Chiến lược Marketing của Sacombank

Phân tích Chiến lược Marketing của Sacombank, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của Sacombank liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).

Chiến lược Marketing của Sacombank 1
Chiến lược Marketing của Sacombank

1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Sacombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, thành lập vào năm 1991.

Năm 2012, Sacombank có vốn điều lệ là 14.176 tỷ đồng, được coi là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam.

Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng. Trong những năm 1995-1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng (Sacombank là một trong những công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở Việt Nam), Sacombank đã có thể nâng vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ đồng.

Phát hành cổ phiếu đại chúng cũng trở thành kênh huy động vốn dài hạn chính cho Sacombank trong những giai đoạn sau này. Đặc biệt trong giai đoạn 2000 – 2006, khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, đây cũng là giai đoạn Sacombank bùng nổ phát triển về vốn và các chi nhánh.

Giai đoạn 2000 - 2006. Sacombank bùng nổ phát triển về vốn và các chi nhánh
Giai đoạn 2000 – 2006. Sacombank bùng nổ phát triển về vốn và các chi nhánh

Các cổ đông chính của Sacombank bao gồm có các cổ đông tổ chức và cổ đông gia đình. Các tổ chức chủ yếu gồm ANZ, IFC, Dragon Capital và REE là các đối tác chiến lược của Sacombank. Mỗi tổ chức này nắm giữ từ trên 5% đến trên 10% vốn cổ phần của Sacombank và có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển của Sacombank.[cần dẫn nguồn] Cổ đông gia đình chính là gia đình ông Nguyễn Hiếu Bằng, chủ tịch hội đồng quản trị của Sacombank, nắm khoảng 15% vốn chủ sở hữu của Sacombank.

Xem chi tiết: Tìm hiểu về ngân hàng Sacombank

Sacombank đang ngày càng mở rộng và cải thiện các dịch vụ của mình
Sacombank đang ngày càng mở rộng và cải thiện các dịch vụ của mình

2. Chiến lược sản phẩm của Sacombank

Hiện tại Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau đây:

  • Huy động vốn, tiếp nhận vốn vay trong nước
  • Cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
  • Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, dân cư dưới các hình thức gửi tiền có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân, chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật
  • Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
  • Kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế
  • Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Sacombank là một trong mười ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân uy tín nhất hiện nay. Các sản phẩm tài chính của Sacombank có thể không đứng đầu về số lượng khách hàng sử dụng nhìn chung Sacombank phát triển đồng đều các sản phẩm vay, thẻ, gửi tiết kiệm, tài khoản ngân hàng và đều được khách hàng đón nhận đông đảo.

Dịch vụ khách hàng cá nhân

  • Thẻ tín dụng, thẻ ATM.
  • Cho vay tín chấp, vay thế chấp.
  • Các gói bảo hiểm nhân thọ.
  • Dịch vụ ngân hàng điện tử.
  • Các gói tiền gửi tiết kiệm.
  • Các dịch vụ khác như chuyển tiền, ngoại hối, trái phiếu…

Dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp

  • Sản phẩm, các loại dịch vụ ngân hàng Sacombank liên quan đến tài khoản.
  • Dịch vụ điện tử gồm Internet Banking, Mobile Banking và Alert.
  • Các sản phẩm tín dụng
  • Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng và bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu.
  • Dịch vụ tài trợ thương mại và bảo lãnh quốc tế.
  • Dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn.
  • Dịch vụ quản lý dòng tiền.
  • Dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng.
  • Cung cấp các giải pháp phòng ngừa rủi ro thị trường.
Chiến lược sản phẩm của Sacombank 1
Chiến lược sản phẩm của Sacombank

3. Chiến lược giá của Sacombank

Thẻ tín dụng Sacombank là một sản phẩm thẻ được phát hàng bởi Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, với chức năng cho phép người dùng có thể chi tiêu tiền trả trước và tiền trả sau. Đây là một công cụ thanh toán vô cùng tiện lợi, giúp thay thế hình thức thanh toán bằng tiền mặt, giảm thiểu rủi ro mất cắp và còn là một quỹ dự phòng trong những trường hợp khẩn cấp.

Các loại phí của thẻ tín dụng Sacombank được giải thích chi tiết trong biểu phí thẻ tín dụng Sacombank. Mức phí của từng loại thẻ tín dụng có thể khác nhau và được Sacombank quy định theo từng thời kỳ. Chỉ mất từ 5 – 7 ngày khi đăng ký mở thẻ tại các chi nhánh ngân hàng Sacombank. Hiện nay Sacombank miễn phí phát hành các loại thẻ tín dụng cho khách hàng.

Khi sử dụng thẻ tín dụng Sacombank để rút tiền mặt tại cây ATM, khách hàng cần trả phí như sau:

  • Thẻ tín dụng nội địa: Phí rút tiền mặt tại ATM Sacombank (Miễn phí); ATM ngân hàng khác (1%, tối thiểu 10.000 vnd)
  • Thẻ tín dụng quốc tế Visa: 4% (tối thiểu 60.000)

Như đã đề cập ở trên, mỗi loại thẻ lại được Sacombank phát hành cho những đối tượng khách hàng khác nhau nên mức phí thường niên cũng khác nhau. Ví dụ: Với thẻ chuẩn mức phí chỉ rơi vào khoảng 300,000 VND nhưng với thẻ tín dụng dành cho khách hàng VIP có phí thường niên lên tới gần 20,000,000 VND.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của Sacombank trong các Chiến lược Marketing của Sacombank.

