieslandCampina N.V. là một hợp tác xã sữa đa quốc gia của Hà Lan có trụ sở tại Amersfoort, Hà Lan. Công ty là kết quả của sự sáp nhập giữa Friesland Foods và Campina vào ngày 31 tháng 12 năm 2008. Đây là hợp tác xã sữa lớn nhất thế giới và là một trong 5 công ty sữa hàng đầu thế giới với doanh thu hàng năm là 11 tỷ euro (2016). FrieslandCampina có văn phòng chi nhánh tại 33 quốc gia và sử dụng tổng cộng 21,927 nhân viên. Đây là điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Các thương hiệu chính của công ty là Friesche Vlag (Frisian Flag tại thị trường Indonesia), Chocomel, Fristi, Friso, Dutch Lady, Milner, Campina, Landliebe, Optimel, Mona. Các sản phẩm của FrieslandCampina được bán tại hơn 100 quốc gia. Đây là điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Thị phần ngành sữa tại Việt Nam: Ước tính tới cuối năm 2020, Vinamilk vẫn chiếm thị phần cao nhất ngành sữa với 43,3%. Nếu tính thêm cả Mộc Châu Milk, 2 doanh nghiệp này chiếm hơn 45% thị trường. Đứng sau Vinamilk là FrieslandCampina với 15,8%, còn lại các doanh nghiệp khác giữ dưới 10% thị phần. Đây là điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.

Sở hữu nhiều thương hiệu mạnh:

  • Các sản phẩm của Dutch Lady có đa dạng các chủng loại phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và tiêu thụ sữa của người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi. Các dòng sản phẩm của Dutch Lady phải kể đến như sữa tươi, sữa bịch tiệt trùng, sữa chua, sữa đặc có đường…. Đây là điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Ngoài ra, Dutch Lady cũng sở hữu hai dòng sản phẩm lâu đời và cực kỳ ăn khách đó là Fristi và Yomost. Fristi là thức uống dinh dưỡng dành cho trẻ em với nhiều nguồn dinh dưỡng dồi dào chứa vitamin A, vitamin B, vitamin D và chất xơ. Trong khi đó, Yomost là sữa chua lên men tự nhiên phù hợp với người dùng ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ (lớn hơn một tuổi) tới người già đều có thể sử dụng được. Đây là điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Thương hiệu sữa Cô gái Hà Lan từ trước tới nay vẫn được đánh giá là ngon miệng, có tính lành với người tiêu dùng, tiện lợi và có độ tin tưởng cao về chất lượng. Ngoài những yếu tố trên thì thương hiệu Dutch Lady cũng sở hữu một danh mục lớn các sản phẩm về sữa như sữa bột, sữa đặc, sữa chua uống, sữa chua ăn dạng lỏng, kem, thức uống dinh dưỡng…. Các dòng sản phẩm của Dutch Lady đều được đánh giá là an toàn với người tiêu dùng với độ hài lòng về sản phẩm rất cao. Đây là điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.

Hệ thống phân phối được xây dựng bài bản:

  • Biết được tầm quan trọng của việc sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng một cách dễ dàng nhất thì ngay từ những ngày đầu thành lập, Dutch Lady luôn dành những chính sách ưu đãi hợp lý cho các nhà phân phối thông qua những chính sách hỗ trợ thiết thực cho bên thứ 3. Hơn thế nữa, công ty luôn giúp các nhà phân phối đưa ra những chiến lược phát triển đúng đắn. Đây là điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Sự phát triển của Dutch Lady được minh chứng thông qua gần 200 các đầu mối và hơn 100,000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Tuy nhiên điểm hạn chế của Dutch Lady chính là chưa có nhà phân phối độc quyền mà vẫn chỉ qua các bên trung gian phân phối. Đây là điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Thế nhưng việc dễ dàng tìm mua các sản phẩm của hãng, cùng như sản phẩm mới liên tục được cập nhật khiến người mua dễ dàng tiếp cận được sản phẩm là một lợi thế với các thương hiệu cùng ngành khác.

