Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Vietcombank, một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
Mục lục
1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Bạn đã biết tổng quan về ngân hàng Vietcombank. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Vietcombank.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Dutch Lady
2. Strengths (Điểm mạnh) của ngân hàng Vietcombank
Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Vietcombank bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của ngân hàng Vietcombank.
Tài sản lớn với giá trị vốn hóa cao:
- Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách Global 2000 năm 2022 xếp hạng 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo 4 tiêu chí là doanh thu, lợi nhuận thuần, tổng tài sản và giá trị thị trường.
- Forbes sử dụng số liệu tài chính của 12 tháng gần nhất tính đến ngày 22/4/2022 để xếp hạng các doanh nghiệp trên toàn cầu.
- Theo Forbes, có 58 quốc gia sở hữu đại diện trong danh sách Global 2000 năm 2022. Trong đó, Mỹ tiếp tục là đất nước đứng đầu về số lượng doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu với 590 công ty, tiếp theo là Trung Quốc/Hồng Kông (351) và Nhật Bản (196).
- Forbes cho biết các doanh nghiệp trong danh sách Global 2000 năm nay có tổng doanh thu khoảng 47.600 tỷ USD, tổng lợi nhuận 5.000 tỷ USD, tổng tài sản 233.700 tỷ USD và tổng vốn hóa 76.500 tỷ USD.
- Vietcombank hiện là ngân hàng đầu tại Việt Nam có tổng tài sản hơn 1,4 triệu tỷ đồng và giá trị vốn hóa cao nhất trong các TCTD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Lợii nhuận hợp nhất trước thuế của Vietcombank năm 2021 đạt 27.389 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2020. Huy động vốn, tín dụng đều tăng trưởng ở mức cao (tương ứng tăng 9% và 15% so với năm 2020), vượt kế hoạch đề ra, góp phần tích cực cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
- Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tỉ lệ nợ xấu rất thấp (0,63%), tỉ lệ dự phòng bao nợ xấu đạt mức cao nhất trong ngành ngân hàng (424%). Đặc biệt, Vietcombank đã trích lập 100% dự phòng rủi ro cho dư nợ cơ cấu, sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Doanh số thanh toán quốc tế lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD, giúp thị phần tiếp tục được mở rộng.
- Với hiệu quả kinh doanh vượt trội, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng có đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước với quy mô nộp ngân sách xấp xỉ 11.000 tỷ đồng trong năm 2021.
Quản trị quan hệ khách hàng hiệu quả, mức độ hài lòng cao:
- Các hoạt động CRM (Quản trị quan hệ khách hàng) của ngân hàng Vietcombank (VCB) được tiến hành bởi Trung tâm Hỗ trợ KH của VCB. Nội dung đầu tiên trong hoạt động CRM là xác định mục tiêu của CRM. Mục tiêu của một hoạt động CRM nói riêng và mọi hoạt động trong Trung tâm nói chung đều phải phục vụ mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống VCB.
- Hệ thống mục tiêu CRM của Trung tâm được ban quản trị của VCB xác định ngay từ những ngày thành lập và thường xuyên được điều chỉnh, cân đối để phù hợp với các chiến lược của toàn bộ hệ thống ngân hàng, đảm bảo hỗ trợ hiệu quả kinh doanh cho VCB.
- Hệ thống mục tiêu của trung tâm Hỗ trợ KH bao gồm 3 nhóm mục tiêu sau:
- 1- Sử dụng CRM như một công cụ hiệu quả để đáp ứng mọi nhu cầu của KH đến với trung tâm hỗ trợ, từ đó gia tăng sự hài lòng của KH với các sản phẩm của VCB;
- 2- CRM nhằm tiếp thu mọi thông tin từ KH một cách nhanh nhất làm cơ sở cho những dự báo về nhu cầu tiêu thụ, giảm khiếu nại, giải quyết nhanh chóng các yêu cầu, hỗ trợ thúc đẩy bán các sản phẩm của VCB;
- 3- CRM cũng là công cụ hiệu quả giúp VCB gửi thông điệp đến với những KH hiện tại và tiềm năng của ngân hàng.
Công tác đào tạo, phát triển kiến thức chuyên môn được chú trọng đẩy mạnh:
- Nhằm đạt mục tiêu chiến lược đến năm 2025 trở thành Ngân hàng đứng đầu về chuyển đổi số, bên cạnh yếu tố công nghệ thì yếu tố con người – nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhận thức được vấn đề này, Trường Đào tạo đã tập trung đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất cho cán bộ nhân viên, đồng thời chú trọng đến công tác đào tạo nhằm thích ứng với quá trình chuyển đổi số.