Chiến lược giá của Sacombank 1
Chiến lược giá của Sacombank

4. Chiến lược phân phối của Sacombank

Sacombank phát triển công nghệ từ sớm thông qua quá trình nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi các phiên bản tiên tiến nhất và áp dụng nhiều sáng kiến công nghệ nhằm ra mắt kênh giao dịch hiện đại, số hóa quy trình tác nghiệp.

Năm 2010, Sacombank là ngân hàng đầu tiên hợp nhất các kênh giao dịch trực tuyến và phát hành thẻ chip EMV đầu tiên. Năm 2017, đơn vị phát hành thẻ thanh toán không tiếp xúc và triển khai phương thức thanh toán QR chuẩn EMV toàn cầu. Năm 2018, ngân hàng ra mắt ứng dụng quản lý tài chính Sacombank Pay trên điện thoại thông minh.

Năm 2020, Sacombank áp dụng quy trình hoàn toàn tự động khép kín cho phê duyệt nhà bán hàng siêu tốc đến chấp nhận thanh toán thẻ không tiếp xúc (Tap to phone), bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho Sacombank Pay như xác thực trực tuyến (eKYC), NFC, mở tài khoản thanh toán trực tuyến siêu tốc…

Song song đó, Sacombank với các quy trình tác nghiệp cũng được chú trọng số hóa như quy trình bán hàng, dịch vụ khách hàng và marketing (CRM), môi trường làm việc số (Microsoft Team), quy trình phê duyệt tín dụng (LOS), ứng dụng trí tuệ nhân tạo (chatbot), công nghệ Robot (RPA), vận hành Trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) theo tiêu chuẩn quốc tế, giải pháp quản trị nhân sự SAP SuccessFactors…

Trên nền tảng số, Sacombank có điều kiện thuận lợi để phát triển mảng bán lẻ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng, phù hợp thời đại công nghiệp 4.0. Trong giai đoạn giãn cách xã hội vừa qua, sản phẩm dịch vụ công nghệ cao lại càng phát huy hiệu quả khi mọi thủ tục đều xử lý trên môi trường online, đảm bảo nhanh chóng, an toàn, thuận tiện.

Người tiêu dùng có thể thực hiện hầu hết giao dịch ngân hàng chỉ với chiếc điện thoại cài đặt ứng dụng Sacombank Pay. Không cần tài sản đảm bảo, người dùng được vay đến 200 triệu đồng với lãi suất cạnh tranh; mở sổ tiết kiệm online lãi suất cao hơn gửi tại quầy; chuyển tiền, thanh toán hóa đơn điện, nước, viễn thông, Internet, truyền hình cáp, bảo hiểm, học phí… Sacombank giúp khách hàng không cần mang theo thẻ vẫn dễ dàng rút tiền mặt và chuyển tiền, thanh toán bằng mã QR; đăng ký mở thẻ trên ứng dụng hoặc website…

Chiến lược phân phối của Sacombank 1
Chiến lược phân phối của Sacombank

5. Chiến lược chiêu thị của Sacombank

Đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, Sacombank không ngừng triển khai nhiều chương trình khuyến mãi. Đơn cử loạt ưu đãi dịp kỷ niệm 30 năm thành lập: miễn giảm nhiều loại phí dịch vụ; tích lũy mã số dự thưởng khi giao dịch để có cơ hội trúng 30 bộ iPad Pro kèm bàn phím dành cho doanh nghiệp và 30 xe máy Honda SH, 30 điện thoại iPhone 13, 30 số tài khoản đẹp cùng 10 triệu đồng trong tài khoản, 300 giải tiền mặt trị giá 3 triệu đồng dành cho cá nhân.

Ngoài ra là cơ hội nhận hoàn tiền đến 8 triệu đồng khi tham gia bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam; trúng thưởng 30 điện thoại iPhone 13 Promax; hoàn tiền đến 2,5 triệu đồng khi thanh toán bằng thẻ Sacombank…

Không dừng lại ở lĩnh vực kinh doanh, cải tiến hệ sản phẩm – dịch vụ, Sacombank còn ghi dấu với giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng” nhờ vào hành trình nhiều năm liền triển khai các hoạt động đồng hành cùng xã hội thiết thực và giàu ý nghĩa như: Chương trình hiến máu nhân đạo “Sacombank chia sẻ từ trái tim”, chương trình học bổng dành cho các em học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi “Sacombank – Ươm mầm cho những ước mơ”.

Trước tình hình dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu vào năm 2021, Sacombank cùng tập thể CBNV đã tiên phong tham gia tích cực, đóng góp gần 342 tỷ đồng (bằng hiện vật, hiện kim) vào công tác phòng chống dịch; ủng hộ 20.000 túi F0 cho Chương trình “Người Sacombank cùng nhau vượt qua đại dịch”… cùng nhiều hoạt động khác nhằm đồng hành cùng Chính phủ và các cơ quan ban ngành địa phương trong công tác phòng, chống dịch.

Đặc biệt, trong giai đoạn giãn cách xã hội, Sacombank đã nhanh chóng có những giải pháp linh hoạt nhằm duy trì hoạt động xuyên suốt, ổn định và an toàn, đồng thời đảm bảo cung cấp xuyên suốt các giải pháp tài chính cho khách hàng, đảm bảo lưu thông tiền tệ quốc gia, góp phần duy trì và giữ vững nền kinh tế vượt qua đại dịch.

Chiến lược chiêu thị của Sacombank 1
Chiến lược chiêu thị của Sacombank

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Techcombank

Brade Mar (Tổng hợp)

5/5 - (5 bình chọn)

Cong-viec-Marketing