Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Sacombank, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của ngân hàng Sacombank.
Mục lục
1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Sacombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, thành lập vào năm 1991. Năm 2012, Sacombank có vốn điều lệ là 14.176 tỷ đồng, được coi là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam.
Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng. Trong những năm 1995 – 1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng (Sacombank là một trong những công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở Việt Nam), Sacombank đã có thể nâng vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ đồng.
Phát hành cổ phiếu đại chúng cũng trở thành kênh huy động vốn dài hạn chính cho Sacombank trong những giai đoạn sau này. Đặc biệt trong giai đoạn 2000 – 2006, khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, đây cũng là giai đoạn Sacombank bùng nổ phát triển về vốn và các chi nhánh.
Các cổ đông chính của Sacombank bao gồm có các cổ đông tổ chức và cổ đông gia đình. Các tổ chức chủ yếu gồm ANZ, IFC, Dragon Capital và REE là các đối tác chiến lược của Sacombank. Mỗi tổ chức này nắm giữ từ trên 5% đến trên 10% vốn cổ phần của Sacombank và có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển của Sacombank.[cần dẫn nguồn] Cổ đông gia đình chính là gia đình ông Nguyễn Hiếu Bằng, chủ tịch hội đồng quản trị của Sacombank, nắm khoảng 15% vốn chủ sở hữu của Sacombank.
Bạn đã biết tổng quan về ngân hàng Sacombank. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Sacombank.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Sacombank
2. Strengths (Điểm mạnh) của ngân hàng Sacombank
Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Sacombank bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của ngân hàng Sacombank.
Quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh:
- 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù đối mặt với bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn, Sacombank vẫn duy trì kết quả hoạt động tốt, giữ được đà tăng trưởng ổn định. Đặc biệt, Sacombank đã hoàn thành chỉ tiêu xử lý 21.576 tỷ đồng lãi dự thu còn tồn đọng thuộc Đề án tái cơ cấu. Từ đây, Sacombank bắt đầu có thêm nguồn lực để tăng tốc hoạt động kinh doanh.
- Quy mô hoạt động của Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ, tổng tài sản hợp nhất đạt hơn 551.000 tỷ đồng, tăng 5,8% so với đầu năm. Tổng huy động đạt hơn 493.000 tỷ đồng, tăng 6,2% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt gần 415.000 tỷ đồng, tăng gần 7% so với đầu năm. Công tác thu hồi, xử lý nợ xấu được đẩy mạnh, hơn 12.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng được xử lý, đưa tỷ lệ nợ xấu giảm về mức 1,22%. Chỉ số ROA, ROE tăng trưởng tích cực, lần lượt đạt mức 0,77% và 11,86%.
- Tổng thu nhập tăng 26,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 11.200 tỷ đồng. Trong đó, thu dịch vụ tăng gần 85% với sự đóng góp lớn từ mảng dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo hiểm và ngân hàng điện tử. Hiệu suất lao động được cải thiện, tỷ lệ CIR đạt mức 48,3%, giảm 8% so với cùng kỳ.
Hoạt động chuyển đổi số dần được đẩy mạnh:
- Định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng và hiện đại, Sacombank đã đầu tư vào hoạt động chuyển đổi số từ sớm. Riêng năm 2022, Sacombank tập trung đẩy mạnh hoạt động này, xem đây là yếu tố tiên quyết để nâng cao năng lực số, nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của Sacombank trên thị trường.
- Các hoạt động số của Sacombank không chỉ dừng lại ở việc ra mắt công nghệ mới mà còn kết hợp và tối ưu hóa các công nghệ hiện hữu nhằm mang lại trải nghiệm trọn vẹn, liền mạch cho khách hàng.
- Điển hình, Sacombank đã tiên phong kết hợp với Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard cho ra mắt thẻ tích hợp 1 chip Sacombank Mastercard Only One – dòng thẻ quốc tế công nghệ cao lưu trữ thông tin thẻ tín dụng và thẻ thanh toán trên cùng một con chip.
- Ngân hàng cũng vừa triển khai dịch vụ giao dịch qua email với chữ ký số và mở tài khoản giao dịch trực tuyến (thông qua công nghệ eKYC) dành cho doanh nghiệp. Đồng thời, tiến tới xây dựng ngân hàng hợp kênh (Omni-Chanel Banking) nhằm gia tăng tiện ích, mang tới trải nghiệm liền mạch và trọn vẹn cho khách hàng.