- Xác định rõ việc nâng cao nhận thức về chuyển đổi số phải đồng bộ từ đội ngũ lãnh đạo cấp cao đến các lãnh đạo cấp trung của từng phòng ban Trụ sở chính và lãnh đạo các chi nhánh, các chương trình đào tạo dành cho lãnh đạo cấp cao và đào tạo chức danh Giám đốc chi nhánh luôn đảm bảo có nội dung liên quan đến nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.
- Năm 2021, Trường Đào tạo đã đầu mối tổ chức thành công chương trình Hội thảo chuyển đổi số dành cho các thành viên của Ban lãnh đạo cùng lãnh đạo một số đơn vị TSC và chi nhánh. Chương trình được thực hiện trực tuyến với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về chuyển đổi số từ Thụy Sĩ/Singapore/Úc.
- Đây cũng là năm đầu tiên toàn bộ thành viên Ban điều hành tham dự chương trình đào tạo dành cho lãnh đạo cấp cao (khóa đào tạo Digital Transformation trên nền tảng E-learning Coursera) và lần đầu tiên có lãnh đạo cấp cao Vietcombank tham gia khóa học trực tuyến do đối tác nước ngoài cung cấp.
- Đối với chương trình đào tạo dành cho Khối Công nghệ thông tin: danh mục đào tạo được làm mới với nhiều nội dung về chủ đề công nghệ/chuyển đổi số như “Thực hành triển khai dự án theo mô hình Agile/scrum”, “Công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo trong phát hiện bất thường”, “Hệ thống ra quyết định với phân tích dự đoán dữ liệu và dữ liệu lớn”… đã góp phần quan trọng trong việc phát triển chuyên môn, kỹ năng, nâng cao nhận thức về xu hướng, văn hóa chuyển đổi số.
- Bên cạnh đó, với nhóm cán bộ ngoài Khối Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo tập trung vào việc đào tạo sản phẩm, quy trình, chính sách, các kỹ năng mềm… nhằm trang bị, cập nhật kịp thời cho cán bộ các kiến thức về sản phẩm, quy trình mới, các kỹ năng cần thiết, năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với môi trường công nghệ thay đổi liên tục.
- Chương trình đào tạo liên tục được rà soát, đổi mới theo hướng bổ sung nội dung đào tạo nghiệp vụ ngân hàng gắn với hoạt động chuyển đổi số, phát triển và vận hành môi trường ngân hàng số của Vietcombank.
Phương thức tuyển dụng được đa dạng hóa, chất lượng tuyển dụng được nâng cao:
- Vietcombank tự hào vì sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao, được thị trường đánh giá là một trong những thương hiệu nhà tuyển dụng có uy tín, vững mạnh và cạnh tranh nhất trên thị trường.
- Ban Tổ chức và Nhân sự (TCNS) – đơn vị đầu mối tham mưu cho Ban Lãnh đạo cũng như tổ chức triển khai công tác tuyển dụng cán bộ cho toàn hệ thống Vietcombank luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong việc phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng.
- Liên tục trong thời gian qua, Vietcombank đã không ngừng đổi mới cả về chính sách tuyển dụng và những giá trị cốt lõi để thu hút nhân tài.
- Thay đổi chính sách tuyển dụng, thấu hiểu được nguồn nhân lực hiện hữu trên thị trường và nhu cầu thực tế, Vietcombank đã mở rộng chính sách tuyển dụng (tuyển dụng cán bộ có chức vụ, cán bộ có kinh nghiệm, nhân viên hỗ trợ kinh doanh, cộng tác viên, thực tập sinh xuất sắc, tiềm năng,…), đồng thời, đa dạng hóa các phương thức tuyển dụng sao cho phù hợp với từng đối tượng (xét tuyển, thi tuyển online, trình bày đề án, phỏng vấn,…).