 

Chất lượng được người tiêu dùng tin tưởng:

  • Thuộc top 5 tập đoàn sữa hàng đầu thế giới, Cô Gái Hà Lan đảm bảo độ an toàn sữa tươi bằng cách chọn con đường tiên phong “nói không với chất bảo quản”. Đây là điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Tại các nhà máy ở Hà Nam và Bình Dương, Cô Gái Hà Lan đều thực hiện kiểm tra pH với sữa từ những đoàn xe bồn vừa tập kết. Trước đó, ở mỗi điểm làm lạnh, hãng đều lấy mẫu lưu trữ để truy xuất nguồn gốc và có biện pháp can thiệp kịp thời khi có vấn đề xảy ra. Nhờ sự kiểm soát chặt chẽ và liên tục đó, hiện sữa tươi Cô Gái Hà Lan đạt độ pH khoảng 6.6 – 6.8 đồng nghĩa với việc đạt chuẩn chất lượng pH và an toàn. Đây là điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Nghiêm ngặt đến thế nhưng kiểm tra chỉ số pH chỉ là bước thứ 2 trong hành trình đảm bảo chất lượng của Cô Gái Hà Lan. Bởi trước đó, từ giai đoạn chăn nuôi, các hộ nông dân của hãng đã có ý thức chăm sóc và tuân thủ các nguyên tắc lấy sữa bò khắt khe. Đây là điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Tại khâu thu hoạch sữa, việc vắt sữa phải được thực hiện dựa 4 nguyên tắc vàng: đảm bảo vệ sinh tuyệt đối và kiểm tra kỹ chất lượng tia sữa đầu, tuân thủ đúng kỹ thuật vắt sữa, bảo vệ sức khỏe bầu vú bò, vệ sinh sạch, lau khô dụng cụ sau khi vắt sữa và giao sữa trong vòng 20 phút. Bởi chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến sữa bị nhiễm khuẩn và mất độ cân bằng pH cần có.
  • Sau khi vắt, sữa được chuyển về điểm làm lạnh gần nhất trong khoảng “thời gian vàng” 20 phút. Tại đây sữa được bảo quản ở nhiệt độ dưới 4 độ C để giữ được độ tươi. Hiện nay, Cô Gái Hà Lan đã bố trí hơn 42 điểm làm lạnh trên toàn quốc giúp quá trình vận chuyển sữa dễ dàng cũng như kiểm soát chất lượng tốt hơn. Đây là điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Có thể thấy, nỗ lực của thương hiệu đến từ xứ hoa tulip đã tạo nên trái ngọt là nguồn sữa an toàn, tinh khiết đạt chuẩn “4 KHÔNG”: không chất hóa học, không dư lượng kháng sinh, không thuốc trừ sâu và không chất bảo quản dành riêng cho trẻ em Việt Nam. Đây là điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.

Hoạt động Marketing chuyên nghiệp:

  • Thứ nhất, Chiến lược Marketing của Dutch Lady sử dụng quảng cáo. Đây là các hoạt động Marketing được sử dụng để quảng bá các sản phẩm và thông điệp của Dutch Lady tới người tiêu dùng. Các phương tiện được sử dụng chủ yếu là truyền hình, đài phát thanh, báo và tạp chí. Slogan của Dutch Lady là “trust, health and happiness” (Tạm dịch là “niềm tin, sức khỏe và hạnh phúc”). Đây là điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Chiến lược Marketing của Dutch Lady sử dụng các chương trình khuyến mại. Hình thức khuyến mại phổ biến nhất là sản phẩm được bán theo giá khuyến mại. Việc thiết kế các chương trình khuyến mãi giảm giá giúp kích thích doanh số bán hàng của Dutch Lady vì Khách hàng thấy được nhiều lợi ích khi mua không chỉ về chất lượng mà còn về tài chính. Đây là điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Quan hệ công chúng chính là phương pháp tiếp theo được Dutch Lady sử dụng. Chiến lược Marketing của Dutch Lady sử dụng các phương tiện truyền thông để tạo ra thông điệp đưa tới người tiêu dùng. Ví dụ như việc phân phối các bản tin, báo cáo hàng năm, quyên góp từ thiện, tài trợ cho các sự kiện thể thao… Đây là điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Bên cạnh đó, Chiến lược Marketing của Dutch Lady cũng áp dụng chính sách tặng mẫu đồ uống thử cho Khách hàng. Ví dụ như việc phân phối mẫu dùng thử ở một vị trí thích hợp trong một siêu thị ở một khoảng thời gian thích hợp. Điều này giúp người tiêu dùng hiểu hơn về ưu điểm của sản phẩm mà không cần thêm bất cứ một hoạt động marketing nào khác. Đây là điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của công ty Honda

Trụ sở chính của Dutch Lady Milk Industries Berhad tại Malaysia
Trụ sở chính của Dutch Lady Milk Industries Berhad tại Malaysia

3. Weaknesses (Điểm yếu) của Dutch Lady

Phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Dutch Lady.