- Nhờ những nỗ lực không ngừng, ngay từ những tháng đầu năm, Sacombank đã vinh dự được xướng tên tại các giải thưởng, danh hiệu uy tín như giải thưởng “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam năm 2022” do Tạp chí The Asset (Hong Kong) bình chọn; giải Sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm trong lĩnh vực Ngân hàng số dành cho công nghệ Tap to phone (trong khuôn khổ Lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2022).
- Sắp tới, Sacombank sẽ tiếp tục mục tiêu số hóa toàn diện, tập trung đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu, quyết liệt triển khai các giải pháp để xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng; tiếp tục hoàn thiện các dự án quản trị rủi ro đáp ứng theo tiêu chuẩn Basel II; nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng cho khách hàng; nâng cao năng suất lao động và tập trung mọi nguồn lực nhằm tạo bước đột phá trong kinh doanh.
Ưu thế về dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và dịch vụ thẻ:
- Tại Sacombank, mỗi sản phẩm đều được “may đo” phù hợp với từng khách hàng. Các sản phẩm cốt lõi như tín dụng, từ tài trợ vốn trung dài hạn cho doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, đến bổ sung vốn lưu động, thấu chi, bảo lãnh, đầu tư dự án… với tài sản đảm bảo đa dạng, tỷ lệ cấp tín dụng cao, vay đa ngoại tệ đã giúp DN tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, từ đó ổn định kinh doanh và mở rộng sản xuất.
- Hàng loạt sản phẩm tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế như L/C, D/P, T/T, L/C UPAS, chuyển tiền nhanh Đông Dương, thanh toán biên mậu… giúp Sacombank khẳng định vị thế là sự lựa chọn hàng đầu của DN xuất nhập khẩu trong lĩnh vực giao thương quốc tế.
- Bên cạnh đó, sự công nhận của tạp chí uy tín Global Banking & Finance Review và tạp chí Alpha Southeast Asia với giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất năm 2021” là minh chứng rõ rệt cho thành công của Sacombank trong mảng kinh doanh ngoại hối, giúp DN tận dụng tối đa nguồn ngoại tệ, giao dịch nhanh chóng, linh hoạt, giảm thiểu rủi ro về tỷ giá và giá nguyên vật liệu sản xuất.
- Đối với DN có số lượng lớn các khoản phải thu, phải trả và hệ thống đại lý phân phối rộng khắp, Sacombank cung cấp dịch vụ quản lý dòng tiền nổi bật như thu hộ qua dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến (e-commerce) và dịch vụ thanh toán trực tuyến thông qua kết nối API (Host to Host)… giúp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn, tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý.
Tỷ lệ nợ xấu thấp:
- Năm 2022, Sacombank dự kiến đạt 5.280 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2021. Tổng tài sản dự kiến đạt 573.500 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.
- Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng tăng lần lượt 10% và 12%, đạt 512.700 tỷ và 435.000 tỷ đồng trong năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
- Trong 4 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng đã ghi nhận tăng trưởng huy động hơn 7%, tăng trưởng tín dụng hơn 6%.
- Đặc biệt, nợ xấu thu hồi trên 11.500 tỷ đồng, trong đó thực thu mang về cho ngân hàng 6.500 tỷ đồng, dự kiến cả năm sẽ thu hồi và xử lý 15.000 tỷ đồng nợ xấu.
Quản trị nguồn nhân lực được cải tiến:
- Song song với đầu tư phát triển sản phẩm, nhân sự luôn được xem là nguồn lực vận hành mọi hoạt động của ngân hàng. Chính vì thế, quản trị nguồn nhân lực luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong quá trình thực hiện chuyển đổi số của Sacombank.
- Hiện nay, những thách thức nổi cộm của công tác quản trị nguồn nhân lực là tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân lực và hiện đại hóa hệ thống quản trị. Dự báo được xu hướng này, lãnh đạo Sacombank đã chú trọng xây dựng hệ thống công nghệ đồng hành cùng lộ trình phát triển của cán bộ nhân viên từ rất sớm.
- Cụ thể, năm 2010, Sacombank đã hợp tác với FPT để triển khai Hệ thống Quản lý nhân sự iHRP tiên tiến; năm 2015, Ngân hàng tiếp tục triển khai Hệ thống Moodle vào quản lý hoạt động đào tạo và giải pháp tuyển dụng trực tuyến của CareerBuilder. Năm 2019, đón đầu xu hướng số hóa, Sacombank đưa vào vận hành chương trình phê duyệt quy trình nhân sự trực tuyến với nhiều tính năng hiện đại.