Tiên phong trong lĩnh vực “số hóa” công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực:
- Xác định chuyển đổi số là mục tiêu hết sức quan trọng trong chiến lược hoạt động đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, Vietcombank đã đầu tư nguồn lực mạnh mẽ nhằm đem lại cho khách hàng các trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
- Để hỗ trợ khách hàng dịch chuyển giao dịch từ kênh truyền thống sang các kênh giao dịch số, Vietcombank một mặt đặc biệt chú trọng cải tiến, đổi mới hệ thống kênh số, gia tăng các ưu đãi khác biệt trên kênh số, tích cực hợp tác với các công ty Fintech để triển khai áp dụng các công nghệ số hóa, bảo đảm nhanh chóng, tiện lợi với tiêu chuẩn an toàn bảo mật cao nhất cho người dùng…
- Với riêng kênh ngân hàng số, Vietcombank đã cho ra đời dịch vụ VCB – iB@nking, VCB Mobile B@nking từ những năm 2007. Đồng thời giới thiệu cho khách hàng ứng dụng Ngân hàng số VCB Digibank hoàn toàn mới trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch riêng rẽ trên Internet Banking và Mobile Banking, mang đến cho khách hàng các trải nghiệm liền mạch, thống nhất.
- Trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát diện rộng, nhiều địa bàn thực hiện giãn cách, các giao tiếp trực tiếp bị hạn chế nhiều mặt thì kênh Ngân hàng số nói chung và VCB Digibank nói riêng đã thể hiện vai trò, ý nghĩa hết sức thiết thực trong đời sống kinh tế xã hội hàng ngày của các tầng lớp dân cư. Lũy kế đến nay, Vietcombank vẫn là ngân hàng đứng đầu về quy mô khách hàng trên kênh số với hơn 7 triệu người dùng VCB Digibank và quy mô số lượng giao dịch trung bình gần 50 triệu món mỗi tháng.
- Vietcombank tiếp tục ra mắt kênh ngân hàng số VCB DigiBiz hoàn toàn mới dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) giúp doanh nghiệp giao dịch nhanh chóng và quản lý tài chính hiệu quả. Sau chưa đầy 4 tháng ra mắt, nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề đã coi VCB DigiBiz như một trợ thủ đắc lực cho doanh nghiệp mình trong công việc, quản trị.
Ưu tiên tuyển dụng nguồn nhân sự trẻ tuổi, năng động, sáng tạo:
- Song song với việc tuyển dụng cán bộ có kinh nghiệm để giảm thiểu chi phí và thời gian đào tạo, nâng cao hiệu suất lao động, hằng năm, Vietcombank luôn cân đối hài hòa tỷ lệ tuyển dụng cán bộ có kinh nghiệm và cán bộ trẻ nhằm đảm bảo công tác quản lý cán bộ, tạo nguồn cán bộ kế thừa. Công tác nhận hồ sơ thực hiện hầu hết theo hình thức online, thuận tiện cho ứng viên.
- Ngoài ra, Vietcombank thường xuyên đổi mới giao diện các kênh thông tin như: Website, fanpage, email,… sao cho thân thiện, gần gũi với ứng viên. Mô tả rõ ràng các vị trí công việc, những mong đợi, cam kết của Vietcombank đối với ứng viên, giúp ứng viên hình dung rõ hơn về thương hiệu tuyển dụng Vietcombank.
Hoạt động xã hội mạnh mẽ:
- Với mục tiêu xuyên suốt là hướng tới một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng, hoạt động an sinh xã hội của Vietcombank không ngừng được đẩy mạnh với nhiều chương trình thiết thực, ý nghĩa, được triển khai trên quy mô lớn, đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng, xã hội.
- Trong giai đoạn 2016 – 2020, ngân sách dành cho hoạt động an sinh xã hội của Vietcombank là gần 1.121 tỷ đồng. Chỉ tính riêng năm 2020, ngân hàng đã đóng góp trên 386,5 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội, trong đó, giáo dục và y tế là hai lĩnh vực trọng điểm với số tiền đóng góp trị giá lần lượt là hơn 159 tỷ đồng và hơn 20 tỷ đồng.
- Trong lĩnh vực giáo dục, một trong những điểm sáng Vietcombank đóng góp cho hành trình ươm mầm xanh thời gian gần đây đó là hoạt động xây dựng trường học với việc tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng trường THCS Lý Nam Đế tại tỉnh Thái Bình; 7 tỷ đồng xây dựng trường THCS Trần Kim Xuyến, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh…
- Không chỉ để lại dấu ấn xanh cho việc tài trợ xây dựng những công trình trường học khang trang, ngân hàng còn rất tích cực trong công tác ươm mầm thế hệ trẻ, cụ thể, Vietcombank luôn tiên phong trong các chương trình ý nghĩa tài trợ học bổng cho các thế hệ sinh viên trẻ nhiều tài năng.
