Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2020 không chỉ giới thiệu kết quả khảo sát doanh nghiệp của một năm riêng rẽ mà cố gắng dựng một đoạn phim ghi lại diễn biến của quá khứ, tình hình hiện tại và xu hướng phát triển của thương mại điện tử tới năm 2025.
Mục lục
1. Tổng quan về Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2020
Năm 2019 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tiến hành khảo sát trên 4.000 doanh nghiệp trong cả nước từ tháng 9 tới tháng 11/2019. Trong số đó có 3.945 phiếu khảo sát hợp lệ được dùng làm số liệu thống kê xây dựng Báo cáo.
Tỷ lệ của loại hình các doanh nghiệp tham gia khảo sát Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2020 khá tương đồng với tỷ lệ khảo sát của các năm trước, trong đó nhóm doanh nghiệp là Công ty TNHH chiếm tỷ lệ lớn nhất lên tới 56% (và cao hơn nhiều so với tỷ lệ 50% của năm 2018), tiếp đó là Công ty cổ phần chiếm 25% và Doanh nghiệp tư nhân chiếm 9%.
Nhóm doanh nghiệp lớn có lượng lao động từ 300 người trở lên chiếm 11%, đa số vẫn là nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia khảo sát. Tỷ lệ Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2020 này cũng không có sự thay đổi nhiều so với các cuộc khảo sát những năm trước.
Nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cuộc khảo sát lần này (26% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ); tiếp đó là nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng (16%) và công nghiệp chế biến, chế tạo (10%).
Năm 2020 có ý nghĩa /nổi bật trên con đường phát triển thương mại điện tử nước ta. Với người tiêu dùng, đây là năm cuối cùng của một thập kỷ mà mua sắm qua mạng đã trở nên phổ biến và mỗi dịp cuối năm hàng triệu người tiêu dùng háo hức đón nhận những chương trình khuyến mại trực tuyến lôi cuốn. Với doanh nghiệp, đây là dấu mốc chuyển đổi từ nhận thức sang hành động, không phải thương mại điện tử có lợi ích gì mà là làm sao triển khai nó một cách hiệu quả.
Với các cơ quan và tổ chức, năm 2020 là điểm giữa của giai đoạn mười năm được dự đoán là giai đoạn vàng của thương mại điện tử Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2020 không chỉ giới thiệu kết quả khảo sát doanh nghiệp của một năm riêng rẽ mà cố gắng dựng một đoạn phim ghi lại diễn biến của quá khứ, tình hình hiện tại và xu hướng phát triển của thương mại điện tử tới năm 2025.
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2020 với những hình ảnh nổi bật là một số địa phương đã quan tâm hơn tới việc hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với các nền tảng số hay các sàn thương mại điện tử, tuy nhiên hàng triệu doanh nghiệp và hộ kinh doanh cần chủ động đầu tư vào nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu kinh doanh trực tuyến. Trên tất cả, cần biến quyết tâm hoàn thiện thể chế, chính sách thành các hành động cụ thể.
Thay mặt Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã giúp đỡ xây dựng Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử này. Nhiều Sở Công Thương, đặc biệt là Sở Công Thương Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, An Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dƣơng, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Gia Lai, Hà Tĩnh, Hoà Bình, Hưng Yên, v.v… đã nhiệt tình hỗ trợ Hiệp hội khảo sát tình hình triển khai thương mại điện tử tại địa phương.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương vừa là cơ quan chỉ đạo, vừa có nhiều hỗ trợ quý báu về chuyên môn trong quá trình triển khai nhiệm vụ Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2020.
Xem thêm: [PDF] FMCG tại các thị trường mới nổi
2. Tải Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2020
Brade Mar