- Đến năm 2020, hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực tại Sacombank đạt được những thay đổi bước ngoặt khi Ngân hàng ký kết hợp tác với NGS và HR Path – nhà cung cấp các dịch vụ quản lý nguồn nhân lực hàng đầu thế giới – để triển khai giải pháp quản trị nhân sự SAP SuccessFactors theo công nghệ Cloud.
- SuccessFactors giúp Sacombank số hóa gần như hoàn toàn mọi quy trình liên quan đến nhân sự thông qua năm khía cạnh:
- Giảm thiểu thời gian xử lý: Hệ thống quản trị thông tin, chia sẻ dữ liệu xuyên suốt từ lúc tuyển dụng, hội nhập, đào tạo, theo dõi tiến độ công việc, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, phân tích nguồn nhân lực,… giúp tự động hóa các hoạt động nhàm chán và tốn thời gian để tập trung vào những hoạt động gia tăng giá trị hơn.
- Gia tăng hiệu quả công việc: Hệ thống phân bổ mục tiêu công việc từ mục tiêu chung đến từng cá nhân, từ đó hỗ trợ cán bộ quản lý và nhân viên chủ động theo dõi, cảnh báo và đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu cần thực hiện.
- Hỗ trợ hoạch định chiến lược: Hệ thống quản trị mục tiêu, đo lường hiệu quả hoạt động bằng dữ liệu trực quan sinh động, qua đó giúp Sacombank có đầy đủ chỉ số, thông tin về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực để ra quyết định, hoạch định chiến lược nhân sự hàng năm.
- Quản trị và phát triển nhân tài: Bằng việc đo lường giữa kết quả công việc và năng lực hiện tại của từng cá nhân theo khung năng lực chuẩn của từng vị trí công việc, hệ thống sẽ giúp nhận diện nhân tài, chuẩn hóa công tác quy hoạch nhân sự kế thừa, từ đó giúp ngân hàng triển khai kịp thời các cơ chế thúc đẩy hiệu quả sử dụng nhân sự, phát triển văn hóa tổ chức và gắn kết đội ngũ.
- Xây dựng văn hóa chủ động học tập: Quá trình phát triển sự nghiệp của nhân sự sẽ được hệ thống ghi nhận, đồng thời giúp cán bộ nhân viên tự xác định lộ trình phát triển, thăng tiến; chương trình đề xuất lộ trình học tập phù hợp, mọi lúc mọi nơi giúp thúc đẩy mỗi cá nhân chủ động hơn trong học tập, nâng cao năng lực.
3. Weaknesses (Điểm yếu) của ngân hàng Sacombank
Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Sacombank tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của ngân hàng Sacombank.
Thị phần thẻ chưa thực sự nổi bật:
- Theo số liệu của Chi hội Thẻ – Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tổng số lượng thẻ phát hành, đang lưu thông đến 30/6/2021 đạt 110 triệu thẻ các loại, tăng 28% so với cuối năm 2018. Trong đó, thẻ nội địa đạt 90,4 triệu thẻ, chiếm tỷ trọng 82%.
- 4 ngân hàng dẫn đầu về số lượng thẻ đang lưu hành là VietinBank với 16,9 triệu thẻ (chiếm 15%); BIDV với 15,3 triệu thẻ (chiếm 14%); Vietcombank với 15,1 triệu thẻ (chiếm 14%); MB với 7,6 triệu thẻ (chiếm 7%).
- Về thẻ ghi nợ nội địa, đến nay sau gần 4 năm đã tăng thêm 18%, đạt số lượng thẻ lưu hành 85,7 triệu thẻ. Top 5 ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất đó là VietinBank (18%), Agribank (17%), BIDV (16%), Vietcombank (15%) và DongABank chiếm 7%.
Hoạt động Marketing nhạt nhòa:
- Đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hoạt động Marketing của Sacombank thường triển khai các chương trình khuyến mãi truyền thống một cách đơn điệu. Đơn cử loạt ưu đãi dịp kỷ niệm 30 năm thành lập: miễn giảm nhiều loại phí dịch vụ; tích lũy mã số dự thưởng khi giao dịch để có cơ hội trúng 30 bộ iPad Pro kèm bàn phím dành cho doanh nghiệp và 30 xe máy Honda SH, 30 điện thoại iPhone 13, 30 số tài khoản đẹp cùng 10 triệu đồng trong tài khoản, 300 giải tiền mặt trị giá 3 triệu đồng dành cho cá nhân, v.v.