- Trong năm 2021, Vietcombank đã thực hiện các chương trình an sinh xã hội với tổng số tiền cam kết xấp xỉ 723 tỷ đồng, trong đó ủng hộ phòng chống dịch bệnh COVID-19 số tiền xấp xỉ 381 tỷ đồng. Vietcombank đã triển khai một loạt các chương trình, hoạt động ủng hộ, ưu đãi, tri ân các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, đặc biệt là đội ngũ y, bác sĩ.
3. Weaknesses (Điểm yếu) của ngân hàng Vietcombank
Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Vietcombank tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của ngân hàng Vietcombank.
Vietcombank gặp vấn đề về bảo mật và an toàn tài khoản, thông tin KH cá nhân trong năm 2016:
- Nhiều sự việc khách hàng mất tiền trong tài khoản mở tại Vietcombank khiến nhiều người lo lắng, cho thấy lỗ hổng ở thẻ bảo mật Smart OTP của Vietcombank. Bên cạnh đó, VCB cung cấp sản phẩm ibanking nhưng lại ít khuyến cáo, hướng dẫn về bảo mật cho người dùng.
- VCB đã khắc phục lỗi bảo mật trên tuy nhiên đây vẫn là điểm yếu chưa thể thay đổi một sớm một chiều bởi hệ thống phần mềm ngân hàng cần một thời gian lớn để cập nhật và cải tiến, nhất là khi VCB đang có một data lớn khách hàng và giao dịch cần xử lý mỗi ngày.
Nguồn lực Công nghệ thông tin của ngân hàng thiếu cả về nhân lực và máy móc thiết bị:
- Đội ngũ cán bộ cao cấp, chuyên gia phân tích chính sách còn thiếu, ở Vietcombank, số người có chứng chỉ CFA level 3 – Chứng chỉ chuyên viên phân tích chính sách – chỉ đếm được trên đầu ngón tay, mặc dù đội ngũ lãnh đạo và nhân viên đều có trình độ từ đại học trở lên.
- Không những vậy, hệ thống máy ATM của Vietcombank đã gây không ít phiền toái cho khách hàng về tình trạng máy lỗi đường truyền, bị hỏng, hết tiền. Tình trạng này vào các ngày cao điểm như ngày lễ, ngày tết, thứ 7, chủ nhật….không phải là hiếm gặp tại các cây ATM của Vietcombank.
Bộ Máy quản lý cồng kềnh, hoạt động chưa đạt hiệu quả tối đa; thiếu sự liên kết giữa các NHTM với nhau:
- Mặc dù có điểm mạnh về lượng nhân sự đông đảo, hùng hậu, nhưng đây cũng bộc lộ điểm yếu của VCB, bởi việc quản lý nhân sự/bộ máy chưa đạt hiệu quả tối đa.
- Giữa các chi nhánh, giữa VCB và hệ thống các TCTD khác cũng chưa có nhiều liên kết chặt chẽ.
Sản phẩm dịch vụ đơn điệu, Website xấu:
- Mặc dù có khá nhiều loại sản phẩm cho các đối tượng khách hàng khác nhau, có sản phẩm thẻ kết nối đa dạng nhiều chức năng nhưng những sản phẩm đó vẫn chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Lý do có thể là do hoạt động Marketing của VCB chưa được tốt, cũng có thể là sản phẩm đưa ra có thể là chưa phù hợp với số đông khách hàng.
- Nếu so sánh với các NHTM cổ phần khác, thì giao diện và các tính năng trợ giúp trên trang chủ Vietcombank (http://www.vietcombank.com.vn) được đánh giá là xấu, không có gì nổi bật, thanh tiện ích tìm kiếm nhanh 1 sản phẩm dịch vụ bất kỳ không hề có.
Hiểu biết về thị trường tài chính thế giới còn nhiều hạn chế:
- Đây không chỉ riêng là điểm yếu của Vietcombank mà nó còn làm điểm yếu của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam (kể cả ngân hàng quốc doanh và ngân hàng nhà nước).
- Điểm yếu này không thể cải thiện được trong 1 sớm 1 chiều mà cần phải có thời gian để các ngân hàng tìm hiểu.
4. Opportunities (Cơ hội) của ngân hàng Vietcombank
Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Vietcombank tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của ngân hàng Vietcombank.
Chính phủ tạo điều kiện phát triển chiến lược cho ngành ngân hàng:
- Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược) được Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt theo Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 là một văn bản quan trọng thể hiện tầm nhìn dài hạn, đảm bảo sự phát triển tổng thể, bền vững của toàn Ngành.