Nguồn cung sữa trong nội địa của Dutch Lady vẫn còn hạn chế:

  • Tương tự với Vinamilk, Dutch Lady cũng có điểm nhạy cảm về nguồn cung sữa thô cho công đoạn sản xuất. Lý do cho việc này xuất phát từ việc chăn nuôi sữa bò còn thưa thớt, cũng như số lượng các trang trại nuôi bò sữa có quy mô lớn ở Việt Nam vẫn còn ít.
  • Chưa kể, tỷ lệ bò sữa bị mắc bệnh ở Việt Nam cũng cao hơn so với các nước trong khu vực. Chính vì vậy, nguồn cung sữa trong nội địa của Dutch Lady vẫn còn hạn chế, dẫn đến việc quản lý chất lượng nguồn đầu vào của sữa thô vẫn còn khá là khó khăn. Đây là điểm yếu đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.

Thiếu kênh phân phối trực tiếp:

  • Hiện nay, các kênh bán hàng của Dutch Lady vẫn chủ yếu là thông qua siêu thị, các nhà bán lẻ truyền thống, đại lý kinh doanh… chứ không bán hàng trực tiếp từ Dutch Lady tới người tiêu dùng. Thậm chí website chính thức của Dutch Lady cũng chỉ để quảng bá về thương hiệu chứ không đề giá bán. Vậy nên, giống như các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa khác, Dutch Lady không có chủ trương bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng.
  • Điều này cũng khá dễ hiểu trong thị trường sữa nói chung. Tuy nhiên, việc thiếu kênh bán hàng trực tiếp này khiến cho Dutch Lady cũng thiếu các cơ hội thu thập được ý kiến và phản hồi của Khách hàng về sản phẩm. Chưa kể, nếu sản phẩm của công ty bị làm nhái thì rất khó để có thể kiểm soát và nâng cao được hình ảnh về sản phẩm của thương hiệu. Đây là điểm yếu đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của công ty Nestle

Chiến lược phân phối của Dutch Lady 1
Phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady – Thiếu kênh phân phối trực tiếp

4. Opportunities (Cơ hội) của Dutch Lady

Phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Dutch Lady.

Lượng khách hàng tiềm năng cao và có nhu cầu lớn:

  • Nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa của người Việt Nam là rất lớn.Trung bình mỗi năm, mức tiêu thụ sữa của 1 người là 14 lít/ năm. Đây là một cơ hội cần khai thác khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Đây được xem là cơ hội và tiềm năng lớn để Dutch Lady vươn xa trong ngành sữa. Thêm vào đó, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng nên nhu cầu sữa là rất lớn. Dutch Lady hiện là thương hiệu sữa tươi hàng đầu tại Việt Nam nên sẽ có nhiều cơ hội để tăng trưởng và mở rộng thị phần. Đây là cơ hội đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.

Đối thủ cạnh tranh đang dần suy yếu và tư duy sử dụng sữa của người Việt đang dần thay đổi:

  • Thị trường sữa Việt Nam chứng kiến sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, có nhiều thương hiệu sữa Việt sản xuất sữa tươi ra thị trường, tạo sự đa dạng và cạnh tranh sản phẩm.
  • Nhưng cũng chính vì thế mà đã xảy ra nhiều sự việc về an toàn thực phẩm, sản phẩm kém chất lượng gây mất uy tín với người tiêu dùng khiến họ quay về sử dụng những thương hiệu sữa nhập ngoại xách tay hay thương hiệu sữa tươi tên tuổi như Dutch Lady. Đây là cơ hội đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.

Thị trường sữa Việt Nam nhiều tiềm năng:

  • Theo Euromonitor, thị trường sữa Việt Nam ước đạt 135.000 tỉ đồng trong năm 2020, tăng hơn 8% so với năm 2019, nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của các ngành hàng sữa chua và sữa uống. Các ngành hàng tăng trưởng cao gồm sữa uống 10%, sữa chua 12%, phô mai 11%, bơ 10% và các sản phẩm từ sữa khác 8% trong khi sữa bột chỉ tăng 4% về giá trị.
  • Nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm sữa ít bị ảnh hưởng hơn bởi COVID-19, khi chỉ giảm 6,1% về giá trị so với mức giảm 7,5% đối với tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh nói chung. Dù trong giai đoạn giãn cách xã hội, các trường học trên toàn quốc đã phải đóng cửa gần 3 tháng, lượng tiêu thụ sữa vẫn ổn định do người dân tăng cường sử dụng sữa tươi và sữa chua để tăng khả năng miễn dịch.
  • Thậm chí, dịch COVID-19 còn là nhân tố giúp các công ty sữa cải thiện biên lợi nhuận. Do dịch bệnh, giá sữa nguyên liệu duy trì ở mức thấp trong năm 2020. Ngoài ra, giá dầu lao dốc cũng giúp giảm chi phí đóng gói và vận chuyển. Các yếu tố này hỗ trợ tỉ suất lợi nhuận gộp của các công ty sữa. Vinamilk, doanh nghiệp sữa lớn nhất ngành ghi nhận tăng trưởng doanh thu 3% nhưng lợi nhuận đã tăng gần 8% sau 9 tháng đầu năm 2020. Đây là cơ hội đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của công ty Kinh Đô