- Các hoạt động xã hội của Sacombank cũng chưa tạo được hiệu ứng lớn, cho thấy hoạt động quan hệ công chúng chưa được đầu tư đúng mức.
Bê bối vụ án Trầm Bê:
- Trầm Bê và Sacombank như một cặp đôi đầy duyên nợ. Mặc dù giàu có trước khi lấn sân sang lĩnh vực ngân hàng, nhưng cái tên Trầm Bê bắt đầu nổi tiếng từ thương vụ thâu tóm Sacombank.
- Nhưng cũng chính những sai phạm khi làm phó chủ tịch HĐQT Sacombank đã đẩy Trầm Bê vào tù tội. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới danh tiếng của Sacombank.
4. Opportunities (Cơ hội) của ngân hàng Sacombank
Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Sacombank tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của ngân hàng Sacombank.
Pháp luật về vay vốn ngày càng được minh bạch:
- Tại Chỉ thị số 01 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng có hoạt động đại lý bảo hiểm phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn hệ thống. Xử lý nghiêm những trường hợp yêu cầu khách hàng phải mua các loại bảo hiểm khi cấp tín dụng cho khách hàng.
- Trước đó, Bộ Tài chính cho biết, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã có các quy định nhằm bảo đảm việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện, trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, nghiêm cấm việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm ép buộc khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Cụ thể: Khoản 4 Điều 10 Luật Kinh doanh bảo hiểm đã nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định không tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài của bên mua bảo hiểm; Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.
Sự quan tâm của chính phủ:
- Chính phủ ban hành Quyết định số 1813/QĐ-TTg về Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Một trong những nội dung tại Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đó là, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tư pháp, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.
- Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng được giao trong năm 2022 phải hoàn thành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng. Điều này nhằm quản lý, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và triển khai các mô hình hợp tác, kinh doanh mới trong cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Phát triển ngân hàng số là xu thế tất yếu, “thổi” làn gió công nghệ giúp các ngân hàng cải thiện quy trình làm việc nội bộ, cung cấp sản phẩm dịch vụ, chứng từ cũng như phương thức giao dịch với khách hàng,… Với khách hàng, lợi ích của các ứng dụng tài chính – ngân hàng đến từ việc sử dụng dịch vụ thuận tiện, bảo mật hơn, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng tài khoản.
- Nhận biết được vai trò quan trọng của việc cần phải phát triển ngân hàng số tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tác giả quyết định chọn đề tài “Cơ hội và thách thức của hoạt động chuyển đổi số đến ngành ngân hàng”.
Sự phát triển của chuyển đổi số:
- Ngày càng nhiều người quan tâm đến các phương thức thanh toán mới trên thị trường. Thanh toán sinh trắc học (chẳng hạn như quét vân tay, nhận dạng giọng nói/khuôn mặt hoặc quét võng mạc) được quan tâm đặc biệt. Có tới 83% người tiêu dùng trong nước hiện đã biết đến các phương thức thanh toán này và đa số cũng quan tâm trải nghiệm chúng. Thẻ không số cũng dần được nhận biết bởi 62% người tiêu dùng và có tới 77% người tiêu dùng sẽ sử dụng chúng cho các giao dịch trong tương lai.
- Theo McKinsey (2021), thị trường tiêu dùng của châu Á đang thay đổi mạnh mẽ với các góc độ tăng trưởng mới, liên quan mật thiết đến sự phát triển của công nghệ, mang lại cơ hội cho các dịch vụ tài chính số, theo nghiên cứu mới “Beyond income: Redrawing Asia’s consumer map” của Viện Toàn cầu McKinsey (MGI).
- Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến cuối tháng 4/2021, cả nước có trên 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 44 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động. Trong 4 tháng đầu năm 2021, thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động, QR Code đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng.
- So với cùng kỳ 4 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 65,9% về số lượng; 31,2% về giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 86,3% về số lượng; 123,1% về giá trị; giao dịch qua kênh QR Code tăng tương ứng 95,7% về số lượng; 181,5% về giá trị.
- Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 9/2021, tổng số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng lần lượt tăng 1,88% về số lượng và tăng 42,58% về giá trị. Hệ thống bù trừ điện tử và chuyển mạch giao dịch tài chính tăng 96,63% về số lượng và 133,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Nền kinh tế đang dần hồi phục, hứa hẹn những cơ hội cho sự tăng trưởng ổn định và vững chắc trong ngành ngân hàng tài chính:
- Dù gặp nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, đặc biệt làn sóng dịch lần thứ tư, tuy nhiên, bằng sự chủ động, linh hoạt, ngành Ngân hàng đã đi qua năm 2021 với nhiều điểm sáng nổi bật, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh dịch bệnh.