- Theo đó, năm quan điểm được đề cập tại Chiến lược là:
- (1) Hệ thống tiền tệ, ngân hàng và hoạt động của các TCTD là huyết mạch của nền kinh tế, tiếp tục giữ vai trò trọng yếu trong tổng thể hệ thống tài chính Việt Nam;
- (2) Khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, ngân hàng không ngừng được hoàn thiện theo hướng phù hợp với nguyên tắc thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế tốt nhất;
- (3) Các TCTD thuộc mọi thành phần kinh tế được đối xử bình đẳng, cạnh tranh theo pháp luật, hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Vai trò tiên phong, chủ lực, chủ đạo của các TCTD trong nước tiếp tục được khẳng định;
- (4) NHNN phát huy vai trò quan trọng trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh tiền tệ, ngân hàng; chỉ can thiệp hành chính trực tiếp trên thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng khi phát sinh nguy cơ mất ổn định thị trường tiền tệ, đe dọa an toàn hệ thống, có khả năng đe dọa đến sự ổn định kinh tế vĩ mô;
- (5) Khuyến khích đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành, đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế tốt nhất; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho Vietcombank và các NHTM Việt Nam vươn tầm ra thế giới:
- Trước yêu cầu hội nhập quốc tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng không ngừng nỗ lực, củng cố quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, tìm kiếm mở rộng quan hệ với các đối tác tiềm năng nhằm tăng cường huy động, hỗ trợ cả về tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam.
- Với hàng loạt các Hiệp định tự do thương mại (FTA) mà Việt Nam đã tham gia trong thời gian vừa qua và các FTA mà Việt Nam sẽ ký kết chính thức trong thời gian tới, đặc biệt là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), rõ ràng ngành ngân hàng Việt Nam sẽ có rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh doanh trong năm 2016.
- Hiện tại, một số ngân hàng lớn của Việt Nam đã mở rộng đầu tư sang các nước ASEAN, đặc biệt Lào, Campuchia, Myanmar… Ngoài ra, cũng có nhiều NHTM đã mở chi nhánh, văn phòng đại diện và công ty con ở nước ngoài như Vietcombank có văn phòng đại diện tại Singapore và công ty con tại Hongkong, Sacombank và SHB có ngân hàng 100% vốn ở Lào; Ngân hàng MB mở chi nhánh nước ngoài tại Lào, Campuchia; VietinBank mở chi nhánh ở Berlin (Đức), có văn phòng đại diện tại Singapore, Paris (Pháp),v.v.
Chính sách của Chính phủ trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán thúc đẩy nhu cầu và thói quen sử dụng các sản phẩm ngân hàng của người dân:
- Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, hạn chế lạm phát, tạo thói quen tiêu dùng không sử dụng tiền mặt cho người dân, Chính phủ đã có những quy định và chính sách hạn chế tiền mặt trong lưu thông như thực hiện chi trả lương cho cán bộ công nhân viên qua thẻ ATM, khuyến khích người dân mua sắm qua thẻ thanh toán của các ngân hàng….
- Từ đó các dịch vụ của ngân hàng như mở tài khoản cá nhân, thanh toán hoá đơn qua thẻ ATM, v.v. của Vietcombank ngày càng phát triển, mang lại 1 nguồn thu lớn cho ngân hàng.
Hội nhập kinh tế quốc tế:
- Lĩnh vực tài chính – ngân hàng sẽ được mở rộng hơn theo các cam kết trong FTA. Ngoài cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành ngân hàng – một ngành cần vốn, công nghệ và năng lực quản lý điều hành cao, các NHTM còn có nhiều khả năng được nới “room” thêm nữa cho các đối tác chiến lược nước ngoài.
- Việc tham gia sâu rộng của nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tạo điều kiện mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực quản trị và tài chính cho các ngân hàng nội địa. Đây có thể là cơ sở phát triển ngành bền vững ngân hàng Việt Nam trong tương lai.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Hảo Hảo
5. Threats (Thách thức) của ngân hàng Vietcombank
Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Vietcombank cuối cùng là Threats (Thách thức) của ngân hàng Vietcombank.