Chiến lược Marketing của Dutch Lady 1
Đối thủ cạnh tranh đang dần suy yếu và tư duy sử dụng sữa của người Việt đang dần thay đổi

5. Threats (Thách thức) của Dutch Lady

Phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady cuối cùng là Threats (Thách thức) của Dutch Lady.

Sự tham gia thị trường của nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh:

  • Thách thức đầu tiên phải kể đến đó là sự cạnh tranh ngày một gay gắt với những thương hiệu sữa trong nước và thế giới. Người tiêu dùng Việt ngày càng có nhiều sự lựa chọn về các sản phẩm sữa khi những thương hiệu lớn như: Vinamilk, Nestle, Abbott,… “đổ bộ” vào Việt Nam. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Việt Nam có nhiều chính sách “mở cửa”, cắt giảm thuế với nhiều mặt hàng, trong đó có cả sản phẩm sữa. Giảm thuế sữa bột từ 20% xuống 18%, sữa đặc từ 30% xuống 25%. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt, mở ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Đây là thách thức đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Mộc Châu được cho là có màn lột xác sau khi về với Vinamilk, lãi ròng Sữa Mộc Châu 9 tháng đầu năm 2020 tăng 68%, trong khi IDP đạt 151 tỉ đồng lợi nhuận ròng trong nửa đầu năm trước, so với 113 tỉ đồng trong năm 2019. Đây là thách thức đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Cạnh tranh của ngành sữa, vì thế, cũng có xu hướng ngày càng gay gắt khi các công ty lớn mở rộng quy mô qua M&A và thị trường có thêm nhiều đối thủ gia nhập thị trường. Nhiều doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới, trong khi VitaDairy có vẻ đang phát triển nhanh trong phân khúc khúc sữa bột, đặc biệt sữa công thức cho trẻ em. Đây là thách thức đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.

Chăn nuôi bò sữa là ngành đòi hỏi kỹ thuật, đầu tư cao:

  • Tuy nhiên, trên thực tế hơn, 95% số bò sữa ở nước ta được nuôi phân tán trong các nông hộ với quy mô nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp. Người dân không được hướng dẫn bài bản về kỹ thuật chăn nuôi, biện pháp phòng trừ bệnh tật. Đây là thách thức đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Thêm vào đó, người nuôi bò hoàn toàn thụ động trước các tác động kinh tế, xã hội khác ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chăn nuôi như việc tăng giá của con giống, thức ăn đầu vào hay chi phí đầu ra cho sản phẩm sữa thu hoạch. Đây là thách thức đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.
  • Để xây dựng một hệ thống chăn nuôi bò sữa đạt chuẩn, doanh nghiệp phải đầu tư một số vốn rất lớn. Hơn nữa, muốn đáp ứng yêu cầu thị trường, các doanh nghiệp trong ngành sữa phải nhập khẩu công nghệ, nguyên liệu, thiết bị từ nước ngoài do kỹ thuật trong nước còn hạn chế ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm, doanh thu của doanh nghiệp.
  • Các công ty sữa phụ thuộc vào sữa bột nhập khẩu hơn là sản xuất sữa tươi trong nước. Sản xuất sữa phải đối mặt với sự mất cân bằng cung và cầu khi đàn bò sữa trong nước chỉ đáp ứng khoảng 20-30% tổng nhu cầu sữa trên toàn quốc. Sự phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài đối với nguyên liệu đầu vào tạo ra một nguy cơ chèn ép lợi nhuận do biến động giá của các sản phẩm sữa nhập khẩu. Đây là thách thức đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của công ty Bibica

Phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady - Chăn nuôi bò sữa là ngành đòi hỏi kỹ thuật, đầu tư cao
Phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady – Chăn nuôi bò sữa là ngành đòi hỏi kỹ thuật, đầu tư cao

Brade Mar

5/5 - (5 bình chọn)

Cong-viec-Marketing