- Một khảo sát của Vietnam Report thực hiện vào tháng 6/2022 cho thấy trên 48% số khách hàng phản hồi cho rằng ngành ngân hàng đã thể hiện vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam. Năng lực hoạt động của ngành ngân hàng được nhìn nhận rất tích cực khi 77,7% số khách hàng cho rằng các ngân hàng đã duy trì mức độ dịch vụ khách hàng tốt, và 58,9% cho biết các ngân hàng đã điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thay đổi do đại dịch.
- Tăng trưởng tín dụng năm 2021 đã trở về mức trước đại dịch (năm 2019), đạt 13,6%. Tín dụng tính đến ngày 09/6/2022 tăng gần 8,2% so với thời điểm đầu năm và 17,1% so với cùng kỳ năm 2021. Phần lớn chuyên gia và ngân hàng tham gia khảo sát của Vietnam Report dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 có thể đạt mức trên 14%, trong đó, cho vay bán lẻ tiếp tục là động lực chính. Theo đánh giá của các chuyên gia, cho vay tiêu dùng ở Việt Nam hiện còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực, điều này cho thấy dư địa tăng trưởng rất lớn.
5. Threats (Thách thức) của ngân hàng Sacombank
Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Sacombank cuối cùng là Threats (Thách thức) của ngân hàng Sacombank.
Nguồn nhân lực số ngành ngân hàng còn nhiều hạn chế:
- Navigos Search đánh giá, nguồn ứng viên trong mảng chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay rất hạn chế, cả về số lượng và chất lượng.
- Về chất lượng, rất hiếm các ứng viên có kinh nghiệm để triển khai áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất. Về số lượng, ngân hàng có nhu cầu tuyển số lượng lớn và trong thời gian ngắn nhưng lượng ứng viên đạt yêu cầu không đủ đáp ứng.
- Theo quan sát của Navigos Search, sự cạnh tranh về các ứng viên trong ngành này rất khốc liệt. Đặc biệt với các vị trí về IT, một trong những nền tảng quan trọng trong việc chuyển đổi số, luôn khan hiếm ứng viên. Không chỉ có các ngân hàng cần tuyển các vị trí IT, mà các công ty từ các lĩnh vực khác như tài chính, thương mại điện tử, y tế giáo dục… đều muốn tuyển các ứng viên trong mảng này.
- Bên cạnh đó, do cần phải triển khai các sản phẩm và giải pháp công nghệ tiên tiến về chuyển đổi số trong khi các ứng viên trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu, các ngân hàng lớn sẵn sàng chi trả những khoản tiền đáng kể để “săn” ứng viên từ nước ngoài về.
- Trong hai năm 2020 – 2021, các ngân hàng mong muốn tuyển dụng ứng viên Việt Kiều nhiều hơn tuyển nhân sự là người nước ngoài (expatriate) do ứng viên Việt Kiều có lợi thế hơn khi ít nhiều vẫn hiểu văn hóa Việt Nam, hiểu tiếng Việt và dễ dàng thích nghi hơn. Các nhân sự này đặc biệt được săn đón trong các mảng then chốt như IT, dữ liệu, sản phẩm, quản trị rủi ro…
- Việc tuyển dụng và thu hút, giữ chân các ứng viên IT tại các ngân hàng luôn là “sự đau đầu” với nhà tuyển dụng. Các ứng viên này thường không gắn bó lâu với vì họ có thể lựa chọn lĩnh vực đa dạng để làm việc. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gắt gao giữa các công ty trên thị trường để thu hút ứng viên và các ngân hàng cũng phải đưa ra các chính sách tuyển dụng hấp dẫn về lương, thưởng và phúc lợi xã hội.
Thách thức về chuyển đổi số:
- Hoạt động chuyển đổi số đối với ngành Ngân hàng tạo ra thách thức trong lĩnh vực thanh toán và hoàn thiện hành lang pháp lý, phục vụ hoạt động thanh toán điện tử.
- Trong đó, khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến các dịch vụ, phương tiện thanh toán trực tuyến, điện tử mới, hiện đại, tiền ảo, thẻ ảo, tiền điện tử,… là những vấn đề mới và phức tạp, cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tế và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và viễn thông.