Các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập sâu vào AEC và TPP, bên cạnh cơ hội thì đây cũng là thách thức vì nếu VCB không nắm được, sẽ có các ngân hàng khác nắm lấy:
- Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đã ký kết các hiệp định FTA, AEC, TPP… Việc thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã mở ra viễn cảnh đầy cơ hội và thách thức mới cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Sự“đổ bộ” của các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam sẽ tạo ra sức cạnh tranh khốc liệt trong cuộc chạy đua giữa các ngân hàng nhằm chiếm lấy thị phần Tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam. Các Ngân hàng nước ngoài với lợi thế vốn lớn, nhân viên đạt trình độ kỹ thuật cao, có kinh nghiệm quản lý lâu năm, chiến lược kinh doanh rõ ràng và cụ thể trong thời gian dài sẽ khiến cho các ngân hàng trong nước gặp phải nhiều khó khăn trong việc tranh giành “miếng bánh thị phần trong nước”.
- Kèm theo đó là sự tranh giành thị phần nguồn lao động chất lượng cao của các Ngân hàng nước ngoài sẽ gây nên tình trạng chảy máu chất xám. Từ Sau khi gia nhập WTO và thực hiện lộ trình mở cửa thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam, số lượng ngân hàng nước ngoài và chi nhánh nước ngoài không ngừng gia tăng từ 31 (2006) đến 53 (2013) và 50 (31/12/2015).
- Các NHTM nước ngoài bắt đầu đặt chân vào thị trường Việt Nam dưới nhiều hình thức để khai thác một thị trường đầy tiềm năng, sức ép cạnh tranh vì vậy cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Cùng với sự tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế, hệ thống NHTM Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn với chất lượng tài sản kém, nguy cơ đổ vỡ có thể xảy ra.
Yêu cầu về luật định và giám sát hoạt động ngân hàng chặt chẽ hơn theo các thông lệ quốc tế tối ưu:
- Các ngân hàng trong nước phải từng bước thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ – ngân hàng như: Chuẩn mực về tỷ lệ an toàn trong hoạt động Ngân hàng Basel II, phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng bù đắp rủi ro, bảo hiểm tiền gửi,phá sản tài chính tín dụng thông qua việc tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản về môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Theo Basel II, các ngân hàng trong đó có VCB đang “hối hả” tăng vốn điều lệ để đảm bảo các con số theo chuẩn áp dụng.
Chỉ Số Giá tiêu dùng và giá vàng biến động bất thường trong thời gian vừa qua đã gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến tâm lý người gửi tiền:
- Trong thời gian vừa qua, sự biến động về giá rất lớn của các mặt hàng trên thị trường và giá vàng, mà bắt nguồn từ sự tăng giá của dầu mỏ, đã làm cho tình hình lạm phát trong nước tăng cao, ở mức 2 con số, cùng theo đó là sự giảm giá của VNĐ đã làm cho tâm lý của người gửi tiền không ổn định: học chuyển sang mua vàng và ngoại tệ để dự trữ thay vì cầm tiền trong tay.
- Do đó gây ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng trong nước, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Và Vietcombank cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó.
Cạnh tranh mạnh về vốn, sản phẩm và cạnh tranh về huy động tiền gửi ngày càng tăng:
- Giống như ném 1 vốc hơn 100 viên sỏi xuống mặt hồ phẳng lặng gồm 37 NHTM trong nước và hơn 60 chi nhánh ngân hàng nước ngoài ném vào thị trường tài chính – ngân hàng, chắc chắn những xung đột, cạnh tranh về thị phần ngày càng tăng. Cạnh tranh về vốn, con người, kỹ thuật, công nghệ….
- Thậm chí nhiều mô hình công ty vay tín chấp, vay cầm đồ (Kiểu Mỹ) đang nở rộ cũng khiến ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay của các ngân hàng.
- Sự bùng nổ của các thị trường khác, các kênh đầu tư khác dẫn đến những thay đổi lớn trong thói quen đầu tư của khách hàng cũng như sự dịch chuyển của các luồng vốn ra khỏi ngân hàng:
- Thị trường chứng khoán Việt Nam, Thị Trường tiền ảo Bitcoin, Thị Trường bất động sản, đang phát triển mạnh khiến nhiều người đổ xô rút tiền gửi ngân hàng đi đầu tư.
- Từ đó làm cho nhu cầu rút vốn để mua cổ phiếu từ khách hàng là rất lớn, làm cho hệ thống ngân hàng luôn trong tình trạng nóng bỏng về tiền. Gây nên sự dịch chuyển luồng tiền từ thị trường tiền tệ sang thị trường khác làm mất cân đối giữa hai thị trường.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Vietcombank
Brade Mar