- Thách thức còn tồn tại là việc mô hình kinh doanh, quản trị về thanh toán có thể cần được xem xét lại để phù hợp với xu hướng quản trị thông minh, mô hình ngân hàng di động, ngân hàng số, thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần nghiên cứu, tối đa hóa trải nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực thanh toán để đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng trong thời đại công nghệ.
- Sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số cũng kéo theo sự gia tăng lỗ hổng bảo mật và tội phạm công nghệ cao. Đối với lĩnh vực thanh toán gồm thanh toán thẻ qua POS, thanh toán điện tử gần đây có những diễn biến phức tạp với những hành vi, thủ đoạn mới, tinh vi hơn.
- Do vậy, thách thức cho toàn bộ ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung và cho lĩnh vực thanh toán nói riêng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 chính là vấn đề an toàn cho hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán, vấn đề bảo mật thông tin và vấn đề về các loại tội phạm công nghệ cao, cũng như thách thức về trình độ, năng lực, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin.
Nợ xấu gia tăng, tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống:
- Thống kê cho thấy, nợ xấu đang có xu hướng tăng khá mạnh. Sức ảnh hưởng của đại dịch lên bảng cân đối kế toán của nhà băng được dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài khi doanh nghiệp chưa thể phục hồi và những khoản nợ sau khi được tạo điều kiện cơ cấu lại đang xếp ở nợ nhóm 1 và 2 nhưng vẫn không thể cải thiện sẽ buộc hệ thống phải chính thức ghi nhận là nợ xấu, đặc biệt là sau khi Thông tư 14 hết hiệu lực vào ngày 30/6/2022.
- Do triển vọng về nợ xấu gia tăng vào năm 2022 nên từ cuối năm trước, phần lớn các ngân hàng đã tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro để giúp cải thiện chất lượng tài sản cũng như “dự phòng” lợi nhuận cho năm nay.
- Xu hướng này tiếp tục được duy trì khi kết quả khảo sát của Vietnam Report chỉ ra rằng, 45,5% số ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trích lập dự phòng rủi ro, 36,4% số ngân hàng duy trì mức trích lập dự phòng rủi ro như năm trước và chỉ có 18,2% giảm trích lập dự phòng rủi ro.
- Dù vậy, tốc độ tăng trưởng trích lập dự phòng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng nợ xấu khiến tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu trung bình giảm nhẹ từ 118% hồi đầu năm xuống còn 112% khi kết thúc quý 1/2022. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu công bố có thể sẽ tăng lên trong nửa cuối năm 2022, sau khi Thông tư 14 sẽ hết hiệu lực.
- Theo đó, việc tăng nguồn lực dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu của các ngân hàng lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Bộ đệm an toàn vốn còn mỏng:
- Trong bối cảnh phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng, nhóm ngân hàng cần thực hiện các chuẩn mực quốc tế cao hơn như Basel 2, Basel 3… nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực.
- Một trong số những chỉ tiêu quan trọng về quản trị rủi ro là tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Theo Finn Research, tỷ lệ CAR của các ngân hàng Việt Nam chỉ ở mức 11,3% trong năm 2021, khá thấp so với các nước trong khu vực, và có dấu hiệu suy giảm trong quý 1/2022, một số ngân hàng thương mại nhà nước lớn hầu như không đáp ứng được yêu cầu về an toàn vốn của Basel 2.
- Tỷ lệ CAR giảm một phần là do các tổ chức tín dụng áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN tiệm cận Basel 2, với yêu cầu tính tài sản có rủi ro chặt chẽ hơn, đồng thời các khoản cho vay chứng khoán, bất động sản… cũng bị áp dụng hệ số rủi ro tín dụng cao hơn.
- Dù vốn điều lệ của các ngân hàng tăng khá tốt trong năm 2021 thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, nhưng theo quan sát, tốc độ tăng trưởng đã có dấu hiệu chậm lại.
- Trong môi trường rủi ro tín dụng và kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, áp lực tăng vốn đè nặng nên các ngân hàng ngày một tăng, trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với tăng trưởng trong năm nay của 36,4% số ngân hàng, tăng 8,6% so với năm ngoái (theo khảo sát của Vietnam Report).
- Theo đó, hơn 54,6% số ngân hàng cho biết tăng vốn điều lệ là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022, tăng đáng kể so với mức 44,4% của năm trước.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Hảo Hảo
Brade Mar